Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KĨ THUẬT SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.97 KB, 12 trang )

BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ
MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

ĐỀ BÀI SỐ 11: Trình bày các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ
quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số và đề cập những biện pháp (pháp lý và kỹ
thuật) nhằm bảo hộ tốt hơn quyền tác giả trong môi trường kỹ thuât số.

1


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG CHÍNH
I.KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐƯỢC HIỂU
TRONG MÔI TRƯỜNG KĨ THUẬT SỐ
1. Khái niệm quyền tác giả
2. Quyền tác giả được hiểu trong môi trường kĩ thuật số
II. NHỮNG QUY ĐỊNH QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA VỀ VẤN
ĐỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KĨ THUẬT SỐ
1. Các điều ước đa phương
2. Các hiệp định song phương về quyền tác giả
3. Công ước WTC và công ước WPPT
III. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO
HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KĨ THUẬT SỐ
1. Bộ Luật Dân Sự về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số
2. Luật Sở Hữu Trí Tụệ về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số.
3.Luật Công Nghệ Thông Tin về bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số.
4. Những nội dung chính về vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật
số.
* Về chủ thể quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số
* Các quyền của chủ thể quyền tác giả


* Phương thức bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số
* Giới hạn quyền tác giả
IV. THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI
TRƯỜNG KĨ THUẬT SỐ.
1. Thực trang bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số.
2. Các biên pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo hộ quyền tác giả trong môi
trường kĩ thuật số.
KẾT LUẬN

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong môi trường kỹ thuật số, bảo hộ quyền tác giả lại là một vấn đề hết sức mới mẻ
và phức tạp. đặc biệt là đối với Việt Nam hiện nay là một nước đang phát triển thì
vấn đề kĩ thuật số tác động mạnh đến mọi lĩnh vực và quá trình hội nhập với thế giới.
Bên cạnh đó đứng về khía cạnh luật sở hữu trí tuệ thì môi trường kĩ thuật số có một
ảnh hưởng rất lớn đặc biệt là vấn đề về bảo hộ quyền tác giả trong môi trương kĩ
thuật số đang bùng nổ như hiện nay. Theo thống kế gần nhất Việt Nam hiện là một
trong số các nước có số lượng xâm phạm bản quyền ghi âm lớn nhất thế giới. Tình
trạng sao chép thông tin, vi phạm bản quyền trên Internet và ăn cắp bản quyền phần
mềm máy tính cũng xảy ra khá phổ biến. Qua thực tế đó có thể nhận thấy vấn đề
“bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số” đang có rất nhiều tranh luận. Vậy
qua đó tôi xin được lựa chọn đề tai số 11 “Trình bày các quy định phap luật Việt
Nam hiện hành về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số và đề cập những
biện pháp (pháp lý và kỹ thuật) nhằm bảo hộ tốt hơn quyền tác giả trong môi trường
kỹ thuât số.” làm bài tập lần này.
NỘI DUNG CHÍNH
I.KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐƯỢC HIỂU
TRONG MÔI TRƯỜNG KĨ THUẬT SỐ

1. Khái niệm quyền tác giả
Về khái niệm quyền tác giả được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 4 luật SHTT 2005 sửa
đổi và bổ sung 2009.
Vậy có thể hiểu quyền tác giả nói chung là quyền được pháp luât trao cho tác giả của
một tác phẩm là kết quả của hoạt động sang tạo của chính mình gồm: quyền sao chép
tác phẩm, quyền phân phối phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng bất kì
phương thức nào và còn được hiểu là quyền về việc cho phép người khác sử dụng
3


tác phẩm theo những cách thức cụ thể.
Quyền tác giả được quy định trong pháp luật bao gồm quyền nhân thân và quyền tài
sản.
2. Quyền tác giả được hiểu trong môi trường kĩ thuật số
Trong khi mà môi trường kĩ thuật số bùng nổ như hiện nay nó đã có những tác động
trực hai chiều một là khuyến khích các hoạt động sang tạo trên moi lĩnh vực, tuy
nhiên mặt trái của nó là làm cho sự bảo hộ quyền tác giả đối với những tác phẩm mà
họ tạo rất khó để được bảo hộ một cách tuyệt đối.
Trên môi trường kĩ thuật số hiện nay đã xuất hiện một số những dịch vụ nhằm bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả trên cơ sở thu phí dịch vụ. Vậy từ thực tiễn
đó ta thấy pháp luật Việt Nam cũng đang từng bước sửa đổi nhằm mục đích bảo về
quyền tác giả trong môi trường nay.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA VỀ VẤN
ĐỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KĨ THUẬT SỐ
1.

