Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Mối quan hệ giữa quyền được khai sinh và quyền được nhận cha,mẹ,con sưu tầm và phân tích 02 tình huống thực tiễn về vấn đề này đưa ra bình luận, kiế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.97 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Dù cha mẹ nào đi nữa thì khi sinh con, cha mẹ phải có nghĩa vụ đăng ký khai
sinh cho con. Việc đăng ký khai sinh là cơ sở để xác định quốc tịch của con và
là điều kiện để con được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp được nhà nước bảo
hộ (như quyền được học tập, quyền được chăm sóc y tế, quyền có tài sản...).
Bên cạnh quyền được khai sinh thì quyền được nhận cha,mẹ,con cũng là một
trong những quyền tồn tại song song cùng với quyền được khai sinh. Hai quyền
này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau được pháp luật bảo vệ và quy định cụ thể
trong hiến pháp 1992 và bộ luật dân sự năm 2005. Để làm rõ hơn về vấn đề này,
nhóm em xin chọn đề tài “ Mối quan hệ giữa quyền được khai sinh và quyền
được nhận cha,mẹ,con? sưu tầm và phân tích 02 tình huống thực tiễn về
vấn đề này. Đưa ra bình luận, kiến nghị của nhóm.”
NỘI DUNG
I.Cơ sở pháp lý về đăng kí khai sinh, quyền nhận cha mẹ con
1.Khái niệm :
Đăng kí khai sinh là biện pháp đầu tiên của quản lý hành chính nhà nước
trong lĩnh vực hộ tịch. Quyền đăng kí khai sinh là một trong những quyền nhân
thân cơ bản của cá nhân, nó là nền tưởng để cá nhân có thể được hưởng các
quyền và nghĩa vụ của công dân. Đăng kí khai sinh có thể hiểu một cách chung
nhất là hoạt động của một chủ thể trong việc đăng kí khai sinh cho một đứa trẻ
khi sinh ra theo quy định của pháp luật.
Xác định cha, mẹ, con dưới góc độ sinh học-xã hội là việc nghiên cứu, tìm
kiếm, nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua
sự kiện sinh đẻ. Dưới góc độ luật học thì xác định cha, mẹ, con là các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình tìm kiếm,nhận diện tư cách cha mẹ con về mặt
huyết thống của các chủ thể được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.việc xác

1


định cha, mẹ, con dựa trên nguồn gốc huyết thống hoặc dựa trên căn cứ pháp lý.


Quyền nhận cha mẹ con là quyền của cá nhân có quyền nhà cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xác định mình là cha, mẹ, con của người đó.
2.Sự ghi nhận của pháp luật vê quyền khai sinh và quyền nhận cha, m ẹ,
con và ý nghĩa :
Quyền khai sinh của cá nhân được quy định tại điều 29 bộ luật dân sự 2005
và trong nghị định 68/2002/NĐ-CP của chính phủ. Theo đó cá nhân khi sinh ra
có quyền được khai sinh. Quyền khai sinh của cá nhân có ý nghĩ rất quan trọng
đối với mỗi cá nhân. Nó là nền tảng để cá nhân được hưởng các quyền khác.
Khi sinh ra nếu cá nhân không được khai sinh thì khi đến tuổi đi học không
được đi học, không được hưởng các quyền khác như: Quyền bầu cử, Quyền ứng
cử…Vì vậy mà quyền khai sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm quyền
của trẻ em. Về phía nhà nước thực hiện quyền khai sinh giúp cho nhà nước theo
dõi được sự biến động tự nhiên của dân số từ đó đề ra được chính sách phát
triển kinh tế xã hội.
Quyền nhận cha mẹ con được quy định tại điều 43 khoản 1 bộ luật dân sự
2005 theo đó cá nhân không được nhận là cha, mẹ, con của người khác có
quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình là cha, mẹ, con
của người đó. Quyền nhận cha mẹ con có ý nghĩa lớn đối với cá nhân trên thực
tế có rất nhiều trường hợp vì một lý do nào đó như trốn tránh trách nhiệm mà cá
nhân không nhận cha, mẹ, con của mình vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho
những người không được nhận là cha, mẹ, con này nhất là đối với trường hợp
mà người này là trẻ em hoặc người già không nơi nương tựa thì điều này vô
cùng có ý nghĩa. Nó xác định được ai là người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm
lo cho họ. Thể hiện tính nhân văn sau sắc của pháp luật.

