Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội nguyên tắc này được cụ thể hóa như thế nào trong pháp luật người khu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.16 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
A.Lời mở đầu
B.Nội dung
1.Khái quát chung
1.1 Một số khái niệm
1.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật người khuyết tật
2. Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức
xã hội
2.1 Cơ sở của nguyên tắc
2.2 Nội dung nguyên tắc
2.3 Ý nghĩa của nguyên tắc
3. Sự cụ thể hóa nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã
hội và tổ chức xã hội trong pháp luật người khuyết tật.
4. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc
4.1 Những kết quả đạt được
4.2 Những tồn tại, hạn chế
4.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc
C. Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

0

1
1
1
1
2
3
3
3
3


4
5
5
8
10
11
12


A.LỜI MỞ ĐẦU
Người khuyết tật là một trong những nhóm đối tượng đặc biệt của xã hội cần
phải có sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ từ phía nhà nước và cộng đồng. Trong những
năm qua, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, có những chính sách hỗ
trợ cho người khuyết tật. Tuy nhiên không ai có thể hiểu được những khó khăn,
những mong muốn của người khuyết tật bằng chính bản thân họ. Nhận thức được tầm
quan trọng của việc tiếp thu ý kiến của người khuyết tật, các tổ chức xã hội, đối tác
xã hội trong việc ban hành các chính sách pháp luật dành cho người khuyết tật,
nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội đã trở thành
một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật người khuyết tật Việt Nam. Sự cụ thể hóa
nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội trong pháp
luật người khuyết tật cũng như thực tiễn thực hiện nguyên tắc ở Việt Nam hiện nay sẽ
được làm rõ trong đề tài này.

B. NỘI DUNG
1.Khái quát chung
1.1 Một số khái niệm
*Khái niệm người khuyết tật
Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về người khuyết tật.
Theo quan điểm khuyết tật y tế thì khuyết tật là do hạn chế cá nhân, là ở chính
con người đó. Quan điểm này tập trung vào sự khiếm khuyết về thể trạng, tinh thần,

thính giác, thị giác, sức khỏe… chú trọng rất ít hoặc không chú trọng đến các yếu tố
về môi trường xã hội và môi trường vật thể xung quanh người khuyết tật. Tiêu biểu
cho quan điểm này là các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Philipin…
Theo quan điểm khuyết tật xã hội thì khuyết tật là sự kết hợp giữa sự khiếm
khuyết và các yếu tố môi trường và tiếp cận dưới góc độ quyền của người khuyết tật.
Đây được coi là quan điểm tiến bộ và đã được thể chế trong các quy định của Luật
quốc tế như Công ước số 159 của ILO về phục hồi chức năng lao động và việc làm

1


của người khuyết tật năm 1983, Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người
khuyết tật năm 2006…
Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 cũng đã đưa ra khái
niệm người khuyết tật dựa trên quan điểm này: “Người khuyết tật là người bị khiếm
khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện
dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
Từ những quan điểm khác nhau về người khuyết tật, dựa trên cơ sở quyền con
người và những rào cản mà người khuyết tật gặp phải, có thể đưa ra định nghĩa người
khuyết tật như sau: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài
trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng
với chủ thể khác.1
*Khái niệm luật người khuyết tật:
Luật người khuyết tật là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đảm bảo
các quyền và trách nhiệm của người khuyết tật.2
1.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật người khuyết tật
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật người khuyết tật được hiểu là các quan
điểm, tư tưởng, chỉ đạo trong quá trình ban hành, thực thi, áp dụng và sửa đổi, bổ

sung pháp luật. Các nguyên tắc này không được quy định trong một điều luật cụ thể
của Luật người khuyết tật Việt Nam mà được xác định trên cơ sở nội dung pháp luật
đã được ban hành và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam. Có thể xác định các nguyên tắc
cơ bản của Luật người khuyết tật bao gồm:
-

Nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền của người khuyết tật.
Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử
Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội
Nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với
người khuyết tật.

