Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Mói quan hệ giữa khoa học kỹ thuật và giáo dục. Chuyên đề 7. CMKHKT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.73 KB, 28 trang )

Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀ GIÁO DỤC
(TẠI SAO HIỆN NAY CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM COI
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC LÀ HÀNG ĐẦU)
Xuất phát từ nhu cầu sinh tồn, nhu cầu tìm hiểu những kiến thức khoa
mới, nhân loại đã đưa nền học thuật phát triển lên một tầm cao mới và đưa
linh vực KHKT vào cuộc cách mạng như vũ bão. Trong bối cảnh chung đó, có
một nền giáo dục đào tạo phát triển tất yếu sẽ có một nền khoa học kỹ thuật
phát triển. Ở bất cứ quốc gia nào, giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) cũng luôn
được coi là vấn đề then chốt và là “quốc sách hàng đầu”. Vai trò của GD &
ĐT trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như
góp phần thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của nền kinh tế - xã hội là điều
không thể phủ nhận. Vì thế giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ
luôn là động lực của sự phát triển.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các quan điểm trên thế giới
Tri thức là sức mạnh. Đó là khẳng định mà nhiều nhà kinh điển đã nêu
lên.
Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít-Bê-Cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã
từng nói một câu rất nổi tiếng: “tri thức là sức mạnh”, khoa học sẽ đem lại
quyền lực cho con người trước thiên nhiên.
Chính Các Mác cũng cho rằng lĩnh vực sản xuất trở thành ứng dụng khoa
học thì ngược lại khoa học trở thành yếu tố và chức năng của quá trình sản
xuất, bất kì một phát minh nào đều trở thành cơ sở của một sáng chế mới hay
của việc hoàn thiện phương pháp sản xuất. Theo C.Mác: Giáo dục - đào
tạo “Tạo ra cho nền kinh tế của một dân tộc những nhà khoa học, chuyên gia,
kỹ sư trên các lĩnh vực kinh tế và nhờ đó những tri thức ấy mới có thể sáng
tạo ra những kỹ thuật tiên tiến, những công nghệ mới. Nếu chúng ta không có
đội ngũ ấy thì sự nghiệp xây dựng CNXH chỉ là lời nói huênh hoang, rỗng
tuếch” . Còn Ph.Ăngghen thì khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng lên trên


đỉnh cao của nền văn minh nhân loại, dân tộc ấy phải có trí thức”. Như vậy
cả C.Mác và Ăngghen đều coi giáo dục - đào tạo là chìa khoá, là động lực đối
với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là đối với quá trình xây dựng CNXH của
một quốc gia, một dân tộc.
Còn Ph.Ăng Ghen: nhiều lần cũng nhấn mạnh giá trị của nhân tố tinh
thần trong đó có cả yếu tố khoa học trong sự phát triển của lực lượng sản xuất.
1
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
Ông cho rằng lao động ngoài yếu tố vật chất còn có yếu tố tinh thần. Đó là
tinh thần sáng tạo tư tưởng.
Sau này Lê Nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, đã kế
thừa quan điểm của C.Mác-Ăngghen và trên cơ sở thực trạng giáo dục-đào tạo
ở Nga trong những ngày đầu cách mạng tháng 10 thành công, lại nói cụ thể
hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Khoa học không thể là
những từ ngữ chết hay là những câu nói hợp thời trang mà phải thực sự đi vào
máu và tủy biến thành một phần cấu tạo của của cuộc sống một cách đầy đủ
nhất.
Lênin đã sớm khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục-đào tạo trong
việc đưa nước Nga thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, tiến lên CNXH. Theo
Lênin: “Muốn tạo lập chủ nghĩa xã hội phải có một trình độ văn hoá nhất
định”. “Việc nâng cao năng suất lao động trước hết phải nâng cao trình độ
học vấn và văn hoá của quần chúng nhân dân” và “Nếu không có một mạng
lưới giáo dục quốc dân ít nhiều phát triển thì tuyệt nhiên không thể giải quyết
mọi vấn đề trên quy mô toàn dân”.
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH, Lênin luôn coi sự
nghiệp giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để
nâng cao năng suất lao động, để chiến thắng nghèo nàn lạc hậu. Có thể nói
những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giáo dục - đào tạo đã đề cập
một cách sâu sắc, toàn diện cả về lý luận và chiến lược xây dựng, phát triển

một nền giáo dục quốc dân không chỉ đối với các nước đi lên CNXH mà với
tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới.
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy bất kỳ ở một giai đoạn lịch sử nào,
giáo dục - đào tạo và khoa học kỹ thuật luôn đóng một vai trò hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả
nhân loại. Từ xa xưa các học giả, các nhà lãnh đạo, quản lý ở trong nước và
trên thế giới đã từng luận bàn rất nhiều xung quanh vấn đề này.
Đó là những tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được
tư tưởng ấy.
Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ
lớn của công ty Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kỹ sư họp 3 tháng liền
tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ.
Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ty phải trả cho ông
10000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng
2
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: Tiền vạch một đường thẳng là một đô
la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường đi ấy giá: 9 999 đô la”. Rõ ràng người
có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không
làm nổi. Thử hỏi nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số
phận trở thành đống phế liệu được không!?
1.2. Ở Việt Nam.
Trong các văn kiện nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vai trò
của giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ.
Nhìn nhận đúng sức mạnh to lớn của giáo dục đào tạo và khoa học và
công nghệ, và là động lực của sự phát triển. Trong quá trình lãnh đạo cách
mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn xác định giáo dục đào tạo
và khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến
dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và
cải tạo nền kinh tế quốc dân, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật
tiên tiến.
Đại hội II của Đảng (2-1951) đã thông qua Chính cương của Đảng Lao
động Việt Nam với nội dung cơ bản: Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách
mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống
nhất thật sự cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến,
làm cho người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ
nhân dân, xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa
xã hội.
Đại hội III của Đảng (9-1960) đã xác định, ở miền Bắc, công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ nhằm xây
dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Đại hội IV (12-1976) của Đảng đã đề ra đường lối chung của cách mạng
Việt Nam trên phạm vi cả nước: "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy
quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc
cách mang: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật,
cách mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then
chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của
cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Về đường lối xây dựng kinh tế, Đại
hội xác đinh: Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật
3
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm cho nước Việt Nam trở thành một
nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa
học - kỹ thuật tiên tiến.
Đại hội VI (12-1986) của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, đã

nhấn mạnh: "Một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học
và kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực
lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa các lực lượng sản xuất".
Trong tình hình ấy, nước ta cần thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tạo
ra động lực để giải phóng năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học và kỹ
thuật, phát triển kinh tế hàng hóa với năng suẩt, chất lượng, hiệu quả.
Đại hội VII (6-1991) Đại hội lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam đã xác
định “Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu để phát huy
nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển”. Đó là một sự khẳng
định hết sức đúng đắn xuất phát từ lợi ích của nhân dân ta, đồng thời phù hợp
với chân lý phổ biến của lịch sử thế giới. Từ đó đến nay nhiều hội nghị chuyên
đề của Đảng tiếp tục ban hành các nghị quyết về đổi mới, phát triển sự nghiệp
giáo dục - đào tạo. Chính vì vậy mà sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước ta ngày
càng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Một lần nữa chúng ta cùng nhau
nhìn nhận lại vấn đề này từ quan điểm của các nhà lãnh đạo trên thế giới về
giáo dục.
Nghị quyết số 26-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (1991) về khoa học và công
nghệ đã nêu rõ những mặt yếu kém của khoa học và công nghệ ở nước ta, đề
ra những nhiệm vụ quan trọng của khoa học và công nghệ trong giai đoạn
cách mạng mới, những biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển khoa học và
công nghệ, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cải tiến sự quản lý
của Nhà nước đối với khoa học và công nghệ. Đảng ta cho rằng, phát triển
khoa học và công nghệ là nhu cầu của nước ta nhằm đuổi kịp các nước trên
thế giới bằng thực lực kinh tế.
Đại hội VIII (1996) của Đảng đã xác định đưa nước ta bước vào thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Tập trung đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ cấu công
nghiệp - nông nghiêp - dịch vụ, tận dụng lợi thế của nước đi sau, tranh thủ
công nghệ mới. Về công nghiệp, đi vào xây dựng những khu công nghệ cao,

