Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bai tập học kỳ tư pháp quốc tế đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.31 KB, 8 trang )

Đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ
quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne
năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
A-MỞ BÀI
Từ khi Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả được ra đời (năm 1886), việc bảo
hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế đã được bảo đảm hơn
về mọi mặt, tạo điều kiện cho các chủ sở hữu bảo hộ tối ưu các sản phẩm trí tuệ
của mình. Năm 2004,Việt Nam chính thức tham gia Công ước Berne. Từ đó đến
nay, pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài đã có những
quy định phù hợp với Công ước. Bên cạnh đó còn có những quy định chưa phù
hợp. dẫn đến thực tiễn áp dụng pl cũng mang những hạn chế nhất định bên cạnh
thành tựu đạt đc. Do vậy bài viết sau đây sẽ đi vào đánh giá về thực trạng và đưa ra
những kiến nghị hoàn thiện pl vn về vấn đề bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước
ngoài kể từ khi tham gia Công ước Berne.
B-NỘI DUNG
I.
Những vấn đề chung về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài
theo pháp luật việt nam
1. Khái niệm quyền tác giả, quyền tg có yếu tố nc ngoài
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học do mình sáng tạo hoặc sở hữu1.
-quyền tác giả có yếu tố nước ngoài là quyền của tổ chức, cá nhân nc ngoài đối với
tác phẩm do mình sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt nam; tác
phẩm đc công bố lần đầu tiên tại vn hoặc tác phẩm đc bảo hộ tại vn theo điều ước
quốc tế mà vn là thành viên2.
Yếu tố nước ngoài trong quyền tác giả đc t.hiện ở 1 trong 3 mặt sau:
+ Chủ thể: có ít nhất 1 bên là người nc ngoài, PN nc ngoài.
+ Khách thể tồn tại ở nước ngoài.
+ Sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài- công bố, phổ biến, đăng ký, cấp văn bằng
bảo hộ... ( Tác giả là CD VN đang cư trú ở nước ngoài cho công bố tác phẩm đầu
tiên do mình sáng tác).


2. bảo hộ quyền tác giả

1
2

Giáo trình luật sở hữu trí tuệ.trường đh luật hn.nxb gd vn.2009
Vấn đề bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nc ngoài tại vn-khóa luận tn-nguyễn thị diệu hằng-đh luật hn

1


Bảo hộ quyền tác giả là việc nhà nc ban hành các quy định pl về quyền tác giả
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền tác giả như tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả và những chủ thể khác liên quan đến việc sử dụng quyền
tác giả3.
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, tồn tại 3 hình thức để bảo hộ quốc tế
quyền tác giả như sau:
- Kí kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế đa phương, như công ước Berne
1886, hiệp định TRIPs 1994, hiệp ước WPPT 1994...
- Kí kết điều ước song phương, như hiệp định giữa Việt Nam - Hoa Kỳ 1997,
hiệp định giữa Việt Nam - Thụy Sĩ 1999...
- Bảo hộ theo nguyên tắc có đi có lại: các bên giành cho nhau sự bảo hộ đối với
tác phẩm của công dân mỗi bên.
II.
Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả kể
từ khi tham gia công ước Berne
Tham gia công ước berne đánh dấu một bước đi mới của hệ thống pl vn nói riêng
là các nc thành viên khác nói chung. Vì lẽ đó, cùng vs xu hướng toàn cầu hóa, việc
đồng bộ hóa các quy định của pl quốc gia vs công ước berne về bảo hộ quyền tg là
mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. hiện nay, hệ thống pl vn về bảo hộ quyền tác

giả có yếu tố nc ngoài đã có những quy định phù hợp vs tinh thần của công ước
berne, bên cạnh có những quy định chưa thực sự tương thích.
1. Sự phù hợp với công ước

