Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích tiền đề ra đời của đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.3 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

I.

Và đúng như câu nói: “Lịch sử tạo ra vĩ nhân và vĩ nhân có thể làm nên lịch
sử”. Để có được đất nước Việt Nam như bây giờ, thì không thể không nói đến lãnh
tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, người cha già của dân tộc, người đã tìm ra con đường giải
phóng đúng đắn cho dận tộc ta .Người đã để lại cho chúng ta những hệ thống quan
điểm toàn diện sâu sắc về cách mạng Việt Nam. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn
những tiền đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam- nhân tố không thể thiếu trong
những thắng lợi của Cách mạng nước ta, em quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tiền
đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song trong quá trình hoàn thiện bài của mình, em
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ
phía thầy cô để bài em trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
II.
1.

NỘI DUNG
Chủ nghĩa Mác – Lênin
Có thể nói chủ nghĩa Mác – Lênin chính là tiền đề quan trọng nhất cho sự ra
đời của Đảng cộng sản Việt Nam bởi đây chính là học thuyết, là nguyên lý, là quy
luật chung cho mọi đất nước, mọi dân tộc. Không một đất nước nào muốn đi lên
chủ nghĩa xã hội mà lảng tránh chủ nghĩa Mác – Lênin , muốn đi lên chủ nghĩa xã
hội thì nhất thiết phải lấy chủ nghĩa Mac – Lênin là cơ sở, là tiền đề. Nhận thức
được điều đó, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Bây giời học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính, chắc
chắn nhất chỉ có chủ nghĩa Mác – Lênin”.
1.1.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về sự ra đời của Đảng Cộng


sản ở các nước tư bản.
1


Về việc thành lập Đảng Cộng sản, C.Mác và V.I.Lênin chủ yếu quan tâm đến
vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở những nước tư bản chủ nghĩa, mà nhiệm vụ chủ
yếu là lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động làm cách mạng
nhằm lật đổ chế độ tư bản và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản. Khẩu hiệu mà C.Mác và Ăngghen đề ra là “vô sản tất cả các nước, đoàn kết
lại”. V.I.Lênin cũng đã nêu ra những cơ sở để thành lập một Đảng Cộng sản, đó là:
Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công
nhân phương Tây.
Có được điều này bởi lẽ chủ nghĩa Mác là học thuyết xã hội khoa học mang lí
tưởng về một xã hội nhân đạo còn giai cấp công nhân phương Tây là giai cấp tiên
tiến, đông đảo về lực lượng, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ, lại được rèn
luyện, thử thách trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, có khả năng gánh vác sứ mệnh
lịch sử, đó là sứ mệnh giải phóng giai cấp tiến tới giải phóng con người. Sự kết hợp
giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân phương Tây tạo cơ sở vững
chắc cho cả hai, chủ nghĩa Mác cần phong trào công nhân với tư cách là lực lượng
để thực hiện chủ nghĩa của mình và phong trào công nhân cần chủ nghĩa Mác để
soi đường, dẫn lối đấu tranh
1.2 Quan điểm của Hồ chí Minh về Đảng cộng sản ở các nước thuộc địa
Khác với C.Mác và V.I.Lênin thì Hồ Chí Minh lại quan tâm tìm kiếm những
cơ sở thực tế để dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản ở những nước lạc hậu, tiền
tư bản, chậm phát triển, phụ thuộc vào những tàn tích phong kiến còn rất nặng nề.
Do đó, theo Người, Đảng phải là một tổ chức chính trị tiên phong, vững mạnh, có
khả năng đề ra đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn; có khả năng vận
động, tập hợp, tổ chức quần chúng và gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách
mạng vô sản thế giới.


