BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
VÕ NGÂN HÀ
ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN LỢI THẾ
CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP:
TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC SẢN
XUẤT VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
VÕ NGÂN HÀ
ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN LỢI THẾ
CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP:
TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC SẢN
XUẤT VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh – hướng nghiên cứu
Mã số : 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHẠM XUÂN LAN
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp đến
lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp: Trường hợp doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản
xuất vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Cơ sở lý luận tham khảo từ các tài liệu được nêu ở phần tài liệu tham khảo, số
liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực, không sao chép của bất
cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
TP.HCM, ngày tháng
năm
Người thực hiện luận văn
Võ Ngân Hà
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài: ........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ....................................................................................... 5
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................. 5
1.4 Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 6
1.4.1 Quy trình nghiên cứu:............................................................................... 6
1.4.2 Dữ liệu nghiên cứu: ................................................................................. 8
1.4.2.1 Mục tiêu dữ liệu ............................................................................... 8
1.4.2.2 Nguồn dữ liệu ................................................................................... 8
1.4.2.3 Phương pháp thu thập....................................................................... 9
1.4.3 Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 9
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu: .................................................................................. 9
1.6 Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 11
2.1 Văn hóa doanh nghiệp .....................................................................................................11
2.1.1 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp ..................................................................11
2.1.2 Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp ..............................................................12
2.1.2.1 Cấp độ hữu hình ................................................................................... 12
2.1.2.2 Cấp độ vô hình .......................................................................................... 12
2.1.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp ................................................................. 13
2.1.4 Các loại hình văn hóa doanh nghiệp ............................................................. 14
2.1.5 Đo lường văn hóa doanh nghiệp ............................................................ 16
2.2
Khái niệm về lợi thế cạnh tranh ................................................................. 19
2.2.1 Khái niệm lợi thế cạnh tranh .................................................................. 19
2.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh: ............................................ 20
2.3
Mối liên hệ giữa văn hóa và lợi thế cạnh tranh: ......................................... 21
2.4
Mô hình - giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 24
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 30
3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 30
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................. 30
3.1.2 Nghiên cứu chính thức .......................................................................... 30
3.2 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 32
3.2.1 Tổng thể ................................................................................................ 32
3.2.2 Kích thước mẫu ..................................................................................... 32
3.2.3 Cách thức chọn mẫu ............................................................................... 33
3.3 Xây dựng bảng câu hỏi ........................................................................................ 33
3.3.1 Thang đo về văn hóa doanh nghiệp: ...................................................... 33
3.3.2 Thang đo về lợi thế cạnh tranh .............................................................. 35
3.3.3 Nghiên cứu sử dụng các thang đo: ......................................................... 36
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 36
3.4.1 Mô tả mẫu .............................................................................................. 36
3.4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo .......................................................... 36
3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................... 36
3.4.4 Phân tích tương quan- hồi quy ............................................................... 38
3.4.5 Kiểm định mô hình hồi quy ................................................................... 38
3.4.6 Xác định mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. ....38
3.4.7 Kiểm định sự khác biệt ...........................................................................................39
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 40
4.1. Mô tả biến định tính ...................................................................................... 40
4.2 Mô tả biến định lượng.................................................................................... 41
4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha ........................ 41
4.2.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ..................... 43
4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội ................................................................................45
4.3.1 Ma trận hệ số tương quan: .................................................................................45
4.3.2 Phân tích hồi quy: ...............................................................................................46
4.4 Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu học với lợi thế cạnh tranh ..... 52
4.4.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính: .............................................................53
4.4.2 Kiểm định ANOVA theo độ tuổi: .....................................................................53
4.4.3 Kiểm định ANOVA theo loại hình doanh nghiệp: .........................................53
4.4.4 Kiểm định ANOVA theo vị trí công tác: .........................................................54
4.4.5 Kiểm định ANOVA theo thâm niên làm việc: ................................................54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN .............................................................................................. 55
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 55
5.1.1 Về sự tác động các biến nghiên cứu của văn hóa lên biến lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp: ...................................................................................................................55
5.1.2 Về sự khác biệt giới tính theo đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp: .................................................................................................... 57
5.2 Hàm ý cho nhà quản trị ................................................................................. 62
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. DÀN BÀI NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ĐỊNH TÍNH
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM VÀ DANH SÁCH NGƯỜI THAM
GIA THẢO LUẬN NHÓM
PHỤ LỤC 3.BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 4. THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN ĐỊNH TÍNH
PHỤ LỤC 5. CRONBACH’S ALPHA
PHỤ LỤC 6. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA – BIẾN ĐỘC LẬP
PHỤ LỤC 7. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA – BIẾN PHỤ THUỘC
PHỤ LỤC 8. TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN
PHỤ LỤC 9. PHÂN TÍCH HỒI QUY
PHỤ LỤC 10. OCAI TIPS
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ
Ký hiệu/Chữ
viết tắt
ANOVA
Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
CA
Lợi thế cạnh tranh
CE
Điểm nhấn chiến lược
CTCP
Công ty cổ phần
CTHD
Công ty hợp danh
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân
EFA
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
ME
Cách thức quản lý nhân viên
OCAI
Công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp
(Organizational Culture Assessment Instrument)
OG
Chất keo gắn kết
OL
Phong cách lãnh đạo
R&D
Nghiên cứu và phá triễn (Research and Development)
Sig.