4
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
coi trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng; lấy ứng dụng, chuyển
giao công nghệ là chính.
Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (1996) đã ra Nghị quyết về Định
hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, khẳng định vai trò động lực của
khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước Nghị quyết còn đặt ra yêu cầu phải sớm có luật pháp về khoa học và
công nghệ để thể chế hóa mọi mặt hoạt động khoa học và công nghệ, phải
nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý khoa học, phải đầu tư thỏa đáng, bước
đầu dành tối thiểu 2 % chi ngân sách cho khoa học và công nghệ. Và năm
2000, Luật khoa học và công nghệ được ban hành.
Đại hội IX (2001) của Đảng tiếp tục khẳng định, phát triển khoa học và
công nghệ vừa là nền tảng, vừa là động lực đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội. Đại hội đã nhận định: "Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi, khoa học
và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng
nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất". Muốn rút ngắn quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải nắm bắt, khai thác, sử dụng các
thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại và những yếu tố của nền kinh tế tri
thức. Phát triển khoa học và công nghệ phải hướng vào việc nâng cao năng
suất lao động, đổi mới sản phẩm, xây dựng năng lực cạnh tranh của hàng hóa,
xây dựng năng lực công nghệ quốc gia đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vục sử
dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao (tin học, sinh học, vật liệu mới, tự
động hóa) Tăng đầu tư từ ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho
khoa học và công nghệ
Hội nghi Trung ương 6 Khóa IX đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết
Trung ương 2 Khóa VIII (7-2002) và xác định nhiệm vụ của Khoa học công
nghệ trong thời gian tới là: Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn;

đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tế quốc dân; xây dựng và
phát triển có trọng điểm các ngành công nghệ cao đáp ứng yêu cầu của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại hội X (2006) của Đảng tiếp tục khẳng định: "Phát triển mạnh và
nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ Kết hợp chặt chẽ hoạt
động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai
trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và phát triển kinh tế tri thức Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành
tựu khoa học - công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu
5
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế Cùng với việc đẩy mạnh
xã hội hóa hoạt động khoa học - công nghệ, Nhà nước tập trung đầu tư vào
các chương trình nghiên cứu quốc gia, phấn đấu đạt trình độ khu vực và thế
giới; xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ cho một số lĩnh vực trọng
điểm, công nghệ cao Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà
khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề
và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao ".
Hội nghị Trung ương 9 (5 dến 13-1-2009) đã ra Nghị quyết 31-NQ/TƯ
"Về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội lần thứ X của Đảng". Về khoa học và công nghệ, Nghị quyết
ghi: "Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý và chính sách phát triển khoa
học và công nghệ; nghiên cứu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và các ngành,
các sản phẩm quan trọng. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Nâng
cao chất lượng nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất
kinh doanh, giáo dục và đào tạo. Có chính sách, chế độ đãi ngộ và điều kiện
làm việc tốt hơn cho cán bộ nghiên cứu khoa học, nhất là cán bộ đầu ngành,
có trình độ cao".

Trên đây là những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về khoa học
và công nghệ trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đặc biệt hội nghị trung ương VI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI (Nghị quyết số 20-NQ/TW) về phát triển khoa học và công nghệ phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đã đề ra tình hình và
nguyên nhân định hướng phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020 và tầm
nhìn chiến lược đến năm 2030 cùng những nhiệm vụ giải pháp phát triển khoa
học công nghệ trên cơ sở phát triển giáo dục đào tạo. Với mục tiêu tổng quát:
Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công
nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện
đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa
thế kỷ XXI [5].
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo và
phát triển khoa học công nghệ.
6
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
Kế thừa truyền thống văn hoá lịch sử của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hoá của nhân loại mà điển hình là Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn luôn quan tâm và đề cao vai trò của giáo dục - đào tạo. Tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo xuất phát từ mục đích cao cả của sự
nghiệp cách mạng mà người theo đuổi, thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong
tư tưởng, trong cuộc đời hoạt động của Người.
Người quan niệm “Phải lấy tự học làm cốt”. Nguyên lý giáo dục Người
nêu lên cho nhà trường XHCN là:“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với
lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Thực tiễn đã cho thấy,

quá trình giáo dục tự giác là quá trình giáo dục thường xuyên, là quá trình lâu
dài và thiết thực nhất, bởi lẽ nó gắn bó với cả cuộc đời của mỗi con người
và “Việc học không bao giờ cùng, học hành sáng tạo suốt đời”. Lý luận và
thực tiễn về tư tưởng tự học, tự giáo dục của Người được xem là tư tưởng
chiến lược của việc tiếp tục đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo trong thời
kỳ đổi mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước [7].
Từ những phân tích trên có thể nói những quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ
không những đã khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo
khoa học công nghệ đối với quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc mà
còn là cơ sở để Đảng ta vạch ra đường lối chiến lược phát triển giáo dục - đào
tạo, phát triển khoa học công nghệ trong thời kỳ đổi mới nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Thực tiễn đã cho thấy, tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ
chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều trí thức
Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ
Nguyễn Văn Huyên, bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ
Quang Bửu,… các nhà tri thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các
ngành quân giới, giáo dục y tế,… góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến đi
đến thành công. Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Bồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức góp
phần phá hủy thủy lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng. Và ngày nay,
các nhà khoa học nông nghiệp như Bùi Huy Đáp, Vũ Tuyên Hoàng,… đã lai
tạo giống lúa mới, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, làm cho nước ta
7
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
không chỉ đủ sản lượng lương thực mà còn trở thành một trong những nước

đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Tri thức là sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít
người chưa biết quý trong tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có
mảnh bằng sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không
biết rằng muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng dân
chủ văn minh sánh vai cùng các cường quốc trong khu vực và trên thế giới cần
phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHKT VỚI GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
2.1. Tác động của giáo dục đối với khoa học kỹ thuật trong sự phát triển
của quốc gia – hạt nhân lí luận của Khoa học kỹ thuật
2.1.1. Vai trò của giáo dục – đào tạo đới với KHKT
Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực hoạt động hết sức quan
trọng của xã hội loài người. Xã hội loài người càng văn minh, các dân tộc
ngày càng phát triển thì con người ngày càng nhận thấy rõ sức mạnh kỳ diệu
của giáo dục và đào tạo. Một hoạt động có khả năng phát huy cao độ, khơi dậy
và tạo nên tiềm năng vô tận của con người. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay
cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật hiện đại đã và đang diễn ra mạnh mẽ
làm xuất hiện xu thế lớn của nền kinh tế tri thức. Vấn đề đặt ra là muốn xây
dựng nền kinh tế tri thức phù hợp với tốc độ phát triển hiện đại, đặt nền móng
vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai đòi hỏi mỗi cá nhân,
mỗi cộng đồng, quốc gia, khu vực trên toàn cầu phải luôn tích cực bổ sung tri
thức mới. Muốn vậy phải đầu tư cơ sở vật chất, có chính sách giáo dục và đào
tạo phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng trong đội
ngũ trí thức, nâng cao tri thức văn minh trí tuệ trong xã hội, thông qua việc
lĩnh hội tri thức, tích luỹ tri thức, trao đổi và sáng tạo tri thức.
Mối quan hệ này có thể được lý giải như sau: Giáo dục đào tạo là hạt
nhân lý luận của khoa học kỹ thuật, những hoạt động nghiên cứu khoa học
(thực nghiệm khoa học – một hình thức đặc biệt của thực tiễn khoa học kỹ
thuật; là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra
gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm

xác định các quy luạt biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu. Ngày
càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội, đặc biệt là trong thời
kỹ cách mạng khoa học công nghệ hiện đại [1; 262], sẽ là cơ sở để từ đó ứng
dụng vào thực tiễn, tạo nên các thành tựu khoa học kỹ thuật. Còn khoa học kỹ
thuật là thực tiễn sinh động của giáo dục đào tạo. Điều này thể hiện ở chỗ, khi
8
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
khoa học kỹ thuật phát triển thì giáo dục đào tạo lại có thêm động lực phát
triển mở rộng quy mô nghiên cứu. Những nước có nền khoa học kỹ thuật phát
triển có thể bán các thành tựu khoa học công nghệ lấy tiền sau đó đầu tư lại
cho giáo dục đào tạo. Tạo nên mối quan hệ tương tác hai chiều và vòng tuần
hoàn biện chứng giữa khoa học kỹ thuật và giáo dục đào tạo.
Thực tiễn đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ điều đó. Cuộc cách mạng
kĩ thuật công nghệ đầu thế kỷ XX tạo nên phương thức sinh hoạt và cấu trúc
xã hội mới. Giáo dục truyền thống vốn chỉ chú ý đào tạo tầng lớp trí thức tháp
ngà tách rời hiện thực, không còn thích hợp. Đúng vào lúc đó tư tưởng giáo
dục thực dụng của Zohn-Dewey ra đời, đáp ứng động thái cuộc sống mới ở
Mỹ, nên được hưởng ứng nồng nhiệt. Tư tưởng này vào cuối thập niên 20 của
thế kỷ XX đã dội vào nước Nga Xô Viết. “Bản nguyên tắc của nhà trường lao
động thống nhất”, được Bộ Dân Ủy giáo dục Xô Viết công bố ngày
16/10/1918 và do Lê Nin chỉ đạo phát triển nguyên tắc giáo dục kĩ thuật tổng
hợp của Mác vừa dung nạp tư tưởng giáo dục của DeWey.
Tư tưởng giáo dục của Dewey còn tác động đến tầng lớp trí thức mới của
Trung Quốc được hình thành sau cách mạng Tân Hợi như Trần Độc Tú, Lý
Đại Chiều, Thái Nguyên Bồi… Nền giáo dục này được gọi là nền giáo dục
thực dụng. Nền giáo dục này phát triển dựa trên sự ứng dụng thực hành. Mặc
dù vậy nó không còn thích hợp trong giai đoạn sau nên dần dần bị loại bỏ.
Đến giữa thập niên 30 của thế kỷ XX Liên Xô đã cho ra đời một chương
trình giáo dục mới mang tính thực tiễn cao và đậm tính nhân văn do Cai-rốp

xây dựng: Đó là một nền giáo dục phải có tính dân tộc, giáo dục nhà trường
tách khỏi giáo hội, nhà trường mang tính thống nhất sử dụng tiếng mẹ đẻ của
học sinh để dạy học, thực hiện nguyên tắc nam nữ bình quyền, phổ cập giáo
dục… Và nền giáo dục của Liên Xô đã có vai trò tích cực đối với sự phát triển
khoa học công nghệ. Tuy nhiên còn ở mức độ khiêm tốn. Những thành tựu
của KHKT giai đoạn này mới chỉ là những cải tiến hoặc những phát minh chứ
chưa phải từ sự nghiên cứu ứng dụng của các bộ môn khoa học giáo dục tạo
ra.
Trong mối quan hệ giữa KHKT và Giáo dục đào tạo không thể không
nhắc đến thời gian trong hai cuộc chiến tranh thế giới (Chiến tranh thế giới I
1914-1918; Chiến tranh thế giới lần hai 1939-1945); Chính nhu cầu của chiến
tranh đã thôi thúc các quốc gia tham chiến phải không ngừng cải tiến công
nghệ vũ khí kỹ thuật chiến tranh như: Tên lửa, Máy bay chiến đấu, Xe tăng…
Nhưng với loại vũ khí như Bom nguyên tử thì một điều chắc chắn là không
9
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
thể thiếu vai trò to lớn của sự phát triển khoa học giáo dục trước đó. Nếu
không nhờ những nghiên cứu thí nghiệm bắn phá nguyên tử của Rô-dơ-Pho và
Nixbo để phát hiện ra Hạt nhân nguyên tử, nghiên cứu phát hiện ra tính phóng
xạ Urani của Bec-cơ-ren, tìm ra chất phóng xạ của vợ chồng Ma-ri-quy-ri thì
làm sao lí thuyết về Bom nguyên tử ra đời được.
Đến những năm 50-60 của thế kỷ XX, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
đặc biệt là cuộc chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường
Xô – Mỹ với những khoản đầu tư khổng lồ cho nghiên cứu khoa học Quốc
phòng phát triển vũ khí đã thúc đẩy các quốc gia trên thế giới đẩy mạnh đi sâu
vào cải cách hệ thống giáo dục quốc dân gắn với phục vụ phát triển KHKT.
Theo đó thế giới đã nghiên cứu ứng dụng và tạo nên nhiều thành tựu đột phá
trong mọi lĩnh vực KHKT, đặc biệt là Liên Xô phóng thành công vệ tính nhân
tạo Spusnick I năm 1957 đã tạo ra một hệ lụy lớn đối với các cường quốc còn

lại của thế giới. Ngay sau đó, Mỹ tiến hành cải cách giáo dục và thông qua
Luật giáo dục quốc phòng 1958 với những nội dung cơ bản như: tăng cường
giảng dạy các môn khoa học tự nhiên, toán học, ngoại ngữ hiện đại và các
môn khoa học khác; tăng cường đầu tư, hỗ trợ tài chính cho việc dạy học các
môn học đó; thực hiện việc chỉ đạo, tư vấn và trắc nghiệm để cổ vũ khuyến
khích những học sinh có tiềm năng… 1959 Viện khoa học giáo dục đã triệu
tập 32 chuyên gia hàng đầu thuộc nhiều lĩnh vực thảo luận việc cải tiến các
môn khoa học tự nhiên ở trung học và tiểu học, hội nghị còn thảo luận về các
dự án thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng đội ngũ
tri thức khoa học.
Nhận thấy vai trò to lớn của giáo dục trong sự phát triển quốc gia, nhiều
nhà khoa học đã lên tiếng kêu gọi: đầu tư cho con người, đầu tư cho giáo giáo
dục là sự đầu tư khôn ngoan nhất, sáng suốt nhất, có lãi nhất (nhà kinh tế Mỹ
Theodor Schoultz, và G.Baker- thuyết Tư bản con người).
Trong khi Mỹ có những bước đột phá trong giáo dục thì Liên Xô và
Trung Quốc lại đi xuống, giáo dục đào tạo biểu hiện sút kém về chất lượng
đồng hành với nó là KHKT cũng bị thu hẹp về quy mô. Còn các nước khác ở
Châu Âu đã tiến hành cải cách giáo dục theo hướng ứng dụng cao, gắn với
KHKT.
Thật sự, tác dụng của mối quan hệ khoa học kỹ thuật với giáo dục đào tạo
đã được thực tiễn kiểm nghiệm sau cuộc khủng hoảng năng lượng 1973. Khi
nhu câu nhiên liệu năng lượng đang đặt ra cấp bách thì giáo dục lại mở rộng
quy mô nghiên cứu đào tạo, đi vào chiều sâu ứng dụng. Các nước nhận ra vai
10
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
trò to lớn của mối quan hệ đó đã thích ứng nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư cho
giáo dục đào tạo đồng thời thực hiện cải cách giáo dục hướng vào nâng cao
chất lượng nhân lực, đào tạo nhân tài, thu hẹp khoảng cách trong nghiên cứu
và ứng dụng vào thực tiễn. Dần dần tác dụng của nó đã thể hiện ra là sự bứt