Các điều ước đa phương

Việt Nam hiện đã tham gia vào 4 điều ước đa phương, có một số đề cập đến việc bảo
hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số:

Công ước Berne có hiệu lực 24/10/2004về bảo hộ tác phẩm văn học,
nghệ thuật và khoa học
Công ước Geneva có hiệu lực 06/7/2005 về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi
âm, chống việc sao chép bất hợp pháp
Công ước Brussel có hiệu lực 12/1/2006 về các tín hiệu mang các
chương trình truyền qua vệ tinh được mã hóa.
Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ
chức phát sóng.
2. Các hiệp định song phương về quyền tác giả
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả, có hiệu lực từ ngày

4


26/12/1997
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang
Thụy Sĩ về Bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, có
hiệu lực từ ngày 08/06/2000
Hiệp định giữa CHXHCN Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về
Quan hệ thương mại, có hiệu lực từ ngày 10/12/2001
3.

Công ước WTC và công ước WPPT

Hai công ước này được hội nghi ngoại giao (WIPO) thông qua ngày 10/12/1996
đã có những đề cập cụ thể về vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ
thuật số hiện nay. Hai công ước đề cập đến các vấn đề cụ thể như sau:
Về sao chép và truy cập: Các tác phẩm được định dạng dưới bất kỳ hình
thức nào, trong đó có việc định dạng số. Việc sao chép truy cập của công

chúng tại bất kỳ địa điểm và thời điểm nào đều thuộc quyền cấp phép của tác
giả, chủ sở hữu.
Quy tắc bảo vệ bằng công nghệ: Các Hiệp ước nghiêm cấm việc phá
hoại các biện pháp công nghệ do tác giả, chủ sở hữu sử dụng để bảo vệ tác
phẩm của họ không bị sao chép, phân phối và sử dụng bất hợp pháp (gọi là các
biện pháp kiểm soát sao chép và truy cập). Việc sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh
doanh, phân phối, lắp đặt các thiết bị, phương tiện phải có sự cho phép của cơ
quan có thẩm quyền và sự cho phép của chủ sở hữu quyền.
Thông tin quản lý quyền: là thông tin xác định tác phẩm, tác giả của
tác phẩm, chủ sở hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm
và mọi số liệu hoặc mã, ký hiệu thể hiện thông tin nào đó, khi các thông tin
này cùng gắn với bản sao tác phẩm hoặc xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác
phẩm với công chúng.
Hành vi xâm hại thông tin quản lý quyền gồm: - Dỡ bỏ hoặc thay đổi
bất kỳ thông tin quản lý quyền điện tử nào mà không được sự cho phép. - Phân
phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng hoặc truyền đạt tới công chúng một
các trái phép các tác phẩm, bản sao tác phẩm, khi biết rằng các thông tin quản
lý quyền điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc thay đổi một cách trái phép.
III. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KĨ THUẬT SỐ
1. Bộ Luật Dân Sự về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số
Tại Việt Nam BLDS là bộ luật gốc điều chỉnh mọi quan hệ liên quan đến mọi lĩnh
5


vực dân sự, chính vì thế BLDS đã dành chương XXXIV để đề cập đến quyền tác
giả và quyền lien quan, trong đó việc bảo hộ quyền tác giả được quy định cơ bản
nhất từ Điều 736 đến Điều 743. Bên cạnh đó Điều 748 BLDS 2005 cũng đề cập
nội dung quyền đối với tín hiệu về tinh mang chương trình đã được mã hóa của
chủ sở hữu quyền gồm quyền thực hiện và cho phép hoặc cấm người khác thực

hiện những hành vi sau:
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, nhập khẩu, phân phối (bán, cho thuê) thiết bị hoặchệ
thống nhằm mục đích giải mã tín hiệu vệ tinh đã được mã hóa;- Thu, phân phối
lại tín hiệu đã được giải mã khi không được người nắm giữ quyền đối với tín
hiệu vệ tinh nói trên cho phép.
2. Luật Sở Hữu Trí Tụệ về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số.
Trên cơ sở của BLDS 2005 luật SHTT đã cụ thể hóa những quy định của BLDS
về quyền tác giả trong luật SHTT. Trên cơ sở phát triển của môi trường kĩ thuật
số việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường này. Từ đó tạo ra thách thức trong
việc thi hành Luật SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng, nên để bắt kịp xu
hướng đó Luật SHTT đã có những sửa đối nhất định về vấn đề này. Tại phần 2
của Luật SHTT đã có một số những quy định về quyền tác giả trong môi trường
kĩ thuật số:
- Khoản 10 Điều 4 Luật SHTT đề cập tới sao chép liên quan đến điện tử. Khoản 11
đề cập tới phát sóng, có liên quan tới phát sóng vô tuyến, hữu tuyến và truyền qua vệ
tinh
- Điều 9 Luật SHTT quy định Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong
việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 22 Luật SHTT quy định quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu
tập dữ liệu gồm
Khoản 1 quy định chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù
được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”Khoản 2. Sưu tập dữ liệu là tập có
tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hay
dạng khác”
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu khong bao hàm chính các tư liệu
đó, không gây phương hại đến quyền tác giả chính tư liệu đó.