1
2

Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, Nxb.CAND, Hà Nội, 2011, trang 21
Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, Nxb.CAND, Hà Nội, 2011, trang 33

2


- Nguyên tắc đảm bảo hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế
2. Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội
2.1 Cơ sở của nguyên tắc
Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội được xây
dựng trên cơ sở cam kết của cộng đồng quốc tế trong Công ước về quyền của người
khuyết tật: “Trong việc xây dựng và thực thi luật pháp và chính sách để thực hiện
Công ước này và trong quá trình ra quyết định về những vấn đề có liên quan tới
người khuyết tật, các quốc gia thành viên cần có sự tham vấn chặt chẽ và tham gia
tích cực của người khuyết tật, bao gồm cả trẻ em khuyết tật, thông qua các tổ chức

đại diện của họ” (khoản 3 Điều 4 Các nghĩa vụ chung).
2.2 Nội dung nguyên tắc
Nội dung của nguyên tắc này được hiểu là khi ban hành, phê chuẩn văn bản
pháp luật, chính sách về người khuyết tật các nhà lập pháp, xây dựng chính sách cần
tham vấn rộng rãi mọi cá nhân hoặc tổ chức, đặc biệt là người khuyết tật và các tổ
chức đại diện cho họ, các tổ chức xã hội có liên quan (ví dụ: công đoàn và tổ chức đại
diện của người sử dụng lao động), các tổ chức cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật,
các chuyên gia tư vấn độc lập.
Chủ thể được tham vấn ở đây là người khuyết tật và các tổ chức đại diện của
họ, các tổ chức xã hội có liên quan, các tổ chức cung cấp dịch vụ cho người khuyết
tật, các chuyên gia tư vấn…
Cách thức, phương pháp tổ chức tham vấn, vị trí cũng như giá trị tham vấn của
tổ chức, cá nhân khác nhau là khác nhau phụ thuộc vào mô hình tổ chức của mỗi
quốc gia.
1.3 Ý nghĩa của nguyên tắc
Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội tạo điều
kiện để người khuyết tật cũng như các chủ thể có liên quan được tham gia đóng góp ý
kiến của mình trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật, chính sách về người
khuyết tật. Mỗi tổ chức, cá nhân này dưới góc độ nhìn và kinh nghiệm của họ sẽ đưa
đến những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề cần giải quyết, giúp chỉ ra những điểm
3


phù hợp hoặc chưa phù hợp, bổ sung các thiếu sót. Tổng hợp lại sẽ cho người làm
luật, hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quát để giải quyết vấn đề trên cơ sở sự
hài hòa giữa quyền của người khuyết tật với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội, phù
hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể.
3. Sự cụ thể hóa nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức
xã hội trong pháp luật người khuyết tật.
Như đã nói ở trên thì Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 không có một

điều luật nào quy định cụ thể về nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội
và tổ chức xã hội mà nguyên tắc này được rút ra trên cơ sở nội dung của các điều luật
khác nhau cũng như thực tiễn thực hiện.
Trước hết đó là quy định về quyền của người khuyết tật. Theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 4 Luật người khuyết tật thì người khuyết tật được quyền “Tham
gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội”. Các hoạt động xã hội ở đây có thể hiểu bao
gồm cả hoạt động tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp luật, chính
sách của Đảng và Nhà nước bình đẳng như các chủ thể khác trong xã hội.
Ngoài người khuyết tật thì đối tượng được tham vấn còn bao gồm các tổ chức
xã hội. Cụ thể:
Khoản 2 Điều 7 Luật người khuyết tật quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức thành viên có trách nhiệm vận động xã hội trợ giúp người khuyết tật
tiếp cận dịch vụ xã hội, sống hòa nhập cộng đồng; tham gia xây dựng, giám sát thực
hiện chính sách, pháp luật và chương trình, đề án trợ giúp người khuyết tật”.
Và Điều 9 Luật người khuyết tật quy định:
“1. Tổ chức của người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật để đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của hội
viên là người khuyết tật, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật
đối với người khuyết tật.
2. Tổ chức vì người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật”.
4


Từ các quy định trong pháp luật người khuyết tật có thể thấy rằng việc tham
vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng, thực
hiện chính sách pháp luật đối với người khuyết tật không chỉ là trách nhiệm của các
chủ thể xây dựng pháp luật mà đó còn là quyền của người khuyết tật, là quyền và là
trách nhiệm của các tổ chức của người khuyết tật cũng như tổ chức xã hội có liên
quan.

4. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc
4.1 Những kết quả đạt được
Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2009 thì Việt Nam có khoảng 6,7
triệu người khuyết tật trên tổng số 85,5 triệu dân, chiếm 7,8% dân số. Đây là một
trong những nhóm đối tượng yếu thế của xã hội do đó người khuyết tật nhận được sự
quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội thể hiện qua các chính sách,
pháp luật đối với người khuyết tật. Có thể kể đến các văn bản pháp luật liên quan đến
người khuyết tật như: Pháp lệnh người tàn tật năm 1998, Luật người khuyết tật năm
2010, Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007), Luật dạy
nghề năm 2007, Luật giáo dục năm 2005,… cùng với hàng trăm văn bản quy định chi
tiết, hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy định của Luật và pháp lệnh nói trên. Ngoài
ra còn có hàng loạt các chính sách dành cho người khuyết tật như: Chỉ thị số
01/2006/CT-TTg về việc đẩy mạnh chính sách trợ giúp người tàn tật của Thủ tướng
Chính phủ; Đề án trợ giúp người khuyết tật các giai đoạn 2006-2010, 2012-2020; các
chính sách về việc làm, y tế, giáo dục,… cho người khuyết tật.
Có thể thấy rằng hệ thống chính sách, pháp luật dành cho người khuyết tật của
Việt Nam là rất đa dạng, phong phú, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cũng
như sự hỗ trợ cho người khuyết tật. Và trong quá trình xây dựng dự thảo chính sách,
pháp luật không thể thiếu hoạt động tham vấn người khuyết tật, tổ chức xã hội, đối
tác xã hội về nội dung của các văn bản, chính sách đó.
Một trong những kết quả đạt được của hoạt động tham vấn đó là việc ban hành
Luật người khuyết tật năm 2010. Với mong muốn tiếp cận người khuyết tật từ bên
trong, từ chính người khuyết tật với những mong muốn, nhu cầu, cảm xúc… của
5


chính họ để các quy định trong Luật người khuyết tật phản ánh đúng tâm tư, nguyện
vọng của người khuyết tật cũng như bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của họ, trong
suốt quá trình soạn thảo, lấy ý kiến dự thảo Luật người khuyết tật, ban soạn thảo luôn
chú trọng đến việc lấy ý kiến của đại diện người khuyết tật cũng như các tổ chức xã

hội có liên quan về nội dung các quy định của Luật. Cụ thể: Ngay trong thành phần
ban soạn thảo cũng đã có đại diện của người khuyết tật. Sau khi hoàn tất việc soạn
thảo, dự thảo Luật người khuyết tật đã được tổ chức lấy ý kiến của các chủ thể có liên
quan như người khuyết tật, tổ chức đại diện của người khuyết tật, các tổ chức xã hội,
cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, dạy nghề, cơ sở bảo trợ xã hội… Các buổi tham vấn được
tổ chức rộng rãi ở nhiều địa phương với sự tham gia của đông đảo người khuyết tật
cũng như các chủ thể khác. Ví dụ: trong hai ngày từ 28 -29/8/2009, tại Thành phố Hồ
Chí Minh, Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội tổ chức Hội thảo khu vực phía
Nam “Tham vấn về dự án Luật Người khuyết tật và việc thực hiện pháp luật về lao
động đối với lao động nữ”. Tham dự Hội thảo có bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm
Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội, ông Đặng Ngọc Tùng – Chủ tịch Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Đàm – Thứ trưởng Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, đại diện lãnh đạo các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,
Liên đoàn Lao động, BHXH, VCCI các tỉnh, thành phố cùng với các tổ chức, doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh của người tàn tật, doanh nghiệp thu hút nhiều lao động là
người tàn tật và lao động nữ khu vực phía Nam.
Tại hội thảo có 7 bài tham luận và đóng góp ý kiến của các địa phương như: Sở
LĐ –TBXH Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Liên đoàn
Lao động các tỉnh thành nói trên cùng với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động
tàn tật nêu lên nhiều vấn đề bức xúc và kiến nghị với các Bộ, ngành và Ủy ban Các
vấn đề xã hội của Quốc hội về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật tại các địa
phương như: TP.HCM khiến nghị các chính sách cho người khuyết tật gồm: trợ cấp
xã hội, chỉnh hình phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe, học văn hóa, học nghề và
tạo công ăn việc làm, các dịch vụ tiếp cận các công trình công cộng (xây dựng, giao
thông), lĩnh vực văn hóa, thể thao và các hoạt động trợ giúp khác cho người khuyết
6


