Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Dựa vào những kiến thức đã học, anh (chị) hãy phân tích các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ thích hợp cho rau đà lạt, ưu điểm và hạn chế của mỗi hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.2 KB, 12 trang )

ĐỀ BÀI SỐ 14

Đà Lạt là địa phương nổi tiếng với sản phẩm rau quả do có điều kiện khí hậu,
địa lý thuận lợi. Ở đây có 38 doanh nghiệp chuyên trồng trọt rau quả để cung cấp cho
thị trường trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp này và UBND thành phố Đà Lạt
muốn đăng ký bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” để sử dụng độc quyền cho sản phẩm
rau quả do Đà Lạt sản xuất. Dựa vào những kiến thức đã học, anh (chị) hãy phân tích
các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ thích hợp cho “Rau Đà Lạt”, ưu điểm và hạn chế
của mỗi hình thức bảo hộ.

1


I, ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước hết, để có định hướng giải quyết đúng đắn tình huống trên, em xin được
phân tích tình huống để xác định các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ cho “Rau Đà
Lạt”:
“Rau Đà Lạt” là tên gọi được thiết kế gồm hai phần:
- Rau: Hiểu một cách đơn giản là sản phẩm nông nghiệp Đà Lạt.
- Đà Lạt: Tên gọi của địa danh trồng sản phẩm rau này.
“Rau Đà Lạt” là một loại hàng hóa đặc trưng cho sản phẩm rau quả do Đà Lạt
sản xuất. Để lựa chọn hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ thích hợp cho sản phẩm rau này,
trước tiên, ta cần xét xem những hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ nào có chức năng
chính là nhằm phân biệt hàng hóa của các chủ thể, các nhà sản xuất khác nhau trên thị
trường? Có thể thấy, các đối tượng sở hữu công nghiệp là các chỉ dẫn thương mại có
những đặc điểm cho thấy sự phù hợp của nó trong việc lựa chọn hình thức bảo hộ cho
sản phẩm rau Đà Lạt đã nêu trên. Các đối tượng sở hữu công nghiệp là các chỉ dẫn
thương mại bao gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại. Đây là những dấu
hiệu, yếu tố đặc trưng gắn liền với các sản phẩm, dịch vụ trong thương mại để cung
cấp thơng tin về hàng hóa, dịch vụ, tạo nên hình ảnh và danh tiếng của các doanh
nghiệp trong con mắt của người tiêu dùng.


Sở dĩ bài viết không đề cập đến việc các đối tượng sở hữu công nghiệp phải
đáp ứng các điều kiện nhất định về tính sáng tạo - nhóm đối tượng có tính sáng tạo 1
(bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh
doanh) có thể trở thành hình thức bảo hộ cho sản phẩm “Rau Đà Lạt” hay khơng là vì
ta có thể nhận thấy ngay rằng việc bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” là sáng chế, kiểu
dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh doanh là hồn tồn khơng
hợp lý, vì “Rau Đà Lạt” là một loại sản phẩm rau quả, còn các đối tượng kể trên hầu
hết đều liên quan đến vấn đề kỹ thuật, yêu cầu tính sáng tạo cao. Nhóm đối tượng này
thường là kết quả của quá trình đầu tư nghiên cứu sáng tạo thực sự nhằm mang lại
những hậu quả thiết thực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc đăng ký bảo hộ
dấu hiệu “Rau Đà Lạt” là nhằm mục đích sử dụng độc quyền cho sản phẩm rau quả
cho quá trình sản xuất, khía cạnh sáng tạo trí tuệ cho đối tượng này có thể có nhưng
khơng phải là một u cầu có tính chất bắt buộc.
1

Việc phân loại các đối tượng sở hữu cơng nghiệp thành nhóm đối tượng có tính sáng tạo và nhóm đối tượng có tính
thương mại dựa trên tiêu chí về tính sáng tạo – Vấn đề này đã được đề cập trong Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam của trường Đại học Luật Hà nội, Nxb. CAND năm 2009 và Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ do TS.Lê Đình Nghị
- TS.Vũ Thị Hải Yến đồng chủ biên, Nxb. Giáo dục Việt Nam năm 2010.

2


Trở lại với vấn đề: dấu hiệu “Rau Đà Lạt” có thể được đăng ký dưới hình thức
là các chỉ dẫn thương mại như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại. Có thể thấy
các chỉ dẫn thương mại này đóng vai trị như một cơng cụ tiếp thị quan trọng trong
thương mại. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) 2 quy
định về đối tượng này như sau:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân khác nhau”3.