6



- Điều 28 Luật SHTT quy đinh những hành vi xâm phạm quyền tác giả trong
môi trường kĩ thuật số bao gồm Khoản 12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các
biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả
đối với tác phẩm của mình.
Khoản 13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin điện tử về quản lý quyền có trong tác phẩm.
Khoản 14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho
thuê một thiết bị hoặc hệ thống khi biết hoặc có cơ sở để biết rằng thiết bị hoặc hệ
thống đó chủ yếu để làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác
giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.”
Tuy nhiên những quy định trên vẫn chỉ mang tính định hướng chưa có những
giả thích đi sau vào từng vấn đề. Trên cơ sở những nghiên cứu quy định của WIPO,
Việt Nam đã nội luật hóa những quy định về bảo họ các biẹn pháp công nghệ và
thông tin quản lý quyền, mở rộng khái niệm sao chép cho phù hợp với các điều kiện
khai thác, sử dụng tác phẩm và đối tượng của quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật
số và các biện pháp phòng ngừa áp dụng đối với những phương tiện, thiết bị có tính
năng phá hủy hoặc vô hiệu hóa các biện pháp kĩ thuật do các chủ thể thực hiện.
Những vấn dề này đã được đưa vào soạn thảo trong Luật Công Nghệ Thông Tin
2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này.
3.Luật Công Nghệ Thông Tin về bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật
số.
Một số những quy định của Luật Công Nghệ Thông Tin đề cập đến vấn đề bảo
hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số:
- Điểm b Khoản 3 Điều 9 Luật CNTT quy định trách nhiệm của tổ chức cá nhân
tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông
“ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu cơ sở dữ liệu và không gây cản
trở cho việc sử dụng cơ sở dữ liệu đó khi thực hiện hành vi tái sản xuất, phân phối,
quảng bá, truyền đưa, cung cấp nội dung hợp thành cơ sở dữ liệu đó.”
- Khoản 3 Điều Luật CNTT hành vi bị nghiêm cấm
“ Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu
hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của

tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân
sử dụng hợp pháp tên miền đó. “
- Khoản 4 Điều 15 Luật CNTT : Tổ chức, cá nhân không được trích dẫn nội dung
thông tin số của tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp chủ sở hữu thông tin số đã
có cảnh báo hoặc pháp luật quy định việc trích dẫn thông tin là không được phép
- Điều 21 Luật CNTT về Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi
7


trường mạng
1. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên
môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.
2. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác có
trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc
thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó;
b) Sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những
thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc
theo thoả thuận giữa hai bên;
c) Tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân
không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ
Vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số được nằm rải rác trong
những quy phạm pháp luật khác nhau. Có thể kể tên những quy phạm pháp luật đó
được nằm trước hết ở Bộ Luật Dân Sự, Luật Sở Hữu Trí Tuệ, Luật Công Nghệ
Thông Tin, Luật Báo Chí, Luật Điện Ảnh, Bộ Luật hình sự, và các văn bản hướng
dẫn thi hành. Các Điều Ước Quốc Tế song phương, đa phương mà Việt Nam đa kí
kết và gia nhập. Ngoài ra nguồn quy phạm pháp luật điều chỉnh về hình thức, thủ tục
trình tự nội dung nằm rải rác trong các pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Bộ Luật
Tố Tụng Dân Sự, Tố Tụng Hình Sự và các văn bản hướng dẫn.

