Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Học kỳ đàm phán và ký kết điều ước quốc tế phân tích đàm phán là một khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.5 KB, 4 trang )

Đặt vấn đê
Đàm phán là một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Và đàm phán
trong quan hệ quốc tế nhằm để giải quyết các xung đột, mâu thuẫn giữa các
cộng đồng, quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Nó mang những bản chất
nhất định, một trong những bản chất đó là: Đàm phán là một khoa học.

Nội dung
1. Khái niệm đàm phán ký kết điêu ước quốc tế
Đàm phán là hành vi giao tiếp tự nguyện, có chủ ý, diễn ra trong một
bối cảnh không gian và thời gian nhất định, được quy định bởi những quy tắc
pháp lý chặt chẽ trong đó mỗi bên đàm phán thông qua ngôn ngữ và các thủ
thuật giao tiếp tìm cách làm cho quan điểm của mình thắng thế nhằm đạt được
một thỏa thuận1
Đàm phán ký kết điêu ước quốc tế khác với đàm phán thông
thường ở chỗ nó là sự trao đổi, thảo luận chính thức của các đại diện cho các
chủ thể Luật quốc tế (quốc gia, tổ chức quốc tế, dân tộc đang đấu trang
giành quyền tự quyết…) về các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương
cũng như đa phương với mục đích thỏa thuận nhất trí đi đến ký kết điều ước
quốc tế nhằm thiết lập các quan hệ hợp tác giữa các bên hoặc để giải quyết
các tranh chấp quốc tế…
2. Bản chất: Đàm phán là khoa học
Đàm phán ký kết điều ước quốc tế có ba bản chất: Đàm phán là khoa
học; Đàm phán là nghệ thuật và Đàm phán là quá trình thỏa hiệp về lợi ích.
Đàm phán là một khoa học (khoa học = sự quan sát, nhận biết, miêu
tả, điều tra thực nghiệm và lý giải lý thuyết về các hiện tượng), khoa học về
phân tích giải quyết vấn đề một cách hệ thống, theo phương châm tìm giải
pháp tối ưu cho các bên liên quan.

1

Học viện quan hệ quốc tế (2000), Giáo trình một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao (tập II), Nxb


Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.10.


 Tính phân tích nhằm giải quyết vấn đề trong đàm phán được thể hiện
trong suốt quá trình đàm phán từ chuẩn bị cho đến kết thúc đàm phán
Ví dụ: Hiệp định phân định thêm lục địa giữa Việt Nam và Inđônêxia:
trong suốt nhiều năm, từ việc chuẩn bị cho đàm phán đến quá trình đàm
phán, hai nước đều nghiên cứu và phân tích vị trí địa lý về thềm lục địa của
nước mình từ đó đưa ra những tuyên bố về giới hạn thềm lục địa riêng. Song
Việt Nam và Inđônêxia là hai nước có mốt quan hệ hữu nghị truyền thống
vậy nên, hai nước luôn quan tâm giải quyết mọi vấn đề song phương, trong
đó có vấn đề phân định ranh giới trên biển một cách hoà bình, hữu nghị, phù
hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế. Trải qua nhiều vòng đàm phán, xuất
phát điểm của hai bên rất khác nhau: Inđônêxia dựa vào quy chế "quốc gia
quần đảo" để đưa ra đường trung tuyến 20 - A - B. Phía Việt Nam đề nghị
chia dung hoà K - E - F trên cơ sở định nghĩa thêm lục địa là sự kéo dài tự
nhiên của lục địa và nguyên tắc "đất thống trị biển". Song dựa trên cơ sở
Công ước Luật biển năm 1982 và điều kiện địa lý tự nhiên của khu vực phân
định cũng như việc phân tích tình hình, Ngày 26/6/2003, Hiệp định giữa
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Inđônêxia về
phân định thềm lục địa giữa hai nước đã được ký chính thức.
 Tính hệ thống đòi hỏi sự nhất quán của các yếu tố trong toàn bộ quá
trình đàm phán. Các yếu tố đó là: mục đích, mục tiêu, nội dung,
phương pháp và đánh giá kết quả đàm phán.
Mối quan hệ giữa các yếu tố có thể là mối quan hệ tuyến tính hoặc
mối quan hệ chi phối lẫn nhau.
+ Quan hệ tuyến tính:
Mục
đích