“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh
doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng 4”.
“Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực,
địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể5”.
Từ những quy định khái quát trên, có thể rút ra nhận xét: Chỉ có nhãn hiệu và
chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu nhằm phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ, cịn tên thương
mại thực chất chính là tên của các doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh
nghiệp nói riêng và tên của các chủ thể kinh doanh nói chung. Chức năng chủ yếu của
tên thương mại là chỉ tên tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh nhằm phân biệt
một doanh nghiệp này với một doanh nghiệp khác. Tên thương mại giống với nhãn
hiệu và chỉ dẫn địa lý ở chỗ chúng thực hiện chức năng phân biệt. Tuy nhiên, nếu
nhãn hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ do các chủ thể khác nhau cung cấp và chỉ
dẫn địa lý cũng nhằm phân biệt các hàng hóa, sản phẩm có nguồn gốc địa lý khác
nhau, thì chức năng của tên thương mại là nhằm phân biệt, cá thể hóa chủ thể kinh
doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực, khu vực kinh doanh.
Xét trong tình huống trên ta thấy, vấn đề cần giải quyết ở đây là làm thế nào để
chọn hình thức bảo hộ thích hợp nhất cho “Rau Đà Lạt” để sử dụng độc quyền cho
sản phẩm rau quả do Đà Lạt sản xuất. Điều này thể hiện sự phân biệt giữa các loại
hàng hóa, trong khi đó, tên thương mại không hướng đến việc này mà hướng đến việc
thực hiện chức năng phân biệt, cá thể hóa các chủ thể kinh doanh. Chẳng hạn, nếu dấu
hiệu “Rau Đà Lạt” là nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý thì tên thương mại của nhãn hiệu
2

Sau đây xin được viết tắt là Luật SHTT.
Theo khoản 16 Điều 4 Luật SHTT.
4
Theo khoản 21 Điều 4 Luật SHTT.

5
Theo khoản 22 Điều 4 Luật SHTT.
3

3


hoặc chỉ dẫn địa lý này có thể là Cơng ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng, Công ty
trách nhiệm hữu hạn Đà Lạt GAP, …Còn riêng cụm từ “Rau Đà Lạt” không thể trở
thành tên thương mại được.
Qua những phân tích trên, có thể kết luận: Muốn đăng ký bảo hộ dấu hiệu “Rau
Đà Lạt” để sử dụng độc quyền cho sản phẩm rau quả do Đà Lạt sản xuất, có hai loại
hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ thích hợp là nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” và chỉ dẫn địa lý
“Rau Đà Lạt”. Sau đây, bài viết xin được phân tích cụ thể về hai hình thức bảo hộ sở
hữu này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”
1.1. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”
Điều 72 Luật SHTT có quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được
bảo hộ như sau: “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể
cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hố, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hoá, dịch vụ của chủ thể khác” (Điều 72 LSHTT).
Áp dụng cụ thể trong tình huống mà đề bài đã đưa ra, ta thấy nhãn hiệu “Rau
Đà Lạt” được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được
Dấu hiệu được đăng ký nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng
chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó,

được thể hiện bằng một hoặc một số màu sắc nhất định. Pháp luật Việt Nam chỉ bảo
hộ những nhãn hiệu có thể nhận biết bằng thị giác và phần lớn các quốc gia trên thế
giới cũng chỉ cho phép đăng ký những dấu hiệu nhìn thấy được vì đây là những dấu
hiệu phổ biến có thể thể hiện trên tài liệu, công báo.
Như vậy, nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” là nhãn hiệu chữ, được thể hiện dưới dạng
dấu hiệu chữ, đó là một cụm từ có nghĩa “Rau Đà Lạt” – rõ ràng nó đáp ứng điều
kiện đầu tiên khi xem xét bảo hộ đối với một nhãn hiệu.
Thứ hai, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở
hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Điều kiện này bao hàm hai yêu cầu:

4


Một là, nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt: Chức năng cơ bản của nhãn
hiệu là để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau
nên trước hết nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt. “Nhãn hiệu được coi là có khả
năng được phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố 6 dễ nhận biết, dễ
ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…”
(Khoản 1 Điều 74 Luật SHTT).
Có thể thấy nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” được tạo thành bởi cụm từ “Rau Đà Lạt”
được tô đậm và thuộc ngôn ngữ thông dụng (ngôn ngữ thơng dụng là những ngơn ngữ
sử dụng ký tự có nguồn gốc La tinh mà người Việt Nam có hiểu biết thơng thường có
thể nhận biết và ghi nhớ được). Tuy nhiên nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” phải đi kèm với
các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc trình bày dưới dạng
đồ họa thì mới có thể được bảo hộ là nhãn hiệu (chẳng hạn như có thể trình bày nhãn
hiệu chữ kết hợp với hình ảnh một loại rau đặc trưng nhất ở Đà Lạt) 7.
Luật SHTT cũng quy định về các trường hợp mà nhãn hiệu bị coi là khơng có
khả năng tự phân biệt. Đối chiếu với các quy định của pháp luật về vấn đề này thì
nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” rơi vào trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều

74 Luật SHTT, đó là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm, dịch vụ…, theo đó
quy định:
“Nhãn hiệu bị coi là khơng có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu
hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu
hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc
được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại
Luật này”.
Như vậy, nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” nằm trong trường hợp trên, đó là dấu hiệu
chỉ nguồn gốc địa lý của các loại rau quả nói chung, địa danh đó là Đà Lạt – một
thành phố nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Do đó
theo quy định trên, nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” sẽ được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập
thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận. Tuy nhiên, nếu muốn bảo hộ nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”
dưới dạng một loại nhãn hiệu khác thì người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu các doanh
6

Yếu tố được đề cập đề cập đến ở đây được hiểu là một bộ phận của dấu hiệu, chứ khơng phải là tồn bộ hay bản
thân dấu hiệu.
7
Trên thực tế, đã có 10 doanh nghiệp ở Lâm Đồng được cấp nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”, nhãn hiệu này có sử dụng
hình ảnh của trà Atisô. (thông tin tại />
5


nghiệp và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (sau đây xin được gọi chung là người
đăng ký nhãn hiệu) cần phải cung cấp các chứng cứ để chứng minh nhãn hiệu “Rau
Đà Lạt” đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước
thời điểm đăng ký. Nói cách khác là phải chứng minh về việc đã sử dụng nhãn hiệu
“Rau Đà Lạt” một cách rộng rãi và dấu hiệu đã đạt được khả năng phân biệt thơng

qua q trình sử dụng. Cụ thể, người đăng ký nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” có thể đưa ra
một số chứng cứ như: thời gian mà nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” đã được sử dụng; phạm
vi, mức độ sử dụng nhãn hiệu này hiện nay; hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp thị,
quảng cáo… cho sản phẩm rau quả của Đà Lạt mang nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”,…
Hai là, nhãn hiệu phải không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong
các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Với điều
kiện này, nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” cần phải đảm bảo hai tiêu chí sau:
Trước hết, về dấu hiệu: Vì nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” là nhãn hiệu chữ nên
thường được so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm,…Các dấu hiệu này phải
không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
Tiêu chí thứ hai là so sánh về hàng hóa, dịch vụ. Hàng hóa, dịch vụ trùng là
hàng hóa, dịch vụ có có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo), có cùng chức năng, mục
đích sử dụng. Nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” được sử dụng cho các loại sản phẩm, hàng
hóa là rau, củ, quả nhất định để nhằm phân biệt với các loại hàng hóa cùng loại hoặc
tương tự. Khi đăng ký nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”, người nộp đơn đăng ký phải chỉ ra
nhãn hiệu này được đăng ký sử dụng cho những sản phẩm nào, những loại rau, củ,
quả nào và phải phân nhóm các loại sản phẩm này.
1.2. Ưu điểm
Đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” là quyết định đúng
đắn để xây dựng và phát triển bền vững đối với 38 doanh nghiệp chuyên trồng trọt rau
quả ở Đà Lạt. Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tiến hành có ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu - là ghi nhận
nhãn hiệu có chủ sở hữu vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu. Nếu nhãn hiệu không được đăng ký, điều này
sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân, pháp nhân khác đánh cắp sử dụng để hưởng lợi. Khi
đó, mọi sự vi phạm, tranh chấp nhãn hiệu sẽ khơng có căn cứ để các cơ quan chức
năng giải quyết. Như vậy có thể nói xác lập quyền đăng ký nhãn hiệu hay cịn gọi là
bảo hộ nhãn hiệu đó thực chất là việc thiết lập quyền sở hữu thương hiệu.


