Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Cơ sở sản xuất x tại thành phố hồ chí minh chuyên kinh doanh sản phẩm nước mắm cơ sở này mua nước mắm (chứa trong thùng lớn) của một số doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.81 KB, 9 trang )

Bài tập học kì

Môn Lu ật s ở h ữu trí tu ệ
ĐỀ BÀI 17:

Cơ sở sản xuất X tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyên kinh doanh sản
phẩm nước mắm. Cơ sở này mua nước mắm (chứa trong thùng lớn) của một số
doanh nghiệp sản xuất nước mắm tại đảo Phú Quốc, tại Nha Trang, Phan
Thiết…sau đó pha chế thêm rồi đóng chai, dán nhãn “nước mắm Phú Quốc”,
“nước mắm Phan Thiết”, …bán ra thị trường. Bằng các kiến thức đã học, anh
chị hãy phân tích và xác định hành vi sản xuất và kinh doanh nước mắm của cơ
sở X có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không?
BÀI LÀM:
Trước hết, em khẳng định rằng: Hành vi sản xuất và kinh doanh nước
mắm của cơ sở X đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bởi vì:
Thứ nhất, theo Wikipedia, từ năm 2001, Cục Sở hữu trí tuệ đã công nhận
tên gọi xuất xứ nước mắm Phú Quốc và đến năm 2005, Bộ Thuỷ sản đã ban
hành Quy định tạm thời về sản xuất nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc,
trong đó bắt buộc sau 3 năm, chỉ có nước mắm đóng chai tại Phú Quốc theo
TCN230:2006 mới được chứng nhận xuất xứ từ Phú Quốc. Với nước mắn Phan
Thiết từ năm 2007, tên gọi này đã được luật hoá khi Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình
Thuận đăng ký bảo hộ vô thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam để chứng nhận xuất
xứ cho các loại nước mắm này. Tháng 11/2006, theo đề nghị của Hội Nước
mắm Nha Trang, 30 cơ sở sản xuất nước mắm tại Nha Trang được Cục Sở hữu
trí tuệ trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và bảo hộ sở hữu
chung đối với nhãn hiệu “nước mắm Nha Trang” . Còn theo www.noip.gov.vn
thì nước mắm Phú Quốc và nước mắm Phan Thiết đã được Cục sở hữu trí tuệ
cấp giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lí.

Sv: Phạm Đức Huy – Mssv: 350137


Page 1


Bài tập học kì

Môn Lu ật s ở h ữu trí tu ệ

Theo khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ và www.noip.gov.vn : Chỉ dẫn
địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức
độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng
rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định
bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý,
hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương
tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Trong tình huống này, cơ sở X mua sản phẩm nước mắm Phú Quốc, nước
mắm Phan Thiết có nguồn gốc từ khu vực địa lý là Phú Quốc và Phan Thiết –
[đây là những khu vực sản xuất nước mắm đã có danh tiếng từ lâu đời cũng như
nhận được mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng rất cao (hầu hết người sống
trên lãnh thổ Việt Nam đều biết đến); đồng thời các chất lượng, đặc tính của sản
phẩm này cũng đã được kiểm tra như về nguyên liệu, cách chế biến, độ đạm rất
khác biệt với các loại nước mắm khác].
Theo em xin đưa ra các bảng sau số liệu sau:
Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan của nước mắm Phú Quốc
Yêu cầu
Tên chỉ tiêu
Đặc biệt
1. Màu sắc

2. Độ trong

Thượng hạng

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

Nâu vàng, nâu vàng đến nâu đỏ, nâu đỏ
Trong, sáng, sánh, không
vẩn đục

Sv: Phạm Đức Huy – Mssv: 350137

Trong, không vẩn đục
Page 2


Bài tập học kì

Môn Lu ật s ở h ữu trí tu ệ

3. Mùi

Mùi thơm dịu, đặc trưng của nước mắm Phú Quốc, không có
mùi lạ

4. Vị


Ngọt của
Ngọt của Ngọt của
Ngọt đậm của đạm, có
đạm, có hậu đạm, có hậu đạm, ít hậu
hậu vị rõ
vị rõ
vị
vị

