Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

An toàn ngành dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.28 MB, 150 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Bảo hộ lao động (BHLĐ)
1.1.1.1 Khái niệm
Khái niệm: là hệ thống những văn bản, những qui định, qui chế và luật của
Nhà nước, những biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức, kỹ thuật, vệ sinh và những biện
pháp trị liệu phòng ngừa nhằm đảm bảo sự an toàn, duy trì sức khỏe và khả năng làm
việc của con người trong quá trình lao động. Như vậy, BHLĐ trước tiên là hệ thống
những hoạt động định hướng vào bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động của người lao
động (NLĐ). Những biện pháp cụ thể của BHLĐ chính là những thanh phần của hệ
thống này, chúng bao gồm:
• Các biện pháp kỹ thuật an toàn sản xuất
• Công tác vệ sinh lao động
• Công tác xây dựng, tổ chức thi hành các chế độ, luật lệ về lao động (chế độ lao
động, nghỉ ngơi, làm thêm giờ, khám sức khỏe…)
1.1.1.2 Mục đích ý nghĩa
a. Mục đích
Bảo đảm sự toàn vẹn thân thể của người lao động (NLĐ), ngăn ngừa tai nạn lao
động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), và sự thiệt hại về tài sản, môi trường xung
quanh.
Giảm tiêu hao sức khỏe, nâng cao ngày công giờ công, giữ vững và duy trì sức khỏe
lâu dài cho NLĐ, làm việc có năng suất và chất lượng cao.
b. Ý nghĩa
Chính trị: Thực hiện tốt công tác BHLĐ là biểu hiện tính chất ưu việt của chế độ
XHCN, quí trọng lao động, coi con người là vốn quí nhất đồng thời thể hiện rõ tính
đảng và tính giai cấp.
Xã hội: Làm tốt công tác BHLĐ sẽ ngăn ngừa và loại trừ TNLĐ và BNN, NLĐ được
phát triển toàn diện về thể lực và trí lực, ổn định hạnh phúc gia đình, góp phần phát
triển xã hội.
1



Kinh tế: Làm tốt công tác BHLĐ sẽ giữ gìn được sức khỏe và khả năng làm
việc lâu dài của NLĐ, do đó NLĐ có thể làm việc liên tục, nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm, giảm được các chi phí do TNLĐ và BNN gây ra, đồng thời đảm bảo
kéo dài tuổi thọ của trang thiết bị, nâng cao hiệu quả kinh
1.1.1.3 Nội dung và tính chất của công tác bảo hộ lao động
a. Nội dung
Nghiên cứu, xây dựng các qui định, biện pháp về kỹ thuật an toàn (KTAT) –
phòng tránh TNLĐ
Nghiên cứu, xây dựng các qui định, biện pháp về vệ sinh lao động (VSLĐ) –
phòng tránh BNN
Nghiên cứu, xây dựng các chế độ bồi dưỡng/ nghỉ ngơi một cách hợp lý, khoa
học đảm duy trì sức khỏe lâu dài cho NLĐ, nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm.
b. Tính chất
Tính khoa học kỹ thuật: Thể hiện trong các nghiên cứu, tính toán và đưa ra các qui
phạm/ tiêu chuẩn an toàn trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành;
Tính pháp luật: Các qui định BHLĐ là một bộ phận của pháp luật XHCN, mọi công
dân phải tuân thủ và chấp hành, mọi hành vi vi phạm đều bị xử phạt theo pháp luật;
Tính quần chúng: Tất cả mọi người (NSDLĐ và NLĐ) đều là đối tượng bảo vệ đồng
thời cũng là chủ thể hành động do vậy đều có liên quan trong công tác BHLĐ
1.1.1.2 Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Tai nạn lao động (TNLĐ): là tai nạn xảy ra với NLĐ khi thực hiện công việc
hoặc nhiệm vụ được cơ quan, xí nghiệp phân công. Như vậy, TNLĐ có thể xãy ra trong
thời gian làm việc tại cơ quan, trong thời gian đi công tác hoặc ngoài lãnh thổ của cơ
quan. Tai nạn xãy ra trên đường đi từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại cũng được xem
là tai nạn lao động.
Các nguy hiểm có thể gây thương tích/tử vong. Rơi: khi ở trên cao. Té ngã: sàn
thao tác trơn trượt, có lỗ thủng, có chướng ngại vật hoặc đinh nhô lồi …. Văng bắn, vật
rơi: từ trên cao hoặc do nổ mìn, phá đá. Va đập, đụng: thiết bị chuyển động. Lôi, cuốn,

2


cắt: bộ phận truyền động (dây cua roa, lưỡi cưa, mài ..). Cháy, nổ. Động vật: rắn, ong,
… Nhiệt độ: quá nóng, lạnh. Điện giật. Hóa chất độc hại. Làm việc sát mép nước
Bệnh nghề nghiệp (BNN): là bệnh phát sinh một cách từ từ do tác động của
những yếu tố độc hại trong sản xuất đến các cơ quan của cơ thể con người.
Các nguy hiểm gây bệnh nghề nghiệp. Tiếng ồn. Ánh sang. Bức xạ, phóng xạ. Rung/
chấn động. Hoá chất độc hại. Bụi. Vi khuẩn, siêu vi, virút. Ký sinh trùng: chấy rận. Tư
thế làm việc: đứng, ngồi, cúi, nằm, nhìn … quá lâu. Ô nhiễm môi trường.
1.1.1.4 Yếu tố sản xuất nguy hiểm (độc hại)
Yếu tố sản xuất nguy hiểm (độc hại): tai nạn và bệnh sinh ra do tác động của
những yếu tố xác định của môi trường xung quanh đến con người. Những yếu tố mà
tác động của chúng đến con người có thể dẫn đến tai nạn gọi là yếu tố nguy hiểm, còn
dẫn đến bệnh hoặc giảm khả năng lao động gọi là yếu tố độc hại. Nếu yếu tố nguy
hiểm (độc hại) là kết quả của hoạt động sản xuất hoặc xuất hiện trong quá trình sản
xuất thì gọi là yếu tố sản xuất nguy hiểm.
Như vậy: Họat động sản xuất + Yếu tố sản xuất nguy hiểm (độc hại) = tai nạn
lao động (bệnh nghề nghiệp)
1.1.1.5 An toàn lao động và kỹ thuật an toàn lao động
An toàn lao động và kỹ thuật an toàn lao động: khả năng tác động lên người
làm việc những yếu tố sản xuất nguy hiểm (độc hại) xác định tính nguy hiểm trong lao
động. An toàn lao động (ATLĐ) là trạng thái điều kiện làm việc mà ở đó sự tác động
các yếu tố sản xuất nguy hiểm (độc hại) lên NLĐ được lọai trừ.
Hệ thống các biện pháp tổ chức và các phương tiện kỹ thuật nhằm ngăn ngừa tác động
các yếu tố sản xuất nguy hiểm lên NLĐ, nghĩa là ngăn ngừa tai nạn lao động, đượic gọi
là kỹ thuật an toàn lao động.
Vệ sinh lao động: các phương tiện kỹ thuật nhằm ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp
là thành phần quan trọng trong công tác vệ sinh lao động. Hệ thống các biện pháp tổ
chức và các phưoing tiện kỹ thuật ngăn ngừa hoặc làm giảm sự tác động các yếu tố sản

xuất độc hại lên NLĐ được gọi là vệ sinh lao động (VSLĐ)
1.1.1.6 Tình trạng khẩn cấp và vùng nguy hiểm
3