Mức ý nghĩa quan sát (Observed significance level)
SPSS
Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội
(Statistical Package for the Social Sciences)
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
T-test
Kiểm định trung bình tổng thể
VIF
Hệ số nhân tố phóng đại phương sai (Variance inflation factor)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khung giá trị cạnh tranh (Competing values Framework) ....................... 16
Bảng 4.1: Thống kê nghiên cứu mẫu ........................................................................ 40
Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha ....................................................................... 41
Bảng 4.3: Kết quả EFA cho các biến độc lập ........................................................... 43
Bảng 4.4: Kết quả EFA cho biến phụ thuộc ............................................................. 44
Bảng 4.5: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ................................................... 45
Bảng 4.6: Đánh giá sự phù hợp của mô hình ............................................................ 47
Bảng 4.7: Kiểm định sự phù hợp của mô hình (kiểm định ANOVA) ...................... 47
Bảng 4.8: Hệ số hồi quy của mô hình hồi quy .......................................................... 47
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định của các giả thuyết nghiên cứu .................................... 49
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Independent Samples T-test đối với biến giới tính .. 53
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định ANOVA theo độ tuổi ............................................... 53
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định ANOVA theo loại hình doanh nghiệp ..................... 53
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định ANOVA theo vị trí công tác .................................... 54
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định ANOVA theo thâm niên làm việc ........................... 54
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 6
Hình 2.1: Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp ...................................................... 13
Hình 2.2: Mô hình văn hóa doanh nghiệp được đo lường bằng công cụ OCAI ....... 18
Hình 2.3: Các khối cơ bản tạo lợi thế cạnh tranh ...................................................... 19
Hình 2.4: Mô hình lý thuyết ...................................................................................... 28
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 31
Hình 4.1: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ...................................................... 50
Hình 4.2: Biểu đồ P-P Plot của phần dư chuẩn hóa .................................................. 51
Hình 4.3: Biểu đồ phân tán ....................................................................................... 52
1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nguồn nhân lực của doanh
nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là sự liên kết và nhân lên nhiều lần
các giá trị của từng nguồn nhân lực riêng lẻ tổng hợp lại. Không những thế, văn hóa
doanh nghiệp còn được thể hiện qua phong cách của người lãnh đạo đứng đầu các
vị trí của doanh nghiệp và tác phong làm việc của mọi nhân viên. Bởi vậy, đối tác
khi quan hệ với doanh nghiệp thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của doanh
nghiệp thì họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hóa của doanh nghiệp đó.
Tại Nhật Bản, do hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới đã tạo ra những nét văn
hóa đặc trưng cho doanh nghiệp. Do đó, văn hóa doanh nghiệp theo kiểu Nhật đã
tạo cho công ty một không khí, ý thức là việc của mỗi con người như một gia đình.
Lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến mọi hoạt động của các thành viên. Vì vậy, mục
tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đào tạo con người là hai đặc trưng
cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.
