Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đề 4 sưu tầm 1 vụ việc liên quan đến quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết sưu tầm 1 vụ việc liên quan đến quyền xác định lại giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.11 KB, 16 trang )

Mục Lục
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................2
NỘI DUNG.................................................................................................................2
I. KHÁI QUÁT CHUNG...........................................................................................2
1.Khái niệm quyền nhân thân...............................................................................2
2.Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết....................................................3
3.Quyền xác định lại giới tính................................................................................4
II.VỤ VIỆC THỰC TIỄN.........................................................................................4
1.Vụ việc liên quan đến quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi
chết...........................................................................................................................4
a. Tóm tắt vụ việc..................................................................................................4
b. Phân tích vụ việc...............................................................................................6
c. Kiến nghị của nhóm về vụ việc........................................................................8
2.Vụ việc liên quan đến quyền xác định lại giới tính của cá nhân.....................9
a. Tóm tắt vụ việc..................................................................................................9
b. Phân tích vụ việc.............................................................................................11
c. Kiến nghị của nhóm về vụ việc......................................................................14
KẾT LUẬN...............................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................16

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
“Quyền nhân thân” (Personaltily rights) là thuật ngữ pháp lí để chỉ những quyền
gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá
nhân, có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Trong
pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trong pháp luật dân
sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền
nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự là sự khẳng định sự của Nhà nước đối
với các giá trị của quyền nhân thân. Trong bài nhóm tập trung vào hai quyền tiêu


biểu trong quyền nhân thân với đề tài: “sưu tầm 1 vụ việc liên quan đến quyền hiến
xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết. Sưu tầm 1 vụ việc liên quan đến quyền
xác định lại giới tính của cá nhân. Vận dụng các quy định của pháp luật có liên
quan để phân tích và đưa ra những bình luận, kiến nghị của nhóm về hai vụ việc
đó”

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm quyền nhân thân
Quyền nhân thân là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân
con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân. Từ xưa tới nay, khi nói
đến quyền nhân thân người ta liên tưởng ngay tới các quyền có liên quan mật thiết
đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Nói chung, quyền nhân thân là thứ
quyền để bảo vệ cái “danh” của mỗi con người bao gồm: danh dự, danh tiếng, danh
hiệu… Một xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì con người ngày càng được quý
trọng bấy nhiêu, và do đó quyền nhân thân cũng ngày càng được pháp luật quy định
đầy đủ, rõ ràng hơn.

2


Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định khái niệm quyền nhân thân như
sau: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền
với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác”. Việc quy định này khá chung chung, không đi vào cụ thể nên
chúng ta có thể định nghĩa quyền nhân thân như sau:
- Theo nghĩa khách quan: Quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó nội dung quy định rõ ràng cho các
cá nhân thực hiện quyền của mình.
- Theo nghĩa chủ quan: Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với

cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển giao
quyền này cho người khác.
2. Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết
Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, BLDS 2005 đã quy định quyền hiến xác, bộ
phận cơ thể như một quyền nhân thân tại Điều 34 như sau: “Cá nhân có quyền hiến
xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết”. Việc ghi nhận quyền hiến xác, bộ phận
cơ thể không những là bước tiến mới trong pháp luật dân sự Việt Nam, mà nó còn có
ý nghĩa to lớn trong thực tiễn. Nó tạo ra hàng ngàn cơ hội sống sót và chữa bệnh của
những người đang bị bệnh hiểm nghèo và tạo ra nhiều sinh viên có chuyên môn cao
hơn khi đã được thực hành trong nhà trường.
Cũng như quyền hiến mô, bộ phận cơ thể sống, quyền hiến xác cũng cần có sự tự
nguyện của người hiến. Xong, quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết là một
quyền nhân thân đặc biệt, nó chỉ được thực hiện khi người hiến chết nên dẫn tới
nhiều khó khăn cho việc thực hiện quyền này, bởi vì khi người hiến chết đi thì bản
thân người hiến không thể biết được ý chí của mình có được thực hiện hay không?
Nhiều trường hợp trên thực tế, người hiến đồng ý hiến mô, bộ phận cơ thể mình
sau khi chết, tuy nhiên người nhà, người thân thích của họ lại không đồng ý việc này.
3