Tình trạng khẩn cấp: sự kiện, tình trạng không mong đợi cò thể gây nguy hại
nghiêm trọng đến tính mạng con người, tài sản hoặc môi trường xung quanh mà cần
phải hành động gấp, xữ lí và giải quyết ngay được gọi là tình trạng khẩn cấp.
Vùng nguy hiểm: vùng nguy hiểm (độc hại) là khoảng không gian xác định, tại
đó các yếu tố nguy hiểm (độc hại) luôn tồn tại và tác động một cách thường xuyên, có
chu kì hoặc tác động bất ngờ dễ gây tai nạn (nhiễm độc) con người, nếu không có biện
pháp phòng ngừa.
Điều kiện lao động: điều kiện lao động là tổ hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội,
kinh tế, tổ chức, quản lí, kỹ thuật, công nghệ, pháp lí… thể hiện qua công cụ, phương
tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự tác
động tương hỗ của chúng với người lao động tại nơi làm việc, tạo nên bối cảnh nhất
định mà ở đó người lao động phải trãi qua quá trình lao động.
1.1.2 Những quy tắc chung về an toàn lao động
Các quy tắc an toàn khi sắp xếp vật liệu. Các quy tắc an toàn khi đi lại. Các
quy tắc an toàn nơi làm việc. Các quy tắc an toàn khi làm việc tập thể. Các quy tắc an
toàn khi tiếp xúc với chất độc hại. Các qui tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ bảo hộ
1.1.3 Các quy tắc an toàn máy móc
Các quy tắc an toàn khi vận hành máy khoan. Các qui tắc an toàn khi sử dụng
thang ,máy vận chuyển. Các qui tắc an toàn khi dùng máy tời. Các qui tắc an toàn đối
với dụng cụ thủ công. An toàn khi làm việc với một số máy móc cụ thể. An toàn khi
làm việc với máy dập. An toàn khi làm việc với máy mài. An toàn khi làm việc với
máy cuốn ép. An toàn khi làm việc với máy cưa gỗ lưỡi tròn. An toàn khi làm việc với
máy bào gỗ dùng động cơ. An toàn khi làm việc với cần cẩu. An toàn khi làm việc với
xe nâng. An toàn khi làm việc với băng chuyền. An toàn khi vận hành với máy đùn tạo
hình. An toàn khi làm việc vời máy nghiền. An toàn khi làm việc với máy tiện. Máy cắt

gọt tổng hợp. An toàn khi làm việc với máy khử long. An toàn khi làm việc với máy
giặt quay. An toàn khi làm việc với máy vắt li tâm. Máy hồ quang dùng điện xoay
chiều
1.1.4 Một số biện pháp phòng ngừa

4


Tuỳ theo tình hình cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:
Biện pháp kỹ thuật công nghệ. Biện pháp kĩ thuật vệ sinh. Biện pháp tổ chức lao động
khoa học. Biện pháp phòng hộ cá nhân. Các biện pháp về quản lí hành chính.
1.1.4.1 Trang bị bảo vệ cá nhân
Khái niệm: Trang bị bảo vệ cá nhân (trang bị BHLĐ) được hiểu là tất cả những
phương tiện, dụng cụ hoặc đồ đạt bảo vệ cơ thể hoặc bộ phận nào đó của NLĐ và phải
mang trên người khi làm việc.
Những trang bị bảo vệ cá nhân khỏi những tác động có hại của môi trường
xung quanh. Những trang bị thuộc nhóm này gồm: thiết bị thở chống bụi, mặt nạ phòng
độc, khẩu trang; thiết bị bảo vệ tai, mặt, mặt nạ bảo vệ tai, đệm, nút bông tai; kính bảo
vệ mắt khỏi bụi, khói, khí hóa chất; quần áo bảo hộ lao động chống nắng, nóng, bụi;
tạp dề chống dơ bẩn, hóa chất; ủng bảo hộ bảo vệ chân khỏi bùn, lầy, nước, găng tay
cao su bảo vệ tay khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, nước.
Những trang bị bảo vệ cá nhân khỏi tai nạn cá nhân khỏi tai nạn lao động. Những trang
bị thuộc nhóm này bao gồm: nón bảo hộ (mủ bảo hộ) bằng nhựa polyetylen bảo vệ đầu,
quần áo bảo hộ làm giảm va chạm, trầy, xước; giày, ủng bảo hộ bảo vệ chân khỏi dập
thương; phương tiệc bảo vệ tay (găng tay bằng vải bố, cao su cách điện), thắt lưng an
toàn khí làm việc trên cao, áo phao an toàn khi làm việc trên mặt nước.
Các loại cơ bản: nón bào hộ, quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, găng tay bảo hộ,
kính bảo vệ mắt, phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp, phương tiện bảo vệ tai, áo phao.
1.2. An toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.
1.2.1 An toàn hóa chất và điện

1.2.1.1 An toàn hóa chất
Bảng 1.2.1.1: Tiêu chuẩn nhà nước
Tiêu chuẩn nhà nước
Các chất độc hại

Nhóm T
TCVN

Phân loại và những yêu cầy chung về an toàn
Noxious subbstances Classification and General

3164 – 79
Có hiệu lực

safety Requirements.
từ 1-1-1981
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các chất độc hại có trong nguyên liệu, sản phẩm,
bán thành phẩm và phế liệu của quá trình sản xuất và quy định những yêu cầu chung vè
5


an toàn khi sản xuất, sử dụng và bảo quản, về giới hạn vệ sinh và kiểm tra hàm lượng
các chất độc hại trong không khí khu vực làm việc.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các chất phóng xạ và các chất sinh học
(các phức chất sinh học phức tạp, vi khuẩn, vi trùng v.v...). Các thuật ngữ và định nghĩa
sử dụng trong tiêu chuẩn này được trình bày trong phụ lục.
1.2.1.2 Phân lọai
Tuỳ theo mức độ tác động lên cơ thể các chất độc hại được chia ra làm bốn
nhóm nguy hiểm. Nhóm thứ nhất – Các chất cực kỳ nguy hiểm. Nhóm thứ hai – Các
chất rất nguy hiểm. Nhóm thứ ba – Các chất nguy hiểm. Nhóm thứ tư – Các chất ít

nguy hiểm
Nhóm nguy hiểm của các chất độc hại được xác định tùy thuộc vào định mức
và chỉ số nêu ra trong bảng sau
Bảng 1.2.1.2: Phân loại nhóm nguy hiểm các chất độc hại
Tên chỉ số

Định mức cho các nhóm nguy hiểm
I
II
III

IV

Nồng độ đo giới hạn cho
phép của các chất độc hại
trong không khí khu vực làm
việc, mg/m3
Liều gây chết trung bình khi
đưa vào dạ dày, mg/m3
Liều gây chết trung bình khi
đưa lên da, mg/kg

Nhỏ hơn

0,1 ÷ 1,0

0,1

Lớn hơn


Lớn hơn

1,0 ÷ 10,0

10,0

Lớn hơn

Nhỏ hơn

15 ÷ 150

15

150

÷

5000
Lớn hơn

Nhỏ hơn

100 ÷ 500

100

500

÷


2500

Nồng độ gây chết trung bình
trong không khí khu vực làm Nhỏ hơn

500

việc:mg/m3.

