Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chứng minh kết quả của giám định tư pháp có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động điều tra hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.87 KB, 11 trang )

Mục lục
A. MỞ BÀI…………………………………………………………………...
B. NỘI DUNG ……………………………………………………………....
I. Lý luận chung về giám định tư pháp(GĐTP) ………………………..
1. Khái niệm GĐTP……………..……………………………...............
2. Phân loại............................................................................................
II. Ý nghĩa của kết quả GĐTP đối với hoạt động điều tra hình sự
1. Kết quả GĐTP xác định dấu hiệu tội

phạm........................................
2. Kết quả GĐTP đối với việc xác định thủ phạm, đối tượng tác động

Trang
1
1
1
1
2
3
3
4

của tội phạm, thủ đoạn, công cụ, phương
tiện...................................
3. Kết quả GĐTP đối với việc xác định thời gian, địa điểm xảy ra sự việc,

5

diễn biến hành vi, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây
ra…………
4. Kết quả GĐTP đối với việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự của



6

người thực hiện tội phạm, năng lực nhận thức, khả năng khai báo đúng
đắn của người bị hại, người làm chứng……………………………………
5. Kết quả GĐTP đối với việc truy bắt tội phạm
để lại dấu

7

vết……………
III. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các hoạt động GĐTP ...........
C. KẾT LUẬN...........................................................................................................
DANH MỤC THAM KHẢO..................................................................................

8
9
10

A.

MỞ BÀI.
0


Giám định tư pháp (GĐTP) là hoạt động bổ trợ tư pháp, đóng vai trò rất quan trọng
đối với hoạt động tố tụng nói chung và điều tra hình sự (ĐTHS) nói riêng . Đặc biệt là
trong bối cảnh mở cửa hội nhập quốc tế như hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng
của khoa học công nghệ hiện đại thì số lượng tội phạm ngày một gia tăng. Bên cạnh
những tội phạm truyền thống như giết người, tội cố ý gây thương tích, hiếp dâm… là sự

gia tăng của loại tội phạm mới như: tội phạm môi trường, tội phạm công nghệ thông tin,
tội phạm mang tính quốc tế…với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt thì GĐTP
lại càng khẳng định được vai trò của mình đối với hoạt động tố tụng. Kết luận GĐTP là
một trong những phương tiện chứng minh hữu hiệu, góp phần hoạt động ĐTHS, làm sáng
tỏ những uẩn khúc của vụ án, đưa vụ án ra ánh sáng. Để hiểu thêm về vấn đề này, nhóm
xin đi sâu vào tìm hiểu : “Chứng minh kết quả của GĐTP có ý nghĩa quan trọng đối
với hoạt động điều tra hình sự”
B. NỘI DUNG
I. Lý luận chung về giám định tư pháp.
1. Khái niệm giám định tư pháp .
Theo từ điển Tiếng Việt- Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2000 thì “giám định có nghĩa là
xem xét và kết luận về một sự vật, hiện tượng mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác
định”1. Như vậy, “giám định” là việc sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn,
phương tiện kỹ thuật để nghiên cứu, xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận về một sự vât, hiện
tượng, từ đó giúp cho con người có những nhận thức khách quan để giải quyết một vấn đề
nào đó.
Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh GĐTP 2004 “GĐTP là việc sử dụng kiến thức,
phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những
vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (sau đây gọi chung
là vụ án) do người GĐTP thực hiện theo trưng cầu của cơ quan THTT, người THTT nhằm
phục vụ cho việc giải quyết vụ án”2.
Như vậy, GĐTP là hoạt động khoa học chuyên sâu, nhằm đưa ra kết luận khoa học,
chính xác, khách quan về những vấn đề liên quan đến vụ án. Do cơ quan tiến hành tố tụng,
người thực hiện tố tụng trưng cầu và nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án.
2. Phân loại.
Căn cứ vào các tiêu chí mà phân loại GĐTP thành các loại khác nhau:
1
2

Theo từ điển Tiếng Việt- Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2000

Điều 1- Pháp lệnh về Giám định tư pháp do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành ngày 10/11/2004