Hoặc khi người chết không có thẻ hiến xác mà người nhà họ lại mong hiến xác để
thực hiện nghĩa cử cao đẹp thì sẽ xử lý ra sao. Vậy sẽ giải quyết như thế nào trong
trường hợp đó? Pháp luật còn đang bỏ ngỏ vấn đề này.
Chính vì vậy, pháp luật dân sự cần có những quy định cụ thể hơn trong những
trường hợp liên quan tới hiến xác, bộ phận cơ thể người chết.
3. Quyền xác định lại giới tính
Đây là quyền nhân thân cũng lần đầu tiên được quy định tại Điều 36 BLDS 2005:
“Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới
tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có

sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, BLDS chỉ quy định quyền xác định lại giới tính chứ không quy định
quyền thay đổi giới tính. Quy định về quyền xác định lại giới tính tạo điều kiện cho
những người vì lí do tự nhiên hoặc bị trục trặc về giới tính nên được xác định đúng
giới tính của mình. Mặc khác, hạn chế tình trạng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để
thay đổi giới tính.
Tuy nhiên, xung quanh việc xác định lại giới tính, thay đổi giới tính thì các vấn
đề liên quan đến sự cá biệt hóa cá nhân sẽ xử lí như thế nào? Ví dụ như vấn đề thay
đổi các chứng thư hộ tịch của cá nhân. Pháp luật dân sự cũng không có những quy
định cụ thể trong vấn đề này. Mặt khác, các quy định của các chuyên ngành luật liên
quan cũng không đề cập tới tình huống này, chẳng hạn Luật HN&GĐ 2000 cũng
không dự liệu vấn đề hôn nhân của những người chuyển đổi giới tính… Thiết nghĩ,
pháp luật dân sự cần chú ý những nội dung này trong quá trình hoàn thiện pháp luật.
II. VỤ VIỆC THỰC TIỄN

4


1. Vụ việc liên quan đến quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi
chết
a. Tóm tắt vụ việc
Anh Nguyễn Văn Sơn, sinh ngày 23/7/1976 tại Chí Linh, Hải Dương, cư trú tại
số nhà 34, đường Trần Đăng Ninh, Cầu giấy, Hà Nội. Năm 2000 anh Sơn cảm thấy
sức khỏe của mình suy yếu và đã đi khám tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Anh
nhận được kết quả là bị ung thư ở giai đoạn cuối, biết được tình trạng sức khỏe của
mình, anh Sơn muốn làm một việc có ý nghĩa đối với cuộc sống của mình đó là hiến
xác sau khi chết. Ngày 2/3/2000 anh Sơn làm đơn xin hiến xác sau khi chết gửi đến
bệnh viện Bạch Mai, Hà nội với mục đích xin hiến xác của mình sau khi chết để
phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Sau khi nhận được đơn xin hiến xác của anh

Sơn, bệnh viện Bạch Mai đã gặp trực tiếp anh Sơn tiến hành khám sức khỏe và cấp
thẻ hiến xác ngay sau đó.
Ngày 22/4/2002 anh Sơn đã mất tại nhà do bệnh nặng. Để thực hiện được ước
mốn của anh Sơn trước khi chết, gia đình đã gọi điện thông báo cho bệnh viện Bạch
Mai về việc anh Sơn đã mất. Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi nhận được thống báo
của gia đình đã đến nhà anh Sơn để lấy xác bảo quản nhằm thực hiện cho việc
nghiên cứu khoa học.
Ngày 12/5/2002 gia đình anh Sơn đã biết được thông tin bệnh viện Bạch Mai đã
bán giác mạc của anh Sơn cho người khác để chữa bệnh. Gia đình anh Sơn đã rất
bức xúc vì thấy ý nguyện của anh Sơn trước khi mất không được thực hiện, và đã
đến bệnh viện Bạch Mai yêu cầu được giải thích rõ ràng về việc này, nhưng bệnh
viện không giải thích và cố tình lảng tránh. Ngày 12/6/2002, ông Nguyễn Văn Hùng
là bố đẻ của anh Sơn đã làm đơn lên tòa án quận Cầu Giấy Hà Nội, để kiện bệnh
viện Bạch Mai đòi bồi thường vì đã bán giác mạc của anh Sơn, trái với ý nguyện
trước khi chết của anh là hiến vì mục đích nghiên cứu khoa học. Sau khi đã xem xét
5