5000

500

300 ÷ 30

Hệ số khả năng gây nhiễm Lớn hơn
6

÷

Lớn hơn
5000
50000
Nhỏ hơn

÷

Lớn hơn
500

Lớn hơn
2500

Lớn hơn
50.000
Nhỏ hơn


30 ÷ 30

độc đường hô hấp
300
Hệ số vùng tác động cấp tính Nhỏ hơn

6,0 ÷ 18

6,0
Hệ số vùng tác động mãn Lớn hơn
tính
1.2.1.3 Yêu cầu về an toàn

10,0 ÷ 5

10,0

18 ÷ 54,0

3
Lớn


hơn

Nhỏ hơn

54,0
Nhỏ hơn

5,0 ÷ 2,5

2,5

Ở các xí nghiệp mà hoạt động sản xuất có liên quan đến các chát độc hại
Các biện pháp cần đặc biệt chú ý để đảm bảo an toàn lao động khi tiếp xúc với
các chất độc hại
Những yêu cầu về giới hạn về hàm lượng các chất độc hại trong không khí khu
vực làm việc
Những yêu cầu chủ yếu đối với việc kiểm tra hàm lượng các chất độc hại trong
không khí khu vực làm việc
1.2.1.4 An toàn với chất độc và khí độc
a. Khí H2S
Khái niệm: Khí sunfuahydro (H2S) là chất độc thần kinh mạnh, rất độc hại, không màu
sắc, nặng hơn không khí, ở nồng độ thấp có mùi trứng thối. Khí sunfuahydro có thể
làm tê liệt các cơ quan hô hấp, hủy diệt hệ thần kinh ở những vị trí nhạy cảm nhất. Với
nồng độ trung bình, khí H2S làm tê liệt khứu giác ngay và con người không thể nhận
biết nó bằng mũi. Với nồng độ cao, H2S có thể gây chết người tức khắc.
b. Một số tính chất của H2S
Khí H2S có tỷ trong 1,189; nặng hơn không khí nên thường nằm ở những nơi thấp và
không thoáng khí nhưng dễ phân tán theo chiều gió.
Khí sunfuahydro có tính ăn mòn cao đối với một số kim loại và hòa tan tốt trong dầu,
nước. Ở nhiệt độ 20°C, khả năng hòa tan của khí H 2S trong nước là 2,9 g H2S/ 100 ml

H2O. Khi thay đổi áp suất và nhiệt độ, khí H2S có thể tách ra khỏi chất lỏng.
Khí H2S cháy có ngọn lửa màu xanh lam, sinh ra khí sunfuadioxit SO 2 cũng là một loại
khí rất độc hại và có tính ăn mòn kim loại cao, có khả năng gây nổ khi hòa trộn với
không khí ở nồng độ từ 4,3 đến 4,6%. Nhiệt độ cháy của H 2S là 260°C ( 500°F ). H2S
độc hơn monoxit cacbon CO và tương tự như hydroxianit HCN.
7


Các khí độc và hơi độc khác. Ngoài khí độc hydrosunfua, trong công tác dầu
khí nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, người lao động còn có thể
phải tiếp xúc và làm việc với các khí độc, hơi độc khác. Đó là các hydrocacbon có
trong xăng – dầu và sản phẩm dầu mỏ, hắc ín; các khí độc là sản phẩm của quá trình
oxit hóa; các hơi độc của các axit, amoniac; các hơi của một số kim loại…
Các khí và hơi độc từ các sản phẩm dầu khí. Các khí và hơi độc từ các sản
phẩm dầu khí có thể là toluen C 6H5CH3, xylen C6H4(CH3)2, benzen C6H6,… các
hydrocacbon thơm này cũng là những chất độc chúng gây tê liệt hồng cầu và phá hủy
sự hoạt động của hồng cầu não. Một số hắc ín trong dầu mỏ có thể gây nên các bệnh
ung thư nguy hiểm. Nông độ tối đa cho phép của một số chất độc hại được trình bày
trong bảng 2 (phần phục lục).
Nồng độ tối đa cho phép tại nơi làm việc và khu dân cư đối với benzen tương
ứng là 5,0 và 0,8 mg/ m3. Nồng độ tối đa cho phép 8 giờ làm việc hằng ngày đối với
khói, hơi nhựa đường, hắc ín là 5 mg/ m 3; cho 15 phút có mặt là 10 mg/ m 3. Các khí
metan, etan và hơi xăng làm giảm nhanh nồng độ oxy trong không khí, gây khó thở,
nếu ở nồng độ lớn sẽ gây ra ngộ độc và dẫn đến tử vong.
Một số dầu mỏ và sản phẩm của chúng tác động lên da còn có thể gây nên bệnh ngoài
da ( chứng viêm da, bệnh chàm ).
Ngoài ra, các khí metan CH4, etan C2H6 còn là những khí nguy hiểm nổ khi hòa
trộn với không khí. Trong điều kiện bình thường, CH 4 có thể gây nổ khi hòa trộn với
không khí ở nồng độ giới hạn nổ 4,8 – 14%, với C2H6 là 3,2 – 12,5%.
1.2.1.5 Cách phòng chống khí, hơi và khói độc

Phát hiện và cảnh báo nồng độ khí, khói, hơi độc. Phòng chống rò rỉ thoát chất
độc. Giảm thiểu khí, khói thải trong công nghiệp dầu khí. Khuyếch tán khí thải, làm
loãng nồng độ. Thông gió và làm sạch khí. Khử và làm sạch các khí thải, khói thải.
Kiểm soát nồng độ khí, hơi độc. Biện pháp y tế dự phòng. Thực hiện các biện pháp
mang tính tổ chức – pháp lý. Công tác vệ sinh. Thực hiện chế độ vitamin hóa và các
thức uống bổ dưỡng. Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
1.2.1.6 An toàn điện

8


Khái quát chung: Điện là một loại năng lượng vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển của xã hội và đời sống con người. Điện là 1 loại vật chất vô hình không nhìn
thấy được nhưng lại có tác dụng rất lớn đối với cơ thể con người, do đó mức độ nguy
hiểm cũng không thể đo lường hết được. Phần lớn những tai nạn xảy ra là do va chạm
phải những vật mang điện gây điện giật, nhưng cũng có những trường hợp không va
chạm mà vẫn bị tai nạn, đó là do đã vượt quá khoảng cách an toàn đối với từng cấp
điện áp gây nên phóng điện, sinh tia lửa điện đốt cháy con người.
Hậu quả: Hậu quả của việc mất an toàn điện là dẫn đến những tai nạn làm tử
vong, thương tích cho người và sự cố về máy móc thiết bị, đặc biệt là đối với những
nơi có dây chuyền sản xuất liên tục, dễ cháy nổ dẫn đến thiệt hại tài sản nghiêm
trọng.Do đó để đảm bảo sản xuất an toàn, cần tìm hiểu kỹ về kỹ thuật an toàn điện để
có những biện pháp đề phòng hữu hiệu và tuân thủ những qui định nghiêm ngặt về An
toàn điện khi làm việc.
Các tai nạn về điện: Tai nạn điện có thể gặp ở 3 dạng: điện giật, đốt cháy do hồ
quang điện, cháy nổ.
Các yếu tố lien quan đến tai nạn về điện: điệt trở người, dòng điện đi qua
người, trạng thái sinh lí con người, môi trường xung quanh.
1.2.1.7 Các biện pháp đề phòng tai nạn điện
Bọc cách điện những chỗ hay va chạm, những chỗ bị hở. Rào chắn, treo biển

báo những chỗ nguy hiểm (có điện nguy hiểm, có người làm việc cấm đóng điện…).
Bố trí những phần dẫn điện hở trên cao không với tới được nhằm ngăn ngừa sự tiếp
xúc tình cờ của con người. Bố trí các thiết bị điện trong các khung, vỏ, hộp cách ly kín,
tấm chắn,…con người không thể dùng mà không sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để
mở. Rào chắn chung quanh những thiết bị điện có tính nguy hiểm cao ( trạm biến áp,
trạm phân phối điện,…) nhằm ngăn ngừa người, súc vật đến gần. Thực hiện cách ly các
phần, bộ phận dẫn điện với môi trường chung quanh.
Nối dây tiếp đất, vỏ thiết bị: nối đất bảo vệ là nối những phần, vỏ thiết bị điện
bằng kim loại bình thường không có điện với đất qua dây dẫn và cọc bằng thép chon
trong đất. Các thiết bị bằng kim loại ( bể chứa dầu, bình tách khí – dầu,…) cũng phải
được nối đất để tráng tĩnh điện và nguy cơ cháy nổ. Ngắt bảo vệ là sự bảo vệ tác động
9