1


● Căn cứ vào quy định của pháp luật về sự cần thiết phải xác định các sự kiện trong vụ
án: Giám định bắt buộc và giám định khi xét thấy cần thiết.
● Căn cứ vào tình huống và kết quả giám định: giám định lần đầu, giám định bổ sung,
giám định lại.
● Căn cứ vào số lượng, thành phần người tham gia giám định: giám định cá nhân, giám
định tập thể.
● Căn cứ vào vấn đề cần giám định liên quan tới một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học:
giám định chuyên khoa, giám định tổng hợp.
● Căn cứ vào lĩnh vực chuyên môn giám định: Giám định pháp y, Giám định pháp y tâm
thần, Giám định kỹ thuật hình sự, giám định xây dựng, giám định môi trường, giám định môi
trường, giám định giao thông công chính.
II. Ý nghĩa của kết quả giám định tư pháp đối với hoạt động điều tra hình sự
GĐTP và ĐTHS là những bộ phận thuộc tư pháp hình sự, chúng có vị trí độc lập nhưng
lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đấu tranh,
phòng ngừa tội phạm. Trong những trường hợp cần kết luận GĐTP thì GĐTP chính là căn cứ
để giải quyết đúng đắn vụ án, giúp cơ quan THTT xử lý “đúng người, đúng tội”, bảo vệ pháp
chế xã hội chủ nghĩa. KLGĐ không chỉ xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội
mà còn là bằng chứng ngoại phạm của những người vô tội. Cụ thể như sau :
1. Kết quả giám định tư pháp xác định dấu hiệu tội phạm.

Trong quá trình giải quyết vụ án thì việc chưa xác định dấu hiệu tội phạm sẽ dễ dẫn đến
tình trạng oan sai, vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân khi áp dụng các biện pháp
ngăn chặn đối với họ. Theo điều 100 BLTTHS “chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác
định có dấu hiệu tội phạm”. Như vậy, dấu hiệu tội phạm chính là căn cứ để khởi tố vụ án
hình sự, nghĩa là chỉ cần xác định xem hành vi đó có dấu hiệu tội phạm theo quy định BLHS

hay không mà chưa cần xác định do ai thực hiện và người đó có NLHS hay không. Ví dụ
như những cái chết bất ngờ, không rõ nguyên nhân, điều tra viên thường đặt ra câu hỏi “ đó
có thể là cái chết tự nhiên do tai nạn rủi ro như do treo cổ, tự thiêu, uống thuốc độc hay do
những hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra ”. Hay trong các vụ việc cố ý gây thương tích,
tai nạn giao thông do vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông…cần phải
xác định mức độ tổn hại sức khỏe để có căn cứ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can. Nếu tỉ
lệ thương tật dưới 11% đối với những vụ việc có tính hình sự nhưng không có những tình tiết
từ điểm a đến điểm k điều 104 BLHS, hoặc những trường hợp tai nạn giao thông mà tỷ lệ
thương tật dưới 31% sẽ không có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Hay giám định xác định
2


giá trị tài sản bị thiệt hại do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra đã đến mức phải truy cứu
trách nhiệm hình sự hay chưa như các tội trộm cắp tài sản, cướp tài sản, tham nhũng….
Giám định các chất nghi ngờ là ma túy, chất độc, chất phóng xạ hoặc giấy bạc nghi giả nếu
nghi ngờ làm căn cứ để CQĐT có hay không ra quyết định khởi tố vụ án…..Như vậy, kết
quả giám tư pháp rất quan trọng, là căn cứ để xác định một hành vi có có dấu hiệu tội phạm
tội phạm hay không, dựa trên kết quả đó thì CQĐT định hướng tính chất vụ việc (có phải là

án hay không) để kịp thời khởi tố vụ án, tiến hành điều tra làm sáng tỏ vụ án. Ngược lại,
nếu không có dấu hiệu tội phạm thì sẽ không giải quyết theo trình tự tố tụng hình sự, như vậy
sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức cho cơ quan THTT. Trong quá trình giải quyết vụ án nếu
CQĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án mà phát hiện sự việc không có dấu hiệu tội phạm thì ra
quyết định đình chỉ quyết định khởi tố vụ án, đình chỉ điều tra hoặc quyết định tố tụng khác.
2. Kết quả GĐTP đối với việc xác định thủ phạm, đối tượng tác động của tội phạm
thủ đoạn, công cụ, phương tiện,
● Xác định thủ phạm: Trong quá trình thực hiện tội phạm, những dấu vết bao
giờ cũng để lại hiện trường, có thể là trên người nạn nhân, trên các đồ vật, công cụ, phương
tiện phạm tội. Do đó việc tìm ra những dấu vết thủ phạm để lại có ý nghĩa rất lớn trong quá
trình giải quyết vụ án. Các kết quả giám định dấu vân tay, lông, tóc, máu, tinh dịch, chất bài