Công ước Berne có hiệu lực ở Việt Nam từ 26/10/2004, từ đó trở về trước chỉ có
BLDS 1995 điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền tác giả. Sau khi gia nhập Công ước
Berne, nhà nước ta đã ban hành một loạt văn bản luật và dưới luật như BLDS
2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005... một số quy định của pl vn về bảo hộ quyền tác giả
về cơ bản phù hợp vs tinh thần của công ước berne:
Về tiêu chuẩn bảo hộ: 737 BLDS 2005 quy định Nhà nước bảo hộ các tác
phẩm thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ phương tiện nào, không phân
biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào. Điều này phù hợp
với tinh thần của Công ước Berne.
Thời điểm phát sinh quyền tác giả: Điều 739 BLDS 2005 và Điều 6 Luật sở
hữu trí tuệ 2005 khá phù hợp với nguyên tắc bảo hộ đương nhiên của Công ước
Berne là quyền tác giả sẽ phát sinh ngay sau khi tác phẩm được định hình dưới một
3

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nc ngoài tại vn-khóa luận tn-nguyễn thị diệu hằng-đh luật hn

2


hình thức nhất định không lệ thuộc vào bất kì thủ tục hình thức nào. Thủ tục đăng
kí tác phẩm chỉ là quyền của tác giả, người sở hữu tác phẩm mà thôi.
Giới hạn quyền tác giả: Tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung
2009 đã quy định tương đối phù hợp với Điều 10 và Điều 10 bis của Công ước về
điều kiện sử dụng tự do các tác phẩm đã công bố. Điều này khẳng định quyền tác
giả là bất khả xâm phạm, mặt khác các tác phẩm là tài sản của nhân loại nên cần
có những điều kiện vừa thuận lợi cho người sử dụng, lại vừa bảo vệ được lợi ích

chính đáng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm để công chúng có cơ hội tiếp cận kịp
thời với tri thức của thời đại.
Thực thi quyền tác giả: Có thể áp dụng 3 loại thủ tục là dân sự, hành chính
và hình sự. Các biện pháp áp dụng cũng đã tương thích với pháp luật quốc tế về
bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài nói
riêng.
Công bố tác phẩm: Điều 3 Công ước Berne và khoản 9 Điều 4 LSHTT sửa
đổi, bổ sung 2009 đều coi việc công bố tác phẩm là phát hành với sự đồng ý của
tác giả. Trước đây, luật quy định việc công bố, phổ biến tác phẩm trái với quy định
của Công ước. Việc quy định lại điều này đã chứng minh sự cố gắng của các nhà
lập pháp Việt Nam muốn đồng bộ hóa tới mức tối đa giữa pháp luật quốc gia và
Công ước.
2. Sự chưa phù hợp với Công ước
- Về đối tượng bảo hộ: ở đây vẫn chưa có sự thống nhất, pháp luật Việt Nam quy
định những tác phẩm được nhà nước bảo hộ không linh hoạt, khoa học như quy
định trong Công ước. Điều này sẽ bất cập khi có sự xuất hiện của một thể loại tác
phẩm mới cần được bảo hộ trong pháp luật Việt Nam.
Thêm vào đó, điều kiện bảo hộ cũng có chút khác biệt, pháp luật Việt Nam
quy định nội dung các tác phẩm được bảo hộ (khoản 1 Điều 8 LSHTT sửa đổi, bổ
sung 2009), trong khi đó trong Công ước không hề có quy định này.
Quy định về quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm: Công ước Berne chỉ
quy định 2 loại quyền là quyền tinh thần và quyền kinh tế. Pháp luật Việt Nam lại
quy định tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều
738 BLDS 2005). Sự khác biệt này không đơn thuần chỉ là sự khác biệt về cách gọi
tên mà còn khác biệt ở chính nội hàm của thuật ngữ. Điều này làm cho quy định về
các loại quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm ở Việt Nam phức tạp hơn so với
Công ước Berne.
3



Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa có quy định về quyền “droit de suit” đối với
tác phẩm mỹ thuật và bản thảo viết tay.
Quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả: được quy định tại Điều 7 Công
ước. Tuy nhiên, Công ước quy định thời hạn bảo hộ dựa trên đối tượng được bảo
hộ, trong khi đó, pháp luật Việt Nam lại quy định thời hạn bảo hộ là loại quyền
nào. Ngoài ra, Công ước chỉ quy định thời gian bảo hộ là có thời hạn, nhưng trong
pháp luật Việt Nam quy định cả thời gian bảo hộ là vô thời hạn (Điều 27 LSHTT
sửa đổi, bổ sung 2009). Bên cạnh đó, pháp luật nước ta cũng chưa quy định thời
hạn bảo hộ đối với quyền của nghệ sỉ biểu diễn và nhà sản xuất băng ghi âm như
Công ước Berne.
- liên quan đến quyền sao chép: theo quy định tại đ25 luật shtt thì trường hợp sao
chép tác phẩm với số lượng lớn hơn một bản với mục đích sử dụng cá nhân, phi
thương mại vẫn phải xin phép, vẫn phải trả tiền cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Công ước berne quy định về việc sao chép tác phẩm không đưa ra các trường hợp
cụ thể mà chỉ đưa ra nguyên tắc chung là các nc thành viên có thể quy định việc tự
sao chép trong một số trh cụ thể nếu sao chép đó ko làm phương hại đến lợi ích
hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả chứ ko giới hạn về số lượng là một bản như
luật shtt của vn.
III. đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố
nc ngoài kể từ khi vn tham gia công ước berne
1. Thành tựu
Trong vòng chưa đầy 3 năm từ khi gia nhập Công ước Berne, Việt Nam đã
lần lượt tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về quyền tác giả như: Công ước
Gieneva, Công ước Rome, Hiệp định TRIPs... Đây là cơ hội để Việt Nam vận dụng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình về quyền tác giả phù hợp với pháp luật
quốc tế.
Từ khi Công ước có hiệu lực ở Việt Nam, số lượng giấy chứng nhận đăng kí
quyền tác giả được cấp cho các tác giả Việt Nam nói chung và các giấy chứng nhận
đăng kí quyền tác giả có yếu tố nước ngoài nói riêng tăng rất nhanh. Điều này cũng
dễ giải thích, bởi việc bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam đã khá phù hợp với pháp

luật quốc tế, được pháp luật bảo vệ sẽ tạo niềm tin cho các tác giả muốn bảo hộ
“đứa con tinh thần” của mình.
Để đảm bảo cho Công ước Berne được thực hiện nghiêm túc ở Việt Nam,
các cơ quan có thẩm quyền đã có kế hoạch phòng chống, ngăn chặn việc xâm
phạm quyền tác giả một cách hợp lý. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã
4


kiểm tra nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan đến quyền tác giả, phát hiện và
xử lý rất nhiều cơ sở vi phạm.
2. Hạn chế
Hiện nay, tuy có những thành tựu bước đầu từ khi Việt Nam gia nhập Công
ước Berne, nhưng tình trạng vi phạm bản quyền có yếu tố nước ngoài vẫn xảy ra
khá phổ biến, ở hầu hết các lĩnh vực.
Trong lĩnh vực xuất bản: Tình trạng in lậu, lưu hành và kinh doanh sách lậu
vẫn diễn ra hàng ngày, phổ biến nhất là truyện tranh thiếu nhi của nước ngoài.
Truyện tranh in lậu, không có bản quyền, không được kiểm soát về nội dung, bán
tràn lan ngoài thị trường. vd: tháng 3/2012, phát hiện hơn 200 kiện truyện tranh nc
ngoài in lậu tại công ty tnhh 1 thành viên Lê sao(tphcm) (14)
Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh băng đĩa: Hoạt động nhập lậu, in lậu,
lưu hành, kinh doanh băng đĩa lậu thường xuyên diễn ra trên thị trường và tại khu
vực cửa khẩu, biên giới. Hầu hết các băng đĩa được bán trên thị trường đều là băng
đĩa được in lại không được phép của nhà xuất bản, được nhập lậu. Vd: hiện nay
90% các băng đĩa đc đem bán tại hà nội có nguồn gốc từ cửa khẩu tân thanh-lạng
sơn(13)
Trong lĩnh vực phần mềm máy tính: các chương trình máy tính bị đem ra sử
dụng trái phép như Microsoft Windows, ACD See, Corel Draw, Adobe
Photoshop…cho đến năm 2011, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ở vn
là 83%.(11)
Trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật: loại vi phạm nổi bật nhất là biểu diễn