nhanh hoặc tác động tức thời nhằm đảm bảo ngắt tự động thiết bị điện khi phát sinh
nguy hiểm điện giật, xuất hiện dòng rò, xuất mạch. Tất cả các thiết bị điện phải có bảo
vệ chống ngắn mạch và chống các chế độ phi tiêu chuẩn.
Giữ khoảng cách an toàn: 2 – 15kv: 0.7m. 15 – 35kv: 1.1m. 35 – 110kv: 1.4m.
220kv: 2.5m. 330kv: 3m. 330 – 500kv: 4m.
Hàng năm kiểm tra lớp cách điện bằng đồng hồ MΩ (>1KΩ/1V)
Tự động cắt điện khi có dòng điện rò rỉ ra vỏ thiết bị.
Dùng điện áp thấp ở những nơi cần thiết: đèn xách tay, đèn chiếu sáng công cụ
36v.Các biện pháp bảo vệ cá nhânSử dụng các dụng cụ an toàn về điện.
Sào cách điện (đóng mở cầu dao cách ly ở cự ly xa), kìm cách điện, bút thử điện, găng
tay cách điện, ủng cách điện, thảm cách điện ….
Các dụng cụ an toàn phi điện: kính, găng tay vải bạt, mặt nạ, dây đai an
toàn….Yêu cầu về sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Chỉ sử dụng các dụng cụ đảm bảo chất lượng do đó phải thường xuyên kiểm tra
đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật.
Không được sử dụng quá cấp điện áp cho phép của dụng cụ. Các dụng cụ bảo vệ

phải được bảo quản ở nơi cao ráo, sạch sẽ, tránh chỗ có xăng dầu, tránh bị cọ xát bề
mặt.
1.2.1.6 Quy định an toàn điện
Chỉ những người có chuyên môn về điện và đã qua huấn luyện an toàn điện
mới được bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị điện. Những người không
chuyên về kỹ thuật điện có thể được phép làm việc với những dụng cụ và cơ cấu điện
sử dụng điện áp thấp ( ≤ 110V ).
Khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện ít nhất phải có 2 người tham gia, thực
hiện các bước cô lập điện, treo biển cảnh báo cấm đóng điện tại cầu dao nguồn trong
suốt quá trình làm việc, đặt các thiết bị/ dụng cụ điện trên mặt bằng khô ráo, sử dụng
“qui trình làm việc” và tuân theo “giấy phép làm việc điện”, sau khi kết thúc công việc
phải nghiệm thu, trả giấy phép và thông báo để người vận hành đưa thiết bị vào hoạt
động;

10


Khi đóng/cắt thiết bị điện cần có “phiếu thao tác/qui trình làm việc” và phải có
2 người tham gia để tránh nhầm lẫn.
Không can thiệp vào máy móc, thiết bị hoặc khí cụ bất kỳ nào nếu không phải
là trách nhiệm của mình hoặc không có sự phân công và nếu không vì mục đích bảo
đảm an toàn cho người và thiết bị. Không tự tiện ấn nút hoặc đóng ngắt cầu dao,
áptomat ngoài chức trách của mình (nhất là đối với các máy bơm, máy nén, quạt
gió…).
Phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện và nối đất thiết bị trước khi bảo dưỡng, sửa
chữa. Nếu cần chiếu sáng cục bộ khi sửa chữa, phải dùng đèn di động cầm tay 36V.
Không tự tiện đi vào vùng nguy hiểm của thiết bị điện hoặc đường dây dẫn điện và
không tự ý đấu nối thay đổi hệ thống điện. Tại ví trí có dòng điện cao thế phải treo
bảng cảnh báo nguy hiểm. Không bố trí thiết bị điện trên mặt bằng ẩm ướt có khả năng
dẫn điện hoặc dễ trượt ngã, sập đổ.

Ngắt khỏi nguồn điện các thiết bị, dụng cụ điện khi không sử dụng. Khi ngắt một
cầu chì, cầu dao, công tắc, mối nối điện, tại vị trí cô lập phải treo biển thông báo hoặc
khóa cách ly.
Ít nhất 2 lần/năm đo kiểm tra điện trở tiếp đất của thiết bị, nếu số đo >2 Ω thì phải
xử lý để đạt giá trị <2Ω. Phải mang quần áo khô, đi giày cách điện, đội mũ khi đi vào
vùng nguy hiểm về điện; Khi làm việc trên cao nhất thiết phải đeo dây an toàn.
Tháo đồ kim loại trên người, mặc quần áo khô, đeo găng, mang ủng cách điện và
dụng cụ cách điện phù hợp khi phải làm việc với thiết bị đang mang điện; Khi phát
hiện thấy điều bất thường (mùi khét, khói, tia lửa điện…) phải lập tức báo để người
vận hành ngừng ngay thiết bị.
Sau khi một mạch điện bị ngắt bởi 1 thiết bị bảo vệ (áptômát, cầu chì…), không
được đóng mạch điện lại cho đến khi có quyết định của người chịu trách nhiệm về điện
bảo đảm rằng thiết bị và mạch đã an toàn để đóng điện lại.
Không được dùng các thang có khả năng dẫn điện khi làm việc trên hoặc gần các
thiết bị điện. Cấm dùng thang bằng kim loại không có cách điện.
1.2.2 Phòng cháy chữa cháy
1.2.2.1 Các quy định pháp lí của nhà nước vền công tác phòng cháy chữa cháy
11


Công tác PCCC là một nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ Quốc, đặc biệt là trong ngành công nghiệp khí nhằm bảo vệ con người, tài
sản, môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Luật Phòng cháy và chữa cháy
được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 29-6-2001; Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh ban hành ngày
12/7/2001, qui định:
PCCC là trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trên lãnh
thổ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Điều 5).
Công dân đủ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội
PCCC cơ sở nơi làm việc hoặc đội dân phòng nơi cư trú (Điều 5).

Người làm việc trong môi trường nguy hiểm về cháy nổ hoặc thường xuyên
tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy nổ phải được huấn luyện và có chứng chỉ huấn
luyện nghiệp vụ về PCCC (Điều 22). Các hành vi bị nghiêm cấm gồm (Điều 8): Cố ý
gây cháy nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của
Nhà nước, cơ quan tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự
an toàn xã hội.
Cản trở các hoạt động PCCC, chống người thi hành nhiệm vụ PCCC.
Lợi dụng các hoạt động PCCC để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người,
xâm phạm tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Báo cháy giả.
Sản xuất tàng trữ, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về
cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các qui định quản lý sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt
và các Tiêu chuẩn về PCCC đã được Nhà nước qui định.
Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà chưa có thiết kế được
duyệt về PCCC; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ
khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC.
Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị PCCC, biển báo,
biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.
12


1.2.2.2 Kỷ thuật an toàn khi vận chuyển các chất dễ nổ
Khái niệm chung về nổ
Hiện tượng nổ gồm hai dạng:
Hiện tượng nổ lý học: Là hiện tượng nổ do áp xuất bên trong thể tích vật chứa
tăng lên quá cao vượt qua giới hạn chịu lực của vật chứa nên gây nổ.
Ví dụ : Nổ bình khí ôxy trong khi vận chuyển, nổ nồi hơi . . .
Hiện tượng nổ hóa học : Là hiện tượng cháy nhanh xảy ra tức thời, thành phần hóa
chất của các chất tỏa ra năng lượng tạo thành khí nén và có khả năng sinh công.
Ví dụ : Nổ các chất nổ như bom, đạn . . .