tiết, nước bọt, vết răng… để lại trên hiện trường với độ tin cậy cao là “ bằng chứng” không
thể chối cãi của người thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ như vụ án vụ ngày 4/9/2008 tại bãi
đất bỏ hoang đường Hoàng Minh Giám, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội nhân
dân phát hiện một thi thể phụ nữ bị đốt cháy bên cạnh có nhiều tài liệu – sách vở cháy đen.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ CQĐT xác định được nạn nhân là chị Đặng Thị Huệ sinh viên
khoa tiếng Hàn, Đại học Hà Nội. Khám nghiệm pháp y bác sĩ thu được tinh dịch trong bộ
phận sinh dục nạn nhân. Ngay sau đó, phòng xét nghiệm ADN của Trung tâm đã xác định
trong mẫu tinh dịch thu có tinh trùng người với kiểu gen X...Cùng lúc này đối tượng nghi
vấn liên quan đến cái chết của chị Huệ cũng lộ diện: đó là Kim Ki-jong 26 tuổi, quốc tịch
Hàn Quốc. Mẫu ADN của Kim Ki-jong lập tức được gửi giám định so sánh với mẫu ADN
tinh trùng thu từ bộ phận sinh dục nạn nhân. Kết quả xét nghiệm ADN khẳng định: tinh
trùng thu được trong bộ phận sinh dục của nạn nhân chính là của đối tượng Kim Ki-jong.
Trước bằng chứng khoa học không thể chối cãi, Kim Ki-jong đã phải tâm phục, khẩu phục
cúi đầu thú nhận là hung thủ giết người rồi đốt xác chị Huệ nhằm mục đích phi tang. Như
vậy, chứng cứ trong đó có bản kết luận GĐTP- được coi là “minh chứng sống” giúp CQĐT

3


xác định thủ phạm, nhanh chóng tiến hành các biện pháp điều tra khác như truy bắt, khởi
tố….
● Xác định đối tượng tác động của tội phạm: Đối tượng tác động của tội phạm là bộ
phận bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những
quan hệ xã hội được LHS bảo vệ. Đối tượng tác động có thể là sức khỏe, tính mạng con
người hoặc các giá trị vật chất khác. Việc xác định chính xác đối tượng tác động của tội
phạm sẽ giúp CQĐT xác định được tính chất của vụ việc đó là vụ án hình sự, đó là tội gì?
được quy định ở điều khoản nào? hay đơn giản chỉ là những vi phạm pháp luật. Trong những
trường hợp do pháp luật quy định thì cần phải tiến hành GĐTP ví dụ như chất độc, chất ma
túy, chất phóng xạ, tiền giả…hay GĐTP trong các vụ án hiếp dâm trẻ em. Như vậy kết quả
giám định đã giúp CQĐT xác định được đối tượng tác động của những hành vi nguy hiểm

cho xã hội là vật gì? Số lượng là bao nhiêu?, là người như thế nào?...để từ đó đánh giá được
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, xác định những tình tiết là tình tiết tăng nặng
TNHS hay tình tiết giảm nhẹ TNHS.
● Xác định thủ đoạn, công cụ, phương tiện: Công cụ, phương tiện, thủ đoạn phạm tội
phản ánh mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Thông thường, khi thực hiện
xong hành vi phạm tội thì hung thủ thường dấu công cụ, phương tiện phạm tôi, chính vì thế
rất khó khăn cho quá trình điều tra. Kết quả GĐTP chính là công cụ sắc bén giúp CQĐT xác
định công cụ phạm tội là vật gì? Đặc điểm, hình dáng, kích thước, chức năng, vật tìm được tại
hiện trường có phải là công cụ gây án hay không. Bên cạnh đó thì trong quá trình GĐTP thì
giám định viên dựa vào đặc điểm của vết thương để xác định đặc điểm về hình dáng, kích
thước, chức năng của công cụ phương tiện phạm tội, chiều hướng tổn thương, lực tác động,
tư thế người bị thương tích ví dụ như bị chết do bị vết cắt có đặc điểm là “vết thương có hình
khe, dài và nông; rìa vết thương gọn, hai góc vết thương nhọn và kéo dài bằng vết rạch nhẹ
trên da; thành vết thương phẳng; đáy vết thương tương đối bằng”. Từ đó có thể xác định
công cụ gây án có thể là dao, mã tấu, dao cạo, gươm, kiếm. Bên cạnh đó thì việc xác định
này có ý nghĩa lớn với CQĐT trong việc dựng lại mô hình tương quan giữa thủ phạm và nạn
nhân, cũng như thủ đoạn gây án của hung thủ. Như vậy, việc GĐTP để xác định công cụ,
phương tiện, thủ đoạn phạm tội là căn cứ để CQĐT kết luận về tính chuyên nghiệp và côn đồ
của hành vi phạm tội, cũng như trong việc định tội, định khung hình phạt, giải quyết vụ án
một cách thấu tình đạt lý nhất.
3. Kết quả giám định tư pháp đối với việc xác định thời gian, địa điểm xảy ra sự việc,
diễn biến hành vi, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
4