không được sự đồng ý của tác giả hoặc có xin phép nhưng trả thù lao không thỏa
đáng cho tác giả. Vd: năm 2011, show biểu diễn của ca sĩ Chế Linh (ca sĩ hải
ngoại) đã bị trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc vn tố cáo là sử dụng các tác
phẩm âm nhạc mà chưa trả tiền bản quyền tác giả.(12)
Trong lĩnh vực âm nhạc: tình trạg vi phạm bản quyền các ca khúc, lời nhạc
bài hát...của các tác giả nc ngoài ngày càng gia tăng, hàng ngàn ca khúc lưu hành
trên mạng mà ko xin phép..việc sd các ca khúc nc ngoài mà không xin phép cũng
trở nên phổ biến,...vd: năm 2008, truyền thông hàn quốc đã lên tiếng chỉ trích việc
ca khúc Rising sun của nhóm TVXQ đã bị ca sĩ vn sử dụng bản quyền phần nhạc
mà ko đc phép.(10)
3. nguyên nhân của thực trạng xâm phạm quyền tác giả có yếu tố nc ngoài tại Việt
Nam.
5


Thứ nhất, Pháp luật quyền tác giả của vn về cơ bản đáp ứng đc các tiêu chuẩn bảo
hộ so vs pl quốc tế về quyền tác giả. Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực bảo hộ chúng ta
chưa có các quy định của pl cụ thể để điều chỉnh cũng như xử lý các hành vi xâm
phạm. Đặc biệt là vấn đề vi phạm quyền tác giả trong môi trường internet, chúng ta
chưa có quy định cụ thể trong luật cũng như văn bản hướng dẫn thi hành để xác
định hành vi xâm phạm. Hiện còn nhiều tỉnh thành chưa ban hành quy định về
thẩm quyền quản lý nhà nc về quyền tác giả của sở văn hóa, thể thao và du lịch, ủy
ban nhân dân cấp huyện, xã theo quy định khoản 2 điều 7 nghị định 100/2006/ndcp ngày 21/09/2006.
Thứ hai, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh vs các
hành vi xâm phạm quyền tác giả có yếu tố nc ngoài còn thiếu đồng bộ và chồng
chéo, cùng một lúc có rất nhiều cơ quan như Cục quản lý cạnh tranh, công an kinh
tế, cơ quan thanh tra chuyên ngành, về sở hữu trí tuệ, quản lý thị trường, hải quan
đều có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh ko lành mạnh trong
lĩnh vực shtt. Bên cạnh đó, trong việc thực thi pl về shtt nói chung và quyền tác giả
có yếu tố nc ngoài nói riêng còn thiếu sự phối hợp xử lý giữa các cơ quan: tòa án,

quản lý thị trường, thanh tra, công an, hải quan và ubnd các cấp.
Thứ ba, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng lậu, hàng giả, xâm phạm quyền tác
giả luôn tạo ra lợi nhuận rất lớn nên rất có sức hút, lôi kéo đc nhiều đối tượng tham
gia. Hơn nữa, do điều kiện thu nhập bình quân của người dân còn thấp, nhiều ng
tiêu dùng ưa lựa chọn những sản phẩm ‘‘giả như thật‘‘ với giả cả thấp, dẫn đến việc
sao chụp, mô phỏng các sản phẩm trí tuệ trở nên phổ biến.
IV.Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt nam về bảo hộ quyền tác
giả có yếu tố nc ngoài
Nguyên nhân hàng đầu của tình trạng xâm phạm quyền tác giả đó là do hệ thống pl
về bảo hộ quyền tác giả chưa đc hoàn thiện. Nhất là kể từ khi tham gia công ước
berne,thì việc hoàn thiện các quy định của plvn về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố
nc ngoài ngày càng trở nên hết sức cần thiết. Sau đây là một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện plvn về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nc ngoài:
Thứ nhất, Nhà nước tuy đã có những hoạt động tích cực nhằm hệ thống hóa pháp
luật bảo hộ quyền tác giả như sửa đổi, bổ sung LSHTT năm 2009, nhưng như thế
chưa đủ, mà cần có sự sửa đổi đồng bộ giữa các luật có liên quan về vấn đề này
trong pháp luật hình sự, pháp luật hành chính, pháp luật dân sự... Trong đó các dự
thảo về sửa đổi BLDS 2005 và một số luật khác liên quan đến quyền tác giả cần
đẩy nhanh tiến độ để sớm được Quốc hội thông qua.
6