=> Mục tiêu => Nội dung => Phương pháp => Kết quả


Trong mối quan hệ này mục đích chi phối mục tiêu đàm phán, mục
tiêu chi phối nội dung, nội dung chi phối phương pháp và phương pháp chi
phối quá trình đánh giá kết quả đàm phán.
Trong lịch sử, mô hình đàm phán tuyến tính xuất hiện từ rất lâu và nó
còn phổ biến đến sau Đại chiến thế giới thứ hai, vì mô hình này đảm bảo
tính nhất quán cao giữa các yếu tố. Đối với mô hình này, sự thành công của
đàm phán thể hiện ở mức độ trùng khớp giữa mục đích đặt ra và kết quả đàm
phán. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình đàm phán tuyến tính là tính áp đặt
của các yếu tố đứng trước đối với các yếu tố đứng sau. Nhược điểm này hạn
chế nhà đàm phán phát huy tính năng động sáng tạo.
+ Quan hệ chi phối lẫn nhau: Mô hình vòng tròn

Nghiên cứu
tình hình
Mục tiêu

Kết quả

Nội dung

Phương pháp
Trong mô hình này các yếu tố đàm phán chi phối lẫn nhau, điều chỉnh
lẫn nhau trong quá trình đàm phán. Mô hình này gạt bỏ tính cứng nhắc của
mô hình tuyến tính nơi nhà đàm phán ít nhiều phải “tuân theo thánh chỉ” và
làm việc chủ yếu như một xướng ngôn viên. Mô hình vòng tròn còn tạo cơ
hội cho nhà đàm phán trở thành một đạo diễn thực sự để phát huy hết khả
năng của mình và tìm ra giải pháp đi đến thỏa thuận. Nó cũng tạo ra những

lợi thế như cứu vãn bế tắc đàm phán theo phương châm “được ít nhiều cũng


gọi là được, còn hơn không”. Song mô hình này cũng có hạn chế của nó: Đó
là sự thiếu chắc chắn của những quyết định tùy hứng do sự can thiệp của
“cái tôi” của nhà đàm phán.
Tuy trong thực tế tồn tại hai mô hình đàm phán nhưng chưa nhà nghiên
cứu nào khẳng định mô hình nào ưu việt hơn. Mô hình tuyến tính phù hợp với
tư duy của những người xuất thân từ một nền văn hóa trọng tôn ti, tầng bậc
như kiểu văn hóa phương Đông. Còn mô hình vòng tròn thích hợp với
phương pháp tư duy trong một nền văn hóa phương Tây, trọng bình đẳng và
cho phép con người tự do quyết định.
Với tư cách là một khoa học, đàm phán liên quan đến nhiều ngành
khoa học khác như luật, kế toán tài chính, phân tích xác suất, thống kê… nhằm
giúp nhà đàm phán dự báo các kết quả đàm phán và các tình huống có khả
năng xảy ra trong quá trình thỏa thuận, thương lượng từ đó có lựa chọn các
phương pháp và bước đi thích hợp.

Kết thúc vấn dê
Việt Nam đang hội nhập quốc tế. Điều đó đòi hỏi mỗi người làm việc
có tiếp xúc với nhân tố nước ngoài nói chung và liên quan đến công tác đàm
phán điều ước quốc tế nói riêng cần thông thạo những kiến thức về đàm
phán ký kết. Trước mắt, cần có “đủ” trình độ để làm việc, tức là có thể nghe
và hiểu đúng những gì khách nói và có thể nói để khách hiểu đúng những gì
ta muốn nói.



×