4. Những nội dung chính về vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật
số.
Vậy từ những điều luật và dẫn chứng luật cụ thể có thể kết luận vấn đề bảo hộ
quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số đề câp đến 3 vấn đề chính sau:
* Về chủ thể quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số
Có hai đối tượng trong nhóm này. Đối tượng chủ thể quyền tác giả nguyên thủy, dựa
trên hoạt động sang tạo của chính tác giả. Và đối tượng thứ hai của chủ thể quyền
tác giả phái sinh ( tác giả(đồng tác giả), tổ chức cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả
hoặc giao kết hợp đồng với tác giả, tổ chức cá nhân được thừa kế, tổ chức cá nhân
được chuyển giao, nhà nước).
* Các quyền của chủ thể quyền tác giả
Các quyền của chủ thể quyền tác giả bao gồm hai nhóm quyền chính là quyền nhân
than và quyền tài sản. Quyền nhân than thường là những quyền không thể chuyển
giao tuy nhiên đối với quyền công bố tác phẩm thuộc nhóm quyền nhân thân lại có
thể chuyển giao.Các quyền nhân than không được chuyển giao luôn thuộc về chủ thể
8


quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn. Đối với quyền tài sản được bảo hộ cụ thể
trong Điều 20 Luật SHTT, những quyền này đều có thể chuyển giao.
* Phương thức bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số
Có hai phương chinh thức nhằm bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số là:
- áp dụng các biện pháp công nghệ - quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền tác
giả. Các biện pháp công nghệ quy định tai khoản 1 điều 198 luật SHTT. Cụ thể là
việc chủ sở hữu quyền đưa ra các thông tin quản lý quyền gắn với bản gốc khoặc bản
sao các sản phẩm sáng tạo, đưa thong tin quản lý xuất hiện cùng với việc truyền đạt
tác phẩm đến với công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả cả tác phẩm chủ sở
hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và môi số liệu hoặc mã
ký hiệu thể hiện thong tin đó để bảo về quyền tác giả. Đồng thởi chủ sở hữu quyền
tác giả có thể áp dụng một số biên pháp công nghệ để bảo về các thong tiin quản lý

quyền, ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền tác giả
của mình theo quy định pháp luật
-Các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ quyền tác giả
Để bảo hộ quyền tac giả và thong tin quản lý quyền bằng việc đặt hành vi hủy bỏ
hoặc vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật ngăn cấm hành vi xóa, thay đổi sửa chữa
thông tin quản lý quyền.
Các quy định chống hủy bỏ và vô hiệu hóa các biện pháp kĩ thuật số còn đặt ra các
biện pháp phòng ngừa áp dụng đối với hành vi sả xuất lắp ráp biến đổi, phân phối,
nhập khẩu…nhằm bảo hộ quyền tác giả.
Luật hiện nay cũng đưa ra những quy định ngăn cấm xâm phạm quyền, buộc các nhà
cung cấp dịch vụ internet phải tiến hành năng chặn hủy bỏ các thong trin trái pháp
luật. Từ đó có thể thấy biện páhp này thuộc đối tượng của thực thi hành chính, hình
sự và biên giới.
* Giới hạn quyền tác giả
Các trường hợp hạn chế này thể hiện ở việc pháp luật cho phép lượng hóa số lượng
bản sao chép là một bản sử dụng với mục đích cá nhân, học tập nghiên cứu, giảng
dạy lưu trữ trong thư viện không nhằm mục đích thương mại.
Về bản sao tạm thời cũng là một trường hợp của giới hạn, là bản định hình có thời
hạn sử dụng trong việc phát sóng.Trong trường hợp đặc biệt thì bản sao đó đươc lưu
trữ tại trung tâm lưu trữ chính thức.
IV. THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI
TRƯỜNG KĨ THUẬT SỐ.
1.
Thực trang bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số.
Về mặt khung pháp lý, có thể nói Việt Nam đã có một hệ thống các quy định pháp
9


luật tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc cho việc bảo hộ quyền tác giả. Tuy
nhiên, hiệu quả thực thi của các quy định này trên thực tế hiện vẫn còn nhiều vấn đề