6


Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân khác nhau. Việc bảo hộ nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” sẽ tạo sự độc quyền cho doanh
nghiệp sở hữu: Khi nhãn hiệu được Nhà nước bảo hộ, thì doanh nghiệp với tư cách là
chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng; khai thác
các lợi ích khác từ nhãn hiệu.
1.3. Hạn chế
Việc bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” dưới hình thức nhãn hiệu được bảo hộ,
nhất là nhãn hiệu thơng thường vẫn cịn hạn chế đó là việc các dấu hiệu chỉ nguồn gốc
địa lý của hàng hoá - tài sản chung của tập thể trở thành đối tượng thuộc quyền sở hữu
và sử dụng độc quyền của một chủ thể nhất định. Do đó cũng như phần lớn các nước,
Việt Nam hạn chế hình thức bảo hộ này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của cộng
đồng.
2. Chỉ dẫn địa lý “Rau Đà Lạt”
2.1. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý “Rau Đà Lạt”
Với chức năng là nững dấu hiệu được sử dụng để chỉ dẫn sản phẩm hàng hóa
đến từ một khu vực địa lý đặc biệt, chỉ dẫn địa lý phải là các dấu hiệu mang thông tin
về nguồn gốc địa lý của sản phẩm. “Rau Đà Lạt” là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 79 Luật SHTT, cụ thể
như sau:
Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
Sản phẩm được coi là có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh
thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý khi tồn bộ hoặc một số cơng đoạn chính
trong quy trình sản xuất có ảnh hưởng quyết định và quan trọng tạo nên và duy trì tính
chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm được thực hiện tại khu vực địa lý mà nó chỉ
dẫn. “Rau Đà Lạt” là sản phẩm rau xuất xứ từ Đà Lạt, ở đây có 38 doanh nghiệp
chuyên trồng trọt rau quả để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Trên thực

tế, theo thông tin tại chuyên mục kinh tế của báo Lâm Đồng

trên trang

baolamdong.vn thì Đà Lạt là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng quy trình
sản xuất rau sạch được Hội đồng Khoa học công nghệ nhà nước nghiệm thu; đồng
thời, quy trình sản xuất rau sạch của Đà Lạt cịn được Tổ chức Lương nơng Liên hiệp
quốc (FAO) công nhận. Số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Lâm
Đồng cho biết, hằng năm, diện tích rau của cả tỉnh đạt khoảng 35.000ha, sản lượng
trung bình 1,1 triệu tấn. Đặc biệt, nhờ áp dụng tốt quy trình sản xuất rau sạch nên sản

7


phẩm rau của Đà Lạt luôn được thị trường chấp nhận với giá cao hơn sản phẩm rau
cùng loại của các địa phương khác trong cả nước 8.
Như vậy, “Rau Đà Lạt” đáp ứng điều kiện thứ nhất để được bảo hộ là chỉ dẫn
địa lý như trên đã phân tích.
Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc
tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước
tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Theo quy định này, “Rau Đà Lạt” để được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý phải đảm
bảo:
Một là, phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu. Nghĩa là, các loại
rau quả thuộc “Rau Đà Lạt” có danh tiếng được xác định bằng mức độ tín nhiệm của
người tiêu dùng thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa.
(khoản 1 Điều 81 Luật SHTT) và có chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm
quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được
bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp (khoản

2 Điều 81 Luật SHTT).
Hai là, phải có mối liên hệ phụ thuộc giữa danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính
của sản phẩm với các điều kiện địa lý của nơi xuất xứ. Nói cách khác, ảnh hưởng của
các điều kiện địa lý độc đáo, ưu việt của xuất xứ đối với chất lượng sản phẩm là tiêu
chí quan trọng để xem xét, đánh giá sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Khoản 1 Điều 82
Luật SHTT quy định: “Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu
tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó”.
Như vậy, người nộp đơn đang ký chỉ dẫn địa lý là “Rau Đà Lạt” phải chứng
minh được các yếu tố đặc thù của Đà Lạt – khu vực địa lý đã ảnh hưởng, tác động đến
chất lượng, đặc tính hoặc danh tiếng của các loại “Rau Đà Lạt”. Các yếu tố đó bao
gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố về con người:
Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh
thái và các điều kiện tự nhiên khác 9. Với độ cao so với mặt biển từ 1,000 – 1,600m,
nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của độ cao nên Đà Lạt có khí hậu
8

Theo bài viết “Nhiều lợi nhuận trong việc thực hiện Dự án sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap” , cập nhật lúc
14:55, thứ 3 ngày 13/09/2011 tại website: />9
Khoản 2 Điều 82 Luật SHTT.