● Đối với việc xác định thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, diễn biến hành vi: Việc xác
định thời gian và địa điểm xảy ra tội phạm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Biết được thời gian
xảy ra vụ việc, CQĐT sẽ có cơ sở bác bỏ hoặc khẳng định lời khai của người làm chứng,
người bị hại, định hướng điều tra một cách đúng đắn cũng như xây dựng giả thuyết điều tra.
Ví dụ như khi tiến hành GĐTP các vụ giết người thì GĐV tiến hành giám định căn cứ vào

nhiệt độ tử thi, các dấu hiệu cứng tử thi ( cơ hàm, các cơ nội tạng), vết hoen tử thi ( xuất hiện
sau chết 24h màu nâu sẫm, dù có bị đè ấn hay thay đổi tư thế của tử thi thì vết hoen cũng
không mất đi và không hình thành ở vị trí mới)… xác định thời điểm nạn nhân bị chết. Ví
dụ như vụ án giết người ở Thanh Liêm – Hà Nam ngày 11/3/2009, nạn nhân là chị Nguyễn
Thị Tiên (25 tuổi) hiện trường là ruộng bèo hoa dâu. Phát hiện vụ án có nhiều nghi vấn nên
CQĐT đã vào cuộc, tiến hành khám nghiệm hiện trường, giám định pháp y. Kết quả giải
phẫu tử thi thấy: trong khí phế quản và dạ dày chứa nhiều bùn, rau, thức ăn và cơm chưa tiêu
hóa hết. Nếu nạn nhân ăn cơm lúc 5h theo lời anh La (chồng chị Tiên) khai thì có khả năng
nạn nhân chết lúc 8h tối. Kết luận của giám định dấu vết trên tử thi có mâu thuẫn với lời khai
của anh La. Qua đấu tranh kết hợp với biện pháp nghiệp vụ khác tên La khai chính hắn là
người giết vợ vào lúc 7h tối.
Bên cạnh đó thì kết quả GĐTP còn giúp các điều tra viên xác định được địa điểm xảy ra
vụ phạm tội, diễn biến vụ phạm tội. Ví dụ như phát hiện một xác nạn nhân tư thế nằm sấp
nhưng lại có vết hoen cố định ở lưng và gáy của nạn nhân. Như vậy, nạn nhân đã bị thay đổi
tư thế vì nêu chết ở tư thế nằm sấp thì vết hoen sẽ tập trung ở mặt và bụng, nơi phát hiện xác
nạn nhân không phải là nơi xảy ra vụ phạm tội. Xác định chính xác địa điểm có ý nghĩa
trong việc thu thập dấu vết. Vì địa điểm xảy ra vụ án là nơi mà thủ phạm đã tiến hành hành
vi phạm tội của mình, nơi mà thủ phạm để lại những dấu vết khó xóa. Xác định chính xác
địa điểm sẽ sớm sẽ giúp CQĐT thu được những chứng cứ, tài liệu, tìm ra được sự thật
những tình tiết của vụ án.
● Đối với việc xác định mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra: Thiệt hại do
hành vi phạm tội gây ra có thể là thiệt hại về sức khỏe, thiệt hại về vật chất, thiệt hại tinh
thần... Việc xác định thiệt do tội phạm gây ra thông qua việc xác định đánh giá đặc điểm của
đối tượng tác động của tội phạm và sự biến đổi tình trạng bình thường đối tượng tác động
của tội phạm. Giám định pháp y nhằm xác định tỷ lệ thương tật, tổn hại sức khỏe người bị
hại khi bị hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại sẽ giúp CQĐT xác định được những thiệt
hại về thể chất. GĐTP nhằm xác định thiệt hại về vật chất, về thể chất do hành vi nguy hiểm
cho xã hội gây ra là căn cứ để cơ quan THTT ra quyết định tố tụng như tạm giữ, tạm giam,
5