phát vượt lên khỏi khủng hoảng của các quốc gia này.
Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu với nền giáo dục mang nặng tính
lí thuyết thiếu tính thực tiễn đã dần bị bỏ lại sau khủng hoảng và cuối cùng tạo
ra hệ lụy thụt lùi là sự sụp đổ của CNXH tại các nước này [2].
Chính vì vậy, đối với mọi quốc gia, đổi mới hay cải cách giáo dục luôn
luôn là yêu cầu thường xuyên, bức thiết nếu không muốn bị tụt hậu trong cuộc
chạy đua phát triển diễn ra ngày càng gay gắt.
Từ lâu lịch sử đã chứng minh một quy luật thép là: không có một sự tiến
bộ và thành đạt quốc gia nào mà lại tách rời ra khỏi sự tiến bộ và thành đạt của
quốc gia đó trong lĩnh vực giáo dục. Những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục
hoặc không có đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách có
hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ
hơn là sự phá sản.
Một kinh nghiệm lớn của thế giới đã được rút ra và cũng được đúc kết
thành quy luật là: hễ quốc gia nào đầu tư đúng và đủ cho giáo dục thì quốc gia
ấy sẽ tiến nhanh trên con đường phát triển của mình, còn nếu làm ngược lại,
sự chậm phát triển hoặc thụt lùi là điều không thể tránh khỏi.
Alvin Toffler, nhà tương lai học của Mỹ đã nói: “Những người mù chữ
của thế kỷ 21 không phải là những người không biết đọc, biết viết, mà là
những kẻ không biết học tập để gạt bỏ các kiến thức cũ kỹ mà học lại”. Cũng
chính ông đã nói rằng: “Thế chiến thứ ba sẽ diễn ra trên mặt trận giáo dục.
Nó sẽ làm thay đổi cơ bản phương hướng phát triển của nền văn minh nhân
loại, sẽ phát triển mạnh mẽ tính ham học của con người. Ai chậm chân trên
hướng này sẽ không đuổi kịp bước tiến bộ chung của nhân loại”.
Wiliam Stalley, Giáo sư, Giám đốc Phòng nghiên cứu lượng tử của Hãng
Hewlett-Packard, cho biết: “Tương lai của giáo dục = Công nghệ+Giáo viên”
[5].
Jacques Hallak, chuyên gia của UNESCO coi đầu tư cho GD là đầu tư
cho tương lai, phải dành một sự ưu tiên tuyệt đối. Chúng ta muốn hiện thực
hóa quốc sách hàng đầu của giáo dục và đào tạo thì hãy thực hiện những ưu

tiên này.
11
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
Ông Giang Trạch Dân đã đưa ra khẩu hiệu: Chấn hưng tương lai dân tộc
là ở giáo dục. Chấn hưng tương lai giáo dục là ở người thầy. Các vị lãnh đạo
cấp ủy và chính quyền khi xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch cả nhiệm
kỳ phải vạch rõ mục tiêu làm những gì cho giáo dục. Nếu không thực hiện
được thì không được cử hoặc được bầu ở nhiệm kỳ tiếp theo. Cho nên việc
chăm lo cho giáo dục là ưu tiên của cấp ủy và chính quyền địa phương. Nhờ
vậy giáo dục Trung Quốc đã phát triển vượt bậc.
Nhật Bản là đất nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa và giáo dục với
Việt Nam, được thế giới nhận xét là một hiện tượng thần kỳ. Từ đầu thế kỷ
XX đã nổi lên là trung tâm của châu Á thức tỉnh. Từ một đất nước nghèo nàn
lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì đáng kể, mật độ dân số thì
đông, thua trận, bị Chiến tranh thế giới lần thứ hai tàn phá nặng nề, nhưng họ
đã trở thành một cường quốc kinh tế và công nghệ làm cho thế giới phải thán
phục và kinh ngạc. Nguyên nhân nào làm cho nước Nhật đi lên nhanh chóng
như vậy? Nhân tố đó không gì khác ngoài giáo dục và khoa học kỹ thuật. Nó
chính là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của xã hội Nhật Bản. Người
Nhật đã sớm nhận ra bí quyết này khi họ hiểu rằng đằng sau sức mạnh của Âu,
Mỹ là nền giáo dục được vận hành tốt, đào tạo được những con người có trình
độ và năng lực sáng tạo trong xã hội công nghiệp và ứng dụng sâu rộng trong
khoa học kỹ thuật. Nhật cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhưng họ đã thoát
ra khỏi ảnh hưởng sâu sắc của Đạo Khổng để tiếp thu nền giáo dục và các
thành tựu khoa học kỹ thuật Âu – Mỹ và họ đã phải vất vả trong thời kỳ đầu
khi phải mua bằng sáng chế của các nước Âu – Mỹ để vượt lên thành một
trong những nước phát triển vượt bậc.
Minh Trị thiên hoàng của Nhật Bản đã có một khẩu quyết để đời là “hồn
Nhật, kỹ thuật Tây”. Bí quyết của ông vua này thật đơn giản, nhưng thật thông

tuệ, sâu sắc, với tầm nhìn cương quyết đuổi kịp phương Tây để không bị mất
nước. Cùng lúc bấy giờ cuốn sách Khuyến học của ngài Fukuzawa Yukichi
được xuất bản năm 1872-1874 đã có ảnh hưởng lớn lao nhất đến công chúng
Nhật Bản. Khi được in lần đầu trong thời kỳ Duy tân, cuốn sách có số lượng
in kỷ lục là 3,4 triệu bản với dân số nước Nhật lúc đó 35 triệu người. Ông
được coi là một trong những khai quốc công thần, được tôn vinh là Voltaire
của Nhật Bản. Hình ảnh của ông được in trên tờ bạc mệnh giá lớn nhất 10.000
yên. Ông là người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn,
động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của Chính phủ
Minh Trị.
12
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
Hàn Quốc cũng đi lên từ cũng là một trong “Bốn con rồng châu Á”. Họ
đã đi lên và có nhiều công nghệ đã đuổi kịp Nhật. Nước Trung Quốc to lớn
bên cạnh ta và các nước Đông Nam Á cũng đang quyết liệt tập trung lo cho
giáo dục và đã vượt xa chúng ta về giáo dục, khoa học kỹ thuật, vượt xa chúng
ta về sự phát triển quốc gia, càng chứng minh vai trò to lớn của giáo dục và
khoa học kỹ thuật.
Chúng ta hãy xem lại bản Báo cáo giám sát toàn cầu của UNESCO về
giáo dục công bố năm 2008. Báo cáo này cho thấy Việt Nam tụt 9 bậc, xếp thứ
79/129 nước về chỉ số phát triển giáo dục và khoa học kỹ thuật. Trung Quốc
năm 2004 thua Việt Nam 6 bậc, năm 2007 vượt Việt Nam 36 bậc; Philippines
năm 2004 thua Việt Nam 14 bậc, năm 2008 chỉ còn thua 3 bậc; Malaysia năm
2006 xếp sau Việt Nam, năm 2007 đã vượt lên trên Việt Nam.
Riêng về nghiên cứu khoa học, so sánh những công trình nghiên cứu
khoa học được công bố quốc tế, ta mới thấy “hổ thẹn” khi cả nước Việt Nam
bao gồm tất cả các trường cao đẳng, đại học và các viện nghiên cứu, số công
trình công bố quốc tế chưa bằng 1/2 Đại học Chulalongkon của Thái Lan. Con
số công bố quốc tế cập nhật từ nguồn Isiknowledge (ISIKNOWLEDGE) từ

ngày 30/10 đến 5/11/2008 cho thấy Đại học Chulalongkon có 569 công bố, cả
Việt Nam chỉ có 234 công bố quốc tế. Chúng ta nghĩ gì về việc này nếu không
chấn hưng kịp thời và quyết liệt nền giáo dục và khoa học kỹ thuật của nước
nhà, quyết tâm động viên toàn dân tộc nỗ lực chăm lo sự nghiệp giáo dục đào
tạo, phát triển khoa học công nghệ, biến điều mà trong nhiều nghị quyết và
văn bản của Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu thành hiện thực [3].
Kinh nghiệm Hàn Quốc nổi bật trong việc xác lập được mối liên hệ chặt
chẽ, thống nhất giữa mục tiêu phát triển quốc gia và mục tiêu phát triển
KH&CN. Việc xác định 99 công nghệ then chốt cần ưu tiên phát triển trong
giai đoạn 2002-2012 được căn cứ và cụ thể hóa từ 13 định hướng phát triển và
49 sản phẩm và dịch vụ chiến lược quốc gia lại được căn cứ và cụ thể hóa của
5 mục tiêu thể hiện tầm nhìn quốc gia vào năm 2012, trong đó mấu chốt nhất
là mục tiêu trở thành quốc gia có năng lực cạnh tranh đứng thứ 10 thế giới, thu
nhập bình quân đầu người từ 20,000 đến 30,000 USD/năm.
Trung Quốc trong khi sử dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới để gắn các
mục tiêu KH&CN vào phát triển kinh tế-xã hội thì vẫn duy trì 3 loại mục tiêu:
các mục tiêu cho nghiên cứu cơ bản, mục tiêu về phát triển một số công nghệ
then chốt và mục tiêu ứng dụng công nghệ trong một số lĩnh vực của nền kinh
13
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
tế quốc dân. Điều đáng lưu ý trong kinh nghiệm xác định mục tiêu của Trung
Quốc là việc đưa ra thứ hạng cụ thể cho năng lực sáng tạo KH&CN đứng vào
hàng ngũ 5 cường quốc về KH&CN trên thế giới và phấn đấu đưa ra các kết
quả KH&CN có ảnh hưởng ở tầm thế giới. Nhật Bản sử dụng tầm nhìn
“Innovation 25” để đưa ra và diễn đạt mục tiêu chung của quốc gia sau đó
thông qua các dự án nhìn trước công nghệ để lựa chọn ra 13 lĩnh vực và 858
công nghệ trọng điểm được ưu tiên phát triển.
Thái Lan đưa ra các mục tiêu phát triển quốc gia cũng trong tầm nhìn rồi