8


của vùng ơn đới ơn hịa mát mẻ quanh năm, nhiệt độ bình quân năm từ 18-22 oC,
lượng mưa từ 1,400-1,800 mm chia ra hai mùa (mùa mưa và mùa khơ) rõ rệt 10. Có thể
thấy, Đà Lạt có nhiều ưu đãi và lợi thế về khí hậu phù hợp cho các loại rau sinh
trưởng và phát triển, phong phú, đa dạng về chủng loại, rau có nguồn gốc xuất xứ từ
nhiều nơi ở trong và ngoài nước. Như vậy, các điều kiện khí hậu này đã cho phép Đà
Lạt sản xuất các loại rau củ và các trái cây đặc sản và nhiều loại cây trồng ôn đới

quanh năm.
Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình
sản xuất truyền thống của địa phương11. Về điểm này, cần phải chứng minh được
người dân Đà Lạt tại các vùng chuyên canh có kinh nghiệm, phương pháp canh tác,
phương pháp bảo quản được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ. Thức tế cho thấy
so với các tỉnh thành khác trong cả nước, nông dân vùng trồng rau Đà Lạt được tiếp
nhận nhiều nguồn tiến bộ kỹ thuật dưới nhiều hình thức: thơng qua hội thảo, tập huấn,
thực hiện các mơ hình khuyến nông, học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các chuyên gia
trong và ngoài nước kết hợp với nhiều kinh nghiệm q được tích lũy trong q trình
sản xuất của hàng chục năm12, đặc biệt nghề trồng rau ở Đà Lạt là một nghề truyền
thống, lâu đời, trải qua gần 50 năm kinh nghiệm. Do đó, nơng dân có nhiều kinh
nghiệm trồng trọt, tập quán canh tác riêng và đặc thù.
Tóm lại, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả tương tác giữa các yếu tố địa
lý và các đặc tính của sản phẩm là một yêu cầu vô cùng quan trọng để chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ.
2.2. Ưu điểm
Trong tình trạng thơng tin bất cân xứng trên thị trường, các dấu hiệu giúp phân
biệt sản phẩm sẽ được sử dụng như một cơ chế phát tín hiệu của người bán nhằm khắc
phục tình trạng mất cân bằng thơng tin trên thị trường 13.
Có thể thấy ,việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với “Rau Đà Lạt” là
một chỉ dẫn địa lý có thể giải quyết vấn đề mất cân bằng thông tin giữa người mua và
người bán. Hơn nữa cũng đảm bảo cho người bán yên tâm trong việc đầu tư vào chất
lượng và danh tiếng sản phẩm.
Bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” là một chỉ dẫn địa lý có một ưu điểm nữa là
việc bảo vệ chỉ dẫn địa lý này không chỉ được thực hiện bởi chủ thể tổ chức cá nhân
10

Nguồn: Tổng quan về Đà Lạt, .
Khoản 3 Điều 82 Luật SHTT.
12

Nguồn: Những đổi mới trong sản xuất rau tại Đà Lạt, .
13
Theo Lê Thị Thu Hà, Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại đối với chỉ dẫn địa lý của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 2010.
11

9


có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý mà cịn bởi chính các cơ quan quản lý nhà nước vì chỉ
dẫn địa lý là tải sản của nhà nước, quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý thuộc về nhà
nước. Do đó, việc bảo vệ chỉ dẫn địa lý có thể xuất phát từ nhiều chủ thể, cơ quan
chức năng như vậy nhằm bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng và xã hội.
Bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” là một chỉ dẫn địa lý cịn có nhiều thuận lợi khi
tiếp cận thị trường, ví dụ như: động lực phát triển nông thôn, hạn chế di dân; giúp thu
hút khách du lịch, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của quốc gia trên trường quốc
tế;giúp gìn giữ tri thức truyền thống, bảo tồn và phục hồi các giá trị văn hoá hoá bản
địa,…
2.3. Hạn chế
Bên cạnh những lợi ích mà việc bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” là một chỉ dẫn
địa lý đem lại, cũng có một số hạn chế sau:
Thứ nhất, có thể dẫn đến tình trạng độc quyền.
Thứ hai, chưa làm giảm rủi ro gây nhầm lẫn về sản phẩm và về người sản xuất.
Thứ ba, chưa làm gia tăng giá trị sản phẩm tương xứng với danh tiếng và uy tín
chỉ dẫn địa lý.
Tóm lại, việc lựa chọn hình thức bảo hộ cho các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
ở nước ta cần có một cơ chế linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức bảo hộ cho chỉ
dẫn địa lý. Nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, điển hình là Pháp và Hoa Kỳ cho thấy chỉ dẫn đia