5. Tạp chất nhìn
thấy bằng mắt
thường

Không được có

Bảng 2 – Các chỉ tiêu hóa học của nước mắm Phú Quốc
Mức chất lượng
Tên chỉ tiêu

1. Hàm lượng nitơ toàn phần,
tính bằng g/l, không nhỏ hơn

Đặc biệt

Thượng
hạng

Hạng 1


Hạng 2

Hạng 3

40

35

30

25

20

2. Hàm lượng nitơ axit amin,
tính bằng % so với nitơ toàn
phần, không nhỏ hơn

55

45

3. Hàm lượng nitơ amôniac,
tính bằng % so với nitơ toàn
phần, không lớn hơn

14

15


4. Hàm lượng axit, tính bằng
g/l theo axit axêtic, không
nhỏ hơn
5. Hàm lượng muối Natri
clorua, tính bằng g/l, trong
khoảng
Sv: Phạm Đức Huy – Mssv: 350137

12

250 - 295

Page 3


Bài tập học kì

6. Hàm lượng Histamin, tính
bằng mg/l, không lớn hơn

Môn Lu ật s ở h ữu trí tu ệ

200

Cơ sở X mua về sau đó pha chế làm cho danh tiếng danh tiếng của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý này không đảm bảo được chất lượng, đặc tính so với
tiêu chuẩn chất lượng đã công bố của chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ.
Theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ và www.noip.gov.vn thì: Nhãn
hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh
nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ

cùng loại của các doanh nghiệp khác. Đối với “nước mắm Nha Trang” thì cơ sở
X đã xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa.
Thứ hai, chỉ dẫn địa lí và nhãn hiệu thuộc đối tượng được bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp (là một dạng của quyền sở hữu trí tuệ). Nếu có hành vi xâm
phạm đối với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tức là có hành vi xâm phạm đối với
quyền sở hữu trí tuệ. Về hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và
chỉ dẫn địa lí theo khoản 1 và khoản 3 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ quy định:
“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu
nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ
trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b)…;
c)…;
d)….

3, Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ:
Sv: Phạm Đức Huy – Mssv: 350137

Page 4


Bài tập học kì

Môn Lu ật s ở h ữu trí tu ệ

a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất
xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng
các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý;

b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa
lý;
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó
làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý
đó;
d)...”
Xét hành vi của cơ sở X:
Cơ sở X mua nước mắm (chứa trong thùng lớn) của một số doanh nghiệp
sản xuất nước mắm tại đảo Phú Quốc, Phan Thiết, Nha Trang…sau đó pha chế
thêm rồi đóng thành chai và dán nhãn “nước mắm Phú Quốc “nước mắm Phan
Thiết” đã làm cho người sử dụng nhầm lẫn về xuất xứ, nguồn gốc của sản
phẩm, đồng thời làm ra sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính
chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; làm giảm giá trị
sản phẩm, uy tín, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí. Đồng thời sử
dụng nhãn hiệu nổi tiếng “nước mắm Nha Trang” đã được bảo hộ là hành vi
xâm phạm đối với nhãn hiệu theo điểm a khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ:
“Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ
trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó”.
Xét tư cách chủ thể của cơ sở X:

Sv: Phạm Đức Huy – Mssv: 350137

Page 5


Bài tập học kì

Môn Lu ật s ở h ữu trí tu ệ


Theo quy định tại Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu đối tượng sở
hữu công nghiệp là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp hoặc được chuyển giao văn bằng bảo hộ. Chủ sở hữu
chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn
địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực
tiếp thực hiện việc quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý
cho tổ chức đại diện quyền lợi của các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý. Còn chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan
có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký
quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy, muốn sử dụng chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu thì chủ thể đó phải có
quyền đối với chỉ dẫn địa lý đó. Tuy nhiên, Cơ sở X không hề được cấp giấy
Giấy Chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc, Phan Thiết cũng như
quyền sử dụng nhãn hiệu nước mắm Nha Trang.
Theo thì hiện nay - ngày 20/5/2009,
Sở Khoa học Công nghệ Bình Thuận đã tổ chức trao giấy chứng nhận quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý Phan Thiết dùng cho sản phẩm nước mắm cho 14 doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất nước mắm trên đại bàn thành phố Phan Thiết.
Theo phuquoconline.net, hiện tại, Phú Quốc có khoảng 100 cơ sở sản
xuất nước mắm, ước tính sản lượng trên 10 triệu lít/năm. Dương Ðông và An
Thới là hai nơi sản xuất nước mắm nhiều nhất đảo. Có những gia đình làm nghề
nước mắm cha truyền con nối và giữ vững tiếng tăm từ đời này sang đời khác.
Nước mắm Phú Quốc có các cơ sở, doanh ngiệp như: Doanh nghiệp tư nhân
Nam Hương, cơ sở sản xuất nước mắm Hồng Hạnh;…
Xét mục đích của hành vi xâm phạm:
Sv: Phạm Đức Huy – Mssv: 350137

