Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

cấp độ liên kết của cộng đồng ASEAN trong nhiều lĩnh vực chưa đạt được mức độ như liên minh châu âu (EU), nhưng cấp độ như vậy sẽ phù hợp với những đặ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.33 KB, 3 trang )

Cộng đồng ASEAN là liên kết của các quốc gia ASEAN trên cơ sở một hệ thống
thiết chế và thể chế pháp lý, bao gồm ba trụ cột Cộng đồng chính trị - an ninh (APSC),
Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn hóa – xã hội (ASCC), nhằm xây dựng
ASEAN trở thành một tổ chức quốc tế năng động, thịnh vượng, vững mạnh và bản sắc
chung. Mặc dù, cấp độ liên kết của Cộng đồng ASEAN trong nhiều lĩnh vực chưa đạt
được mức độ như Liên minh châu Âu (EU), nhưng cấp độ như vậy sẽ phù hợp với
những đặc trưng riêng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của ASEAN.
Về chính trị - an ninh, APSC tiếp tục dựa chủ yếu vào các cơ chế trao đổi hợp tác
sẵn có. Điều 2 Hiến chương ASEAN cũng khẳng định các nguyên tắc “tôn trọng độc
lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia
thành viên” sẽ được duy trì như là nền tảng của hợp tác chính trị - an ninh. Như vậy,
APSC khi hình thành sẽ chỉ đưa hợp tác an ninh - chính trị ASEAN tới giai đoạn phát
triển và sẽ dừng lại ở đó cho tới khi nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của các quốc gia
ASEAN chưa bị thỏa hiệp. ASEAN chưa thể chuyển sang giai đoạn trưởng thành của
một cộng đồng an ninh trong đó hiện diện sự thể chế hóa cao và ở cấp độ hình thành
một chính phủ siêu quốc gia. Quá trình xây dựng APSC cũng gặp nhiều khó khăn. Một
mặt, những vấn đề cơ bản, phần nào mang tính quyết định quá trình xây dựng Cộng
đồng an ninh, như thay đổi nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
tiến hành đăng kiểm vũ khí ASEAN… vẫn gây nhiều tranh cãi và đe doạ tình đoàn kết,
hợp tác trong ASEAN. Mặt khác, các nước thành viên vẫn lo ngại tác động của APSC
đến quan hệ với các nước Đối thoại, đặc biệt là các nước lớn.
Về kinh tế, mặc dù mục tiêu của ASEAN hướng tới cả ba mô hình liên minh thuế
quan, thị trường chung và liên minh kinh tế, AEC lại không đáp ứng được hoàn toàn tất
cả các tiêu chuẩn của các mô hình này. AEC chưa thể hiện xu hướng tiến đến mô hình
cao nhất của hội nhập kinh tế là liên minh kinh tế. Việc phối hợp chính sách kinh tế
đang chỉ ở bước đầu trong khi Kế hoạch tổng thể AEC đã chỉ rõ quy trình ra quyết định
bởi các cơ quan kinh tế trong ASEAN sẽ dựa trên đồng thuận. ASEAN cũng bắt đầu
phối hợp và xây dựng các chính sách chung cho khu vực như hướng tới thành lập Cửa
ngõ Hải quan trực tuyến ASEAN (ASEAN e-Customs), Hiệp định Bao quát về Đầu tư
ASEAN (ACIA)… Như vậy, AEC dường như đang bước tắt từ hình thành liên minh
thuế quan sang thành lập thị trường chung. Tuy nhiên, quá trình xây dựng AEC cũng


phải đối mặt với ba trở ngại lớn. Một, đó là vấn đề khoảng cách phát triển. Vấn đề khác
biệt về định lượng (GNP, GDP bình quân đầu người…) có thể khắc phục theo thời gian,
nhưng những khác biệt về chất (thể chế, chính sách…) thì không dễ dàng. Hai, thị
trường ASEAN là một thị trường “cộng” chứ không hoàn toàn “hoà nhập” của tất cả thị
trường các nước thành viên, với những chính sách kinh tế không công khai, phát triển ở
nhiều cấp độ, lại chủ yếu hướng ra bên ngoài chứ không phải vào thị trường nội khối.
Ba, ASEAN không có một nền kinh tế đầu tầu và một đồng tiền mạnh để dẫn dắt khu
1