lý có thể được đăng ký bảo hộ bằng pháp luật riêng dưới hình thức chỉ dẫn địa lý hoặc
bằng pháp luật về nhãn hiệu tùy theo giá trị, mức độ đặc thù, quy mô và khả năng phát
triển sản phẩm.
3. Nhận xét và đánh giá
Qua những phân tích trên có thể thấy, việc bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” là
nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý đều có nhưng ưu điểm và những mặt còn hạn chế. Tuy
nhiên, theo ý kiến cá nhân em, bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” là một nhãn hiệu sẽ có
nhiều điểm thuận lợi hơn so với chỉ dẫn địa lý vì nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu có
tính phân biệt cao, đây cũng đồng thời là chức năng của nhãn hiệu. Trong phạm vi bảo
hộ nhãn hiệu hàng hóa, chủ nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ những quyền mang tính
chất độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Còn đối với chỉ dẫn địa lý, cũng có thể thấy rằng
tác động lớn nhất là của bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bảo vệ lợi ích kinh tế của nhà sản
xuất, giữ gìn danh tiếng sản phẩm và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng nhằm

10


giảm bớt sự bóp méo thị trường do tồn tại thông tin bất cân xứng giữa nhà sản xuất và
người tiêu dùng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý chưa phát
huy hiệu quả, nạn hàng nhái, hàng giả và cạnh tranh không lành mạnh gây nhầm lẫn
về người sản xuất và chưa mang lại lợi ích thật sự cho người tiêu dùng. Hơn nữa xuất
phát từ thực trạng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện nay, mặc dù Việt Nam có
nhiều tiềm năng để phát triển chỉ dẫn địa lý nhưng số lượng sản phẩm được bảo hộ chỉ
dẫn địa lý chiếm số lượng quá ít ỏi. Nhiều sản phẩm của Việt Nam đã có danh tiếng từ
lâu nhưng các nhà sản xuất gặp khó khăn trong việc chứng minh sản phẩm có tính
chất, chất lượng đặc thù, ngược lại nhiều sản phẩm có chất lượng nhưng chưa có danh
tiếng rộng rãi14.
Việc so sánh chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận cho
thấy các đối tượng này có thể sử dụng để chỉ các sản phẩm có chất lượng, danh tiếng
hoặc đặc tính riêng, có mối liên hệ chặt chẽ với nguồn gốc xuất xứ như các yếu tố tự

nhiên và con người của khu vực địa lý đó, tuỳ vào tập quán thương mại và đặc điểm
pháp luật của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Luật SHTT đã đưa ra các quy định về bảo hộ
các sản phẩm đặc sắc của địa phương dưới hình thức nhãn hiệu và dưới hình thức chỉ
dẫn địa lý. Điều này có nghĩa là pháp luật Việt Nam chấp nhận cả hai hình thức bảo
hộ chỉ dẫn địa lý theo thông lệ trên thế giới là bảo hộ bằng pháp luật nhãn hiệu và
bằng pháp luật riêng về chỉ dẫn địa lý.
III. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích và giải quyết tình huống mà đề bài đã đưa ra, có thể kết
luận: Việc lựa chọn hình thức bảo hộ sở hữu công nghiệp và tiến hành đăng ký bảo hộ
quyền sở hữu cơng nghiệp có một vai trị hết sức quan trọng, nhất là trong xu thế kinh
tế hội nhập và cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế hiện nay. Đứng trước thách thức
này địi hỏi phải có sự hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp ở Việt Nam, nhất là vấn đề về cụ thể hoá nội dung của Luật SHTT sao cho phù
hợp với thực tiễn và có thể áp dụng hiệu quả trên thực tế.

14

Vũ Thị Hải Yến, Bàn về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Tạp chí Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, số 5/2008, trang 51.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2009.
2. TS. Lê Đình Nghị - TS. Vũ Thị Hải Yến (đồng chủ biên), Giáo trình Luật sở
hữu trí tuệ, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2010.
3. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

4. Vũ Thị Hải Yến, Bàn về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Luật sở hữu trí
tuệ năm 2005, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 5/2008.
5. Lê Thị Thu Hà, Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại
đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án
tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 2010.
6. Website:


/>
12



×