định tội, lượng hình phạt hoặc quyết định mức bồi thường thiệt hại. Trong quá trình giám
định thì GĐV phải làm rõ được mối liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả, giữa chấn thương
và bệnh lý để cơ quan điều tra có hướng điều tra cụ thể.
4. Kết quả giám định tư pháp đối với việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự của

người thực hiện tội phạm, năng lực nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn của
người bị hại, người làm chứng.
NLTNHS là điều kiện cần thiết để xác định người đó có lỗi khi thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội có phải chịu TNHS hay không. Trong những vụ án mà việc xác định tuổi
của bị can có ý nghĩa quyết định đến việc truy cứu TNHS và không có tài liệu khẳng định
tuổi hay có sự nghi ngờ về tính xác thực của tài liệu đó thì CQĐT phải TCGĐ để xác định
tuổi thực của người đó. Việc xác định độ tuổi chủ yếu dựa vào kết quả giám định răng và
xương. Như dựa vào chiều cao cơ thể, cân nặng, sự cốt hóa xương, sự xuất hiện và rụng răng
sữa, mọc răng khôn, độ mòn của răng- đối với trẻ nhỏ, thiếu niên hay dựa vào sự cốt hóa các
sụn tiếp, mức độ liền của các đầu xương vào thân xương, của các khớp xương sọ, các đốt
xương ức- đối với người trưởng thành. Việc xác định tuổi của người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội không chỉ giúp CQĐT có cở xác định NLTNHS của người đó mà còn xác
định giải quyết vụ việc theo trình tự thủ tục nào: thủ tục tố tụng hình sự bình thường hay thủ
tục đặc biệt đối với người chưa thành niên. Bên cạnh đó thì dựa vào kết quả GĐTP thì ĐTV
sẽ xác định được bị can có bị bệnh hay không? bệnh gì? Mức độ nặng hay nhẹ? Còn hay mất
hay giảm khả năng nhận thức và kiềm chế hành vi? Để có biện pháp điều tra phù hợp. Kịp
thời phát hiện, xử lý những tội phạm lợi dụng quy định này, có những biểu hiện “ngây ngô,
giả điên” để trốn tránh trách nhiệm hình sự. Ví dụ vụ án cướp tiệm vàng của tên Cường suốt
các tỉnh phía Bắc với chiêu thức dùng ống hơi xịt thuốc gây mê. Sau khi bị bắt, Cường được
hội đồng giám định ban đầu kết luận “tâm thần”, phải điều trị bắt buộc tại Bệnh viện tâm
thần Trung ương 1. Khi đang điều trị thì hắn đã trốn khỏi bệnh viện, tiếp tục gây án ở Hưng
Yên, cướp 21 cây vàng. Và lại bị bắt, Công an Hưng Yên trưng cầu giám định lại ở Bệnh
viện Tâm thần Trung ương 2; nhưng người thân của Cường đã chuyển những gói quà gồm
hàng chục triệu đồng và rất nhiều rượu ngoại để mua của hội đồng giám định 2 chữ “ tâm

thần”. Ban giám đốc và khoa Pháp y của bệnh viện đã lập biên bản tịch thu. Kết luận cuối
cùng là: “Không đủ bằng chứng kết luận tên Cường loạn tâm thần”. Cường phải chịu trách
nhiệm hình sự như một người bình thường kèm thêm tội hối lộ.
6


Bên cạnh đó thì Việc giám định để xác định tình trạng tâm thần của người làm chứng
hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực nhận thức và khai báo đúng
đắn các tình tiết của vụ án có ý nghĩa trong việc giúp CQĐT trong việc đánh giá chứng cứ cũng
như xác định tư cách của họ khi tham gia tố tụng. Như vậy KLGĐ là căn cứ để CQĐT xác định
NLTNHS của bị can, cũng như xác định khả năng khai báo đúng đắn của những đối tượng trên.
5. Kết quả giám định tư pháp đối với việc truy bắt đối tượng để lại dấu vết.