đầy đủ hồ sơ giữa bệnh viện Bạch mai với gia đình anh Sơn đã thỏa thuận với nhau.
Tòa án quyết định buộc bệnh viện Bạch Mai phải bồi thường tổn thất về tinh thần
cho gia đình anh Sơn và khắc phục thiệt hại với tổng số tiền là 20 triệu đồng.
b. Phân tích vụ việc
Thứ nhất, anh Sơn có đủ các điều kiện của chủ thể thực hiện quyền hiến xác
sau khi chết.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 19 Luật Hiến, lấy, ghép mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 thì chỉ những người đủ điều kiện
được quy định tại Điều 5 luật này mới được đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến
xác sau khi chết.
Điều 5. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
“Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền

hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.”
Có thể rút ra điều kiện về chủ thể thực hiện quyền hiến xác bao gồm:
+/ người thực hiện quyền hiến xác phải đủ 18 tuổi trở lên.
+/ người thực hiện quyền hiến xác phải có năng lực hành vi dân sự.
+/ người thực hiện quyền hiến xác phải hoàn toàn tự nguyện.
+/ Việc hiến xác phải không nhằm mục đích thương mại.
Anh Sơn sinh năm 1978, đến năm 2000 anh Sơn đã 22 tuổi. Như vậy, anh Sơn đã
đủ tuổi để thực hiện quyền hiến xác. Bên cạnh đó, anh cũng có đủ năng lực hành vi
dân sự thể hiện qua việc anh có khả năng quyết định việc hiến xác của mình cho
bệnh viện Bạch Mai với mục đích cống hiến cho nghiên cứu khoa học với tinh thần
hoàn toàn tự nguyện.
Mặt khác mục đích hiến xác của anh Sơn là phục vụ cho công tác nghiên cứu
khoa học đã tuân thủ nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người

6


và hiến lấy xác. Mục đích cao cả đó không vi phạm vào các quy định cấm của Điều
4 luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Như vậy, anh Sơn đã thỏa mãn các điều kiện yêu cầu đối với người hiến xác.
Thứ hai, bệnh viện Bạch Mai đã tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về
thủ tục đăng ký hiến xác sau khi chết cũng như đảm bảo điều kiện về lấy xác của
cá nhân sau khi chết
Căn cứ vào Điều 19 và Điều 22 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác năm 2006
Theo đó, bệnh viện Bạch Mai đảm bảo yêu cầu của một cơ sở tiếp nhận và bảo
quản xác của người hiến: có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất bảo quản xác, trang
thiết bị, nhân sự và có phòng tưởng niệm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 19 quy định, khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, cơ sở tiếp
nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây: Trực tiếp gặp người

hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác; Hướng dẫn việc đăng ký
hiến theo mẫu đơn và Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến.
Theo thông tin vụ việc thì khi nhận được đơn xin hiến xác sau khi chết từ anh
Sơn thì đại diện của bệnh viện Bạch Mai đã trực tiếp đến gặp anh Sơn để tiến hành
khám sức khỏe cũng như cấp thẻ đăng ký hiến xác cho anh theo đúng quy trình pháp
luật quy định. Do đó, khi anh Sơn chết, bệnh viện Bạch Mai có quyền đến lấy xác
của anh vì đã có thẻ đăng ký hiến xác.
Thứ ba, bệnh viện Bạch Mai bán giác mạc của anh Sơn cho người khác là trái
với quy định của pháp luật về hiến xác sau khi chết.
Hành vi bán giác mạc của bệnh viện bạch mai là hành vi xâm phạm thi thể trái
với ý chí của người có thi thể khi còn sống. Khi còn sống, anh Sơn đã thể hiện mong
muốn được hiến xác của mình cho bệnh viện Bạch Mai chỉ với mục đích là giúp cho