tật. Bình Dương, Đồng Nai và Cần Thơ cũng có chung kiến nghị về quy định rõ các
nguồn lực để thể hiện các chính sách, giải pháp trợ giúp đối với người khuyết tật; mở

rộng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng để họ dễ dàng được nhận
sự hỗ trợ để hòa nhập cộng đồng, làm giảm những khó khăn cho bản thân và gia đình
họ. Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tạo việc làm cho
người tàn tật đã được đào tạo nghề; khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia xã hội
hóa những hoạt động hỗ trợ người khuyết tật; cần có quy định bắt buộc đối với việc
xây dựng các công trình công cộng, cơ sở vật chất của các cơ quan nhà nước, phải có
thiết kế tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận được. Ngoài ra, cần có sự thống
nhất giữa các tổ chức xã hội có liên quan đến người khuyết tật như: Hội Người mù,
Hội Bảo trợ Người tàt tật và trẻ em mồ côi và ở một số địa phương thành lập Hội
người khuyết tật.3
Ngoài ra còn hàng loạt hội nghị tham vấn xây dựng dự thảo Luật người khuyết
tật do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì tổ chức ở nhiều địa phương
khác nhau trên cả nước với sự tham dự của các đại biểu đại diện cho nhiều thành
phần khác nhau trong xã hội. Thông qua các hội thảo tham vấn, góp ý xây dựng Luật
người khuyết tật nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật đã được đưa ra. Đó là các ý
kiến về vướng mắc, hạn chế trong các quy định của Luật, ý kiến đóng góp từ các
chuyên gia và các nhóm đại biểu tham gia với nhiều kinh nghiệm thực tế quý giá. Các
ý kiến đóng góp về định nghĩa người khuyết tật với cách tiếp cận xã hội, về giáo dục
hòa nhập, bán hòa nhập và chuyên biệt, về bảo hiểm y tế và xã hội cho trẻ em khuyết
tật và người khuyết tật, dạy nghề, tạo việc làm, tiếp cận thông tin, giao thông và công
trình công cộng, ...đã được tiếp thu, gửi tới ban soạn thảo để điều chỉnh, bổ sung
trong bản dự thảo Luật trình Chính phủ và Quốc hội.
Mới đây nhất là hội thảo tham vấn do Liên hợp quốc tổ chức tại Tp.Hồ Chí
Minh vào tháng 1 với sự tham dự của 90 người khuyết tật đến từ 15 tỉnh thành trên
toàn quốc để chia sẻ quan điểm và ý kiến về thế giới mà họ mong muốn sau năm
3 />
Luat-Nguoi-khuyet-tat-va-viec-thuc-hien-phap-luat-lao-dong-doi-voi-lao-dong-nu/language/viVN/Default.aspx