Dấu vết là những phản ánh vật chất, tồn tại một cách khách quan bên ngoài ý thức của
con người. Dấu vết là căn cứ để điều tra viên tìm ra nguồn gốc xuất xứ của những dấu vết
đó, xác định đối tượng gây án là cá thể hay nhóm đối tượng. Dấu vết để lại hiện trường rất
đa dạng và phong phú, chúng có thể có nguồn gốc từ thủ phạm, nạn nhân, từ công cụ phương
tiện gây án. Dấu vết rất đa dạng như vân tay, vân chân, vân môi, một số yếu tố protein trong
huyết thanh, hay một số enzyme để xác định một cá thể người. Hay như giám định lông, tóc,
máu, tinh dịch trong các vụ án về xâm phạm tình dục là một trong những phương pháp truy
nguyên thủ phạm. Nhiệm vụ của điều tra viên là phải xác định dấu vết đó là của ai. Căn cứ
vào kết quả GĐTP đối với những dấu vết có tính riêng biệt, đặc trưng như vân tay- địa chỉ
liên hệ cá nhân… thì có thể tìm ra được đối tượng gây án. Bên cạnh đó thì kết quả GĐTP
còn là căn cứ lên tiếng minh oan cho người vô tội ngay cả trong những tình huống tưởng như
không thể. Ví dụ như vụ án hiếp dâm ở đường Hoàng Quốc Việt…. Một người đàn ông đã
đến cơ quan công an đầu thú, kể về hành vi hiếp dâm của mình. Theo lời khai thì lợi dụng
lúc vắng người, anh ta đã đột nhập vào ngôi nhà 3 tầng số... ở đường Hoàng Quốc Việt bằng
cách leo lên tầng 3 rồi tụt xuống tầng 1. Trong nhà lúc đó có một nữ sinh đang học bài. Sau
khi khống chế cô gái này để cướp đi nhiều tài sản quý của gia đình, anh ta còn hiếp cô gái.
Tuy nhiên thì trong quá trình khám nghiệm hiện trường đã thu thập được rất nhiều dấu vân

tay của thủ phạm để lại trên các đồ vật trong ngôi nhà. Người đàn ông đầu thú đã buộc phải
lăn tay để kiểm tra lại độ xác thực của những lời thú nhận. Và kết quả dấu vân tay của người
đàn ông này không trùng với dấu vân tay của thủ phạm. Chuyện đầu thú của người đàn ông
cũng được làm rõ chỉ vì gia đình nghèo, bị bệnh không có tiền chữa bệnh.
Bên cạnh đó thì kết quả giám định tư pháp đối với việc xác định nguyên nhân, điều kiện
làm phát sinh tội phạm để từ đó đề xuất biện pháp phòng ngừa: Từ những kết quả giám định,
CQĐT có thể nắm bắt được nguyên nhân và điều kiện phạm tội, từ đó đề ra biện pháp phòng
chống tội phạm. Những biện pháp phòng chống đó chủ yếu mang tính chiến thuật và kỹ
thuật hình sự. Ví dụ, trong điều tra về tội trộm cắp trong siêu thị và cửa hàng lớn, thủ phạm
thường tiến hành vào lúc đông khách, nhân viên cửa hàng không thể kiểm soát hết hoạt động
7


của khách hàng. ĐTV khuyến cáo cửa hàng lớn nên trang bị những chiếc camera để theo dõi
được mọi hoạt động của khách…..
III. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các hoạt động giám định tư pháp
Cùng với Bộ luật hình sự, bộ luật TTHS, pháp lệnh GĐTP năm 2004 tạo cơ sở lý
luận vững chắc, là kim chỉ nam cho hoạt động GĐTP. Hoạt động này đã và đang dần từng
bước đi vào cuộc sống. Việc triển khai và áp dụng văn bản này đã đạt được kết quả quan
trọng như công tác bổ nhiệm có đủ điều kiện năng lực GĐV đã được chú trọng phù hợp với
yêu cầu thực tế; những quy định về trình tự thủ tục trưng cầu và thực hiện GĐTP trong pháp
lệnh GĐTP góp phần làm cho hoạt động GĐTP được chính xác, khách quan, hướng đến sự
thống nhất. Tuy nhiên, việc thực hiện giám định và sử dụng kết quả giám định sao cho có
hiệu quả trên thực tế còn nhiều hạn chế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như một
số quy định của pháp luật chưa sát với thực tế; đội ngũ GĐV vừa thiếu về số lượng lại yếu
về trình độ chuyên môn; trang thiết bị phục vụ cho việc giám định còn lạc hậu, thô sơ không
phù hợp với hoạt động giám định, không ít tỉnh thành phố đang trong tình trạng 3 không,