vực. Trong khi đó, viễn cảnh một “cộng đồng kinh tế Đông Á” lại tỏ ra hấp dẫn hơn
AEC do khu vực này có hai nền kinh tế lớn là Nhật Bản và Trung Quốc.
Về văn hóa - xã hội, mục tiêu quan trọng nhất của ASCC là thúc đẩy tiến bộ xã hội
và xây dựng bản sắc chung ASEAN. Tuy nhiên, Kế hoạch tổng thể ASCC chủ yếu tập
trung vào các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức và hiểu biết về sự đa dạng về
văn hóa, lịch sử, thể chế… của các quốc gia ASEAN; trong khi đó, những đặc điểm nào
sẽ là bản sắc chung ASEAN vẫn chưa được xây dựng thành khái niệm rõ ràng. Như
vậy, trong mục tiêu “hòa nhập trong đa dạng” của ASCC thì mặt “đa dạng” vẫn rõ nét
hơn mặt “hòa nhập”. Trong quá trình xây dựng ASCC cũng gặp nhiều trở ngại. Thứ
nhất, sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tư tưởng giữa các nước ASEAN là một trở
ngại không dễ gì vượt qua. Điều này có thể tạo ra phân cực chính trị hay duy trì tình
trạng lỏng lẻo trong liên kết các xã hội ASEAN. Thứ hai, sự tồn tại nhiều cấp độ dân
chủ và sự quá đa dạng về tôn giáo, sắc tộc sẽ ít nhiều cản trở liên kết văn hóa - xã hội
trong ASEAN.
Qua đây ta có thể thấy rằng, mức độ liên kết của khu EU đạt trình độ cao hơn
nhiều so với ASEAN, điều này có thể lý giải do:
Thứ nhất, quá trình liên kết của EU bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế còn ASEAN là từ
chính trị. Vậy nhưng trong ASEAN, thể chế chính trị của các quốc gia còn có nhiều
điểm khác biệt, trong khi để xây dựng nên một mô hình liên kết bền vững ít nhiều cần
đến sự đồng đều giữa các quốc gia. Về phần này, EU ít nhiều đã làm được việc đó, khi

nền kinh tế, và ngay cả văn hóa, chính trị của các nước thành viên EU đều có những
điểm tương đồng nhất định. Thứ hai, hoạt động theo cơ chế kì họp, và các kì họp khá
“thưa” trong một năm đã làm hạn chế khả năng chỉ đạo điều hành của Cấp cao ASEAN
trước những biến động khó khăn bất thường. Mặc dù đã có sự trợ giúp của cơ quan điều
phối, tuy nhiên chính bản thân các cơ quan điều phối trong cơ cấu tổ chức của ASEAN
cũng hoạt động theo định kì, khiến cho mối liên kết giữa các cơ quan của AC còn lỏng
lẻo. Khác với ASEAN, trong các thiết chế pháp lý cuả EU chỉ có Hội đồng châu Âu là
hoạt động theo kì họp, còn những cơ quan khác đều hoạt động diễn ra một cách liên tục
hơn, chính vì vậy giữa các cơ quan có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, kịp
thời triển khai các hoạt động cuả EU. Thứ ba, EU xây dựng liên minh theo nguyên tắc
liên bang trong khi các nước ASEAN đề ra nguyên tắc liên kết kiểu hợp bang, lỏng lẻo
về xây dựng thể chế, điều này cũng góp phần tạo nên sự rời rạc trong liên kết về thể chế
chính trị của ASEAN.
Mặc dù, cấp độ liên kết của AC trong nhiều lĩnh vực chưa đạt được mức độ như
EU, nhưng cấp độ như vậy sẽ phù hợp với những đặc trưng riêng về chính trị, kinh tế,
văn hóa xã hội của ASEAN.
Về chính trị - an ninh, các tranh chấp song phương và đa phương giữa các nước
thành viên đã được giải quyết phần nào, và các qui tắc ứng xử được trải nghiệm trong
thực tế phát triển của Hiệp hội là những cơ sở vững chắc tiến tới một liên kết an ninh.
Trên cơ sở những tiền đề và thành tựu đã đạt được từ khi thành lập đến nay, những nội
2