7



2015. Tại hội thảo, cả người khuyết tật và người không khuyết tật cùng tham gia
hướng dẫn hội thảo. Nhiều phương pháp truyền thông được sử dụng bao gồm ngôn
ngữ ký hiệu và chữ nổi đảm bảo người khuyết tật có thể tham gia đầy đủ vào quá
trình tham vấn. Các đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận nhiều vấn đề bao gồm sự
hỗ trợ của xã hội, y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, sự tham gia, nâng cao vị thế cho
phụ nữ và tiếp cận với giao thông, thông tin và truyền thông. “Hội thảo tham vấn này
là dịp quan trọng để người khuyết tật – một trong các nhóm dễ bị tổn thương nhất ở
Việt Nam – chia sẻ quan điểm và nhu cầu về tương lại mà họ mong muốn” Bà Lê
Hồng Loan – Trưởng phòng Bảo vệ Trẻ em thuộc tổ chức UNICEF Việt Nam - một
trong các tổ chức LHQ tham gia tổ chức hội thảo này nhận xét. 4
4.2 Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nói ở trên thì trong thực tế việc thực
hiện nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội còn gặp rất
nhiều hạn chế.
Ở Việt Nam, việc tổ chức tham vấn công chúng trong hoạt động lâp pháp mới
được Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tiến hành thí điểm với một số dự án
Luật. Do đó mà còn nhiều dự án Luật, chính sách dành cho người khuyết tật không
trải qua giai đoạn tham vấn để người khuyết tật được đóng góp ý kiến của mình. Bên
cạnh đó công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung dự thảo luật, chính sách của Nhà
nước còn hạn chế dẫn đến tình trạng nhiều người khuyết tật khi được tham dự hội
thảo, hội nghị, chương trình… mới biết đến vấn đề mình được tham vấn. Do chưa có
sự nghiên cứu, chuẩn bị từ trước nên việc tham vấn sẽ không thể đạt kết quả như
mong muốn. Ví dụ như tại buổi tham vấn cho dự thảo Luật người khuyết tật, do Ủy
ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức tại quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
ngày 26/8/2009, khi các đại biểu tham dự được hỏi “Có biết về dự thảo Luật đang
được xây dựng không?” thì đa số người khuyết tật trả lời là “Mới nghe lần đầu về

4 />
languageId=4


8


Luật người khuyết tật tại buổi góp ý hôm nay”. Và trong thực tế thì không ít người
khuyết tật ngỡ ngàng về sự hiện diện của một dự luật liên quan trực tiếp đến mình.
Việc tham vấn nhiều khi được thực hiện một cách nửa vời, mang nặng tính
hình thức. Mặc dù vẫn tiến hành tham vấn nhưng những ý kiến đóng góp của người
khuyết tật, tổ chức xã hội có liên quan không được tiếp thu, đưa vào trong chính sách,
pháp luật. Điều này làm cho mục đích của việc tham vấn không thể đạt được và
người khuyết tật mất niềm tin vào việc bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình.
Hiện này, tham vấn mới chỉ được tiến hành đối với các tổ chức xã hội, người
khuyết tật ở các khu thành thị, đồng bằng. Đối với người khuyết tật ở các vùng sâu,
vùng xa, miền núi, hải đảo thì hầu như chưa được tiếp cận với hoạt động tham vấn.
Do đó mà họ không thể bày tỏ những khó khăn, nguyện vọng của mình cũng như
đóng góp ý kiến xây dựng chính sách pháp luật.
Trong hoạt động tham vấn, bên cạnh việc lựa chọn nội dung lấy ý kiến thì cách
thức để người khuyết tật tiếp cận, đóng góp ý kiến vào các văn bản luật cũng rất quan
trọng. Với những khiếm khuyết về thể chất, trí tuệ người khuyết tật gặp không ít khó
khăn trong việc tiếp cận và bày tỏ ý kiến của mình. Chẳng hạn đối với người khuyết
tật về nghe, nói thì cần phải sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trong quá trình tham vấn, hay
người khuyết tật về nhìn thì phải sử dụng chữ nổi hoặc đọc cho nắm được nội dung
các chính sách, văn bản pháp luật để họ tham gia đóng góp ý kiến. Hay như người
khuyết tật về trí tuệ thì việc họ được tham vấn về các vấn đề nói trên là hoàn toàn
không có. Việc lựa chọn cách thức tham vấn phù hợp với từng đối tượng người
khuyết tật khác nhau sao cho người khuyết tật có thể bày tỏ được hết ý kiến của mình
không chỉ là khó khăn đối với chính bản thân người khuyết tật mà còn là khó khăn
đối với người tiến thành tham vấn
4.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc
Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nguyên

tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội, em xin đưa ra một số
kiến nghị như sau:
9


Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức của người khuyết tật về quyền được tham
gia đóng góp ý kiến của mình vào các văn bản, chính sách pháp luật thông qua hoạt
động tuyên truyền để từ đó thúc đẩy người khuyết tật mạnh dạn nói lên quan điểm,
suy nghĩ của mình. Đồng thời cũng cần phải nâng cao trình độ nhận thức của người
khuyết tật về các vấn đề xã hội được tham vấn để họ có cái nhìn tổng quát cũng như
hiểu biết nhất định về vấn đề được tham vấn.
Thứ hai, cần triển khai rộng rãi và tăng cường tham vấn công chúng trong hoạt
động lập pháp trên thực tế. Không chỉ dừng lại ở việc thí điểm trên một số dự án
Luật, tại một số địa phương mà cần nhân rộng trên phạm vi cả nước với tất cả các dự
án luật, chính sách của nhà nước để toàn bộ người dân trong đó có người khuyết tật
được tham gia đóng góp ý kiến của mình.
Thứ ba, cần có các quy định rõ ràng về trách nhiệm của chủ thể tiến hành tham
vấn cũng như người được tham vấn để nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể
khi tiến hành tham vấn, để hoạt động tham vấn được thực sự diễn ra một cách hiện
quả, có chất lượng. Đặc biệt các tổ chức của người khuyết tật, tổ chức xã hội có liên
quan cần nhận thức rõ vai trò của mình đối với người khuyết tật để từ đó tham gia
một cách tích cực vào hoạt động tham vấn nhằm đưa ra các ý kiến đóng góp trên cơ
sở quyền và lợi ích của người khuyết tật.
Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo cũng được tham vấn.
Thứ năm, cần có các hình thức tham vấn phù hợp với từng nhóm đối tượng
người khuyết tật khác nhau dựa trên dạng tật của họ nhằm đảm bảo để người khuyết
tật có thể dễ dàng tiếp cận cũng như bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình.
Thứ sáu, trau dồi kiến thức, đào tạo kỹ năng của người tham vấn để họ có thể
tiến hành tổ chức tham vấn một cách hiệu quả. Đó là các kỹ năng: kỹ năng tiếp xúc

với người khuyết tật; kỹ năng thu thập, xử lý thông tin; tổ chức hoạt động truyền
thông; lập các loại biên bản và bảo đảm các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động
tham vấn…
10


C.KẾT LUẬN
Với hoạt động tham vấn, qua việc tổ chức các hội nghị cộng đồng, hội thảo,…
đã góp phần giúp cho người khuyết tật - những đối tượng liên quan, trực tiếp thụ
hưởng các chính sách được nói lên tiếng nói của chính mình bởi không ai có thể hiểu
người khuyết tật muốn gì, cần gì hơn chính bản thân họ. Việc thực hiện nguyên tắc
tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội không chỉ đảm bảo quyền
của người khuyết tật được tham gia đóng góp ý kiến vào các vấn đề xã hội mà còn
giúp cho nội dung các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước được gần gũi, sát
với thực tế, có tính khả thi cao. Mặc dù thực tiễn thực hiện nguyên tắc vẫn còn nhiều
bất cập, hạn chế nhưng trong tương lai, cùng với việc áp dụng các giải pháp cụ thể hi
vọng rằng nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội sẽ
ngày càng phát huy vai trò của mình.

11


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giao tình Luật người khuyết tật Việt Nam,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2011
2. Luật người khuyết tật năm 2010
3. Tham vấn công chúng trong hoạt động lập pháp, cần được tăng cường trong
thực tế
( />4. Các website: www.molisa.gov.vn, www.anninhthudo.vn,
www.dphanoi.org.vn


12



×