Ở Mỹ và các nước phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số
phận của một doanh nghiệp là các cổ đông. Người quản lý doanh nghiệp và vốn của
doanh nghiệp tách hẳn nhau. Cổ đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận
của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Vì mục đích lợi nhuận được đặt lên
hàng đầu nên văn hoá doanh nghiệp được các nhà lãnh đạo sử dụng nó để hỗ trợ
làm tăng lợi thế cạnh tranh đạt được mục đích tối cao đề ra, và vì vậy người lao
động dù bất cứ lĩnh vực nào cũng phải luôn cố gắng, tự nâng cao trình độ chuyên
môn, tay nghề đảm bảo có kiến thức chuyên môn đáp ứng được yêu mà công việc
đề ra.
Các tập đoàn kinh tế đa quốc gia thường phải đối mặt với điều kiện kinh
doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh, hầu như tập
đoàn kinh tế đa quốc gia nào cũng tạo được bản sắc văn hóa riêng của mình và đây
được coi là một trong những hoạt động sống còn của hoạt động sản xuất và kinh
2
doanh. Các công ty đa quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng
hóa nổi tiếng và danh tiếng cao về chất lượng và dịch vụ trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, để đạt được đỉnh cao của sự thành công đó, họ phải mất nhiều thời gian
và tiền bạc.
Còn ở Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp có thể khái quát qua ba giai đoạn sau
Thời phong kiến, lịch sử đã ghi lại tên tuổi của những doanh nhân như Bạch
Thái Bưởi được coi là “Vua vận tải đầu thế kỷ XX”, Nguyễn Sơn Hà – Chủ hãng
sơn Resistanco đã dùng thương hiệu của mình đánh bại nhiều hãng sơn đương thời.
Trần Chánh Chiếu đã chủ trì nhiều cơ sở kinh doanh, Trương Văn Bền với nhãn
hiệu xà phòng Cô Ba nổi tiếng. Thời đó, với phong trào canh tân đất nước đã kích
thích nhiều người Việt lập ra những hãng buôn lớn, đề cao tinh thần dân tộc trong
kinh doanh. Qua đó có thể khẳng định, trên khắp đất nước ta trong những năm đế
quốc thống trị, đã có nhiều doanh nhân thấu hiểu được nỗi đau mất nước, thân phận
nô lệ, nên quyết tâm đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh – đó là một nội dung
cơ bản của văn hóa doanh nghiệp thời đó.
Thời kỳ thực hiện thể chế kế hoạch hóa tập trung, văn hóa trong các doanh
nghiệp không thể hiện rõ nhưng trong thời kỳ này cũng xuất hiện một số mô hình
kinh doanh có hiệu quả, đã nêu lên một số nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp
thời kỳ đó, tinh thần dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo vươn lên khắc phục
khó khăn, thiếu thốn và là tiền đề văn hóa doanh nghiệp cho thế hệ doanh nhân,
doanh nhiệp ngày nay kế thừa và phát triển.
Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) và thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa được chấp nhận mở ra cho các doanh nghiệp,
doanh nhân nước ta những điều kiện mới có ý nghĩa quyết định để từng bước hình
thành văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội ở nước ta, đó là
văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và là động lực để phát huy tài năng, trí tuệ trong
kinh doanh, làm giàu chính đáng cho mình và cho đất nước. Công cuộc đổi mới đã
3
tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển doanh nhân, đội ngũ doanh nhân mới hình
thành và phát triển văn hóa doanh nhân mới, mở đường cho sự hình thành và phát
triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã rất chú trọng xây dựng văn hóa mang
bản sắc riêng cho doanh nghiệp của mình.
Ông Văn Kim Bường, Giám đốc Công ty TNHH Mai Linh Phú Yên cho
biết: “Ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, tập đoàn Mai Linh nói chung và Mai
Linh Phú Yên nói riêng đã chú trọng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Trước khi chính thức làm việc tại Mai Linh, mỗi nhân viên đều phải tham gia một
chương trình huấn luyện. Bên cạnh các nội dung bắt buộc, nhân viên sẽ được đào
tạo các kỹ năng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Xây dựng văn hóa
doanh nghiệp dựa trên nền tảng truyền thống đạo lý của người Việt Nam nên rất gần
gũi, thân thuộc và dễ dàng tiếp nhận”.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, Công ty cổ
phần Tập đoàn Hải Thạch đang hình thành văn hóa doanh nghiệp hướng về chiều
sâu. Thông qua các hoạt động do Đoàn Thanh niên, Công đoàn công ty tổ chức như
phong trào “Tìm hiểu giá trị cốt lõi”, các chương trình xây dựng nhóm (teambuilding), huấn luyện văn hóa doanh nghiệp nâng cao..., nhờ vậy mà công ty đảm
bảo được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời hình thành
phong cách ứng xử chuẩn mực cho cán bộ công nhân viên. Đây cũng chính là cơ sở
để xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.