Những điều kiện vận chuyển an toàn:
Sự rung, lắc, va đập, ma sát và những trục trặc của phương tiện vận chuyển,
trong quá trình bốc xếp là những nguy hiểm chủ yếu khi vận chuyển các vật liệu nổ. Để
phòng ngừa những nguy hiểm có thể xảy ra khi bốc xếp, vận chuyển vật liệu nổ, cần
lưu ý thực hiện những yêu cầu cơ bản sau:
Kỷ thuật an toàn chung khi vận chuyển: khi vận chuyển vật liệu nổ, cần tuân
thủ những quy định là:
Không vận chuyển vật liệu nổ bằng xe tự đổ ( xe ben ), ô tô chạy khí, xe mô tô
hoặc bè, mảng; có thể vận chuyển bằng tàu, xe điện, thuyền,…
Cấm vận chuyển kíp nổ, thuốc đen và thuốc nổ chứa nitroefir lỏng trên các
rơmoóc của ô tô.
Phải có người áp tải khi vận chuyển trên đường dài, người áp tải phải có kiến
thức về vật liệu nổ, có giấy phép và được bảo vệ nghiêm ngặt.
Phải vận chuyển riêng biệt trên các phương tiện khác nhau đối với các vật liệu
nổ khác nhau.
Không vận chuyển chung vật liệu nổ với nhiên liệu, các bình chứa khí có áp
suất ( bình ôxy, axêtilen ).
Cấm vận chuyển người chung với vật liệu nổ và nhiên liệu.
Vận chuyển bằng ô tô: khi vận chuyển vật liệu nổ bằng ô tô, phải tuân thủ
những quy định sau:

13


Ô tô vận chuyển phải có bảng hiệu và cắm cờ hiệu chuyên chở chất nổ nguy
hiểm. Không dừng ô tô đang vận chuyển vật liệu nổ để sửa chữa, tiếp nhiên liệu, ngoại
trừ những trường hợp thật cần thiết.
Khoảng cách 2 xe cùng vận chuyển vật liệu nổ trên đường bằng ít nhất 50m,
đối với đường dốc là 300m.
Dừng, đổ xe tạm thời, nghỉ qua đêm phải cách xa các công trình, khu dân cư ít

nhất một khoảng cách tối thiểu là 200m.
Khi vận chuyển các kíp nổ, chất nổ chứa nitroefir lỏng và thuốc nổ đen, tải
trọng tối đa của ô tô không được vượt quá ½ tải trọng cho phép, còn theo chiều cao
tính theo các hòm chứa không được vượt quá 2 dãy.
Vận chuyển bằng xe lửa và tàu, thuyền: khi vận chuyển vật liệu nổ bằng xe
lửa, tàu hoặc thuyền phải tuân thủ những quy định là:
Toa chứa vật liệu nổ phải cách đầu máy ít nhất 4 toa; kíp nổ phải được chở
cách toa chứa thuốc nổ ít nhất 4 toa và phải ở cuối đoàn tàu
Đầu tàu xe lửa phải có bộ phận thu lửa, tránh va chạm mạnh khi dừng
Khi cắt các toa chứa vật liệu nổ, phải chèn.
Toa chở người phải cách toa chứa vật liệu ít nhất 4 toa.
Tàu, thuyền phải được cơ quan an toàn giao thong đường biển kiểm tra trước
khi cho phép vận chuyển.
Bốc xếp vật liệu nổ: khi bốc xếp vật liệu nổ, phải bảo đảm:
Bốc dỡ vật liệu nổ chỉ được tiến hành theo sự hướng dẫn, chỉ huy của người có
trách nhiệm. Bốc xếp các hộp, túi, thùng, hòm chứa vật liệu nổ nhẹ nhàng, tránh va đạp
và rơi. Không được quăng, vứt, kéo lê các hòm, túi vật liệu nổ.
Các vật liệu nổ khác nhau được bốc xếp riêng biệt, kíp nổ được để cách xa vạt
liệu nổ trên một khoảng cách không thể truyền nổ được.
1.2.2.3 Phòng cháy chữa cháy
Đây là công tác cực kì quan trọng và rất cần thiết cho mọi người, mọi lúc, mọi
nơi, cho tất cả các ngành nghề và trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta.
Công tác phòng cháy đặt biệt quan trọng trong những lĩnh vực thăm dò – khai thác,
chế biến, bảo quản dầu khí, khai thác than đá, sản xuất vải, sơn, các hóa chất,… vì
14


chúng là những chất dễ cháy, nổ. Cháy không những gây thiệt hại về tài sản, của cải mà
còn gây tổn thất tính mạng, đình trể sản xuất, gây nổ nguy hiểm và gây ô nhiễm môi
trường sinh thái.

Cháy và phân loại cháy
Khái niệm: cháy là những phản ứng hóa học-oxy hóa nhanh với sự tỏa nhiệt
lớn và tạo ra những sản phẩm phân hủy (khí, hơi nước và tro).
Phân loại:
Theo nguồn gốc phát sinh ra cháy người ta chia ra: cháy nội sinh, cháy ngoại
sinh. Cháy ngoại sinh là cháy được phát sinh do nguồn nhiệt bên ngoài ( ngọn lửa kề
bên, sự chập điện, nhiệt do ma sát…). Cháy nội sinh có thể phát sinnh do tự đốt nóng
và tự bốc cháy. Theo bản chất cháy và vị trí cháy người ta chia ra: cháy mỡ, cháy có
ngọn lửa, cháy ngầm, cháy hầm lò trong đó có cháy mỏ
Theo vật liệu cháy người ta chia cháy thành các nhóm: cháy chất rắn á kim (gỗ,
giấy, vải..), cháy chất lỏng (dầu, nhớt, mỡ, sơn…), cháy kim loại, cháy khí gas, khí mỏ,
cháy do chập điện.
Điều kiện cần thiết và cơ chế phát sinh ra cháy: gồm ba yếu tố chất cháy, chất
oxy hóa, và nguồn nhiệt, ba yếu tố này phải kết hợp với nhau theo đúng tỉ lệ, vào cùng
một thời điểm và tại cùng một địa điểm.
Tồn tại chất cháy được: chất cháy, vật liệu cháy được có thể ở thể rắn, thể lỏng
hoặc thể khí. Chất cháy rắn là những chất cháy ở trạng thái rắn như gỗ, giấy … Chất
cháy lỏng là những chất cháy ở trạng thái lỏng như xăng, dầu … Chất cháy khí là
những chất ở dạng thể khí như khí, Propan, Butan …
Có đủ oxy: chất oxy hóa có thể là oxi trong không khí, clo, flo, lưu huỳnh, các
hợp chất mang oxi như: kalipecmanganat, amoni ntrat, kali clorat…. Trong không khí
oxi chiếm 21% thể tích ở điều kiện bình thường, khi nồng độ không khí còn 2-5% sự
cháy không thể duy trì và sẽ ngừng cháy.
Có nguồn nhiệt: nguồn nhiệt có thể là ngọn lửa kế bên, sự nung nóng cao,
những tia lữa phát sinh từ các thiết bị do ma sát, va đập, từ các thiết bị điện, do chập
điện, do giông, sét. Nguồn nhiệt có thể tạo ra do sự phóng điện của điện tĩnh và điện