7


việc nghiên cứu khoa học. Như vậy, sau khi anh Sơn chết, bệnh viện Bạch Mai chỉ
được sử dụng xác của anh Sơn với mục đích nghiên cứu khoa học theo đúng nguyện
vọng của anh. Hành vi của bệnh viện Bạch Mai là hành vi trái pháp luật, vi phạm
Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 về
các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm hành vi “Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ
phận cơ thể người vì mục đích thương mại”

 Quan điểm của nhóm về cách giải quyết của Tòa án:
Cách giải quyết của Tòa án quận Cầu giấy là đúng theo quy định của pháp luật.
Việc Tòa án ra quyết định buộc bệnh Viện Bạch Mai phải bồi thường cho gia đình
anh Sơn 20 triệu đồng là hợp lý. Căn cứ vào Điều 628 Bộ luật dân sự quy định về
bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể:
“1. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt
hại.

2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt
hại.
3. Người xâm phạm thi thể phải bồi thường một khoản tiền theo quy định tại
khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những
người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những
người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả
thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước
quy định.”
Như vậy, từ việc phân tích trên ta thấy được cách giải quyết vụ việc của Tòa án
quận Cầu Giấy – Hà Nội là rất thỏa đáng và hoàn toàn phù hợp với quy định của
pháp luật.
c. Kiến nghị của nhóm về vụ việc

8


Hàng năm số lượng người tình nguyện hiến xác ngày một tăng và việc sử dụng
xác người hiến đã xuất hiện một số vấn đề bất cập như việc các cơ quan đã không
tuân thủ đúng ý nguyện của người hiến xác. Vụ việc trên đây cũng là vụ việc tiêu
biểu, qua vụ việc trên nhóm có một số kiến nghị về quy định của pháp luật về vấn
đền này như sau:
Một là, các nhà làm luật cần sớm quy định cơ quan và người giám sát cụ thể để
sớm phát hiện các hành vi vi phạm đồng thời đảm bảo ước nguyện của người hiến
xác được thực hiện đúng. Đồng thời cũng quy định về điều kiện hiến, nhận, sử dụng
mô, bộ phận cơ thể sau khi chết để nghiên cứu khoa học một cách chặt chẽ hơn
nhằm tránh việc các tổ chức cá nhân lợi dụng để bán mô, nội tạng vì mục đích
thương mại.
Hai là, về độ tuổi của người hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết (quy định tại
điều 22 của luật). Theo nhóm pháp luật không nên giới hạn độ tuổi là đủ 18 tuổi trở

lên mà mở rộng với đối tượng dưới 18 tuổi có nguyện vọng hiến và có sự đồng ý
hợp pháp của gia đình hoặc người dám hộ.
Ba là, cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn nữa chế tài đối với việc vi phạm ý nguyện
của người hiến xác, bộ phận cơ thể như trường hợp nói trên trong Luật hiến, lấy,
ghép, mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
2. Vụ việc liên quan đến quyền xác định lại giới tính của cá nhân
a. Tóm tắt vụ việc
Phạm Lê Quỳnh Trâm là tên hiện nay của anh Phạm Văn Hiệp, ngụ tại Chơn
Thành, tỉnh Bình Phước. Trâm khẳng định rằng cô là người liên giới tính (có bộ
phận sinh dục không rõ ràng), do đó, trong khoảng thời gian từ 2006-2008 “cô” đã
sang Thái Lan để tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Trở về Việt Nam sau khi
phẫu thuật, cô quyết định về địa phương - nơi cô thường trú- xin chính quyền và cơ
quan chức năng cho phép được chuyển đổi giới tính, cải chính hộ tịch, họ tên...
9