cụ thể hóa bằng 4 lĩnh vực công nghệ nền cần đầu tư phát triển.
2.1.2 Từ vai trò của giáo dục đào tạo đối với khoa học kỹ thuật chúng tôi
rút ra những tác động của nó đến khoa học kỹ thuật như sau:
- Tích cực:
+ Thứ nhất: Giáo dục đào tạo tạo ra hệ thống hạt nhân lý thuyết cho việc
nghiên cứu và úng dụng khoa học kỹ thuật vào mọi lĩnh vực của đời sống, và
tạo ra một hệ thống tri thức làm cho hệ thống tri thức nhân loại ngày càng trở
nên phong phú và đa dạng.
+ Thứ hai: Giáo dục và đào tạo đã xây dụng được một đội ngũ tri thức có
trình độ kiến thức khoa học kiến thức cơ bản, trên cơ sở đó phân ngành
chuyên sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu, bên cạnh đó đào tạo ra nguồn nhân
lực chất lượng cao (đó là đội ngũ cán bộ KHKT, các nhà nghiên cứu, các
giảng viên đại học, các kỹ sư …)
+ Thứ ba: Giáo dục đã đưa xã hội loài người chuyển sang một nền kinh
tế mới – đó là nền kinh tế tri thức (mà trong đó lao động bằng trí óc là chủ yếu
trong các dây chuyền sản xuất).
- Tiêu cực: Các nghiên cứu vẫn còn nặng tính lý thuyết, tính thực tiễn
chưa cao, ứng dụng chưa được nhiều do điều kiện.
2.2. Tác động của KHKT đối với giáo dục trong sự phát triển quốc gia.
2.2.1. Vai trò của KHKT đối với giáo dục đào tạo.
Cách mạng khoa học – kĩ thuật được coi là có vị trí then chốt trong quá
trình cải biến từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đi tới một nước
công - nông nghiệp hiện đại. Mọi cố gắng về các mặt phát triển sự nghiệp giáo
dục, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, động viên các tiềm năng về
vốn, lao động, phát triển kinh tế đối ngoại cũng nhằm mục tiêu thúc đẩy
nhanh cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Đến nay, nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực
khoa học và kỹ thuật, đó là :
14
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối

với giáo dục đào tạo
- Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp gắn liền với nó ở
thế kỉ XVIII-XIX.
- Cách mạng khoa học – kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 đến
những năm 90 của thế kỉ XX.
Sự biến đổi triệt để về chất của lực lượng sản xuất, biến khoa học kĩ
thuật thành nhân tố chủ đạo của sự phát triển nền sản xuất xã hội, thành lực
lượng sản xuất trực tiếp, dẫn đến sự biến đổi cách mạng trong cơ sở vật chất kĩ
thuật của xã hội, trong tính chất và phân công lao động xã hội. Cách mạng
khoa học – kĩ thuật tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi ngày
càng nâng cao trình độ học thức chuyên môn, trình độ văn hoá, tổ chức, làm
thay đổi thói quen, tập tục lỗi thời; thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế,
văn hoá xã hội.
Những phát minh trong khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX là tiền đề của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Cuộc cách
mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại được coi như bắt đầu giữa những năm 40
thế kỉ XX. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này: 1) Sự phát triển của ngành
năng lượng mới. 2) Những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những
máy móc mới, trong đó có các tên lửa cực mạnh mở ra kỉ nguyên vũ trụ. 3)
Cách mạng sinh học. 4) Máy tính có thể làm hàng triệu đến vài tỉ phép tính
trong một giây. Từ khoảng giữa những năm 70, cách mạng khoa học – kĩ thuật
bắt đầu có những đặc điểm mới. Có thể gọi đó là giai đoạn hai của cách mạng
khoa học – kĩ thuật hiện đại. Đó là cuộc cách mạng chủ yếu về công nghệ với
sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới được sử dụng trong mọi hoạt động
kinh tế và đời sống xã hội, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và
công nghệ sinh học, về phát triển tin học. Việc áp dụng những công nghệ hoàn
toàn mới đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm hẳn tiêu
hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại cho môi trường, nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất.
Trong giai đoạn trước, máy móc thay thế lao động cơ bắp; trong giai đoạn

cách mạng tin học, máy tính làm nhiều chức năng của lao động trí óc. Một đặc
điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ở giai đoạn này là cuộc
sự biến đổi triệt để về chất của lực lượng sản xuất, biến khoa học kĩ thuật
thành nhân tố chủ đạo của sự phát triển nền sản xuất xã hội, thành lực lượng
sản xuất trực tiếp, dẫn đến sự biến đổi cách mạng trong cơ sở vật chất kĩ thuật
của xã hội, trong tính chất và phân công lao động xã hội. Cách mạng khoa học
– kĩ thuật tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi ngày càng nâng
15
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
cao trình độ học thức chuyên môn, trình độ văn hoá, tổ chức, làm thay đổi thói
quen, tập tục lỗi thời; thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.
Một đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ở giai đoạn
này là cuộc cách mạng đó diễn ra trên cơ sở những thành tựu của khoa học
hiện đại, trên cơ sở kết hợp rất chặt chẽ khoa học và kĩ thuật, khoa học và sản
xuất vật chất. Song song với việc đi sâu vào từng khoa học riêng lẻ là sự xuất
hiện của những lí thuyết ngày càng bao trùm hơn, của càng nhiều khoa học cụ
thể khác nhau, cho phép sử dụng các thành tựu của khoa học này phục vụ
khoa học kia, dù các ngành khoa học có khi rất xa nhau. Cho nên ngày nay,
sản xuất chịu ảnh hưởng không phải là của những ngành khoa học riêng biệt
nữa. Các thành quả của sản xuất là sản phẩm của một phạm vi nghiên cứu
rộng lớn, và ngày càng rộng lớn hơn, bao trùm không chỉ các ngành khoa học
tự nhiên, kĩ thuật và công nghệ, mà còn cả các ngành khoa học xã hội nữa:
kinh tế học, quản lí sản xuất, quản lí xã hội, xã hội học, tâm lí học xã hội, mĩ
học sản xuất, dự báo tiến bộ xã hội và khoa học kĩ thuật [7].
* Đặc biệt sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức (Knowledge economy)
đã tạo ra sự tác động vô cũng mạnh mẽ của KHKT đối với giáo dục – đào
tạo nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung.
Xã hội toàn cầu thời kì hậu công nghiệp phát triển dựa trên nền kinh tế tri
thức. Trong nền kinh tế ấy, tri thức và thông tin là hai nhân tố cốt yếu, còn

quyền sở hữu tri tuệ là cơ chế luật xác định quyền của con người đối với tri
thức. Tuy nhiên, nhìn vào một số lĩnh vực thì thấy sự giao thoa giữa cơn bão
toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc chiến
chống lại các cơn khủng hoảng, chẳng hạn như trong y dược, điều đó đã cản
trở những nỗ lực về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở các nước đang
phát triển.
5 lý do cơ bản để gọi nền KTTT là:
(1). Tri thức đã trở thành nhân tố quyết định của sản xuất, đẩy vốn, đất
đai và lao động xuống hàng thứ hai.
(2). Ưu thế lớn nhất của một quốc gia trên thị trường thế giới là khả năng
sáng tạo và khai thác tri thức.
(3). Đang hình thành nên một đội ngũ ngày càng hùng hậu những người
lao động trí não (khoảng 70-80%!).
(4). Sự hiện hữu của cơ sở hạ tầng công nghệ và các công cụ cho việc
thu thập và phân phối tri thức. Các công nghệ thông tin và truyền thông đang
16
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
mở rộng vô tận khả năng sáng tạo, thu thập và phân phối tri thức của con
người.
(5). Sự hiện hữu của cơ chế khuyến khích lợi ích cá nhân và mô hình tổ
chức cho phép các công nhân trí thức hợp tác phát triển ý tưởng mới [14].
Nền kinh tế tri thức có năm đặc trưng cơ bản:
Dù có nhiều cách hiểu khác nhau, song có thể thấy, nền kinh tế tri thức
có những đặc trưng cơ bản sau:
(1). Tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là
nguồn lực quan trọng hàng đầu quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
(2). Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động
kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng, trong đó cơ cấu sản xuất dựa
ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ,