2


II. Phân tích tình huống :
1.1 Vụ việc thứ 1 :

Từ tháng 8 năm 2010 Anh Hoàng Tiến và chị Lê Quỳnh Như chung sống
với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn tại quận 9 Thành phố Hồ
Chí Minh. đầu năm 2011 chị Như có thai, khi thai kỳ ở vào gia đoạn sắp trào
đời thì anh Tiến trong một lần đi nhậu uống rượu say đã đánh chị Như rồi bỏ đi
Gia Lai. Ngày 20/10/2011 chị Như chuyển dạ không có ai bên cạnh đưa chị đến
cơ sở y tế, chị có gọi điện thoại cho chị Yến My là bạn của chị Như đến để giúp
đỡ khi chị My đễn nơi thì không kịp để đưa chị Như đến cơ sở y tế vì thế chị
Như đã sinh tại nhà và một bé gái trào đời. Sau khi chị Như sinh được 2 ngày
thì anh Tiến trở về và có đi đăng ký khai sinh cho con nhưng chị Như không
đồng ý cho anh Tiến được nhận đứa bé là con vì lúc chị đang đau đớn sinh đứa
bé thì anh đã bỏ mặc chị. Khi chị Như đến UBND quận 9 khai sinh cho cháu bé
thì cán bộ Tư pháp - Hộ tịch đã từ chối khai sinh với hai lý do: thứ nhất, không
có giấy chứng sinh của cơ sở y tế sau đó chị như có đến trạm y tế xin cấp giấy
chứng sinh nhưng không được cấp vì chị không sinh tại đó, thứ hai về phần
người cha của đứa bé đang có tranh chấp, chị Như không cho anh Tiến nhận
con và không được ghi tên vào phần thông tin người cha vì chị cho rằng con chị
sinh ra là con ngoài giá thú và chị có quyền không cho anh Tiến nhận con. Vì lý
do trên mà sau 2 tháng đứa trẻ sinh ra chưa được đăng ký khai sinh. Vậy giải
quyết ra sao?
1.2 Phân tích, giải quyết vụ việc :
Theo tình huống trên ta thấy có hai vấn đề cần giải quyết đó là quyền
được khai sinh của đứa trẻ và quyền được nhận con của anh Tiến.
Trước tiên ta xét đến việc từ chối khai sinh của cán bộ Tư pháp- Hộ tịch.
Việc từ chối khai sinh là sai vì đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền

3


nhân thân “quyền được khai sinh” quy định tại Điều 29 BLDS năm 2005 là cá
nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh.

Thứ nhất việc từ chối khai sinh do không có giấy chứng sinh là không
đúng vì theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 158/NĐ-CP về đăng ký và
quản lý hộ tịch thì “…nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh
được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp
không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về
việc sinh là có thực…”.
Trong trường hợp này chị Như sinh đứa trẻ ngoài cơ sở y tế nhưng dưới
sự làm chứng của người bạn vì thế chị Như thay vì phải xuất trình giấy chứng
sinh của cơ sở y tế thì sẽ xuất trình văn bản xác nhận của chị Yến My là người
làm chứng thì cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phải chấp nhận và đăng ký khai sinh
cho đứa trẻ.
Thứ hai là vấn đề anh Tiến nhận con và không được chị Như đồng ý và
chị Như không cho anh được ghi tên vào sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh
của đứa trẻ.
Theo quy định tại Điều 64 Luật HN&GĐ quy định về xác định con như
sau “người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án
xác định người đó là con mình”. Nhưng theo quy định tại Điều 65 thì chỉ quy
định cho một trường hợp là con đã thành niên nhận cha hoặc mẹ thì không nhất
thiết phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha. Như vậy, mặc ta hiểu rằng con chưa
thành niên mà nhận cha hoặc mẹ thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha (hoặc là
người đại diện theo pháp luật nếu không có cha mẹ). Điều này cũng đã được
quy định tại khoản 1 Điều 34 của Nghị định 158 “1. Người nhận cha, mẹ, con
phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận
con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc

4


cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế
năng lực hành vi dân sự.”