Ngày 5.11.2009, UBND huyện Chơn Thành đã ra quyết định số 5876/QĐUBND, với nội dung “cho phép Phạm Văn Hiệp được xác định lại giới tính từ nam
sang nữ và đồi tên thành Phạm Lê Quỳnh Trâm”. Ngày 22.1.2013, Sở Tư pháp tỉnh
BP cho biết: Việc UBND huyện Chơn Thành ra quyết định số 5876/QĐ-UBND ngày
5.9.2011 và quyết định 5877/QĐ-UBND ngày 6.11.2009, về việc xác định lại giới
tính, thay đổi hộ tịch của anh Phạm Văn Hiệp từ nam sang nữ và đổi tên là Phạm Lê
Quỳnh Trâm là trái quy định của pháp luật. UBND huyện Chơn Thành có thẩm
quyền quyết định các trường hợp về giới tính; tuy nhiên, trường hợp giải quyết thay
đổi giới tính đối với trường hợp của anh Phạm Văn Hiệp là sai đối tượng, không
đúng với trình tự thủ tục.
Trâm khẳng định rằng cô là người liên giới tính (có bộ phận sinh dục không rõ
ràng). Cụ thể giám định y khoa cho thấy cô có tử cung, buồng trứng, hormone thiên
về giới tính nữ, không có yết hầu... Kết quả giám định này được cô thực hiện tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước.
Tuy nhiên, Sở Tư pháp Bình Phước cho rằng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước

không có chức năng xác định lại giới tính, nên kết quả giám định này không có giá
trị pháp lý. Sở vì vậy nhìn nhận anh Hiệp là người hoàn chỉnh về giới tính nam, là
một thanh niên, khỏe mạnh bình thường nên không thuộc nhóm được áp dụng xác
định lại giới tính
Theo Quỳnh Trâm thì kết luận này chưa thỏa đáng và không có cơ sở. "Trước đây
khi tiến hành thủ tục để xin xác định lại giới tính, tôi được các cán bộ hữu trách
hướng dẫn làm thủ tục giám định y khoa ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước",
Theo ông Lương Thế Huy, cán bộ pháp lý của Trung tâm ICS (tổ chức vì quyền
lợi người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam) cho biết , thời gian qua,
trong những buổi nói chuyện liên quan đến vấn đề của người đồng tính, song tính,
chuyển giới, lãnh đạo Bộ Tư pháp hay Văn phòng Chính phủ đều viện dẫn Quỳnh

10


Trâm là trường hợp đầu tiên được pháp luật Việt Nam công nhận việc thay đổi giới
tính. Chưa thấy cơ quan chức năng nào cho rằng quyết định công nhận này là trái
pháp luật, cho đến ngày 22/1/2013.1
b. Phân tích vụ việc
Bộ luật Dân sự năm 2005 đã cụ thể hoá quyền xác định lại giới tính thành một
điều luật (Điều 36). Có thể nói, việc quyền xác định lại giới tính được luật hoá trong
Bộ luật Dân sự đã có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó thể hiện sự điều chỉnh kịp
thời của cơ quan lập pháp đối với những quan hệ pháp luật mới phát sinh trong đời
sống xã hội. Qua đó giúp cho những người chưa định hình được giới tính một cách
chính xác có được sự bảo vệ của pháp luật.
Tuy nhiên, cũng từ góc độ pháp lý, có thể thấy đây là một quyền nhân thân có
điều kiện. Thể hiện ở chỗ, một người chỉ được quyền yêu cầu xác định lại giới tính
của mình khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định
hình chính xác. Khi và chỉ khi đáp ứng được một trong hai điều kiện trên họ mới có
quyền yêu cầu y học xác định lại giới tính chính xác.

Như vậy, nhìn nhận theo góc độ quy định của luật, có thể thấy “chuyển đổi giới
tính” và “xác định lại giới tính” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bản thân cụm
từ “xác định lại giới tính” nhằm trả lại giới tính thực cho những người bị khuyết tật
bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác đã nói lên rất rõ
ràng và là yếu tố để phân biệt với khái niệm “chuyển đổi giới tính” được thực hiện
theo ý thích của con người, trái với quy luật của tạo hoá. Và, các hoạt động y khoa
để xác định lại giới tính cũng sẽ được gọi chung là “can thiệp y tế”, chứ không phải
bất cứ khái niệm gì khác. Nhìn từ góc độ vụ việc trên có thể nhận thấy:

1 />Nguyentandung.org

11


Thứ nhất, vụ việc diễn ra trong bối cảnh Luật Dân sự 2005 và Nghị định
88/2008/NĐ-CP có hiệu lực. Nghị định 88/2008/NĐ-CP cũng giải thích rõ về trường
hợp được phẫu thuật xác định lại giới tính bao gồm:
+ Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của
một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng
giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật;
+ Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân
biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới
tính.
Như vậy về nguyên tắc, trường hợp của cô Quỳnh Trâm (người có khuyết tật bẩm
sinh về giới tính) là đối tượng đã được pháp luật quy định cụ thể.
Thứ hai, về cơ sở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước không có chức
năng xác định lại giới tính. Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 88/2008:
“Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính
phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
1. Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực theo quy định

của Bộ trưởng Bộ Y tế;
2. Được Bộ Y tế thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
trực thuộc Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của y tế ngành, y tế tư nhân
thuộc địa bàn quản lý.”
Trong trường hợp này, “Trâm” khẳng định rằng cô là người liên giới tính (có bộ
phận sinh dục không rõ ràng). Cụ thể giám định y khoa cho thấy cô có tử cung,
buồng trứng, hormone thiên về giới tính nữ, không có yết hầu... Kết quả giám định
này được cô thực hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước.
Tuy nhiên, theo Nghị định 88 và Thông tư số 29 về xác định lại giới tính thì chỉ
những bệnh viện có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt là nhân lực 12


đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đến xác
định lại giới tính, phải được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cho phép thì mới được xác định lại
giới tính. Cho tới thời điểm hiện tại, Sở Y tế đã công bố 4 bệnh viện có thẩm quyền
can thiệp điều trị, cấp “Giấy chứng nhận y tế đã xác định lại giới tính” cho các
trường hợp khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác
là: Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện phụ sản
Trung Ương và Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Trong vụ việc trên, có thể thấy sự bất đồng về vấn đề chức năng xác định lại giới
tính của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước giữa UBND huyện Chơn Thành và Sở
Tư pháp tỉnh Bình Phước, trong khi cơ quan chủ quản là Sở Y tế Bình Phước không
nêu ra quan điểm. Như vậy, về chức năng này, Bệnh viện đa khoa Bình Phước không
được cấp phép nên kết quả giám định không có giá trị pháp lý. Việc Trâm được
hướng dẫn làm thủ tục y khoa tại đây là không đúng với trình tự và thủ tục. Theo đó,
các quyết định số 5876/QĐ-UBND ngày 5.9.2011 và quyết định 5877/QĐ-UBND
ngày 6.11.2009 là trái pháp luật.
Thứ ba, về việc UBND cấp huyện Chơn Thành cho phép Phạm Văn Hiệp được

xác định lại giới tính từ nam sang nữ và đồi tên thành Phạm Lê Quỳnh Trâm là
sai.
Cũng theo nghị định và thông tư này, những người muốn thay đổi hộ tịch từ giới
tính nam sang nữ hay từ nữ sang nam phải đi khám và điều trị tại những bệnh viện
đã được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cho phép mới được cấp giấy chứng nhận y tế sau khi
đã được can thiệp y tế. Sau đó, những người này cầm giấy đến UBND cấp huyện để
điều chỉnh lại giới tính của mình. UBND cấp huyện căn cứ vào giấy chứng nhận này
để điều chỉnh lại hộ tịch cho họ. Căn cứ vào những quy định trên đây, ta thấy rằng,
trường hợp của anh Hiệp đã vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục tiến hành xác
định lại giới tính.

13


 Do vậy, nhóm đồng ý với việc Sở Tư Pháp tỉnh Bình Phước cho rằng Bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Phước không có chức năng xác định lại giới tính, nên
kết quả giám định này không có giá trị pháp lý, từ đó, hủy bỏ quyết định số
5876/QĐ-UBND ngày 5.9.2011 và quyết định 5877/QĐ-UBND ngày
6.11.2009 của UBND huyện Chơn Thành về việc xác định lại giới tính, thay
đổi hộ tịch của anh Phạm Văn Hiệp từ nam sang nữ và đổi tên là Phạm Lê
Quỳnh Trâm.
c. Kiến nghị của nhóm về vụ việc
Xảy ra trường hợp trên là do sự chậm trễ trong việc công bố các cơ sở y tế đủ
điều kiện xác định lại giới tính ngay sau khi ban hành Nghị định 88/2008. Cho tới
thời điểm hiện tại, Sở Y tế đã công bố 4 bệnh viện có thẩm quyền can thiệp điều trị,
cấp “Giấy chứng nhận y tế đã xác định lại giới tính” cho các trường hợp khuyết tật
bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác. Tuy nhiên, Nhóm xin
đề nghị công bố thêm một số bệnh viện khác ở các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà
Nẵng để tiện cho công tác thủ tục hành chính.
Dù sai về thủ tục nhưng theo nhóm, không nên hủy bỏ toàn bộ các văn bản của

