Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích ba hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm theo quy định của pháp luật việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.39 KB, 4 trang )

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế các loại hình quảng cáo ngày càng phong
phú, đa dạng và khó kiểm soát. Để đảm bảo trật tự trong hoạt động quảng cáo thương mại,
đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, pháp luật có quy định một
số hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo thương mại.
NỘI DUNG
1. Khái niệm hoạt động quảng cáo thương mại
Theo khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo 2012 quy định: “Quảng cáo là việc sử dụng các
phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh
lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”
 Luật thương mại 2005 cũng quy định tại Điều 102: “Quảng cáo thương mại là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình”
Từ đó có thể đưa ra khái niệm về hoạt động quảng cáo bị cấm: Quảng cáo thương mại bị cấm
là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân không được pháp luật cho phép do xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội, của các cá nhân, tổ chức khác
thông qua các hình thức thông tin công cộng để trực tiếp hoặc gián tiếp giới thiệu với khách
hàng về hoạt động kinh doanh hành hóa của mình.
1. Ba hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
Những hoạt động quảng cáo bị cấm được Luật thương mại 2005 quy định cụ thể tại Điều 109
Luật thương mại 2005.
- Thứ nhất, quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với
truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy
định của pháp luật.(Khoản 2 Điều 109 LTM 2005)
Quảng cáo có sức lan truyền rất lớn, thậm chí có khả năng định hướng suy nghĩ và hành vi
cho người xem. Do đó nếu sản phẩm, phương tiện quảng cáo có chứa nội dung trái với truyền
thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Các
hành vi dùng hình ảnh người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, quảng cáo làm ảnh
hưởng tới sự trang nghiêm tại nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, quảng cáo có tính chất
bạo lực, kinh dị, dùng từ ngữ không lành mạnh…đều bị coi là vi phạm quy định của pháp


luật.
Tuy được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp luật nhưng chưa có một văn bản pháp
luật nào đưa ra định nghĩa về cụm từ “truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong
mỹ tục”, để từ đó đưa ra tiếu chí xác định thế nào là hành vi trái với truyền thống lịch sử, văn
hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục.


Ví dụ: Vụ việc clip quảng cáo dầu gội Rejoice do Hoa hậu Mai Phương Thúy đóng vai chính
gây bức xúc trong dư luận. Trong clip quảng cáo, cô đóng vai một cô gái được bạn trai dẫn
về ra mắt mẹ, thấy tóc cô gái mượt quá, bà mẹ hỏi: “Cháu duỗi tóc ở tiệm à?”, cô gái nhún
vai trả lời: “À không, chỉ là Rejoice”. Xem clip này, nhiều khán giả phản ứng ngay và đặt tên
là “clip quảng cáo hoa hậu vô lễ với mẹ chồng”.
Khá nhiều quảng cáo phát sóng trên truyền hình gần đây đã khiến khán giả phải lên tiếng
phản đối, ví dụ như quảng cáo hộp sữa của Cô gái Hà Lan được bà mẹ chuyển đến cho con
trai nhưng qua chân bao người đá lên đá xuống đã phải dừng phát sóng. Người làm kịch bản
quảng cáo này đã không để ý đến một điều trong văn hoá Việt, miếng ăn đồ uống là thứ được
xem trọng, sao có thể mang ra đá như vậy được.
Văn hoá trong quảng cáo phải là một yếu tố hàng đầu mỗi khi nhà sản xuất bỏ ra số tiền
khổng lồ lên tới cả trăm ngàn đô la để đầu tư cho mấy chục giây quảng cáo.
- Thứ hai, Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng
hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt
Nam tại thời điểm quảng cáo. (Khoản 4 Điều 109 LTM 2005)
Theo nghiên cứu của y học hút thuốc lá có thể gây tác hại tiêu cực cho sức khỏe, rượu là chất
gây nghiện, dễ gây hậu quả bất lợi với sức khỏe của con người…do đó việc sản xuất, kinh
doanh những sản phẩm này là lĩnh vực đặc thù và Nhà nước không khuyến khích sản xuất,
kinh doanh.
Thuốc là và rượu là các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa bị hạn chế kinh doanh tại Phụ
lục II – NĐ 59/2006/NĐ-CP.
Khoản 11 Điều 39 NĐ 119/2007/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh thuốc lá cũng quy định bị
cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá dưới mọi hình thức. Dự thảo phòng chống thuốc lá đã

quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tiếp thị thuốc lá dưới mọi hình thức, cấm sử dụng
tên, nhãn hiệu, biểu tượng với các sản phẩm khác, dịch vụ khác, cấm sản xuất bao thuốc nhỏ
dưới 20 điếu.
Luật thương mại 2005 quy định “độ” rượu bị cấm quảng cáo.
Khoản 9 Điều 29 NĐ 49/2008/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh rượu cũng có quy định
quảng cấm quảng cáo rượu trái pháp luật.
Xuất phát từ nhiệm vụ quản lí và tình hình thực tiễn mà nhà nước chưa thể cho phép lưu
thông và cung ứng các hàng hóa dịch vụ ra thị trường tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên,
tình trạng vi phạm quy định này, đặc biệt là quảng cáo thuốc lá đang ngày càng gia tăng.
Năm 2009 tỉ lệ điểm bán vi phạm đồng thời quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá
là 29,4%. Tỉ lệ này đến năm 2011 tăng lên 35,8%; tỉ lệ điểm bán kinh doanh thuốc lá gói nhỏ
hơn 20 điếu năm 2009 là 20%, đến năm 2011 đã tăng lên 33%; tỉ lệ điểm bán có tặng phẩm


cho người mua tăng từ 3,2% năm 2009 lên 5,6% năm 2011. Tỉ lệ vi phạm trưng bày quá số
lượng thuốc chiếm hơn 90% tại các điểm bán. 1
- Thứ ba, Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá,
công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ,
thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ. (Khoản 7 Điều 109 LTM 2005)
Nội dung này được quy định trọng Luật thương mại 2005 và Luật cạnh tranh 2004. Khoản 3
Điều 45 Luật cạnh tranh quy định: “3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách
hàng về một trong các nội dung sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời
hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác”
Quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn cũng là quảng cáo sai về hàng hóa dịch vụ. Việc đưa
thông tin không đúng, sai sự thật về hàng hóa, dịch vụ dưới bất lì hình thức nào đều đã vi
phạm nguyên tắc trung thực – nguyên tắc cơ bản của hoạt động thương mại hoặc giao dịch
dân sự nói chung.

Khách hành mua hàng dựa trên những thông tin sai lệch là những người phải chịu thiệt hại
đầu tiên. Các đối thủ cạnh tranh cũng bị mất đi một lượng khách hàng đáng kể. Các thông tin
sai lệch đó còn làm cho thị trường trở nên hỗn loạn, không minh bạch, tác động tiêu cực đến
nền kinh tế. Các nội dung quảng cáo có thể không đúng sự thật đã được điều luật liệt kê: số
lượng, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng… những hành vi này được Luật cạnh tranh
quy định là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Ví dụ quảng cáo mì Tiến Vua của Masan cũng quảng cáo là không sử dụng dầu chiên đi,
chiên lại nhiều lần nhưng trong kết quả phân tích mà một khách hàng mang đi kiểm nghiệm
sản phẩm mì ăn liền Tiến Vua hương vị tôm chua cay tại Công ty cổ phần dịch vụ khoa học
công nghệ, lại cho ra kết quả 0,097% Transfat.
Mì Tiến vua được quảng cáo là không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần nhưng thực
chất vẫn sử dụng dầu chiên lại.
KẾT THÚC

1 />

Từ đó ta có thể thấy các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm đã được quy định khá cụ thể
trong các văn bản pháp luật. tuy nhiên việc vi phạm các quy định trên còn khá phổ biến, vì
vậy các cơ quan chức năng cần phải thực hiện việc quản lí chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi
cho người tiêu dùng cũng như bảo vệ quyền lợi của nhà nước, xã hội, thương nhân.



×