đó là: “không trụ sở, không kinh phí và không biên chế”; chưa có sự kết hợp thực hiện
nhiệm vụ giữa cơ quan TCGĐ và tổ chức, cá nhân thực hiện giám định...Do đó, một yêu cầu

bức thiết đặt ra là tìm giải pháp để thay đổi tình trạng trên theo hướng tốt đẹp hơn. Nhóm xin
đưa ra một số giải pháp sau:
● Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giám định tư pháp: quy định thêm
quyền TCGĐ của bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để đảm
bảo quyền lợi cho những đối tượng này; Đối với giám định lại quy định tại khoản 1 điều 33
pháp lệnh GĐTP 2004 thì nên chăng do người khác thực hiện để đảm bảo tính khách quan,
chính xác ; Đối với quy định về trường hợp bắt buộc TCGĐ thì nên bổ sung những trường
hợp đối với các loại tội phạm mới để từng bước hoàn thiện pháp luật về GĐTP, nâng cao
hiệu quả của GĐTP đối với ĐTHS. Đồng thời sớm ban hành quy chuẩn chuyên môn để hoạt
động giám định được thống nhất, đảm bảo kết quả giám định về cùng một vấn đề không có
mâu thuẫn giữa các đơn vị giám định khác nhau….
● Hoàn thiện cơ chế thực hiện giám định tư pháp: Trước hết là xã hội hóa hoạt động
giám định tư pháp theo hướng nâng cao hệ thống trang thiết bị hiện đại và đội ngũ GĐV
chuyên nghiệp, phải có một tổ chức để quản lý và chia sẻ kinh nghiệm. Tăng cường bảo

đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện cho các tổ chức giám định ở trung
ương, phân bổ đồng đều về các địa phương.
8


● Lực lượng, trình độ giám định viên: Củng cố, kiện toàn về mặt tổ chức, trình độ
nghiệp vụ của GĐV, mở các trường đào tạo nghề giám định, thu hút sinh viên đến học tập và
nghiên cứu, tạo nền móng vững chắc cho công tác giám định. Tăng cường hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực GĐTP như đưa một số cán bộ của ta sang học tập ở nước ngoài, thuê chuyên
gia nước ngoài đến tập trung đào tạo cho đội ngũ làm giám định của nước ta

C. KẾT LUẬN
GĐTP là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi người làm công tác giám định phải có
trình độ chuyên môn cao và có lập trường vững chắc, khả năng tư duy cao để nhận xét,
đánh giá về một vấn đề liên quan đến vụ án theo yêu cầu của cơ quan THTT. Có thể

khẳng định rằng GĐTP là “cánh tay đắc lực” giúp CQĐT nhanh chóng tìm ra sự thật của
vụ án, đưa kẻ phạm tội ra trước vành móng ngựa, bảo vệ quyền lợi của bị hại nói riêng và
lợi ích của toàn xã hội, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, Nxb.CAND,
Hà Nội, 2008;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2008;
3. Bộ luật tố tụng hình sự 2003;
4. Từ điển Tiếng Việt- Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2000.
5. Pháp lệnh Giám định tư pháp do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành ngày
10/11/2004.
6. Cao Xuân Quyết, Giám định pháp y và điều tra hình sự, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2009.
7. Http://laws.dongnai.gov.vn/2001_to_2010/2004/200409/200409290005.
8. Http://dantri.com.vn/c170/s170-550366.
9. Http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=200773
TỪ VIẾT TẮT
CQĐT
GĐTP
GĐV
ĐTV
TCGĐ
TTHS


Cơ quan điều tra
Giám định tư pháp
Giám định viên
Điều tra viên
Tổ chức giám định
Tố tụng hình sự

10



×