Mặt khác tại mục 6 chương II Nghị định 158/NĐ-CP về đăng ký và quản
lý hộ tịch thì việc nhận cha mẹ con phải đáp ứng điều kiện “1. Việc nhận cha,
mẹ, con theo quy định tại Mục này được thực hiện, nếu bên nhận, bên được
nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc
nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp. 2. Người con đã thành
niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên
nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo
quy định tại Mục này, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ
là tự nguyện và không có tranh chấp.”
Trong quy định trên có nhắc đến khái niệm “tranh chấp”. Vậy “tranh
chấp” ở đây ta nên hiểu như thế nào, tranh chấp là giữa những người cùng
muốn nhận là cha đứa bé hay tranh chấp giữa cha và mẹ đứa bé. Vẫn chưa có
văn bản pháp luật nào hướng dẫn cho điều này chính vì thế khi đi vào áp dụng
và thực thi pháp luật đã gặp những khó khăn mà không giải quyết được
Nếu vậy, trong trường hợp trên anh Tiến muốn nhận đứa bé để làm khai
sinh cho con mình và được ghi tên mình vào phần người cha trong giấy khai
sinh thì phải có sự đồng ý của người mẹ là chị Như chăng. Nếu giải quyết theo
chiều hướng đó thì có hợp lý không khi đó chỉ là đứa trẻ mới sinh ra. Về vấn đề
cha, mẹ nhận con chưa thành niên thì pháp luật lại chưa có một quy định hướng
dẫn cụ thể nào. Hơn nữa đây lại là một trường hợp mà đứa trẻ là con ngoài giá
thú thì việc ghi tên người cha vào giấy khai sinh là hoàn toàn được chấp nhận vì
nó ảnh hưởng rất lớn và sẽ theo suốt cả cuộc đời đứa trẻ, thế nhưng bây giờ mẹ
đứa trẻ không đồng ý thì sao.
Theo ý kiến đóng góp để hoàn thiện của nhóm thì: sẽ giải quyết theo
chiều hướng nên quy định cho người cha có quyền nhận con khi con chưa thành

5


niên mà không cần có sự đồng ý của người mẹ nếu người cha chứng minh được

mình là cha ruột của đứa trẻ. Bởi lý do: họ là cha con, họ có tình máu mủ,
không có điều gì khiến họ không được nhận nhau, nhận sự yêu thương chăm
sóc của nhau, hơn nữa trong tình huống này còn liên quan đến vấn đề khai sinh
cho đứa trẻ thì điều đó có ảnh hưởng vô cùng lớn và theo suốt cuộc đời đứa trẻ,
nó sẽ là đứa trẻ có cha, có mẹ khi cha mẹ nhận nó mà người còn lại không có
quyền không đồng ý điều đó. Ví dụ trong trường hợp người cha mẹ nhận con
với mục đích bất chính thì người đang mẹ hoặc cha có thể kiện với lý do là xâm
hại quyền của đứa trẻ chứ không thể có một lý do hớp lý nào khi lại có sự
không đồng ý cho việc nhận cha mẹ con.
2.1 Vụ việc thứ 2 :
Năm 2005, anh A và Chị B học cùng 1 trường đại học ở Hà Nội . 2 người
yêu nhau và quyết định sống với nhau như vợ chồng. Đến tháng 1/2009, khi sắp
ra trường biết tin chị B có thai, trong thời gian này, anh A đang có tình cảm 1
người con gái khác và dọn ra ở riêng không sống chung với chị B. Thai của chị
B to dần, chị đến tìm anh A nhưng anh A dù biết đó là con mình nhưng cố tình
trốn tránh trách nhiệm và nói đứa con đó không phải của anh. Do xấu hổ chị B
đã 1 mình bỏ đi đến xã Y, huyện Z, tỉnh Bắc Giang để sinh con một mình. Đến
tháng 10/2009 chị sinh 1 bé trai. Khi Chị B ra UBND xã làm khai sinh cho con,
xã yêu cầu chị xuất trình giấy đăng kí kết hôn, chị B không có nên chị yêu cầu
xã Y đăng kí khai sinh cho con ngoài giá thú, con mang họ của mẹ và không có
tên người cha trong giấy khai sinh và đã được cán bộ xã chấp nhận
Đến năm 2012, khi cháu bé đã lớn, chị quyết định quay về thăm gia đình.
Lúc này, chị gặp lại anh A, và biết anh đã lấy vợ. Tuy nhiên do hai người kết
hôn mà không thể có con, mâu thuẫn nảy sinh nên đã ly hôn. Nay anh A đã ân
hận, biết chị B dẫn con về nên đã đến để xin lỗi chị B đồng thời xin nhận lại
con mình và đã được chị B đồng ý. Nay hai anh chị muốn nộp đơn ra UBND xã
để xin nhận con.