UBND Chơn Thành bởi sau 4 năm, giấy tờ của anh Hiệp đã được đổi sang tên
Quỳnh Trâm, việc hủy bỏ này sẽ gây tác động tiêu cực tới đời sống cá nhân của đối
tượng. Nhóm xin kiến nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho anh Hiệp sửa
chữa, hoàn thiện đúng trình tự, thủ tục theo pháp luật hiện hành. Do vậy, theo nhóm
“cô Trâm” nên chủ động liên hệ với Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em để được hướng dẫn
cụ thể các bước xác định lại giới tính theo đúng pháp luật, Hiệp có thể xin xác nhận
lại giới tính tại 4 cơ sở y tế nêu trên theo đúng trình tự luật định.
Tiểu kết: Nhận thấy quy định như vậy còn bó hẹp, bởi lẽ, theo các chuyên gia y
tế, nhiều trường hợp nhiễm sắc thể giới tính có thể giống nữ lưỡng giới giả nam hoặc
nam lưỡng giới giả nữ, hay lưỡng giới thật nhưng bộ phận sinh dục chưa được biệt

14


hóa hoàn toàn hoặc không thể xác định là nam hay nữ. Người khuyết tật bẩm sinh về
giới tính, ngoài nỗi đau bệnh tật, còn phải gánh chịu áp lực ghê gớm từ dư luận xã
hội. Do Việt Nam chưa có cơ sở đủ điều kiện kiểm tra, phẫu thuật và cấp giấy chứng
nhận y tế về xác định lại giới tính nên hằng năm, rất nhiều người đã tìm sang Thái
Lan với một số tiền không nhỏ. 2 Trong khi đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam
lại quá cứng nhắc trong việc thực hiện việc xác định lại giới tính, thậm chí có nhiều
địa phương còn cho rằng: quá nhiều trường hợp xác định lại giới tính diễn ra trong
địa phương mình sẽ ảnh hưởng không tốt tới thi đua cũng như thuần phong mỹ tục
của địa phương.
Trong với trường hợp của “cô” Trâm, giờ đây, mọi giấy tờ của cô từ chứng minh
nhân dân, hộ chiếu, giấy tờ nhà, xe… đều đã đứng tên là Phạm Lê Quỳnh Trâm. Nếu
như UBND tỉnh Bình Phước hủy bỏ quyết định cho “cô” Trâm xác định lại giới tính
thì hậu quả pháp lý của việc này không chỉ đơn giản là làm lại giấy tờ mà lại còn kéo
theo rất nhiều những hệ quả khác như phẫu thuật chuyển lại giới tính, sinh hoạt xã
hội sau khi trở lại thành “anh Phạm Văn Hiệp” của “ cô Trâm”..


KẾT LUẬN
Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên
đã được pháp luật bảo vệ. Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy
định cụ thể trong pháp luật dân sự tuy nhiên trong quá trình thực hiện quyền đó vẫn
còn nhiều những bất cập nhất định cần sự hoàn thiện pháp luật cũng như công tác
quản lý để nâng cao hiệu quả thực hiện quyền lợi của cá nhân.

2 Nguồn : Giáo dục Việt Nam

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự 2005
2. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006
3. Nghị định 88/2008
4.

/>
5.

/>%81nh-trong-b%CC%A3-lu%CC%A3t-dn-s%C6%B0%CC%A3-nam-2005va%CC%80-nghi%CC%A3-di%CC%A3nh-socirc/

6. nguyentandung.org

16




×