Suốt chặng đường hơn 25 năm hình thành và phát triển, PNJ đã xây dựng,
hun đúc cho mình một bản sắc văn hóa rất đặc thù: Văn hóa Mái Nhà Chung, ở đó
mỗi thành viên trong gia đình PNJ đều sống có tinh thần kỷ luật, trách nhiệm, có tác
phong chuyên nghiệp, nề nếp nhưng đầy nghĩa tình, đoàn kết thương yêu giúp đỡ
nhau trong công việc và cuộc sống, được trao đổi thông tin, được khuyến khích
nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn. Sự nỗ lực của mỗi thành viên được
4
tưởng thưởng xứng đáng bằng thù lao vật chất, bằng động viên tinh thần và bằng
việc bổ nhiệm vào những vị trí xứng đáng và trên hết là những tấm gương sáng cho
cả một tập thể và những thế hệ theo sau…v..v
Tuy nhiên nhìn chung, văn hóa doanh nghiệp của nước ta còn có những mặt
hạn chế nhất định. Đó là một nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp,
môi trường làm việc có nhiều bất cập, dẫn đến có những cái nhìn ngắn hạn, chưa có
quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, chưa có tính chuyên nghiệp, còn bị
ảnh hưởng bởi các tàn dư của nền kinh tế bao cấp, chưa có cơ chế dùng người thỏa
đáng với từng vị trí làm việc, có sự bất cẩn trong giáo dục và đào tạo. Mặt khác, văn
hóa doanh nghiệp Việt Nam còn có các yếu tố khác chi phối.
Mặc khác, tác giả đã tìm được nhiều bài nghiên cứu của nước ngoài nói về sự
tác động của văn hóa doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đó
là nghiên cứu của Alimini Ismail, Raduan Che Rose và HaslindaAbdullah (2008)
nói về mối quan hệ giữa nguồn lực tổ chức, năng lực, hệ thống lên lợi thế cạnh
tranh, nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt Quế, Philip A.Neck, Nguyễn Thanh
(2008) trình bày về mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp, quản lý kiến thức và
lợi thế cạnh tranh trong một nền kinh tế chuyển tiếp, Lorrina Eastman,
Christopher D.Kline và Robert Vandenberg (1998) đã có bài nghiên cứu về văn hóa
doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của lợi thế cạnh tranh, bài nghiên cứu của
Sedigheh Shafard, Mina Zeinali, Mustafa Zekalab (2011) về so sánh lợi thế cạnh
tranh giữa quản lý kiến thức và văn hóa doanh nghiệp trên lợi thế cạnh tranh trong
công ty sản xuất ở Gilan.
Còn ở Việt Nam, có nhiều bài nghiêu cứu về văn hóa doanh nghiệp như bài
nhưng chỉ ở các lĩnh vực như “ Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam
kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện” của Đinh Thị
Tuyết Mai (2013), “ Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự gắn kết với tổ chức của
nhân viên” của Phan Thế Nghị (2014), “Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hóa doanh
nghiệp – Vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam” của Đỗ Hữa Hải (2014), “Nghiên
5
cứu văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn Nam Hải” của Ngô Thị Bích Vân (2011), “
Nghiên cứu các yêu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực Bắc
Cạn” của Lê Văn Thăng (2014)…v…v..
Hiện nay, chưa có bài nghiên cứu thật sâu về vấn đề văn hóa tác động đến lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp, và các doanh nghiệp hiện tại không chú trọng
chuyên sâu về phát triển, xây dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp của mình để tạo
nên lợi thế cạnh tranh. Đó là các lý do mà tác già hình thành đề tài: “Ảnh hưởng
văn hóa doanh nghiệp đến lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp: Trường hợp
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh”.