6



2.2 Phân tích, giải quyết vụ việc :
Điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định, trẻ
em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Để đảm bảo quyền đăng ký khai
sinh cho trẻ khoản 2 Điều 23 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004 quy định, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện việc đăng
ký khai sinh cho trẻ em.
Nhằm thực hiện nguyên tắc “mọi trẻ em sinh ra đều phải được đăng ký khai
sinh đúng hạn”, đồng thời, xuất phát từ quan điểm đối xử bình đẳng về quyền
đăng ký khai sinh không kể con sinh ra trong giá thú hay ngoài giá thú, thì theo
khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung một
số điều theo nghị định 06/2012/NĐ-CP quy định, người đi đăng ký khai sinh
cho trẻ chỉ phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trẻ khi cha mẹ
trẻ có đăng ký kết hôn. Theo khoản 3 của Điều 15 nghị định này thì trong
trường hợp trẻ là con sinh ngoài giá thú thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy
chứng nhận kết hôn của cha mẹ, chỉ cần có Giấy chứng sinh là có thể khai sinh
cho trẻ theo diện con ngoài giá thú. Mặt khác, khi đăng ký khai sinh cho con
ngoài giá thú, pháp luật không cho phép cán bộ tư pháp - hộ tịch được gặng hỏi,
tìm hiểu về quan hệ hôn nhân của người mẹ. Đây là vấn đề thuộc về bí mật đời
tư của cá nhân. Do đó, khoản 3 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đã được
sửa đổi bổ sung một số điều theo nghị định 06/2012/NĐ-CP quy định, trong
trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người
cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để
trống. Khi con sinh ra, việc xác định họ cho con có thể xác định theo họ của
người cha hoặc họ của người mẹ theo tập quán hoặc thoả thuận. Tuy nhiên, đối
với trẻ là con ngoài giá thú, không xác định được người cha nên họ của trẻ
đương nhiên sẽ được xác định theo họ của người mẹ.
Về việc anh A muốn nhận lại con là hoàn toàn hợp lý, điều này giúp đứa trẻ
có thể phát triển một cách toàn diện. Căn cứ theo Điều 34 Nghị Định
158/2005/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo nghị định

06/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì thủ tục đăng ký việc nhận
cha, mẹ, con được quy định như sau:
7


Người nhận cha, mẹ, con phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định). Trong
trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của
người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất
năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy trong trường hợp này
cháu bé mới 8 tuổi tức chưa thành niên, để có thể nhận con thì anh A phải được
sự chấp thuận từ phía chị B. Bên cạnh đó, khi đăng kí nhận con ngoài tờ khai
phải xuất trình các giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của
người con; Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ
cha, mẹ, con (trong trường hợp này có thể đi giám định ADN).
Đồng thời nghị định này cũng quy định trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày
nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và
không có tranh chấp, thì ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ,
con. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm
không quá 5 ngày. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con
phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ tư
pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và quyết định công
nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho
mỗi bên một bản chính quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao
quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.
Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con (được quy định tại Điều 33
Nghị định 158/2005/NĐ-CP): Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người
nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký việc nhận cha,
mẹ, con. Như vậy trong trường hợp này việc đăng kí nhận con có thể thực hiện
tại UBND phường X, thành phố Bắc Giang hoặc UBND xã Y.
Về việc bổ sung, cải chính sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của người

con được quy định tại Điều 35 Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ
sung một số điều theo nghị định 06/2012/NĐ-CP.
Như vậy việc bổ sung, cải chính sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của
người con sẽ được thực hiện tại UBND xã Y khi đã có quyết định công nhận
việc nhận con.
8


III. Ý kiến của nhóm, bổ xung, hoàn thiện pl về quy ền được khai sinh và
quyền được nhận cha, mẹ, con
Thứ nhất : Từ tình huống thứ hai chúng ta đặt ra giả thiết nếu trẻ sinh ra là con
ngoài giá thú mà không có giấy chứng sinh nếu như theo quy định của điều 15
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì trẻ em này có được khai sinh hay không?
Đối với những trường hợp này do không có giấy chứng sinh tất cả chỉ dựa vào
lời khai của người đi làm đăng ký khai sinh (mẹ đẻ hoặc ông, bà ngoại hoặc
người thân thích) do vậy cán bộ tư pháp hộ tịch không có cơ sở để xác minh
đứa trẻ là con đẻ hay là con nuôi. Nếu từ chối đăng ký khai sinh sẽ ảnh hưởng
đến quyền lợi của đứa trẻ, còn tiếp nhận đăng ký khai sinh cho con ngoài giá
thú thì UBND cấp xã “rất lo sẽ bị kiện” hoặc vô tình trở thành người tiếp tay
cho đối tượng mua bán trẻ em hợp pháp hoá giấy tờ
Thứ hai: chúng tôi nhận thấy dù pháp luật chưa và không công nhận việc “đẻ
thuê” thì tình trạng này vẫn xảy ra rất phổ biến. Đa số trường hợp đẻ thuê vì
muốn giấu kín nên chọn phương thức tự sinh tại nhà. Đứa trẻ sinh xong tròn
tuần thì sẽ giao cho “người mua”. Việc khai sinh cho trẻ em có một ý nghĩa
quan trọng là xác lập quyền và nghĩa vụ giữa bố mẹ và con cái, vậy trong
trường hợp này, mối quan hệ đó có còn vẹn nguyên ý nghĩa của nó? Ông bố, bà
mẹ khi chọn cách “đẻ thuê” thường không muốn đăng ký nhận con theo cách
nhận con nuôi, mà muốn hợp thức hóa hoàn toàn đứa trẻ là con họ. Trường hợp
này trên thực tế và luật định vẫn còn “chênh” rõ rệt.. Đó cũng là những câu hỏi
lớn khi chúng tôi làm đề tài này