15



khí quyển, do nổ. Nguồn nhiệt còn có thể là nguồn ẩn: do các quá trình hóa học, sinh
hóa, nén đoạn nhiệt…
Thiếu một trong ba yếu tố sự cháy không thể phát sinh và duy tri được. Nhiệt
tự bốc cháy tỉ lệ nghịch với áp suất tự bốc cháy. Qúa trình cháy chỉ có thể xãy ra trong
nồng độ tương ứng nhất định đối với hỗn hợp khí gas-không khí ở những nhiệt độ tự
bốc cháy khác nhau.
Một số dạng cháy của các chất cháy trong không khí. Chất ở dạng cục, thỏi
khi cháy có thể không có ngọn lửa như than cốc, các kim loại kiềm hoặc cháy có ngọn
lửa như gổ, than nâu… Đám cháy có màu sắc và mùi khác nhau. Đám cháy có màu
sáng là đặt trưng cho các vật liệu hữu cơ có hàm lượng cacbon lớn hơn 60%; đám cháy
có màu tối là đặt trưng cho vật liệu hữu cơ có hàm lượng lớn hơn 50% và các chất vô
cơ khi cháy tạo ra thể khí cháy được. Các chất có thành phần hóa học phức tạp khi
cháy vừa tạo ra ngọn lửa vừa sinh khói. Qúa trình cháy có thể hoàn toàn hoặc không
hoàn toàn. Cháy không hoàn toàn cho những sản phẩm độc và có thể gây nổ. Vải,
bông, len, than bùn thường bị cháy không hoàn toàn. Các chất dẻo cũng cho đám cháy
không hoàn toàn và tạo ra nhiều chất độc: CO, HCl, NH 3… Cháy của hổn hợp bụi, khí
gas thường kèm theo nổ.
Những nguyên nhân gây cháy: không thận trọng, bất cẩn khi sử dụng lửa, làm
công tác hàn. Sử dụng, bảo quản nguyên liệu dễ cháy không an toàn. Sử dụng điện và
thiết bị điện không đúng qui tắc phòng cháy. Công tác tổ chức, quản lí, điều hành chưa
tốt.
Không thận trọng, bất cẩn khi sử dụng lửa, làm công tác hàn. Những nguyên
nhân bất cẩn có thể là:Dùng lửa để kiểm tra sự rò rĩ của khí gas, dầu xăng hoặc chất
lỏng dễ cháy trong các thiết bị chứa, đường ống dẫn. Không theo dõi bếp khi đang nấu
nướng, không theo dõi quá trình sấy vật liệu, đồ dung, giấy tờ; sưỡi ấm qua đêm bằng
bếp điện, lò sấy điện hoặc ra khỏi nhà vẫn để sưỡi khi mùa lạnh đêm đông; không chú
ý khi sử dụng các thiết bị điện, làm cháy vật tiếp xúc, vật kề bên do nung nóng cao;
ném, vứt tàn thuốc bừa bãi hoặc không đúng nơi qui định; bố trí quá trình sản xuất sinh
lửa như hàn điện, hàn gió đó, các lò đốt, lò nung nấu kim loại, gia công chế biến nhựa,
… vi phạm qui định an toàn cháy nổ hoặc không có giấy phép qui định.

16


Sử dụng, bảo quản nguyên liệu dễ cháy không an toàn. Không chứa trong các
bình, bể kín các chất khí, lỏng, rắn dễ cháy và có khả năng tự bốc cháy tronng không
khí; xếp đặt lẫn lộn hoặc quá gần nhau giữa các chất có khả năng gây phản ứng hóa
học tỏa nhiệt..; bố trí, xếp đặt các bình chứa khí có áp suất cao ở gấn các nguồn nhiệt
cao hoặc quá gần vị trí hàn cắt; kho chứa, nơi bảo quản các chất dễ cháy và tự bốc cháy
không bảo đảm đúng yêu cầu phòng cháy; dẽ lâu chuồi dầu mở để chất đống, một số ki
loại kiềm để nơi ẩm ướt hoặc nước rơi bắn vào, than đá chất chất đống ở độ ẩm và độ
thấm khí thích hợp có thể tự bốc cháy…; tàng trữ, buôn bán trái phép nhiên liệu và
sống chung với nhiên liệu tàng trữ cũng dễ gây cháy nguy hiểm.
Sử dụng điện và thiết bị điện không đúng qui tắc phòng cháy. Sự quá tải khi sử
dụng thiết bị điện không đúng với điện áp, chọn tiết diện dây dẫn cầu chì không đúng
với công suất phụ tải, do chậm điện tạo ngẵn mạch; do phát sinh tia lửa điện trong môi
trường nguy hiểm cháy – nổ; tiếp xúc không tốt ở mối nối dây,ổ cắm, cầu dao,…; do sử
dụng dụng cụ, chiếu sáng không phù hợp với qui định an toàn kho chứa hang chất dễ
cháy nổ hoặc do rơi, vỡ bong đèn điện trên sàn cạnh nhiên liệu nồ.
Các nguyên nhân khác gây cháy ngoại sinh và nội sinh
Các nguyên nhân khác gây cháy ngoại sinh. Ma sát, va đập làm biến đổi cơ năng thành
nhiệt quá nóng hoặc ta thành tia lửa. Phóng điện của điện tĩnh và điện khí quyển. Sự tự
bốc cháy của các vật dẫn lửa có trong thiên nhiên Cháy methane trong nguồn tự bốc
cháy xãy ra trong hầm lò và lan truyền. Nổ các hỗn hợp bụi + khí+không khí hoặc nổ
hơi. Tiến hành công tác nổ mìn không đúng kĩ thuật, cháy thuốc nổ,… Tàn lửa. đốm
bắt lửa vào vật liệu dễ cháy từ các trạm năng lượng lưu động; các phương tiệc giao
thong hoặc từ các đám cháy lân cận. Sét đánh vào các công trình không bảo vệ chống
sét tốt và công trình làm bằng vật liệu dễ cháy hoặc làm cháy nhiên, nguyên liệu dễ
cháy bên trong. Những yếu tố kỹ thuật-địa chất- mỏ tạo ra tính dễ cháy trong cháy
ngầm, cháy hầm mỏ.
Các nguyên nhân phát sinh cháy nội sinh. Tồn tại vật liệu có khả năng bị oxi

hóa. Sự nạp O2 vào bề mặt oxi hóa của các phân tử tích tụ. Sự thoát nhiệt khó khăn từ
nguồn tự nung. Sự bảo toàn ba điều kiện trên khoảng thời gian nhất định để xãy ra quá

17


trình oxi hóa vật liệu ở điều kiện nhiệt độ thấp hoặc trung bình và chuyển thành pha
cháy.
Những yếu tố kỹ thuật – mỏ - địa chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
phát sinh các đám cháy nội sinh.
Phòng cháy khi thiết kế và xây dựng công trình
Khi thiết kế xây dựng các hạng mục công trình, tùy thuộc vào mục đích sử
dụng và tính nguy hiểm cháy nổ, phải thực hiện một cách nghiêm ngặt: các phương
pháp phòng chống cháy – nổ. Khả năng sơ tán con người khi có cháy một cách nhanh
chóng. Khả năng dập tắt đám cháy một cách hiệu quả.
Quy định về lối thoát hiểm. Khoảng cách tối đa từ vị trí đến lối thoát hiểm gần
nhất trong sản xuất là 50-75m, trường hợp đặt biệt là 100m. Chiều rộng tối thiểu cho
lối thoát nạn đối với lối đi và cầu thang là 1m, hành lang là 1.4m, cửa là 0.8m. Khoảng
cách tối thiểu từ kho lộ thiên chứa vật liệu dễ cháy đến các công trình phụ thuộc vào
loại vật liệu và qui mô kho thay đổi từ 6m đến 36m. Tất cả các tòa nhà, công trình phải
có ít nhất một lối thoát hiểm cho mổi chu vi không quá 200 m. Tất cả các công trình
cao tầng (>25m) phải có ít nhất hai lối thoát hiểm cho mỗi chu vi không quá 200m.
Những tòa nhà cao hơn 10m phải không có ít hơn một cầu thang bên ngoài trên mỗi
chu vi 200m bao quanh nhà.
Phân chia khu vực, lãnh thổ sản xuất: lãnh thổ sản xuất của mỗi nhà máy, công
trình,… phải được chia ra ít nhất ba khu vực riêng biệt bằng tường cháy hoặc bằng
khoảng cách an toàn cháy. Đó là: khu vực làm việc, nhà xưỡng, khu công trình phụ.
Khu vực kho tang, khu văn phòng
Nhằm ngăn ngừa sự lan cháy khi có cháy. Thêm vào đó, những phân xưỡng kho tang
có tính dễ cháy – nổ phải được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo trong năm hoặc ở nơi

thấp, cuối dòng chảy của song. Trên những giàn khoan – khai thác dầu khí, khu nhà ở
văn phòng được cách ly khỏi khu vực khoan khai thác và khu máy phát điện bằng các
đường hào bằng thép rộng không nhỏ hơn 4m vì lãnh thổ hạn chế và được lien lạc, lưu
thong bằng các cầu vượt cũng bằng chất không cháy được. Khi khai thác dầu – khí trên
đất liền thì khoảng cách từ các miệng giếng dầu – khí đến các bình tách, bể chứa, trạm
máy phát điện >40m, đến các máy nén khí, trạm nén khí >60m, đến vị trí đốt khí thải
18