dung hợp tác trong APSC sẽ thiết lập nên những chuẩn mực và cách ứng xử chung đảm
bảo hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Cùng với một khôn khổ thể chế đã được hình
thành có thể thấy nếu ASEAN xây dựng thành công APSC với đầy đủ các nội dung
trong kế hoạch đặt ra thì hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN sẽ có thể bắt đầu đạt
đến cấp độ trưởng thành của một APSC nhưng chỉ dừng lại ở cấp độ “liên kết lỏng” khi
mỗi nước thành viên trong Cộng đồng vẫn có đầy đủ chủ quyền trong việc hoạch định
chính sách an ninh, quốc phòng, cũng như thiết lập quan hệ an ninh và phòng thủ với

các cường quốc bên ngoài.
Về kinh tế, các chương trình hợp tác kinh tế đã có là những nền tảng tốt cho những
bước tiến xa hơn trong tiến trình liên kết kinh tế. AEC thực chất chỉ là mô hình liên kết
kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những liên kết kinh tế hiện có của ASEAN
(AFTA, AFAS, AIA, IAI,… ) và bổ sung thêm một nội dung mới trong các yếu tố sản
xuất, là tự do di chuyển lao động lành nghề. Điều này khiến cho AEC trở thành một liên
kết kinh tế có cấp độ đặc thù, một Khu vực thương mại tự do cộng (FTA+, cộng thêm
hai sự tự do luân chuyển các yếu tố của sản xuất là vốn và lao động) hoặc là Thị trường
chung trừ (CM-, trừ đi hai nội dung thuế quan chung và hài hòa chính sách kinh tế).
Về văn hóa – xã hội, các chương trình hợp tác và liên kết đã tạo điều kiện để các
quốc gia thành viên hiểu biết sâu sắc hơn về bản sắc và truyền thống văn hóa của các
dân tộc, đó là thuận lợi căn bản cho việc xây dựng liên kết văn hóa - xã hội ASEAN.
ASEAN đã có các cơ chế thúc đẩy hợp tác và không ngừng được hoàn thiện. Hiến
chương ASEAN đã ra đời, các Hội đồng Cộng đồng đã được thành lập, và các Kế
hoạch tổng thể và Đề cương cụ thể xây dựng APSC, AEC và ASCC đang được triển
khai, đó là những nền tảng cơ bản cho niềm tin vào hiện thực của AC. Có thể khẳng
định rằng, nếu ASCC được xây dựng thành công với đầy đủ các nội dung theo bản kế
hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng văn hóa - xã hội 2009 thì đây là mô hình liên kết
đầu tiên ở cấp độ một Cộng đồng trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, được định dạng và
vận hành trên cơ sở một hệ thống các thể chế và thiết chế pháp lý. Nói cách khác, hợp
tác của ASEAN trong lĩnh vực văn hóa - xã hội được đưa lên thành một mô hình liên
kết Cộng đồng, hoạt động trong khuôn khổ pháp lý với một cơ chế đảm bảo điều phối
hoạt động ở nhiều cấp độ và với nhiều phương thức thực hiện khác nhau, có mối quan
hệ chặt chẽ với những Cộng đồng khác trong việc thực hiện một mục tiêu chung của cả
AC.
Dưới góc độ của một tổ chức quốc tế khu vực, có thể nói rằng nếu AC được xây
dựng thành công vào năm 2015 như kế hoạch đã đặt ra, sẽ đưa ASEAN đạt đến một cấp
độ liên kết cao hơn so với các tổ chức quốc tế khu vực khác trên thế giới. Chính vì vậy
ta có thể nói rằng cấp độ liên kết của Cộng đồng ASEAN trong nhiều lĩnh vực chưa đạt
được mức độ như Liên minh châu Âu – tổ chức quốc tế khu vực thành công nhất trên

thế giới hiện nay, nhưng cấp độ như vậy sẽ phù hợp với những đặc trưng riêng về chính
trị, kinh tế, văn hóa xã hội của ASEAN.
3



×