cần phải bàn, đặc biệt là trong môi trường kỹ thuật số như hiện nay – khi mà vấn đề
“văn hóa bản quyền” đang được đề cập ngày càng nhiều.
Trong môt môi trường kĩ thuật số phát triển như hiện nay việc vi phạm quyền tác giả
xảy ra rất dễ dàng. Với sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế ở Việt Nam người dân
khôn hề nhận thưc hay biết mình đang có những hành vi xâm phạm đến bảo hộ
quyền tác giả, cũng đơn giản như việc chúng ta không thể đánh giá một bài hay tác
phẩm văn học xuất hiện trên các website, điện thoại hay máy tính được sử dụng có
hợp pháp hay không. Hiên nay tuy đã có một số những dịch vụ nhằm bảo vệ quyền
tác giả thông qua việc thu phí tuy nhiên con số là rất nhỏ. Hay viêc in ấn sách băng
đĩa nhạc lậu không được sự cho phép của tác giả là rất nhiều khó lòng giải quyết
trong sớm chiều.
Việt Nam đang bị coi là quốc gia có sự xâm hại lớn nhất đối với các chương trình ghi
âm, lấy ví dụ hiện nay các dịch vụ tải nhạc chuông điện thoại, thường nhiệm nhiên
quảng cáo lấy nhạc các bài hát mà không hề xin phép hay trả thù lao cho chủ sở hữu
quyền tác giả. Hay việc sử dụng hình ảnh, sao chép tác phẩm, tin ảnh mà không trích
dẫn nguồn hay đề tên tác giả là thường xuyên xảy ra trên các báo tin điện tử ,
Việc xâm phạm bản quyền có mức phạt hành chính chỉ tối đa là 200 triệu đồng là quá
thấp nếu xét về sự chênh lệch với lợi nhuận thu được từ xâm phạm bản quyền, và
như thế các sự việc vi phạm diễn ra càng nhiều khó kiểm soát.
2.Các biên pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo hộ quyền tác giả trong môi
trường kĩ thuật số.
Hoản thiện hệ thống pháp luật là diều đáng nói trước tiên. Tuy nhiên bên cạnh đó
phải tích cực tuyên truyền kiến thức đến với người dân. Tăng cường trao đổi học hỏi
những thành quả của các nước đi trước có nền khoa học tiến bộ và luật sở hữu trí tuệ
đặc biệt là về các biện pháp kỹ thuật nên kêu gọi sự giúp đợ của các quốc gia đi
trước.
Khuyến khích hơn nữa chủ sở hữu quyền tác giả phải triệt để sử dụng các biện pháp
công nghệ nhằm tự bảo về quyền tác giả của mình trong môi trường kĩ thuật số bùng
nổ như hiện nay.
Thiết chặt hơn nữa những chê tài xử phạt vị phạm về sở hữu trí tuệ từ đó tác động

đến tâm lý quần chúng.
Đưa ra những hành vi cụ thể hành vi miễn trừ cu thể đối với các quy phạm chống hủy
bỏ và vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ phù hợp với môi trường kĩ thuật số hiện
nay.
Nên có những quy định cụ thể hơn nữa về trách nhiệm liên đới của các nhà cung cấp
dịch vụ internet. Buộc các nhà cung cấp dịch vu phải có những ngăn chặn các vụ việc
xâm phạm quyền tác giả nói riêng và luật sở hữu trí tuệ nói chung với những thuê
10


bao họ cung cấp dịch vụ.
Bổ sung, phân loại các quy định của pháp luật về những thiết bị số ghi kĩ thuật số có
liến quan đến việc khai thác sử dụng quyền tác giả.
KẾT LUẬN
Trong khi môi trường kĩ thuật số phát triển như hiện nay thì vấn đề bâor vệ quyền
tác giả trong môi trường nay càng đáng được quan tâm. Chinh vì vậy học tập những
kinh nghiệm của những quốc gia đi trước về vấn đề này Việt Nam đã bước đầu xây
dựng được một hệ thống cơ sở pháp lý khá chi tiết để bảo hộ quyền tác giả. Tuy
nhiên ban hành và áp dụng lại là hai vấn đề khác nhau, vậy nên khi áp dụng những
quy định này vào thực tiễn còn nhiều bất cập. Thiết nghĩ nên nhanh chóng hoàn thiện
hệ thống pháp lý hơn nữa để quyền tác giả được bảo hộ một cách đích đáng.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Luật Dân Sự 20005
2. Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2006 sửa đổi bổ sung năm 2009
3. Luật Công nghệ Thông Tin 2006 sửa đổi bổ sung 2011

4.Giáo trình luật Sở Hữu Trí Tuệ, trường Đại Học Luật Hà Nội
5.Nghị Định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ Luật Dân Sự, Luật Sở Hữu Trí Tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
6. Quản Tiến An luận văn thạc sĩ luât học "bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
trong môi trường kĩ thuật số, một số vấn đề lý luận và thực tiễn" Hà Nội 2009.
7.TS. Vũ Mạnh Chu - Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật
"Quyền tác giả và quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số"
8.BẢN QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ: CẦN
NHỮNG QUYẾT SÁCH MẠNH MẼ
9. www.cov.gov.vn
10. www. chinhphu.vn
11. www.luatviet.org
12. www.WIPO.int

12



×