đặc biệt là công nghệ cao.
(3). Cơ cấu lao động trong kinh tế tri thức có những biến đổi so với nền
kinh tế tri thức trước đó: Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao (70-90%),
nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập
trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người.
(4). Trong nền kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức trong sản phẩm ngày
càng cao, quyền sở hữu đối với tri thức trở nên quan trọng hơn những yếu tố
như tài nguyên, đất đai.
(5). Mọi hoạt động của kinh tế tri thức đều liên quan đến vấn đề toàn cầu
hóa, có tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia
và trên toàn thế giới.
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các quốc gia có nền kinh tế và
khoa học công nghệ phát triển đã đề ra những chương trình, chiến lược nhằm
hướng nền kinh tế phát triển theo những đặc trưng của kinh tế tri thức. Có thể
kể đến những ví dụ điển hình như: từ 1984 đến nay, mỗi năm chính phủ Mỹ
chi hàng trăm tỷ USD cho hoạt động khoa học, công nghệ. Từ những năm 80
của thế kỷ XX, chính phủ Nhật đã dành cho chương trình vi điện tử hơn 100
tỷ USD. Những năm 90 đến nay, nước Nhật đã dành khoảng 3% tổng sản
phẩm quốc dân cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Các nước Tây Âu
cũng đẩy mạnh hoạt động vào lĩnh vực công nghệ cao, như: công nghệ sinh
học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, điển hình là các nước Đức,
Pháp, Italia, Anh, Ba Lan Hiện nay theo số liệu của Ngân hàng thế giới, nếu
xét chỉ số chi tiết và tổng hợp của kinh tế tri thức thì các nước Mỹ, Nhật,
Singapore, Hồng Công đều ở vị trí hàng đầu. Chỉ số kinh tế tri thức (KEI) của
17
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
Mỹ là 9,02; Nhật Bản là 8,42; Hồng Công là 8,33. Chỉ số sáng tạo của Mỹ là
cao nhất: 9,47 [14].
Nhưng, thử hỏi, đến bao giờ các nước như Việt Nam đạt được 5 yêu cầu

trên để có được nền KTTT? Và hiện nay, những nước giầu tài nguyên như dầu
hoả họ không có ưu thế trên thị trường thế giới? [16].
Vì vậy, mục tiêu của phát triển nền kinh tế là đạt hiệu quả cao, tức năng
suất cao và khả năng sinh lợi lớn. Muốn vậy phải tạo cho được nền sản xuất
có sức cạnh tranh, phát triển bền vững, khai thác tối đa các lợi thế so sánh. Nói
một cách cụ thể là phải có nhiều sản phẩm và dịch vụ bán được, giữ vững và
mở rộng thị phần, nhất là những sản phẩm chủ lực quyết định cơ cấu là xương
sống của nền kinh tế [15].
2.2.2. Tác động của KHKT đối với giáo dục – đào tào. Đưa loài người
chuyển sang một nền kinh tế mới và bền vững – Đó là kinh tế tri thức.
Từ những phân tích trên đây, chúng tôi tổng kết lại thành các tác động
chính của KHKT đối với giáo dục như sau:
- Tích cực:
+ Thứ nhất: Thúc đẩy và thay đổi sự nghiệp giáo dục – đào tạo, chuyển
từ nền giáo dục mang nặng tính lý thuyết sang nền giáo dục gắn với KHKT.
Đưa nền giáo dục – đào tạo gắn việc học với hành, nghiên cứu hướng vào úng
dụng cho phát triển sản xuất và dân sinh là chủ yếu. Trong đó bao hàm cả việc
góp phần đưa loài người chuyển sang một nền kinh tế mới – bền vững – nền
kinh tế tri thức. Đây là tác động quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa
KHKT với các lĩnh vực bao gồm cả giáo dục và đào tạo. Đồng thời thúc đẩy
quá tình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các lĩnh vực 1 (nông, lâm, ngư
nghiệp) ,2 (công nghiệp xây dựng và kiến tạo) sang lĩnh vực 3 (dịch vụ và các
ngành khác).
+ Thứ hai: KHKT cung cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật cho giáo dục – đào
tạo: điều này thể hiện ở chỗ, khi KHKT được ứng dụng và tạo ra bước đột phá
trong kinh tế thì sẽ tạo ra nguồn cơ sở vật chất cho các viện nghiên cứu, các
trường học, các trung tâm đào tạo; hơn nữa, những thành tựu KHKT có khả
năng tạo ra và thu hồi vốn cho phát triển giáo dục – đào tạo qua việc nghiên
cứu và bán các bằng sáng chế, phát minh.
+ Thứ ba: KHKT mà đặc biệt công nghệ thông tin đã tạo ra một nền giáo

dục – đào tạo mang tính xã hội hóa, mở rộng hệ thống giáo dục quốc dân, mở
rộng quy mô đào tạo đa ngành đa lĩnh vực với sự ra đời của các trường nghề,
các trung tâm giáo dục từ xa quan Internets, các viện nghiên cứu, các viện
18
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
chiến lược phát triển, các trung tâm hợp tác KHKT và giáo dục. Tiểu biểu là
UNESCO (tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục Liên hợp quốc). Hơn nữa
công nghệ thông tin cũng góp phần tạo nên tính cập nhật thông tin tri thức
KHKT nhanh chóng cho người học, vừa góp phần bổ sung tri thức KHKT vừa
thức đẩy sự ganh đua cạnh tranh giữa những người học và các nhà nghiên cứu,
các tổ chức khoa học.
Đặc biệt: KHKT cung cấp những tri thức phổ biến để trang bị cho con
người khi gia nhập vào lực lượng lao động mới phải bao gồm:
(1) Biết sử dụng máy vi tính cũng như các trang thiết bị khác của công
nghệ thông tin và truyền thông ở một trình độ nhất định để có thể tìm được
trên mạng tất cả cái gì mà mình cần để bổ sung tri thức, phục vụ cho việc làm.
(2) Biết cách tìm kiếm thông tin, tri thức cần thiết từ các thư viện, nhất là
thư viện điện tử, các cơ sở dữ liệu trong nước và thế giới thông qua Internet.
(3) Biết ngoại ngữ đủ để giao tiếp với người nước ngoài, để trao đổi
thông tin, tri thức và hợp tác trong công việc.
Mạng và ứng dụng kỹ thuật số đã tạo ra một hình thức hoàn toàn mới của
giáo dục. Đó là học từ xa với thầy ảo, nhà trường ảo.
Các trường học ở Việt Nam đang sử dụng máy vi tính khá phổ biến.
+ Thứ tư: Cách mạng KHKT đã làm nhân tố con người, và việc sở hữu
trí tuệ được nhân loại coi trọng. Thông quan việc đó, thế giới đã có sự tôn vinh
những đóng góp cống hiến của các nhân và tổ chức đối với nghiên cứu, phát
triển KHKT: Giải Nô Ben, Công ước Burn về sở hữu trí tuệ. Các nước tổ chức
các cuộc thi giao lưu KHCN: như Robocon châu Á – Thái Bình Dương, làm
thúc đẩy toàn cầu hóa khu vực hóa trên lĩnh vực văn hóa giáo dục…