Qua kết quả nghiên cứu, mong rằng sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam
chú trọng hơn đến văn hóa của doanh nghiệp mình, xây dựng văn hóa doanh nghiệp
chứa đựng những giá trị tích cực để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh
nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Nghiên cứu này còn cung cấp cho
các nhà quản trị xác định được các nhân tố của văn hóa ảnh hưởng đến lợi thế cạnh
tranh từ đó tránh ra những quyết định sai lầm.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định các yếu tố của văn hóa ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp.
- Xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố của văn hóa đến lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp
để tạo nên lợi thế cạnh tranh tại các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tại thành phố
Hồ Chí Minh.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-
Đối tượng nghiên cứu: là ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp lên lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp thuộc lịnh vực sản xuất vừa và nhỏ ở TP.HCM.
-
Đối tượng khảo sát: Các nhân viên đang làm việc toàn thời gian tại
các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất vừa và nhỏ trên phạm vi TP.HCM.
6
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Quy trình nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Mô hình nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu định tính
Mô hình nghiên cứu chính
thức
Nghiên cứu định lượng
Phân tích – Xử lý số liệu bằng SPSS
Kết luận và đề xuất
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
7
Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, đề tài được thực hiện
thông qua hai phương pháp nghiên cứu sau:
Nghiên cứu định tính:
Mục đích của phương pháp: đây là giai đoạn hình thành các chỉ tiêu, các biến
trong mô hình nghiên cứu. Cụ thể:
Tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước đây, từ đó đề
ra mô hình nghiên cứu dự kiến.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn, khảo sát ý kiến nhằm hình thành và
điều chỉnh các thang đo cho các yếu tố tác động và biến mục tiêu trong mô hình
nghiên cứu.
Câu hỏi phỏng vấn hoặc khảo sát ý kiến: “Theo anh/chị, những yếu tố của
văn hóa doanh nghiệp nào ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực sản xuất vừa và nhỏ ở Tp.HCM.”
Đối tượng phỏng vấn lấy ý kiến: các nhân viên, quản lý tại các doanh nghiệp
thuộc lĩnh vực sản xuất vừ và nhỏ tại Tp.HCM.
Số lượng: 28 người gồm 10 người giữ vị trí quản lý và 18 người giữ vị trí
nhân viên.
Sau đó tác giả sẽ thực hiện tổng hợp các yếu tố tác động có thể có từ các bản
trả lời. Tiếp theo so sánh, phân tích với các khái niệm nghiên cứu, các yếu tố xuất
hiện trong các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, để từ đó chọn lọc ra
các yếu tố phù hợp với thị trường Việt Nam và cơ sở lý thuyết.
Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ
tin cậy, giá trị của các thang đo và điều chỉnh cho phù hợp với mô hình thực hiện
bằng phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi: thực hiện điều tra thí điểm 40
bảng câu hỏi.
Nghiên cứu định lượng:
8
Mục đích: đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức, kiểm định mô hình nghiên
cứu đã đề ra.
Thực hiện điều tra:
Số lượng mẫu: khoảng 255
Phương pháp lấy mẫu: cũng như các nghiên cứu trước, nghiên cứu
này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Những doanh nghiệp sản xuất vừa và
nhỏ tại Tp.HCM có thể tiếp cận để lấy mẫu một cách thuận tiện nhất.
Phân tích dữ liệu: sử dụng các kỹ thuật phân tích với phần mềm xử lý
dữ liệu SPSS.
Thống kê mô tả: mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo: bằng hệ số Cronbach Alpha để
phát hiện những yếu tố không đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu.
Phân tích nhân tố (EFA): sắp xếp các biến thành nhân tố cụ thể trong
mô hình.
Phân tích tương quan: kiểm định các mối quan hệ giữa văn hóa doanh
nghiệp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thuộc sản xuất vừa và nhỏ tại
Tp.HCM.
Phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu:
1.4.2.1. Mục tiêu dữ liệu
Nhằm xác định các yếu tố văn hóa doanh nghiệp tác động đến lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất vừa và nhỏ ở TP.HCM.
1.4.2.2. Nguồn dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp:
- Các ấn phẩm nghiên cứu tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Các bài báo, bài viết nói về văn hóa doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Dữ liệu sơ cấp: