Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hãy chứng minh rằng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành quan tâm chú trọng đến tính dân chủ, minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.62 KB, 7 trang )

A.MỞ ĐẦU
Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn là tiêu điểm, là vấn đề quan
trọng hàng đầu của các quốc gia nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Kinh tế-xã hội phát triển đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách quy hoạch cụ thể
phù hợp với tính chất của nền kinh tế. Quy hoạch đất đai thể hiện sự tính toán,
phân bổ đất đai cụ thể cho các mục tiêu của đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho
tất cả các ngành kinh tế phát triển. Với ý nghĩa quan trọng của vấn đề và cùng sự
hiểu biết của mình, nhóm chúng tôi chọn đề tài “ Hãy chứng minh rằng các quy
định của pháp luật đất đai hiện hành quan tâm chú trọng đến tính dân chủ, minh
bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Minh bạch, công khai hóa
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò như thế nào trong việc nâng cao hiệu
quả của hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai.”

B.NỘI DUNG
I. Tính dân chủ, minh bạch, công khai hóa quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
trong pháp luật đất đai
1. Cơ sở pháp lí
Trên tinh thần của Điều 18 Hiến pháp năm 1992 : “ Nhà nước thống nhất
quản lí toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục
đích và có hiệu quả”. Nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy
định rõ tại Điều 23 Luật đất đai 2003 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 12, 13, 14
Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về Thi
hành Luật đất đai 2003. Ngoài ra, Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 1 tháng 10 năm
2001 cũng quy định rất cụ thể về vấn đề này.
1


2. Tính dân chủ, minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trong các quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, ngay tại khoản 7
điều 21 –nguyên tắc lập quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất-ghi rõ: “dân chủ và
công khai”. Như vậy, rõ ràng, chúng ta có thể nhận thấy rằng, các quy định về quy


hoạch và kế hoạch sử dụng đất mang hai tính chất là “dân chủ và công khai”. Về
tính dân chủ, ta thấy được thể hiện tại khoản 5 điều 25 trong Luậtđất đai 2003:
“trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện việc
lập quy hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân” hay tại chương
V điều 19 của Nghị định Chính phủ số 68/2001/NĐ-CP ghi rõ trách nhiệm của cơ
quan địa chính các cấp: “kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế-xã hội”. Qua đó, ta
thấy được việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai mang tính chất dân chủ, hai
chiều, có sự đóng góp, phản ánh từ người dân tới các cơ quan có thẩm quyền, từ
cấp dưới lên cấp trên tạo ra sự hợp lý trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Đồng thời, tránh được trường hợp các cấp trên lạm dụng quyền lực, uỷ thế lộng
quyền tạo ra những sai sót, không phù hợp với thực tế trong quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất.
Bên cạnh tính dân chủ, tính minh bạch, công khai cũng được thể hiện tại điều
28 luật đất đai hay chương IV điểu 16 của nghị định Chính phủ số 68/2001/NĐ-CP
về việc công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: “sau thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt, cơ quan địa chính có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai và việc sử dụng đất của các dự án đầu tư tại cơ quan địa
chính cấp tỉnh, cấp huyện và Uỷ ban nhân dân xã” hoặc tại điều 19 chương V của
nghị định Chính phủ số 68/2001/ NĐ-CP về trách nhiệm của cơ quan địa chính cấp
dưới có ghi: “thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, phát
2


hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xử lý các vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai”. Với các quy định trên,
tính minh bạch, công khai trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được thể
hiện phần nào cũng như trách nhiệm của cơ quan Nhà nước góp phần tạo ra sự hợp
lý, chính xác trong việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, tránh được sai lệch,

hiểu nhầm trong quản lý Nhà nước.
3.Một số điểm hạn chế
Tính dân chủ, minh bạch và công khai hóa quy hoạch sử dụng đất là sự tiến
bộ của Luật đất đai, tuy nhiên trong thực tế tính chất này không được thể hiện đầy
đủ, còn nhiều hạn chế. Việc công khai, minh bạch quy hoạch việc sử dụng đất trên
thực tế chỉ mang tính hình thức hay công khai không đầy đủ. Theo một kết quả
điều tra chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp Tỉnh ở Việt Nam công bố
vào tháng 3/2011, có tới 72% người dân trả lời không biết về vấn đề quy hoạch, sử
dụng đất đai địa phương mặc dù họ rất cần biết vì liên quan trực tiếp tới cuộc sống
của họ. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi đi kiện hay cản
trở quy hoạch, hoặc có người không biết nên vẫn bị mua đất đã có quy hoạch của
Nhà nước. Ngoài ra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không được công khai hoặc
công khai không đầy đủ còn là điều kiện nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Theo
nhóm chúng tôi khi Nhà nước đã đề ra chủ trương đúng nhưng việc thực hiện minh
bạch xuyên suất quá trình thực hiện chủ trương đó cần phải đúng hơn nữa. Việc
công khai, dân chủ trong quản lí đất đai sẽ tạo niềm tin cho nhân dân, tin vào
đường lối đúng đắn vào chính sách của Nhà nước. Do vậy, hệ thống pháp luật nước
ta cần phải có và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản cụ thể cung
cấp thông tin cho người dân về việc có kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất.

3


II. Vai trò của việc minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai.
Việc minh bạch hóa, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai
trò quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai. Cụ thể, hoạt động này
đã đem lại những hiệu quả cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai như sau:
Thứ nhất, việc minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
để tránh phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong quản lý nhà nước về đất đai nhất là

trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất... Pháp luật đã có những quy định rõ ràng, từ việc
hình thành quy hoạch và thực hiện, cũng như mọi vấn đề phải được quyết định từ
nhân dân và do nhân dân giám sát thực hiện. Tuy nhiên, nhiều quy hoạch, kế hoạch
không được công khai, hay công khai không đầy đủ, dẫn đến sự mập mờ, nảy sinh
tiêu cực, tham nhũng, khiếu kiện. Như đã đề cập ở trên, theo một kết quả điều tra
chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam công bố vào tháng
3 năm 2011, có tới 72 % người dân trả lời không biết về vấn đề quy hoạch, sử dụng
đất tại địa phương. Bộ Tài nguyên- Môi trường cũng đã chỉ ra nguy cơ tham nhũng
trong lĩnh vực đất đai, nhiều nhất là: công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê
đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; định giá đất... trong đó quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất xếp hàng đầu. Đặc biệt, nguyên nhân quan trọng là những công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất này chưa được công khai, minh bạch.
Nhiều năm qua, đã có rất nhiều vụ việc khiếu tố liên quan đến quy hoạch
một cách thiếu minh bạch. Có vụ khiếu tố lãnh đạo một tỉnh ở phía Nam, cho mở
một đường phố cong, uốn lượn chỉ vì để qua nhà mình. Hoặc như người dân Quận
Tây Hồ (Hà Nội) khiếu tố con đường kè dạo quanh Hồ Tây không đúng quy hoạch
ban đầu, nắn chỉnh để qua nhà hai cán bộ...
Thứ hai, việc công khai, minh bạch hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
4


trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai góp phần tích cực, giải quyết tốt mọi
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, làm người dân tin tưởng hơn vào mọi hoạt
động phát triển có liên quan đến sử dụng đất đai. Khi có được sự tin tưởng, đồng
thuận của người dân thì các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai sẽ được thực
hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, việc công khai, minh bạch hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đảm bảo quyền thông tin của người dân, và từ đó có được những ý kiến đóng góp

để cơ quan có thẩm quyền thực hiện những hoạt động quản lý nhà nước về đất đai
một cách hợp lý. Người dân biết được việc quy hoạch, sử dụng đất của nhà nước
nhằm hướng tới mục đích gì và có hợp lý hay không để từ đó đưa ra những ý kiến
đóng góp để cơ quan quản lý nhà nước về đất đai phát hiện và khắc phục được
những yếu kém để hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ngày càng hiệu quả, thiết
thực nhất.

C.KẾT LUẬN
Tóm lại, ta thấy quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai có ý nghĩa to lớn trong
công tác quản lí và sử dụng đất. Công khai, dân chủ, minh bạch trong các quy định
của pháp luật đất đai cần được phát huy hơn nữa nhằm đảm bảo quyền lợi người
dân. Đây là công việc của tất cả các cơ quan quản lí đất đai và các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất của Nhà nước. Do vậy, cần có sự đồng thuận giữa Nhà
nước và nhân dân nhằm thực hiện tốt và có hiệu quả luật đất đai.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 1992
2. Hoàng Thị Lệ Mỹ, Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, Luận án, Hà Nội-2010
3. Luật đất đai 2003
4. Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành
Luật đất đai
5. Nghị định 68/2001/NĐ - CP ngày 01 tháng 10 năm 2001 về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai.
6. Phạm Hữu Nghị, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo pháp luật đất đai
Việt Nam : thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
10/2008

7. Trang web thuvienphapluat.vn
8. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật đất đai, Nxb Tư Pháp, Hà Nội,
năm 2005

MỤC LỤC
6


A.MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
B.NỘI DUNG...........................................................................................................1
I. Tính dân chủ, minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trong pháp luật đất đai........................................................................................1
1. Cơ sở pháp lí...................................................................................................1
2. Tính dân chủ, minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. .2
3. Một số điểm hạn chế.......................................................................................3
II. Vai trò của việc minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai.............................................4
C.KẾT LUẬN..........................................................................................................5

7



×