2


Ngoài ra, Đảng này phải được vũ trang bằng lý luận khoa học, cách mạng của
chủ nghĩa Mác-Lênin, phải được xây dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới
của giai cấp vô sản, bởi vì chủ nghĩa Mác- Lênin là học thuyết chân chính nhất,
chắc chắn nhất, khoa học nhất. Học thuyết ấy đã chỉ ra con đường tự giải phóng
con người và phát triển xã hội. Đồng thời, Đảng phải có nhiệm vụ lãnh đạo cách
mạng giải phóng dân tộc, thực hiện làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, giải quyết triệt để hai
mâu thuẫn cơ bản là đánh đuổi thực dân đế quốc giành độc lập, tự do cho dân tộc
và lật đổ phong kiến, tư sản đem lại ruộng đất cho dân cày.
Thêm vào đó, ở đây Đảng cộng sản còn phải công khai lập trường, quan điểm
của mình là đứng về phía nào? Bênh vực, bảo vệ ai, cái gì và chống lại ai, cái gì?
và phải có phương pháp biện chứng duy vật trong đấu tranh cách mạng và vận
động quần chúng, nghĩa là phương pháp phải mềm dẻo, linh hoạt, nhạy bén, nắm
2.

thời cơ và đưa quần chúng ra đấu tranh tạo thành phong trào quần chúng rộng lớn.
Phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Tiền đề thứ hai cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là phong trào công
nhân kết hợp với phong trào yêu nước. Dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin về xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sâu sắc tình
hình thực tế ở Việt Nam, một nước phong kiến nửa thuộc địa, kinh tế nông nghiệp
lạc hậu và nông dân chiếm đa số trong xã hội. Người luôn đề cao luận điểm: “Đảng
Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước”
2.1 . Phong trào công nhân
Giai cấp công nhân Việt Nam tuy mới ra đời, xong là giai cấp tiên tiến nhất
cho lực lượng sản xuất; là giai cấp cách mạng giữ vai trò lãnh đạo, có tổ chức, có kỉ

luật và nhạy bén với cái mới. Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh thì giai cấp

3


công nhân cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như mỏng về lực lượng, ít về số
lượng; chưa được rèn luyện, thách thức trong cuộc đấu tranh.
Vì vậy với điều kiện về xã hội, cũng như điều kiện của giai cấp công nhân với
số lượng ít, trong khi phần lớn là nông dân và tiểu tư sản, trí thức yêu nước thì vấn
đề cho sự ra đời một Đảng vô sản phải bắt đầu từ đâu và như thế nào? Theo Hồ Chí
Minh, không thể chờ cho giai cấp công nhân Việt Nam phát triển với số lượng lớn
rồi mới tổ chức Đảng Cộng sản, càng không thể bị động trông cậy vào các yêu tố
bên ngòai. Người cho rằng sức mạnh của giai cấp công nhân không chỉ biểu thị ở
số lượng, mà cơ bản là ở chất lượng, ở ý thức tự giác và ý thức được sứ mệnh lịch
sử của mình. Vì vậy mà ngay từ khi ra đời, dù có những hạn chế, nhược điểm nhất
định, xong là giai cấp tiên tiến nhất cho lực lượng sản xuất; là giai cấp cách mạng
giữ vai trò lãnh đạo, có tổ chức, có kỉ luật và nhạy bén với cái mới thì phong trào
công nhân khi ra đời trở thành tiền đề cho sự thành lập Đảng cộng sản
2.2 Phong trào yêu nước
Các phong trào yêu nước tiêu biểu ta có thẻ kể đến như phong trào Cần
Vương, khởi nghĩa nông dân Yên Thế, phong trào Đông du, Đông Kinh Nghĩa
Thục... Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của
tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị như: Việt
Nam Nghĩa đoàn, Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926);
thành lập nhiều nhà xuất bản như :Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã, Quan hải
tùng thư; ra nhiều báo chí tiến bộ như Chuông rạn, Người nhà quê, An Nam trẻ...
Ưu điểm của những phong trào này là rộng lớn, diễn ra liên tục, sôi nổi,
đã và đang lôi kéo được mọi tầng lớp nhân dân chủ yếu là nông dân, vào cuộc đấu
tranh chống thực dân phong kiến. Với những hình thức đấu tranh phong phú, thể
hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản. Lực lượng chủ


4


yếu của phong trào yêu nước là nông dân chiếm hơn 90% dân số lúc bấy giờ.
Tầng lớp trí thức là những người nhạy cảm và rất dễ tiếp thu những luồng gió
mới, tư tưởng mới trên thế giới vào Việt Nam.
Tuy nhiên còn có những hạn chế: phong trào yêu nước cuối cùng đều thất bại
vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị. Không có đường
lối đúng đắn và tổ chức cách mạng lãnh đạo. Phong trào của nông dân mang tính
cải lương còn phong trào của tầng lớp trí thức đa số dễ thỏa hiệp.
2.3 Sự kết hợp phong trào công nhân với phong trào yêu nước
Qua việc phân tích phong trào công nhân và phong trào yêu nước, Hồ Chí
Minh đã chỉ ra rằng nếu kết hợp được phong trào yêu nước với phong trào công
nhân thì lực lượng cách mạng sẽ trở thành một lực lượng đầy đủ và hoàn hảo, con
đường cách mạng Việt Nam sẽ tìm được người lãnh đạo, dẫn đường, người đồng
hành để tiến hành cách mạng, sẽ tạo ra một sức mạnh vô cùng to lớn, đưa cách
mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng. Sự kết hợp phong trào yêu nước và phong
trào công nhân là phù hợp với điều kiện của xã hội Việt Nam; nếu phong trào công
nhân không gắn bó chặt chẽ với phong trào yêu nước, không trở thành nòng cốt của
phong trào yêu nước thì cách mạng cũng không đủ lực lượng để mở rộng cuộc đấu
tranh và đưa nó đến thắng lợi. Nếu phong trào yêu nước không được dẫn dắt bởi
giai cấp công nhân với đội quân tiên phong là Đảng Cộng sản thì cuộc đấu tranh
của nó cũng không thể đi đến thắng lợi.
Theo Hồ Chí Minh không phải mọi người yêu nước đều là cộng sản, nhưng
việc tiếp nhận đường lối của Đảng Cộng sản lại là điều kiện cần thiết để xác định
được mục tiêu yêu nước đúng đắn; còn mỗi người cộng sản trước hêt phải là người
yêu nước, phải thường xuyên truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, quan điểm, đường
lối của Đảng trong nhân dân và lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối đó


5


3. Những hoạt động thực tiễn chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết tiến tới
thành lập Đảng
Hồ Chí Minh không những đã nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của
một chính đảng cách mạng, mà còn chuyển nhận thức đó vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam. Người khẳng định : Muốn giải phóng dân tộc thành công “Trước hết
phải có đảng cách mạng, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên
lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững mạnh mới thành
công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy’’.
Với nhận thức đó từ rất sớm, trong những hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái
Quốc luôn quan tâm chú ý đến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để
tiến tới thành lập một chính đảng cách mạng ở Việt Nam. Chuẩn bị về tư tưởng ở
chỗ sau khi đã tìm ra hệ tư tưởng mới, bỏ qua tư tưởng cũ đó là phong kiến và tư
sản, việc cần thiết đó là phải truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin… Chuẩn bị về tư
tưởng đó là khi đã có hệ tư tưởng mới rồi thì xã hội mới cũng cần được xây dưngxã hội chủ nghĩa- xã hội không có áp bức, bóc lột, dân chủ, bình đẳng… Chuẩn bị
về tổ chức: để có những điều trên thì phải có Đảng cách mạng, để dẫn dắt cả dân
tộc thực hiện nó. Vì vậy, sau khi Hồ Chí Minh soạn thảo Chính cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt… Người đã triệu tập và chủ trì hội nghị thành
lập Đảng. Cụ thể quá trình chuẩn bị đó diễn ra như sau:
Tháng 7/ 1920, Người đã đọc bản Sơ thảo luận cương lần thứ nhất về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, bản luận cương đã giải đáp tất cả
những điều còn trăn trở trong gần mười năm Người ra đi tìm đường cứu nước, đó
là con đường giải phóng dân tộc. Từ đó, Người tiếp tục đi sâu nghiên cứu chủ
nghĩa Mác – Lênin, chế độ Xô viết mới ra đời và tích cực tham gia nhiều hoạt
động của Quốc tế cộng sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản pháp, hoàn thiện

6



bước chuyển biến từ giác ngộ dân tộc lên giác ngộ giai cấp. Hội liên hiệp thuộc
địa được thành lập vào năm 1921 và Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
được thành lập vào năm 1925 là những tổ chức quốc tế đầu tiên của phong trào
giải phóng dân tộc, mà Nguyễn Ái Quốc vừa là người khởi xướng, vừa là người tổ
chức, người lãnh đạo với vai trò chủ yếu nhất. Việc thành lập ra hai tổ chức trên
có ý nghĩa quan trọng đó là để tạo mối quan hệ gần gũi, nâng tầm vị thế Việt Nam
trên trường quốc tế, đoàn kết dân tộc Việt Nam với các dân tộc bị áp bức trên thế
giới, liên hệ với bạn bè tiến bộ trên thế giới, giúp đỡ lẫn nhau, chống lại ách áp
bức bóc lột, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Tháng 6/1925, Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chuẩn
bị điều kiện cho sự ra đời của một đảng Cộng sản ở Việt Nam. Đây là tổ chức tiền
thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho
việc chuẩn bị về cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập
Đảng sau này. Thông qua Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chủ nghĩa Mác –
Lênin đã được tuyên truyền vào các phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam. Về chính trị, Hội đã chỉ ra đường lối cho cách mạng Việt Nam, Nguyễn
Ái Quốc mở các lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, từ năm 1925 đến năm
1927 đã đào tạo được 75 người... Số lượng hội viên tăng nhanh, nhất là từ khi có
phong trào “vô sản hóa” (1928)... Ra báo Thanh niên và xuất bản tác phẩm Đường
cách mệnh để phục vụ công tác huấn luyện, tuyên truyền. Như vậy Nguyễn Ái
Quốc đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên theo chủ nghĩa Mác –
Lênin và đường lối cách mạng mới. Sau các khóa học phần lớn các cán bộ trở về
nước để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân, còn một số ít
được chọn vào Trường Quân sự Hoàng Phố và Trường Đại học Phương Đông để
sau đó trở về Việt Nam hoạt động trong phong trào cách mạng của giai cấp công

7



nhân và các tầng lớp nhân dân khác, làm cho phong trào chuyển dần từ tự phát
sang tự giác. Đây chính là sự gặp gỡ tất yếu của phong trào công nhân và phong
trào yêu nước Việt Nam với tư tưởng cách mạng tiên tiến nhất chủa thời đại.
Chỉ trong vòng 1 thời gian ngắn không đầy 4 tháng cuối 1929 ở nước ta đã
có 3 tổ chức cộng sản lần lượt tuyên bố thành lập. Đó là các tổ chức An Nam Cộng
sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Sự ra
đời của 3 tổ chức cộng sản lúc đó là 1 xu thế khách quan của cách mạng giải phóng
dân tộc ở Việt nam. Nhưng 3 tổ chức hoạt động riêng rẽ vì vậy trong quá trình hoạt
động không tránh khỏi những công kích, tranh giành ảnh hưởng của nhau nên đã
gây ảnh hưởng không tốt đến phong trào. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã
triệu tập đại biểu và chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng
Cộng Sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930
III.

KẾT LUẬN

Tóm lại, ba tiền đề: chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong
trào yêu nước, và sự chuẩn bị về mặt thực tiễn của Hồ Chí Minh đã là những tiền
đề quan trọng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh đã vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, nắm bắt thời
cơ cách mạng, tích cực hoạt dộng chuẩn bị mọi mặt lâu dài cho sự ra đời của Đảng
ta.

8



×