Sự ra đời của hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng (ISO) đã tạo ra
tính cạnh tranh ngày càng cao, thông qua đó đem lại cho con người những
hành hóa có chất lượng phục vụ cao hơn.
+ Thứ năm: Làm thay đổi nhận thức của các quốc gia dân tộc về con
đường phát triển của quốc gia dân tộc mình, đó là phải xây dựng và phát triển
nền giáo dục – đào tạo gắn với khoa học công nghệ hiện đại. Đưa giáo dục –
đào tạo và khoa học công nghệ trở thành quốc sách trong định hướng chiến
lược phát triển của quốc gia dân tộc mình.
Wiliam Stalley, Giáo sư, Giám đốc Phòng nghiên cứu lượng tử của Hãng
Hewlett-Packard, cho biết: “Tương lai của giáo dục = Công nghệ+Giáo viên”
[5].
19
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
Jacques Hallak, chuyên gia của UNESCO coi đầu tư cho GD là đầu tư
cho tương lai, phải dành một sự ưu tiên tuyệt đối. Chúng ta muốn hiện thực
hóa quốc sách hàng đầu của giáo dục và đào tạo thì hãy thực hiện những ưu
tiên này.
Ông Giang Trạch Dân đã đưa ra khẩu hiệu: Chấn hưng tương lai dân tộc
là ở giáo dục. Chấn hưng tương lai giáo dục là ở người thầy.
- Tiêu cực:
+ Thứ nhất: Cách mạng KHKT mà đặc biệt với công nghệ thông tin và
mạng Internet được ứng dụng rộng rãi đã cung cấp hệ thống thông tin đa chiều
giúp người học cập nhật nhanh tri thức nhân loại, nhưng người học mà nhất là
thế hệ trẻ không có sự chọn lọc gây nên sự khó khăn cho công tác phát triển
giáo dục. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc quá nhiều vào các thành tựu KHKT trong
giáo dục – đào tạo có nguy cơ làm hỏng cả một thế hệ học sinh, gây ra hệ lụy
cho giáo dục – đào tạo là làm chệch hướng giáo dục – đào tạo những con
người phát triển đầy đủ cả về đức, trí, thể mỹ… (tỉ lệ học sinh biết viết và viết
chuẩn tiếng mẹ đẻ bị giảm sút nghiêm trọng, trẻ em bị cận thị và các bệnh về

khí huyết, mắt rất nhiều do ngồi quá nhiều trước màn hình vi tính, các văn hóa
phẩm đồi trụy làm suy thoái nhân cách một bộ phận giới trẻ…)
+ Thứ hai: Cách mạng KHKT đã tạo nên sự chênh lệch trình độ rất lớn
giữa các quốc gia dân tộc trong giáo dục đào tạo. Những nước đang phát triển
và chậm phát triển có nền giáo dục phát triển thấp không những bị lãng phí
nguồn tài nguyên chất xám do không có điều kiện đầu tư đầy đủ cho việc
nghiên cứu khoa học, trả công sức đóng góp xứng đáng cho nguồn trí lực mà
họ đã bỏ ra đã dẫn đến “nạn chảy máu chất xám”. Làm gia tăng sự phụ thuộc
của các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển đối với các quốc gia phát
triển.
3. Định hướng xây dựng, phát triển mối quan hệ giữa KHKT và Giáo dục
đào tạo ở Việt Nam hiện nay
Thiên niên kỷ trước, loài người cũng như các công cụ, tiến hoá rất chậm,
nhưng bước vào kỷ nguyên này, những biến đổi mang tính cách mạng liên tiếp
xảy ra chỉ cách nhau một thời gian ngắn. Điều này khiến chúng ta rất khó hình
dung sau vài thập kỷ nữa những công nghệ nào sẽ ra đời, và các tổ chức còn
gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong việc dự kiến sử dụng chúng sao cho có hiệu
quả. Những tiến bộ công nghệ tăng lên theo hàm số mũ đã gây ra nguy cơ lớn
cho mọi người - đó là tình trạng dễ dàng bị gạt bỏ bởi dòng thác công nghệ
mới và trở nên lạc hậu trước thời cuộc.
20
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
Nhưng nhìn chung, các trường học vẫn nằm bên ngoài lề của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ. Giáo dục là ngành duy nhất vẫn còn đang tranh
luận về ích lợi của công nghệ. Đại bộ phận các trường học vẫn còn chưa thay
đổi, cách thức tổ chức và phương pháp giảng dạy về cơ bản vẫn như cũ mặc
dù đã tiến hành một số cuộc cải cách và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ
thuật, thành lập các trung tâm các viện nghiên cứu.
Vấn đề không phải ở chỗ đặt quá nhiều kỳ vọng vào công nghệ trong

giáo dục, mà ở chỗ việc áp dụng còn quá khiêm tốn. Nhiều trường học chỉ đơn
giản áp dụng công nghệ vào các biện pháp giảng dạy truyền thống, chứ không
tìm cách sáng tạo dựa theo những khả năng mà công nghệ cho phép. Do vậy,
thành quả đạt được nếu có thì cũng còn rất hạn chế.
“Tầm nhìn 2020” giúp hình dung ra cách thức mà công nghệ không
những cải tiến được việc giảng dạy, mà còn thay đổi quan niệm của ta về giáo
dục. Tầm nhìn này buộc mọi người phải xem xét lại những giả định truyền
thống và mở rộng tầm tư duy về cách thức áp dụng công nghệ để đem lại nền
giáo dục chất lượng.
Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (năm 1986) của Đảng đã khẳng định
phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, nhưng trong thực tế
khoa học công nghệ chưa phát triển mạnh ở Việt Nam, nên sự tác động của nó
đối với quá trình phát triển văn hóa nói chung và giáo dục Việt Nam trong thời
gian qua cũng chưa mạnh mẽ.
Tuy nhiên, khoa học công nghệ trong thời gian qua đã tác động ở mức độ
nhất định đối với các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi bắt đầu xuất hiện máy vi tính và
công nghệ thông tin ở các nước công nghiệp phát triển đã gây ra những đảo
lộn bất ngờ khi thấy xuất hiện một số ngành mới như: điện tử, bán dẫn, vi điện
tử, máy điện toán, ti vi màu, v.v
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại ảnh hưởng mạnh mẽ đến
quá trình phát nền kinh tế xã hội Việt Nam.
Thị trường lao động đang cạnh tranh về trình độ chuyên nghiệp và tay
nghề, tác động trực tiếp đến giáo dục nên hầu như mọi quốc gia đang tiến
hành cải cách giáo dục để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng đào tạo.
Sự đòi hỏi về vốn tri thức và trình độ hiểu biết của các thành viên trong xã hội
đang hướng tới xã hội học tập, học suốt đời.
21
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo

Những tiến bộ mới trên nhiều lĩnh vực của khoa học và sản xuất cũng là
thành tựu của sự phát triển giáo dục đào tạo những kiến thức khoa học cơ bản
tốt [8].
Từ sự phát triển nền kinh tế tri thức các nhà hoạch đinh chiến lược
rút ra một số bài học quan trọng cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, công nghệ thông tin và viễn thông là một bộ phận rất quan
trọng của nền kinh tế hiện đại (gọi nó là nền kinh tế tri thức, kinh tế mới,
không quan trọng), Nhưng không thể đồng hóa máy tính, mạng Internet, kể cả
thông tin nó chuyển tải là kinh tế tri thức. Không thể ảo tưởng vào một kinh tế
tri thức để đi tắt đón đầu theo kiểu những nhà kinh doanh dotcom nói trên.
Bài học thứ hai đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, cần
quan sát, học hỏi những gì người ta áp dụng thành công, xác định đâu là rào
cản về quan điểm, chính sách để đưa đất nước phát triển theo xu hướng chung
của thế giới. Dù muốn dù không, toàn cầu hóa vẫn là động lực thúc đẩy kinh
tế thế giới phát triển, không thể chống nó một cách giản đơn như những người
xuống đường biểu tình mỗi khi có hội nghị về thương mại toàn cầu. Khi đã
công nhận với nhau rằng, công nghệ thông tin và viễn thông là phương tiện
quan trọng trong điều hành quản lý, sẽ rất dễ nhận ra những rào cản như
chuyện độc quyền đang gây hại cho doanh nghiệp và đất nước như thế nào và
một nền giáo dục lạc hậu sẽ làm chậm tốc độ phát triển của đất nước trong
tương lai ra sao
Bài học thứ ba, dù những người đưa ra nền KTTT tuy có vội vàng,
nhưng những gì họ đóng góp cho nhân loại không phải là nhỏ. Họ đã đưa ra
nội dung cơ bản của nền KTTT là phải có tư bản tri thức. nhiều nước hy vọng
sớm có nền KTTT đã đề ra những chính sách rất hợp lý sau:
- Đầu tư nhiều nguồn lực cho sản xuất tri thức (R&D, phần mềm, chi
ngân sách cho giáo dục) khoảng 8-10% GDP.
- Quan tâm tới nguồn lực con người. Tỷ lệ người được đào tạo cao
(khoảng 13% dân số có trình độ đại học).
- Phổ cập Internet.

- Mở rộng thương mại điện tử.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho R&D
- Bảo đảm sự hợp tác giữa các công ty và các viện nghiên cứu, các
trường đại học.
- Tạo điều kiện cho thị trường vốn mạo hiểm ầu tư cho R&D [15].
* Giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam:
22
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
Nền kinh tế Việt Nam đang quá độ sang kinh tế công nghiệp. Vì vậy, để
tạo điều kiện và thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển cần quán triệt và thực hiện
một số giải pháp sau:
Thứ nhất, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và tri
thức. Sự phát triển của khoa học, công nghệ là điều kiện cần để hình thành và
phát triển kinh tế tri thức. Cần đầu tư hơn nữa cho khoa học, công nghệ; tạo ra
chính sách phát triển khoa học, công nghệ.
Thứ hai, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực cho
kinh tế tri thức. Nghiên cứu khoa học được coi là nền tảng của tăng trưởng
kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong các quá trình hình thành kinh tế tri thức.
Theo một nghiên cứu mới nhất, hiện nay nếu không có gì thay đổi thì Việt
Nam cần khoảng thời gian là 60 năm mới có thể theo kịp về số lượng bài báo
ở thời điểm năm 2005. Việt Nam vẫn đang thiếu chuyên gia nghiên cứu khoa
học tầm cỡ quốc tế, chất lượng lao động Việt Nam đạt 4/10 điểm (theo WEF).
Thứ ba, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN hướng
đến việc phát huy vai trò của khoa học, công nghệ, hướng đến kinh tế tri thức.
Cần tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo,
khuyến khích các chủ thể kinh tế phát huy tối đa tiềm năng của mình, trong đó
nhấn mạnh các vấn đề về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, bản quyền
Thứ tư, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
từ chiều rộng sang kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng với chiều

sâu. Cần kết hợp hợp lý phát triển kinh tế theo hai mô hình này, một mặt khai
thác những lợi thế sẵn có về lao động, tài nguyên; mặt khác phải “đi tắt, đón
đầu”, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mô hình “hiện đại”, “rút
ngắn” để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam [14].
* Vì vậy, Đảng và Nhà nước và chính phủ Việt Nam đã quan tâm tích
cực và sâu sắc hơn tới vấn đề này:
Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 7
(khóa X) ngày 06/8/2008 "Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" đã khẳng định: “Trong mọi
thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng
nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển
nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức
trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng trong sự hình thành và phát triển của
kinh tế tri thức phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và tạo nên sức mạnh của mỗi
quốc gia trong chiến lược phát triển. Mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình
23
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát
huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là
năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức”.
Như chúng ta đã biết Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII) ra
đời đã 16 năm, trong đó bàn hai nội dung rất quan trọng về GDĐT và KHCN.
Trong 16 năm qua, chúng ta có thể thấy KHCN và GDĐT có vai trò rất lớn
trong việc phát triển kinh tế đất nước. trên cơ sở đó nhìn thấy được thành tựu
cũng như các vấn đề của KHCN và GDĐT, để đưa ra những nội dung, những
yêu cầu, định hướng, những giải pháp mới, nhằm phát triển KHCN và GDĐT
trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng đã

thông qua, đất nước ta đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới, chuyển
từ tăng trưởng theo chiều rộng (phụ thuộc vào 2 yếu tố đầu vào là vốn và đất
đai) sang kết hợp tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu (nâng cao vai trò
của nguồn nhân lực chất lượng cao và hàm lượng chất xám trong KHCN).
Muốn vậy, chúng ta phải có một nền kinh tế chất lượng, hiệu quả có khả năng
cạnh tranh. Do đó, hai thành tố chủ lực quan trọng của giai đoạn.
Trong nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên, các đề tài đã thực sự
đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của cán bộ.
Nhiều đề tài được Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted)
xét chọn để áp dụng thí điểm thực hiện. Trong nghiên cứu khoa học và công
nghệ, nhiều công trình đã được lấy làm cơ sở khoa học cho việc định hướng
chiến lược quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương, vùng,
miền. Đội ngũ cán bộ khoa học trẻ của các trường đã có cơ hội tiếp cận, làm
quen với phương pháp nghiên cứu khoa học mới, tích lũy và bổ sung những
kiến thức mới.
Hoạt động chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh của khối trường
KH-KT-CN cũng rất mạnh, với tổng doanh thu giai đoạn 2006-2009 đạt
1.806,62 tỷ đồng, trong đó có các trường như Trường Đại học Mỏ - Địa chất
với 611,2 tỷ đồng, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội: 446,2 tỷ đồng; Trường
Đại học Xây dựng: 441,2 tỷ đồng
Trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, nhiều công trình nghiên cứu có ý
nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn cao, được áp dụng vào sản xuất, như cụm
công trình “Nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa chất công trình thềm lục địa
Việt Nam phục vụ xây dựng công trình và định hướng chiến lược phát triển
24
Bài kiểm tra: Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển lịch sử - Mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật đối
với giáo dục đào tạo
kinh tế biển”, “Nghiên cứu sự hình thành, phân bố và đề xuất hệ phương
pháp đánh giá và sử dụng tài nguyên nước ngầm ở vùng Karst Đông Bắc Việt
Nam”, “Chế tạo vật liệu tricolorphotpho và bột điện tử micro-nano sử dụng

để chế tạo đèn huỳnh quang và đèn huỳnh quang compacct tiết kiệm điện
năng”
Trong lĩnh vực khoa học nông – lâm – thủy sản, các trường đại học, Học
viện đã tạo ra được hàng chục giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng
tốt, chống chịu sâu bệnh; Chuyển giao được một số công nghệ khai thác thủy
sản mới có hiệu quả kinh tế cao; Làm chủ các công nghệ sản xuất giống và
nuôi thương phẩm có giá trị kinh tế cao, ; Tạo ra các giống cây mới có khả
năng chống chịu bệnh, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng
diện tích và mật độ rừng; Thành lập bản đồ số hóa hiện trạng rừng và đất rừng
đã giao khoán, tạo cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng mô hình quản lý lâm phận
sau giao khoán dựa trên công nghệ GIS.
Các trường đại học thuộc khối kinh tế, quản trị kinh doanh đã thực hiện
38 đề tài cấp nhà nước, 805 đề tài cấp Bộ, 1.209 đề tài cấp cơ sở và 34 đề tài
về hợp tác quốc tế, với nội dung nghiên cứu lý luận cơ bản phục vụ đào tạo,
nghiên cứu phục vụ hoạch định chính sách quản lý KT vĩ mô, nghiên cứu tư
vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội.
Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, các trường đại học
tham gia nhiệm vụ bảo tồn quỹ gene đã xây dựng được một hệ thống nguồn
gene có giá trị cao. Các trường tham gia nhiệm vụ ươm tạo CN đã tạo ra được
nhiều bí quyết công nghệ, trong đó đã được cấp 9 bằng độc quyền giải pháp
hữu ích.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học góp phần phát hiện và bồi dưỡng tài
năng trẻ, phát triển tiềm lực khoa học, công tác nghiên cứu khoa học của cán
bộ trẻ và sinh viên được triển khai một cách bài bản, hệ thống, từ Bộ tới các
cơ sở. Qua 5 năm xét giải, có 2.649 công trình nghiên cứu khoa học của sinh
viên đạt Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” và được Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen.
Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ đã góp phần nâng cao chất
lượng nghiên cứu khoa học. Các trường đại học có điều kiện đều thiết lập các
mối quan hệ hợp tác, nghiên cứu song phương với các trường, viện nghiên cứu

của nước ngoài, chủ động tổ chức hợp tác nghiên cứu, trao đổi giảng viên,
khảo sát, học tập kinh nghiệm.
25

×