>100m và phải cuối hướng gió chủ đạo, đến khu nhà ở và làm việc >500m và ở đầu
hướng gió chủ đạo.
Đảm bảo mạng lưới đường giao thông: trên mỗi lãnh thổ, cơ quan XN,cần có
mạng lưới đường giao thông đủ rộng và thông thoáng (TCVN 4m) từ hai phía nhằnm
đảm bảo khả năng lưu thông và điều phối các đội cứu hỏa khi dập tắt đám cháy. Đảm
bảo đường giao thông ít nhất từ hai phía của công trình còn nhằm ngăn ngừa sự lan
truyền của đám cháy do phát xạ và đối lưu nhiệt cùa các sản phẩm cháy.
Yêu cầu về các trang thiết bị điện: khi trang thiết bị, dụng cụ, phụ tùng điện
trong mỗi công trình của cơ quan, XN, phải chọn cho chúng phù hợp với tính nguy
hiểm cháy – nổ của mỗi công trình, kho tàn. Các cáp dẫn điện từ lưới điện đến các thiết
bị điện và đèn chiếu sang phải đảm bảo ít mối nối nhất, có đường kính tiết diện phần
dẫn điện tối thiểu lớn hơn sức chịu tải khi công suất thiết bị, đèn làm việc tối đa, phải
cách li và bảo vệ tốt, thường xuyên nhằm trách rò rĩ, phát ra tia lửa và đốt nóng quá
mức.
Tất cả các cảm biến điện tự động phải an toàn, đặt biệt đối với những công
trình nguy hiểm cháy - nổ. Chúng phải bảo đảm độ nháy cần thiết theo thiết kế và làm
việc tốt, tự động điều chỉnh và hạn chế điện áp, cường độ dòng với các điện cảm khác
nhau. Tia lửa phát sinh từ cảm biến được phải đảm bảo không đủ năng lượng để bốc
cháy hơn nhiên liệu và khí gas (<0.2 mJ)
Đèn chiếu sang, các ổ cắm phải được trang bị theo đúng yêu cầu của mỗi công trình
tùy thuộc tính nguy hiểm cháy nổ.

Chống sét, tiếp đất: phải tiếp đất tin cậy tất cả những phần vỏ, phần kim loại
của các thiết bị sử dụng, vận hành trên những công trình nguy hiểm cháy nổ để bảo vệ
khỏi điện tĩnh sinh ra do ma sát, tiếp xúc kết hợp với dầu, khí (bị rò, rĩ). Phải chống sét
cho tất cả các hạng mục công trình nguy hiểm cháy nổ, những trung tâm vi tính. Các
kho tang nhiên liệu, những công trình cao, những công trình đơn độc.
Trang bị hệ thống báo động cháy: phải trang bị hệ thống báo động phát hiện
khói lửa sớm trong các khách sạn, cửa hang, siêu thị, trung tâm vi tính, các kho tài
nguyên, nhiên liệu dễ cháy – nổ, trong các công trình có khoan, khai thác, vận chuyển
dầu khí,… hệ thống phát hiện và cảnh báo sớm khói lửa. Bao gồm các đầu báo cháy
19


cảm biến nhiệt hoặc các đầu báo cháy khỏi được bố trí tại những nơi có nguy cơ về
cháy nổ với mật độ và vị trí tùy thuộc vào chủng loại của chúng và được nối bằng dây
dẫn với hệ thống nối tự động và nối với nhau với trung tâm điều khiển, trực thường
xuyên 24/24 giờ.
Có ba dạng đầu báo cháy: đầu báo cháy khói, đầu báo cháy nhiệt và đầu báo
cháy ánh sáng. Diện tích mặt sàn mà đầu báo cháy kiểm soát và báo động khói, nhiệt
cũng như vị trí đặt chúng phụ thuộc không những vào đặt tính báo cháy mà còn phụ
thuộc vào chiều cao lắp đặt so với mặt sàn làm việc
Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy: phải trang bị các hệ thống chữa cháy
theo yêu cầu quy phạm phòng cháy – chữa cháy tùy thuộc tính nhuy hiểm cháy nổ và
chức năng của công trình cũng như các phương tiệc chữa cháy di động, xe chữa cháy
chuyên dụng cho các trung tâm phòng cháy chữ cháy quận huyện.
Đảm bảo sơ đồ sơ tán người và phòng cháy chữa cháy: trong mỗi cơ quan. XN,
phải có sơ đồ phòng cháy – chữa cháy và nội quy phòng cháy chữ cháy cùng sơ đồ sơ
tán, thoát hiểm CBCNV.
An toàn phòng cháy khi sử dụng vận hành thết bị và những biện pháp tổ chức
hành chính
Những quy tắc an toàn cháy khi sử dụng vận hành:

Vấn đề hút thuốc và sử dụng lửa: chỉ được hút thuốc và vứt tàn thuốc, diêm
quẹt đúng vào nơi quy định, an toàn và không gây nguy hiểm cháy cho bất cứ vật gì
chung quanh.
Quy định về các công việc sinh lửa nguy hiểm: Các công việc sinh lửa nguy
hiểm (hàn, cắt kim loại, mài...) chỉ được thực hiện theo đúng giấy phép thời gian và qui
định định trước được ghi rõ trong giấy phép. Ví dụ: vị trí hàn cắt phải cách bình oxi,
axetylen ít nhất 10m và chúng cách nhau ít nhất 5m, phải che phủ tất cả các kết cấu dễ
cháy trong bán kính 5m quanh vị trí hàn bằng bao bố tẩm nước nếu không duy chuyển
được. Không tiến hành hàn, cắt, mài các thiết bị, các bình chứa, các đường ống dẫn
đang có áp hoặc đang chứa những chất dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí gas… )
Quy định về các chất thải dễ cháy: Tất cả những chất thải dễ cháy (giấy vụn,
giẽ lâu nhiễm dầu, xăng, mỡ… ) phải được bỏ đúng vào nơi quy định – các thùng rác
20


