Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.6 KB, 17 trang )

Lời mở đầu
Trong thời buổi hiện đại, chúng ta thường xuyên bắt gặp cụm từ như“dư
luận” “dư luận xã hội” trên những trang báo, phương tiện thông đại chúng,.... Vấn
đề dư luận xã hội luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và vấn đề này
đã được đề cập tới trong xã hội học. Dư luận xã hội luôn tồn tại trong xã hội từ
thời kì chưa có nhà nước chưa có giai cấp dư luận xã hội ảnh hưởng tới nhiều vấn
đề trong xã hội và đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật. Nhận thấy tầm quan trọng của
vấn đề nên em xin được chọn đề tài “ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự dư
luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên
cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật”.

Nội dung
I.

Dư luận xã hội.

1.Khái niệm dư luận xã hội.
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độc có tính chất phán xét, đánh giá
của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời
sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và
được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
2. Nội dung của dư luận xã hội.
Dư luận xã hội có 4 nội dung chính:
-

Dư luận xã hội phản ánh đời sống chính trị của xã hội ở thời kì nhất định.
Dư luận xã hội phản ánh đời sống kinh tế của xã hội.
Dư luận xã hội phản ánh tình trạng thực tế của các lĩnh vực thuộc đời sống tinh
thần như pháp luật đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa – nghệ thuật của đất

-



nước, trình độ nhận thức, hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội.
Dư luận xã hội phản ánh những nhu cầu ngày càng tăng của con người trong đời
sống xã hội.

II.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội.

1

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc và nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau cả
chủ quan và khách quan về kinh tế, chính trị, xã hội trình độ nhận thức, tâm lý xã
hội,.... dưới đây là những yếu tố chính tác động tới sự hình thành dư luận xã hội:
1.

Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang
diễn ra trong xã hội.
Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều sự kiện,
sự việc, hiện tượng xã hội hay quá trình khác nhau. Dư luận xã hội là hiện tượng
tinh thần phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh đó trước hết phụ thuộc vào quy mô,
cường độ và tính chất của sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó phản ánh;
Đồng thời phụ thuộc vào ý nghĩa của các sự việc, sự kiện đó đối với các nhu cầu,
lợi ích về vật chất hay tinh thần của cộng đồng người mang dư luận. Khuynh
hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng là sự bày tỏ tán
thành, ủng hộ với những sự việc, sự kiện phù hợp với nhu cầu, lợi ích của mình và
lên tiếng phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đi ngược lại, xâm hại tới

lợi ích của họ.
Trong thực tế xã hội, có những sự việc sự kiện xảy ra ban đầu chỉ chịu ảnh
hưởng tới lợi ích của nhóm xã hội nhất định, nhưng sự phát triển tiếp theo đã cho
thấy sự liên quan của chúng tới lợi ích của các nhóm xã hội khác. Trong bối cảnh
đó, những sự kiện, hiện tượng có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến đại đa số
người dân như dịch bệnh , thiên tai, đồng tiền mất giá,.... sẽ tạo ra luồng dư luận
xã hội nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu
nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì phải xuất phát từ chính bản thân các sự
việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội với quy mô, cường độ và tính chất
chung.
Ví dụ: Trong cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn
ra hôm 5-3-2013 tại Hà Nội, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Y tế,
cho biết dịch cúm gia cầm đã quay trở lại tại một số địa phương. Số gia cầm mắc
bệnh và tiêu hủy tính đến nay đã hơn 14.000 con. Đã có năm tỉnh, thành tái phát
dịch cúm gia cầm, gồm: Điện Biên, Kiên Giang, Khánh Hòa, Hậu Giang và Tây
Ninh. Mặc dù các địa phương đã có nhiều nỗ lực nhưng nguy cơ dịch tiếp tục phát
2

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


sinh là rất cao do các nguyên nhân như: thời tiết biến đổi làm giảm sức đề kháng
của gia cầm; việc tái đàn chăn nuôi gia tăng sau tết ở các địa bàn có ổ dịch cũ; việc
vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ lễ hội tăng cao. Dịch bệnh đã quay trở lại 1
số tỉnh gây hậu quả không nhỏ đến kinh tế của địa phương và sức khỏe người dân.
Trước tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp và nguy hiểm nếu không kiểm soát
tốt thì có thể lây lan ra cả nước. Do tính nghiêm trọng cấp bách của vấn đề đã tạo
nên một luồng luận xã hội nhanh chóng để có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch
bệnh.
2. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã

hội của con người.
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào tư tưởng, trình độ học vấn, kiến
thức, hiểu biết, kinh tế thực tế xã hội của cá nhân, các nhóm xã hội trong xã hội.
Nói cách khác là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự việc
sự kiện, hiện tượng cần thiết. Nếu thông tin không đầy đủ thì dẫn đến khả năng
tranh luận lâu dài, không hình thành dư luận xã hội. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn
của con người cũng ảnh hưởng quan trọng tới khuynh hướng, chiều sâu, tính chất
phản ánh đúng hay sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét, đánh giá với sự
việc, sự kiện. Chẳng hạn, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn cao, cá nhân
có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, phân tích một cách khoa học về nội dung,
bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân của các sự việc, sự kiện,.... Từ đó đưa ra các
phán xét, đánh giá phù hợp với sự việc, góp phần hình thành những dư luận xã hội
tích cực, có lợi cho cộng đồng, cho dân tộc hay quốc gia. Ngược lại, ở những
nhóm xã hội có trình độ thấp, người ta dễ dàng tin tưởng vào những điều nhảm
nhí, những tin tức thất thiệt, vô tình tham gia làm lan truyền tin đồn nhảm gây hậu
quả xấu cho cá nhân và nhóm xã hội.
Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nhiệm thực tế xã hội
của các cá nhân, các nhóm xã hội là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp
nhận các sự việc, sự kiện, hiện tượng cần thiết.
Ví dụ: Cách đây vài năm người dân ở nhiều địa phương của nước ta đã đứng trước
tình trạng điêu đứng vì vì phá lúa trồng ớt, hoa hòe bán cho thương lái Trung
3

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


Quốc. Vì lợi nhuận trước mắt mà rất nhiều người tự nguyện phá đi những thửa
ruộng của mình để trồng trồng ớt trộng hoa hòe bán cho Trung Quốc với giá cả
cao. Nhu nhập trồng hoa hòe, trồng ớt bán cho Trung Quốc cao hơn gấp vài lần
sao với trồng lúa nên rất nhiều người đổ xô đi trồng bán sang Trung Quốc. Nhiều

người sản xuất như vậy mà chỉ có một đầu cầu duy nhất là các thương lái Trung
Quốc nếu họ không mua hàng nữa hoặc ép giá thì người nông dân vẫn phải chịu.
Những người nông dân trình độ hiểu biết còn thấp nên không nhìn ra được hậu quả
sâu xa mà chỉ nhìn thấp lợi nhuận trước mắt. Tạo ra dư luận xã hội không tốt.

3.

Thông tin đại chúng.
Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo, tạp

chí, phát thanh truyền hình, ấn phẩm in, mạng máy tính,.... có tác động, ảnh
hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội. Điều đó thể hiện trên ba
phương diện sau đây:
-

Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời và đầy
đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội : việc đáp ứng đầy đủ
thông tin của công chúng được coi là một trong những tiền đề cơ bản cho sự phát
triển của hệ thống truyền thông đại chúng. Trên phương diện này, hệ thống truyền
thông đại chúng ở đất nước ta đã có những bước tiến triển nổi bật trong những
năm đổi mới. Các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa
dạng, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế,
văn hóa xã hội của đất nước và trên thế giới. Sự phản ánh nội dung thông tin chân
thực và khách quan hơn.
- Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai: ngày này
trình độ dân trí của người dân được nâng cao. Các tầng lớp nhân dân cũng ngày
càng tham gia rộng rãi hơn và đời sống chính trị xã hội của đất nước. Trong bối
cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin
về các ý kiến nhận xét, đánh giá, thái độ của công chúng đối với sự kiện, hiện
tượng diễn ra trong đời sống xã hội. Bằng cách này, công chúng sẽ có được cơ hội

tham gia ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn và quá trình chuẩn bị, thực
4

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


hiện, giám sát và đánh giá các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước cũng
như các hoạt động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền.
- Các phương tiện tông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển của
dư luận xã hội: hệ thống truyền thông đại chúng phải dành phần thích đáng cho
việc đăng tải các thông tin đã được kiểm chứng chính thức và mang tính định
hướng xây dựng. Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và
liên quan tới lợi ích đất nước của dân tộc, đụng chạm tới các giá trị, chuẩn mực xã
hội cơ bản, khi đó định hướng thông tin phải phản ánh được quan điểm của đảng
và nhà nước, ý kiến chính thức của các cơ quan chức năng và phản ánh được sự
phán xét, đánh giá chung của xã hội.
Ví dụ: Tình hình người Việt Nam lấy chồng nước ngoài được đề cập cụ thể trên
nhiều phương diện cung cấp cho mọi người nguồn thông tin hữu ích như: liệu lấy
chồng nước ngoài liệu có phải thực sự là đúng đắn không, trong số những cô dâu
nước ngoài thì có bao nhiêu người tìm được hạnh phúc,…. Qua những phương tiện
thông tin đại chúng báo đài, truyền hình,… mà nhiều thông tin được truyền đạt tới
phụ nữ Việt Nam giúp họ có sự lựa chọn đúng đắn khi lấy chồng xa xứ. Tạo ra
luồng dư luận đúng đắn về vấn đề này.
4. Những nhân tố thuộc về nhân tố xã hội.
Trạng thái tâm lí xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố như thói quen, nếp
sống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của nhóm xã hội, cộng đồng người được hình
thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hằng
ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục. Ảnh hưởng của những
nhân tố này có nhiều mặt đôi khi khó nhận biết. Tùy từng thời điểm nhất định, tâm
trạng con người có thể thể hiện ở các trạng thái khác nhau, thậm chí đối lập nhau

như hưng phấn hay ức chế; tích cực hay tiêu cực; lạc quan hoặc bi quan; yêu đời
hoặc chán nản; hi vọng hoặc thất vọng;….khi con người đang ở trong trạng thái
phấn chấn, hồ hởi thì nội dung phán xét đánh giá sự kiện, hiện tượng xã hội có
những khía cạnh khác với đang trong tâm trạng bi quan, chán nản. Trường hợp
phấn chấn lạc quan thì thấy nhiều thuận lợi hơn ít khó khăn và trong trường hợp bi
quan chán nản thì thấy nhiều khó khăn ít thuận lợi. Những nếp nghĩ bảo thủ, di sản
5

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


của quá khứ cũng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội nếu không có
sự định hướng đúng đắn.
Ví dụ: Trước đây người phụ nữ không được coi trọng, dư luận xã hội lúc bấy giờ
công khai công nhận “ trọng nam kinh nữ”. Nhưng bây giờ tâm lý xã hội đã đổi
mới vì thế mà dư luận xã hội cũng thay đổi theo người ta công nhận tài năng và vai
trò to lớn của người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội. Như vậy tâm lý xã hội
đã có ảnh hưởng trực tiếp đến dư luận xã hội.
5. Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội.
Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của
người dân vào các sinh hoạt chính trị - xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan
trọng tới sự hình thành dư luận xã hội. Trong điều kiện xã hội có dân chủ rộng rãi,
có thông tin đa dạng, phong phú thì người dân sẵn sàng thẳng thắn, cởi mở, bộc lộ
các ý kiến, quan điểm của mình tham gia, bàn bạc các vấn đề chung do vậy dư
luận xã hội có điều kiện thuận lợi để hình thành. Ngược lại, trong điều kiện xã hội
thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã
hội sẽ hình thành khó khăn, chậm chạp. Dưới các chế độ độc tài phát xít, mọi
quyền dân chủ bị thủ tiêu, dư luận xã hội càng khó hình thành và phát huy tác
dụng, khi đó nó thường được biểu hiện dưới các hình thức biểu tượng, hò vè, tiếu
lâm, châm biếm.

Ví dụ: Trong thời kì Mỹ - Diệm ở miền nam người dân Việt Nam không có dân
chủ, mọi người không được bày tỏ ý kiến, dư luận xã hội đa phần tồn tại dưới các
hình thức như hò, vè, thơ, truyện,…. Nhưng trong thời kì xã hội chủ nghĩa như
hiện nay người dân có quyền dân chủ rộng rãi, được bày tỏ ý kiến của mình như có
quyền đi bỏ phiếu bầu ra đại biểu Quốc hội, tham gia thảo luận, bàn bạc, đóng góp
ý kiến vào các vấn đề của đất nước,…
6. Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện
hành trong xã hội.
Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành
trong xã hội trong chừng mực nhất định tác động tới sự hình thành dư luận xã hội.

6

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


Về cơ bản các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện
hành tạo ra những khuôn mẫu tư duy, khuân mẫu hành động làm sơ sở cho việc
phán xét, đánh giá của dư luận xã hội về các hiện tượng, sự kiện, quá trình đang
diễn ra trong xã hội. Ngay trong cùng xã hội, các nhóm xã hội có thể đưa ra các
phán xét, đánh giá khác nhau về cùng một vấn đề. Điều này thể hiện rõ nét qua sự
nhìn nhận khác nhau giữa các thế hệ đối với những biểu hiện của lối sống hiện đại
như cách ăn mặc, các sản phẩm ca nhạc và phim ảnh; cách sinh hoạt vui chơi giải
trí,…
Ví dụ: Vấn đề sống thử là một vấn đề đang nóng trong xã hội được dư luận xã hội
rất quan tâm. Việc sống thử trước hôn nhân nó đi ngược lại với thuần phong mĩ
tục, phong tục tập quán của nước ta, quan niệm về trinh tiết của người con gái.
Không những vậy nó còn để lại nhiều hậu quả như hậu sống thử. Các phong tục
tập quán, chuẩn mực xã hội có tác động lớn đến sự hình thành dư luận xã hội song
song trong cùng xã hội không phải ai cũng dựa vào những chuẩn mực ấy để đánh

giá vì thế mà dẫn tới sự nhìn nhận khác nhau giữa các thế hệ.
III.

Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp
luật.
Dư luận xã hội tồn tại lâu đời cùng xã hội loài người, được xem là có trước cả

pháp luật, tác dụng là phương tiện giáo dục, định hướng và điều chỉnh hành vi.
Khi người ta nói đến dư luận xã hội, thường người ta chỉ nghĩ đến những đánh giá
của cộng đồng đối với những sự kiện xã hội nhất định. Những đánh giá này dù có
chủ định hay không có chủ định nhắm tới một ai, song ai cũng xem đó là một
đánh giá mình nên xem xét đến mỗi khi hành động. Vì vậy nhận thấy dư luận xã
hội có vai trò to lớn đối với pháp luật.
3.1.Đối với tâm lý pháp luật.
Tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát dưới dạng tình cảm, cảm xúc,
tâm trạng của các cá nhân và các nhóm xã hội đối với pháp luật, cũng như những
hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội. Tâm lý pháp luật chỉ biểu hiện
cấp độ nhận thức thông thường dựa trên cơ sở tình cảm pháp luật truyền thống,
kinh nghiệm sống, tập quán và tâm lý xã hội. Tâm lý pháp luật, cũng như những

7

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


yếu tố tâm lý vốn có của con người là sự phản ánh trực tiếp các sự kiện, hiện
tượng bên ngoài có liên quan đến pháp luật. Những sự kiện, hiện tượng pháp luật
đó đồng thời cũng là đối tượng phản ánh của dư luận xã hội. Vì vậy, ảnh hưởng
của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật được thể hiện trên các phương diện sau:
Một là, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật. Tình cảm pháp

luật là yếu tố cơ bản của tâm lý pháp luật, thường được hình thành một cách tự
phát dưới ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp hàng ngày của con người với môi
trường pháp lý xung quanh. Tình cảm pháp luật có thể biểu hiện dưới dạng tích
cực, như thái độ phản ứng lại các hành vi vi phạm pháp luật, yêu công lý, đề cao
công bằng xã hội, đề cao trách nhiệm pháp lý… cũng có thể biểu hiện dưới dạng
tiêu cực, như cổ vũ cho hành vi phạm pháp, chống đối người thi hành công vụ, làm
ngơ trước người bị hại… Tất cả những biểu hiện đó của tình cảm pháp luật đều là
đối tượng phán xét, đánh giá của dư luận xã hội.
Hai là, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người trước luật pháp. Tâm
trạng của con người trước luật pháp là sự thể hiện trạng thái tâm lý của các cá
nhân trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội thường
ngày. Đây là yếu tố rất linh động, dễ thay đổi của tâm lý pháp luật. Tuỳ thuộc đang
trong tâm trạng hưng phấn, nhiệt tình, người ta dễ có những phản ứng mạnh mẽ,
tích cực trước các hành vi vi phạm pháp luật ở nơi công cộng, còn khi không tin
tưởng vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, người ta thường thờ ơ trước
các sự kiện pháp lý… Những tâm trạng đó được bộc lộ trong nội dung các phán
xét, đánh giá của dư luận xã hội và qua đó, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng
của con người trước luật pháp.
Với tư cách là sự thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội, dư luận xã hội có thể
động viên, khích lệ, khơi gợi niềm tin của các thành viên trong xã hội đối với sự
công bằng, nghiêm minh của pháp luật, đưa ra những lời khuyên, tư vấn về cách
ứng xử trước một thực tiễn pháp luật nhất định. Dư luận xã hội có thể tác động,
làm nảy sinh trong mỗi người tâm trạng xúc động trước hành vi thể hiện ý thức tự
giác chấp hành pháp luật. Đây là một biểu hiện cao của lương tâm con người,
hướng con người tới ý muốn noi theo những người có thái độ tự giác chấp hành
8

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương



các nguyên tặc, quy định của pháp luật, tuân theo quy luật hướng Thiện. Thông
qua việc tạo ra những “khuôn mẫu tư duy”, “khuôn mẫu hành động” cho các
thành viên trong xã hội, dư luận xã hội hướng con người theo gương người tốt.
Điều đó nói lên rằng, dư luận xã hội có ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng của con
người trước luật pháp.
Ba là, thông qua dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của
mình trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành. Tâm lý
pháp luật không chỉ biểu hiện ở tình cảm pháp luật, tâm trạng của con người trước
luật pháp, mà nó còn được biểu hiện ra ở việc các cá nhân tự đánh giá về hành vi
ứng xử của mình trong môi trường điều chỉnh của pháp luật. Hành vi pháp luật của
con người, trong chừng mực nhất định, chính là sự hiện thân của tình cảm pháp
luật và tâm trạng trước luật pháp của họ. Cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về
hành vi ứng xử của mình có thể biểu hiện dưới dạng cảm xúc, như tự hào, phấn
khởi hay e ngại, xấu hổ, lo lắng… Những phán xét, đánh giá (khen – chê, biểu
dương – lên án…) của dư luận xã hội đối với hành vi của các cá nhân, ở một mức
độ nào đó, đều tham gia vào việc điều chỉnh hành vi pháp luật của cá nhân. Nói
cách khác, dư luận xã hội, trong trường hợp này, là “tấm gương” để mỗi cá nhân tự
soi mình vào đó mà định hướng, điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân. Sức
mạnh đặc trưng của dư luận xã hội khiến cho mỗi cá nhân luôn phải suy nghĩ, xem
xét trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó: hành vi đó đúng hay sai? phù
hợp hay không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành? Nếu thực hiện
một hành vi nào đó thì có bị dư luận xã hội lên án hoặc phải chịu sự xử lý theo các
nguyên tắc luật định không? Điều đó cho thấy, dư luận xã hội luôn có tác động tới
cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình.
Như vậy, có thể nói, dư luận xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến tâm lý pháp
luật. Tác động đó được thể hiện trên ba phương diện. Thứ nhất, tác động tới tình
cảm pháp luật của con người, góp phần định hướng cho sự hình thành tình cảm
pháp luật của mỗi công dân. Thứ hai, tác động tới tâm trạng của con người trước
luật pháp cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Thứ ba, tác động đến sự tự đánh giá,
tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi cá nhân trong phạm vi điều chỉnh của các

quy phạm pháp luật hiện hành.
9

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


3.2. Đối với hệ tư tưởng pháp luật
Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, quan niệm có tính
chất lý luận và khoa học về pháp luật, phản ánh về pháp luật và các hiện tượng
pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa
học. Hệ tư tưởng pháp luật phản ánh trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về
các vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật trên lập
trường của một giai cấp nhất định. Nó là cơ sở để sáng tạo các giá trị pháp luật,
phổ biến các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn trong xã hội.
Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát triển của
hệ tư tưởng pháp luật. Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh
tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra
trong đời sống xã hội. Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội
về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là, họ đạt tới sự nhận thức
chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện pháp lý. Ban
đầu, “chuẩn mực” chung chi phối quá trình thảo luận, bàn bạc giữa họ là những
thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật mà mỗi thành viên có được từ những
nguồn khác nhau, chủ yếu là những khái niệm cơ sở mang tính kinh nghiệm. Các ý
kiến bước đầu được đưa ra có thể khác nhau vì nhận thức pháp luật của mỗi thành
viên xã hội cũng khác nhau. Dần dần, các cuộc thảo luận đi vào chiều sâu, nội
dung các phán xét, đánh giá của dư luận xã hội thường tập trung vào những vấn đề
trọng tâm, đưa ra những nhận định phản ánh đúng đắn bản chất của các sự kiện,
hiện tượng pháp lý. Khi đã hình thành, dư luận xã hội biểu thị thái độ, quan điểm,
cảm xúc, ý chí tập thể của đại đa số người trong cộng đồng xã hội trước thực tiễn
đời sống pháp luật của xã hội, thể hiện trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về

các vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật.
Như vậy, trên cơ sở của sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật
diễn ra trong đời sống xã hội, dư luận xã hội làm nảy sinh trong nhận thức của mọi
người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những
tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý. Từ đó, hình thành
nên các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến
10

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã
hội. Điều đó nói lên sự tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với quá trình
hình thành và phát triển của hệ tu tưởng pháp luật.
Một trong những đặc điểm cơ bản của dư luận xã hội là tính lan truyền. Dư luận xã
hội. là sản phẩm của tư duy phán xét, là sự thể hiện quan điểm, thái độ của các cá
nhân trước các hiện tượng pháp lý. Dư luận xã hội lan truyền càng rộng thì càng
có xu hướng thống nhất về nội dung các phán xét, đánh giá, càng làm cho mọi
người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề mang tính bản chất của
pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Do đó ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với
hệ tư tưởng pháp luật còn thể hiện ở chỗ, dư luận xã hội tham gia vào việc phổ
biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị pháp luật, các tư tưởng,
quan điểm pháp luật.
Hệ tư tưởng pháp luật chính thống của một xã hội nhất định bao giờ cũng là hệ tư
tưởng của giai cấp thống trị. Do đó, trong mỗi học thuyết, quan điểm pháp lý đều
chứa đựng những tư tưởng về quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội và ý chí của một
giai cấp nhất định. Chúng nảy sinh, tồn tại phát triển hay bị thủ tiêu đều phụ thuộc
vào những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Khi giai cấp thống trị là lực lượng tiến
bộ trong xã hội, có lợi ích giai cấp phù hợp với lợi ích cơ bản của các lực lượng xã
hội khác thì tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật sẽ

thể hiện nổi trội, rõ nét. Trong điều kiện như vậy, nội dung của các nhận định,
đánh giá về những sự kiện, hiện tượng pháp lý mà dư luận xã hội đưa ra sẽ tương
ứng và phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật của hệ tư tưởng pháp luật
chính thống, nghĩa là ý chí của giai cấp cầm quyền có nhiều nét tương đồng với dư
luận xã hội của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, dư luận xã hội có tác động mạnh
mẽ và tích cực tới sự hình thành, phát triển và phổ biến hệ tư tưởng pháp luật trong
xã hội.
Đối với đại đa số quần chúng nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có tầm quan
trọng hàng đầu. Dư luận xã hội đóng vai trò là “người lính canh giữ”, bảo vệ
những quyền lợi, các giá trị phổ biến của xã hội, cũng như các giá trị, lợi ích cá
nhân chính đáng của con người. Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc gia, dân
11

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


tộc bị xâm hại thì du luận xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án, phản đối gay
gắt. Mỗi khi các cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm phạm đến lợi
ích quốc gia, dân tộc, dư luận xã hội cũng lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn
chặn hành vi đó. Chẳng hạn, những vụ phạm pháp hình sự đặc biệt nghiêm trọng,
như giết người dã man, xâm hại an ninh quốc gia… thường khiến cho dư luận xã
hội hết sức công phẫn, đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội. Trong trường hợp
này, nội dung phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý của dư luận xã hội phù hợp
với hệ tư tưởng pháp luật tiến bộ, đang phổ biến trong xã hội, đáp ứng được lợi
ích, nguyện vọng của đông đảo các lực lượng tiến bộ trong xã hội. Điều đó cho
thấy, dư luận xã hội có tác đụng củng cố, bảo vệ tính dân chủ, tính khoa học và
tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật.
Như vậy, có thể nói, dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh
thần của đời sống xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến hệ tư tưởng pháp luật.
Một mặt, thông qua quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến giữa các nhóm xã hội về

những sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong xã hội, dư luận xã hội góp phần
làm nảy sinh các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên
quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống
trong xã hội. Mặt khác, dư luận xã hội có tác dụng phổ biến, tuyên truyền trong
các tầng lớp xã hội những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến
bộ, nhân văn.
3.3. Đối với xây dựng pháp luật.
Trong bất kì một xã hội nào, dư luận xã hội đều có nhiều ảnh hưởng nhất định
trong nhiều trường hợp, còn có tác động mạnh mẽ đến quá trình chính trị xã hội
đến việc quản lý và lãnh đạo xã hội. Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận xã
hội đã đóng vai trò là yếu tố điều hòa các mối quan hệ xã hội và điều chỉnh hành vi
con người. Sức mạnh của dư luận xã hội đã được thể hiện ngay cả khi trong xã hội
chưa xuất hiện giai cấp, nhà nước và pháp luật. Trong xã hội nguyên thủy. Mặc dù
dư luận xã hội chỉ tồn tại với tư cách là ý kiến, quan điểm thái độ, sự phán xét
chung của cộng đồng người nhưng nó giữ vai trò vừa là phương tiện giáo dục vừa

12

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


là công cụ định hướng, điều tiết hành vi con người. Điều đáng sợ nhất đối với mỗi
thành viên trong xã hội là bị dư luận xã hội lên án, bị cộng đồng ruồng bỏ.
Dư luận xã hội có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng hệ thống pháp luật
được thể hiện:
Thứ nhất: dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung
của nhân dân, nên nó là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân phát huy
quyền làm chủ mở rộng nền dân chủ xã hội tích cực tham gia các hoạt động xây
dựng pháp luật. Như đã nói ở trên tầng lớp nhân dân là chủ thể rộng rãi của hoạt
động xây dựng pháp luật. Hiến pháp nước ta khẳng định quyền làm chủ thuộc về

nhân dân, đồng thời tiết lập cơ chế đảm bảo sao cho việc thực thi quyền lực nhà
nước phục vụ cho lợi ích nhân dân và nằm dưới sự kiểm soát của nhân dân. Nhân
dân thực hiện quyền lực của mình qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp,
dân chủ đại diện. Dân chủ gián tiếp là hình thức nhân dân thể hiện ý chí nguyện
vọng của mình, đây là hình thức hữu hiệu tạo ra cho nhân dân, với tính cách là chủ
thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước. Khả năng tham gia tích cực và
chủ động vào các hoạt động nhà nước trong đó có hoạt động xây dựng pháp luật.
Dân chủ đại diện là hình thức cơ bản mà thông qua đó nhân dân thực hiện quyền
lực nhà nước, vận hành theo quy định của hiến pháp.
Thứ hai: dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa thiết thực và quan
trọng đối với quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Để có văn bản pháp
luật sát với thực tế các văn bản có tính khả thi cao. Trước khi xây dựng hay soạn
thảo các dự án luật hay ban hành quyết định, các cơ quan lập pháp, cơ quan quản
lý phải nắm bắt được thực trạng tư tưởng, tâm lý đối tượng văn bản quyết định,
văn bản pháp luật nhằm vào. Mọi chính sách chủ trương sẽ khó lòng thực hiện khi
không hợp với lòng dân, không được nhân dân ủng hộ. Khi đã có được các dự án
luật, các thông tin phản hồi lại càng quan trọng. Mọi vướng mắc, trong quá trình
triển khai thực hiện văn bản pháp luật, do nhiều yếu tố khó lường trước đều được
bộc lộ qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội có tác dụng phát hiện những thiếu hụt,
những khe hở trong văn bản quy phạm pháp luật.

13

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


Thứ 3: dư luận xã hội có tác dụng sức mạnh to lớn trong việc định hướng và điều
chỉnh hành vi, hoạt động của các thành viên trong xã hội. Trong hoạt động xây
dựng pháp luật các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền với tư cách chủ thể xây
dựng pháp luật cần phải biết lắng nghe dư luận một cách nghiêm túc và có hiệu

quả. Nhờ đó, nhà nước có thể ban hành pháp luật một cách kịp thời, đồng bộ và
hiệu quả, tác động đúng phạm vi, đối tượng cần điều chỉnh, góp phần tăng cường
vai trò và hiệu lực của công tác quản lý xã hội bằng pháp luật.
3.4. Đối với lĩnh vực thực hiện pháp luật.
Dư luận xã hội gắn liền với ý chí đồng đồng của các nhóm xã hội nên nó có tác
động mạnh mẽ tới suy nghĩ và hành động của các cá nhân. Trong một chừng mực
nhất nhất định con người có thể không sợ trừng phạt của pháp luật khi tiến hành
một hành vi phạm pháp nhưng lại sợ sự phê phán, lên án của dư luận xã hội một
thứ luật “ bất thành văn”. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi dư luận
xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã hội dưới hình thức pháp luật và hành vi
pháp luật của mỗi người. Dưới áp lực của dư luận xã hội mỗi người luôn phải xem
xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện hành vi pháp luật nào đó. Những câu
hỏi phải được mỗi người đặt ra, như hành vi đó đúng hay sai? Có phù hợp với
chuẩn mực pháp luật hiện hành? Nếu thực hiện thì được dư luận xã hội ủng hộ,
đồng tình hay bị dư xã hội lên án. Nhờ đó ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật của
mỗi chủ thể được nâng lên một bước.
Dư luận xã hội có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện pháp luật, nếu dư luận
xã hội đồng tình, ủng hộ hoạt động đó thì việc thực hiện dễ dàng và nhanh chóng,
thuận tiện. Nhưng ngược lại, nếu dư luận không đồng tình ủng hộ thì sẽ gặp trở
ngại khó khăn. Việc quan tâm tới dư luận xã hội là rất quan trọng nếu dư luận đi
sai vấn đề, truyền bá tư tưởng, hoạt động sai trái thì việc thực hiện pháp luận
không tốt dẫn tới những hành vi trái pháp luật Vậy nên để việc thực hiện pháp luật
diễn ra thuận lợi thì khi tổ chức thực hiện pháp luật phải quan tâm tới dư luận xã
hội.
3.5.

Đối với áp dụng pháp luật.

14


Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


Một trong những chức năng giám sát. Chức năng giám sát, tư vấn của dư luận
xã hội được thể hiện rõ nét nhất khi đối tượng phán xét của dư luận xã hội là hoạt
động của cơ quan nhà nước chính quyền các cấp trong đó có hoạt động của cơ
quan thực thi và bảo vệ pháp luật. Dư luận xã hội thực hiện chức năng giám sát với
hoạt động này, mọi hoạt động của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền. Áp dụng
pháp luật đều bị đặt dưới “ tầm ngắm” “ ống kính” của dư luận xã hội; bằng cách
đó gây áp lực cho hoạt động áp dụng pháp luật. Áp lực dư luận xã hội tạo ra khiến
cho cơ quan cá nhân có thẩm quyền tới chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật.
Dư luận xã hội thường lên tiếng tố cáo, tố giác những hành vi phạm tội giúp cơ
quan điều tra phá án. Dư luận xã hội còn bày tỏ sự đồng tình với những cáo trạng,
những bản án đúng người đúng tội, có lý, có tình; đồng thời phản đối bản án chưa
phù hợp với tội danh. Điều này đã góp phần chất lượng hoạt động xét xử bảo vệ
pháp luật và các cán bộ, công chức thực hiện áp dụng pháp luật không ngừng nâng
cao ý thức và chuyên môn nghiệp vụ.

Kết bài
Dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong đời sống và hệ thống pháp luật nước
ta. Những dư luận xã hội tốt thì mang yếu tố tích cực góp phần phát triển xã hội,
ngược lại những dư luận xã hội tiêu cực thì kìm chế sự phát triển của xã hội. Vậy
nên, để nó có ảnh hưởng tích cực tới xã hội thì cần nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng
tới dư luận xã hội. Qua những điều đã phân tích ở trên mong phần nào giúp mọi
người hiểu hơn về dư luận xã hội.

15

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương



Mục lục
trang
Lời mở đầu………………………………………………………………………...1
Nội dung…………………………………………………………………………...1
I.

Dư luận xã hội…………………………………………………………………2

1. Khái niệm dư luận xã hội.
2. Nội dung của dư luận xã hội.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội…………………2
Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn
ra trong xã hội.
II.
1.

2. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội
của con người
3. Thông tin đại chúng.
4. Những nhân tố thuộc về nhân tố xã hội.
5. Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội.
6. Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành
trong xã hội.
III.

Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp
luật…………………………………………………………………………8
3.1.Đối với tâm lý pháp luật.
3.2. Đối với hệ tư tưởng pháp luật

3.3. Đối với xây dựng pháp luật
3.4. Đối với lĩnh vực thực hiện pháp luật.
III.5.

Đối với áp dụng pháp luật.

Kết bài……………………………………………………………………………15

16

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương


Danh mục tài liệu tham khảo
1.
2.

/> />
3.

ban-cho-thuong-lai-TQ/50/6761950.epi
/>
4.

hoi.35D68A63.html
/>
5.

lua-n-xa-ho-i-do-i-vo-i-y-thu-c-phap-lua-t
/>

17

Bài tập lớn môn Xã hội học đại cương



×