Thứ hai, với các quy định chưa tương thích với Công ước cần nghiên cứu kĩ, có
những điều chưa thích hợp cần điều chỉnh, nhưng có những điều đã đảm bảo với
mức tối thiểu của Công ước và phù hợp với điều kiện nước ta thì chưa cần phải
thay đổi.
Thứ ba, các quy định về quyền tác giả chủ yếu được quy định trong LSHTT và các
điều luật khác nằm rải rác. Thêm vào đó, LSHTT lại quy định 3 đối tượng với cơ
chế bảo hộ khác nhau trong cùng một văn bản là không hợp lí. Nên chăng nước ta
cũng nên có một luật riêng về quyền tác giả như Mỹ, Nhật... hoặc các quốc gia

khác trên thế giới.
Thứ tư, Hiện nay, các biện pháp xử lí vi phạm quyền shtt trong các bộ luật
ttds,bltths, pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính (đag soạn thảo luật xử lí vi phạm
hành chính) và các quy định khác chưa đủ mạnh, chưa đủ chi tiết để thực thi có
hiệu quả các yêu cầu của hiệp định TRIPS/WTO. Để tiếp tục thúc đẩy hoạt động
bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nc ngoài tại vn thì:
- ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần sớm ban hành các văn bản quy định cụ thể
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở văn hóa, thể thao và du lịch, ủy ban nhân
dân cấp huyện, xã trong việc thực hiện quản lý nhà nc về quyền tác giả theo khoản
2 điều 7 nghị định 100/2006/nd-cp
các bộ, ngành, các tỉnh, tp trực thuộc trung ương cần thực hiện chế độ báo
cáo định kì về việc thực hiện chỉ thị của thủ tướng chỉnh phủ vào 15.12 hàng năm,
để bộ văn hóa, thể thao và du lịch tổng hợp báo cáo thủ tướng chính phủ.
C- KẾT BÀI
Tóm lại, việc tham gia công ước Berne đã đánh dấu 1 bc tiến mới của vn
trong việc hội nhập thế giới nâng cao hình ảnh của vn đối với bên ngoài. Bên cạnh
những điểm phù hợp còn có những quy định chưa phù hợp vs Công ước berne. Do
vậy pháp luật vn về vấn đề bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nc ngoài cần đc hoàn
thiện hơn nữa để đồng bộ hóa tới mức tối đa hệ thống pl về bảo hộ quyền tác giả.
Trên đây là những đánh giá về các quy định của pl vn và một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật vn về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nc ngoài kể từ khi
vn tham gia công ước berne, do trình độ hiểu biết còn hạn chế, bài viết chủ yếu dựa
trên các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu luật pháp. Do vậy có những
vấn đề chưa được hoàn chỉnh và còn sai sót, mong nhận đc nhiều ý kiến đóng góp
của các thầy cô giáo.

7


Tài liệu tham khảo

1. />p=3
2. />3. />4. />5. />6. Blds 2005.lshtt 2005 (sd bs 2009).
7. Nd 100/2006/nc-cp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của blds.lshtt về
quyền tác giả.quyền liên quan.
8. Nd 85/2011/nd-cp sd bs nd 100/2006/nd-cp
9. Công ước berne về bảo hộ quyền tg 1886.
10. />11. />12. />13. />14. />
8



×