riêng biệt bằng chất không cháy và có nắp đậy. Các chất lỏng dễ cháy bị đổ lên sàn
phải được lau sạch ngay bằng dẽ lâu tẩm nước lã. Không dùng xăng, dầu để lâu, chùi
trang thiết bị điện, những trang thiết bị bố trí trong công trình dễ cháy – nổ. Các giẻ lâu
nhiên liệu đổ cũng phải đổ cũng phải bỏ vào đúng nơi quy định.
Quy định về cảnh báo, phòng ngừa: trên các công trình nguy hiểm báo cháy
như kho nguyên liệu, kho nguyên vật liệu dễ cháy, các cây xăng, cac trạm tiếp tế nhiên
liệu, các nhà máy sản xuất, chế biến gas, dầu – xăng, nhà máy, XN sơn, vải, các công
trình khoan, khai thác dầu – khí,… phải có biển cảnh báo lớn bằng chữ đỏ nền trắng
treo những nơi nguy hiểm cháy, có người qua lại, dễ thấy từ xa với nội dung: “CẤM
LỬA!”, “CẤM HÚT THUỐC!” và biểu tượng về tính nguy hiểm cháy (ngọn lửa đỏ
trên nền trắng).
Quy định về tàng trữ, cất chứa nhiên liệu và chất nổ: không tàng trữ, cất chứa
nguyên – nhiên – vật liệu dễ cháy nổ kề cạnh: hệ thống thông gió, động cớ đốt trong,
máy phát, nồi hơi, lò đốt, nấu,… Hầm lò, đường hầm, miệng hầm trong khoảng cách
nhỏ hơi 30m. Không cất chứa nguyên – nhiên – vật liệu cháy nổ trong phòng, nhà ở,

văn phòng làm việc,… Những vật dụng, phương tiện không còn được sử dụng nữa phải
được trả về kho bảo quản đúng qui định hoặc biến thành phế thải và phải loại trừ ngay
ra khỏi lãnh thổ XN càng sớm càng tốt.
Những biện pháp tổ chức – hành chính – quản trị: phòng cháy và chửa cháy tốt
nhất là nâng cao nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân, CB – CNV.
Thành lập đội chữa cháy: trong mỗi cơ quan, XN, tùy thuộc vào quy mô va tính nnguy
hiểm cháy, người sử dụng lao động phài thàh lập đội chữa cháy (kiêm nhiệm) được
huấn luyện kỉ các phương án chống cháy, cứu người khi cháy và định kì hang năm phài
tiến hành tập huấn chống cháy. Trong thành phần đội chữa cháy tại chổi của cơ quan,
XN là những thanh niên khỏa mạnh, nhiệt tình của xí nghiệp, các thành viên của đội
bảo vệ và đứng đầu là giám đốc cơ quan, XN đó.

21


22


Hình 1.2.2.1: Tập huấn về công tác phỏng cháy chữa cháy
Thực hiện tuyên truyền, thông tin rộng rãi: Thực hiện tuyên truyền, thông tin
rộng rãi cho toàn thể CB-CNV, nhân dân những kiến thức cơ bản về phòng cháy – chữa

23


cháy, cứu người bằng các hình thức đa dạng, phong phú và định kì hang năm, nhất là
trước khi bước vào mùa khô.
Tổ chức phong trào thi đua bảo đảm an toàn phòng cháy: cần tổ chức phong
trào thi đua bảo đảm an toàn phòng cháy trong các bộ phận của cơ quan, trong các cơ
quan, XN của công ty, của ngành, Bộ…Hằng năm cần phát động phong trào “tháng an

toàn phòng cháy – chữa cháy” trong toàn dân, cơ quan, XN. Phát động thi đua gắn liền
với các hình thức khen thưởng – phạt nghiêm minh. Nguồn kinh phí có thể trích từ các
nguồn của công tác phòng cháy – chữa cháy. Đơn vị làm tốt công tác phòng cháy chữa
cháy thì khen thưởng; đơn vị làm chưa tốt cần có biện pháp kịp thời chấn chỉnh và
khắc phục. Những nơi cố ý vi phạm công tác phòng cháy phải xử phạt.
Tổ chức công tác kiểm tra, giám sát: tùy thuộc vào tính nguy hiểm của công
trình, người chịu trách nhiệm về phòng cháy – chữa cháy phải đích than kiểm tra định
kì và đột xuất ( 1 lần/tháng đối với các công trình nguy hiểm cháy và 1 lần/6 tháng đối
với những công trình khác). Nội dung kiểm tra, giám sát là phải xem xét:
Sự hiện hửu và hữu hiệu của các hệ thống báo động và chữa cháy, các phương
tiện chửa cháy di động hoặc cầm tay.
Tình trạng các cáp điện, các phụ kiện điện cho thắp sang, dây tiếp đất.
Độ kín và sự rò rỉ nhiên liệu, khí của các bình bể chứa, đường ống dẫn, các
mối nối, các van.
Nồng độ hơi xăng, dầu khí gas tại các nơi cất chứa chúng trước mỗi khi hàn,
cắt, mài trên các công trình nguy hiểm cháy (khai thác, chế biến dầu khí, tại các trạm
tiếp nhiên liệu)
Nồng độ giới hạn cho phép của hơi xăng dầu trong không tại vùng kiểm tra
phải bảo đảm: nhỏ hơn 0.04% đối với xăng, nhỏ hơn 0.07% đối với dầu….
Phải ghi nhận các nhận xét qua mỗi lần kiểm tra, giám sát vào Sổ phòng cháy
chữa cháy của cơ quan. Những thiếu sót được phát hiện qua các công tác trên phải
được khắc phục và chấn chỉnh kịp thời.
Phát hiện và ngăn ngừa các nguồn tự bốc cháy:
Phát hiện các nguồn tự bốc cháy: biện pháp đầu tiên để phát hiện các nguồng
tự bốc cháy là xem tình trạng mỏ - địa chất, các mặt cắt bề dày vỉa và thời gian tiến
24


hành các công tác có so sánh với các số liệu vật lí phát sinh các nguồn tự bốc cháy trên
vùng mỏ đó. Bước tiếp theo là tổ chức kiểm tra lại tất cả các vị trí cho là nguy

hiểm.Các phương pháp phát hiện đám cháy nội sinh có thểchia thành bốn nhóm chính:
các phương pháp cảm quan, các phương pháp phân tích hoa học, các phương pháp
phân tích vật lí, các phương pháp địa hóa khoáng vật.
Các phương pháp cảm quan: phát hiện cháy nội sinh dựa trên những dấu hiệu
bên ngoài, nghĩa là nhờ các cơ quan cảm giác của con người mà không sử dụng bất kì
thiết bị, dụng cụ xác định nào.
Các phươing pháp phân tích hóa học: những dấu hiệu của cháy nội sinh được
xác định nhờ kết quả lấy các mẫu không khí, nước, đất đá… trong khu vực và phân tích
hóa học
Phương pháp địa hóa khoáng vật: phương pháp này là bước tiếp theo trong
việc nghiên cứu thành đất đá nhờ nghiên cứu các khoáng vật thứ cấp tạo thành do quá
trình oxi hoa trong vỉa.
Các phương pháp vật lí: Các phương pháp này xác định sự cháy nội sinh dựa
trên các thông số vật lí phụ thuộc vào trạng thái nhiệt của môi trường, độ ẩm không
khí…. Bằng những dụng cụ chuyên dụng.
Theo các thông số nhận được, người ta xây dựng các đường đẳng địa nhiệt và
khoanh vùng nguồn tự đốt nóng, xây dựng tốc dộ và hướng tắt dần của các quá trình
nhiệt trong lòng đất. Tốt nhất nên sử dụng kết hợp tất cả các phương pháp phát hiện
sớm cháy nội sinh.
Phòng ngừa và loại trừ các nguồn tự bốc cháy: các biện pháp nhằm phòng
ngừa và loại trừ các nguồn từ bốc cháy là: loại bỏ các vật liệu có khả năng bị oxi hóa,
giảm hoặc ngăn chặn sự tiếp xúc của vật liệu với oxi, giảm hoạt tính hóa học, tức khả
năng oxi hóa của vật liệu tự bốc cháy hoặc làm lạnh khối bị nung.
Phương tiện và kỷ thuật chữa cháy
Các nguyên tắc chữa cháy: tùy thuộc vào những đặc tính của vật liệu cháy và
những điều kiện cháy người ta sử dụng các phương tiện với cơ chế dập lữa khác nhau.
Những nguyên tắc chữa cháy có thể là:
Làm mát các vật liệu đang cháy hoặc nguồn lửa.
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×