Thứ ba: trường hợp trẻ em sinh ra trong trại giam, không xác định được cha
đứa trẻ là ai và không còn người thân thích thì ai sẽ đi đăng ký khai sinh cho
đứa trẻ và đăng ký khai sinh ở đâu trong khi người mẹ không thể về địa phương
nơi cư trú để đăng ký khai sinh vì đang thụ lý án phạt tù , hoặc đã bị xóa đăng
ký thường trú theo luật cư trú. Thực tế có trường hợp cán bộ quản giáo đến
UBND cấp xã nơi trại giam đóng trụ sở để đăng ký khai sinh cho đứa trẻ được
9


sinh ra trong trại giam và đã bị từ chối đăng ký khai sinh với lý do người mẹ
không có hộ khẩu thường trú ở đây.ở trong giấy khai sinh có phần nơi sinh và
phần ghi về người đi đăng ký khai sinh quan hệ với người được khai sinh trong
Giấy khai sinh nếu ghi đúng nơi sinh là “trại giam …..” và người đi đăng ký
khai sinh là “cán bộ quản giáo” thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đứa trẻ vô tội này.
Đây là vấn đề mang tính nhân đạo, để giải quyết thấu đáo cần phải có quy định
cụ thể, rõ ràng để những đứa trẻ không có tội vốn đã chịu rất nhiều thiệt thòi
này có một cuộc sống bình đẳng
Thứ tư, cần phải có hướng dẫn cụ thể hơn việc đăng ký khai sinh quá hạn, tại
khoản 1 Điều 44 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định thì trong trường hợp
người đã thành niên đăng ký khai sinh quá hạn cho mình, thì có thể đăng ký tại
UBND cấp xã nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 13
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP hoặc tại UBND cấp xã nơi người đó cư trú.
Nhưng vấn đề không phải chỉ ở việc đăng kí giấy khai sinh mà còn kéo theo rất
nhiều giấy tờ tùy thân, chứng chỉ, bằng cấp,… liên quan đến chủ thể này. Cần
phải có cơ chế thích hợp tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
minh về tính chính xác của việc người đó thực sự là đăng kí khai sinh quá hạn
không hay là một mục đích nào khác.
KẾT LUẬN
Những vấn đề được đưa ra ở trên đây không phải là những vấn đề pháp lý phức
tạp nhưng lại là vấn đề cần được quan tâm, lưu ý trong xã hội hiện nay, nhất là

với những ông bố, bà mẹ trẻ nhiều khi chưa hiểu hết giá trị của việc đăng kí
khai sinh cho con cũng như quyền và trách nhiệm của bậc làm cha mẹ khi nhận
những đứa con của mình. Quyền được khai sinh và quyền được nhận cha, mẹ,
con có mối quan hệ không thể tách rời. Qua việc tìm hiểu về đề tài trên mỗi
công dân sẽ có nhận thực rõ ràng hơn và thấy được tầm quan trọng của việc
đăng kí khai sinh cho con.
10


MỤC LỤC
Contents
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................................1
I.Cơ sở pháp lý về đăng kí khai sinh, quyền nhận cha mẹ con..........................................1
1.Khái niệm :.......................................................................................................................1
2.Sự ghi nhận của pháp luật vê quyền khai sinh và quyền nhận cha, mẹ, con và ý nghĩa : 2
II. Phân tích tình huống :.....................................................................................................3
1.1 Vụ việc thứ 1 :...............................................................................................................3
1.2 Phân tích, giải quyết vụ việc :........................................................................................3
2.1 Vụ việc thứ 2 :..............................................................................................................6
2.2 Phân tích, giải quyết vụ việc :........................................................................................7
III. Ý kiến của nhóm, bổ xung, hoàn thiện pl về quyền được khai sinh và quyền được
nhận cha, mẹ, con................................................................................................................9
KẾT LUẬN........................................................................................................................10

11




×