Page 6



Bài tập học kì

Môn Lu ật s ở h ữu trí tu ệ

Mục đích của hành vi sản xuất và kinh doanh của cơ sở X này là làm cho
người tiêu dùng nhầm lẫn với sản phẩm chứa chỉ dẫn địa lí nước mắm Phú
Quốc và nước mắm Phan Thiết đang được bảo hộ để tiêu thụ tìm kiếm lợi
nhuận. Thể hiện qua dấu hiệu giả mạo chỉ dẫn địa lí nước mắm Phú Quốc và
nước mắm Phan Thiết. Sản phẩm giả mạo chỉ dẫn địa lí mang yếu tố xâm phạm
đối với chỉ dẫn địa lí là trên sản phẩm, bao bì của sản phẩm có dấu hiệu trùng
với chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ cho chính mặt hàng đó mà không được
phép của tổ chức quản lí chỉ dẫn địa lí cụ thể là Sở Khoa học Công nghệ tỉnh
Kiên Giang và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây cũng
chính là một trong các hành vi vi phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lí được pháp
luật quy định. Xét về chủng loại thì hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lí có cùng
chủng loại với hàng hóa mang chỉ dẫn địa lí được bảo hộ tức đều là sản phẩm
nước mắm.
Khi sử dụng nhãn hiệu nước mắm Nha Trang thì cơ sở X cũng có mục
đích như khi sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc, Phan Thiết… Tuy nhiên ở đây
dưới góc độ sở hữu trí tuệ thì theo em cơ sở X không hề có sự phân biệt giữa
chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu. Cơ sở X chỉ quan tâm tới việc nếu dãn các từ
“nước mắm Phú Quốc”, “nước mắm Phan Thiết”, “nước mắm Nha Trang”…
đều hướng tới việc kinh doanh bất hợp pháp để kiếm tiền.
Xét về phạm vi lãnh thổ:
Phạm vi lãnh thổ cũng được xem để đánh giá một hành vi có bị coi là
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ở đây hành vi của cở X diễn ra trên lãnh thổ
Việt Nam.
Như vậy, từ phân tích trên em xin khẳng định lại rằng hành vi sản xuất,

kinh doanh của cơ sở X đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sv: Phạm Đức Huy – Mssv: 350137

Page 7


Bài tập học kì

Môn Lu ật s ở h ữu trí tu ệ

Ngoài ra, hành vi của cơ sở X còn vi phạm về sản xuất hàng giả.
Hàng giả về nội dung theo quy định của pháp luật hình sự có thể hiểu như
sau: Là loại hàng hoá mà mức chất lượng thực tế thấp hơn mức tối thiểu mà
Nhà nước quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, hoặc hàng hoá có giá trị
sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên của nó.
Theo đề bài thì cơ sở sản xuất X tại Thành phố Hồ Chí Minh mua nước
mắm (chứa trong thùng lớn) của một số doanh nghiệp sản xuất nước mắm tại
đảo Phú Quốc, tại Nha Trang, Phan Thiết…sau đó pha chế thêm rồi đóng chai,
dán nhãn “nước mắm Phú Quốc”, “nước mắm Phan Thiết”, …bán ra thị
trường. Như vậy có thể thấy hành vi pha chế thêm của cơ sở sản xuất X đã làm
mất đi tiêu chuẩn chất lượng của nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết,


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
2, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb
CAND, Hà Nội, 2009;
3, www.noip.gov.vn;
4,


/>
%AFm_Ph%C3%BA_Qu%E1%BB%91;
Sv: Phạm Đức Huy – Mssv: 350137

Page 8


Bài tập học kì
5,

Môn Lu ật s ở h ữu trí tu ệ

/>
%AFm_Phan_Thi%E1%BA%BFt;
6, ;
7,

Sv: Phạm Đức Huy – Mssv: 350137

Page 9



×