Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

So sánh địa vị pháp lí của hoàng đế anh và tổng thống mĩ thời kì cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.84 KB, 6 trang )

MỤC LỤC
A. Mở đầu
B. Nội dung

2

I. Những nét tương đồng

2

II. Những điểm khác biệt
1, Ở Anh

2

2, Ở Mĩ
C. Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

4
5
6

1


A. MỞ ĐẦU
Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, ở phương Tây chế độ phong kiến lâm vào
thời kì khủng hoảng vô cùng trầm trọng. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa hình
thành và phát triển. Cách mạng tư sản bùng nổ và mở đầu là cuộc cách mạng Hà
Lan, đã mở ra một trang mới trong lịch sử thế giới - thời kì cận đại tư sản. Và


sau đó là thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Mĩ, Pháp… Với hình
thức chính thể quân chủ đại nghị ở Anh và cộng hoà tổng thống ở Mĩ, địa vị
pháp lí của hoàng đế Anh và tổng thống Mĩ có những sự khác biệt rõ nét và một
số điểm tương đồng. Vấn đề này sẽ được làm rõ trong bài viết “So sánh địa vị
pháp lí của hoàng đế Anh và tổng thống Mĩ thời kì cận đại”.

B. NỘI DUNG
I. Những nét tương đồng
Hoàng đế Anh và tổng thống Mĩ đều là nguyên thủ quốc gia, là người đại
diện chính thức cho quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội và đối ngoại.
Đây đều là kết quả của hai cuộc cách mạng tư sản.

II. Những điểm khác biệt
1. Ở Anh:
Nguyên thủ quốc gia do thế tập truyền ngôi, hoàng đế Anh truyền ngôi cho
con trai, nếu không có con trai thì được truyền ngôi cho con gái. Người muốn
lên ngôi hoàng đế phải là người nghiêm túc, trong sạch, theo nếp sống “khuôn
vàng thước ngọc” của lễ giáo phong kiến, không kết hôn hai lần trở lên, không
ngoại tình, phải là người theo quốc giáo nước Anh.
Ở chính thể này, nguyên thủ quốc gia là các vị Hoàng đế (được truyền ngôi
cho con), còn chính phủ - bộ máy hành pháp - được thành lập và được hoạt động
khi nào vẫn còn sự tín nhiệm của Hạ nghị viện. Các bộ trưởng và người đứng
đầu hành pháp phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Hạ viện). Trên thực tế,
2


việc thành lập và hoạt động của các chính phủ đều nằm trong tay đảng chiếm đa
số ghế trong Hạ viện. Nhà vua hầu như không tham gia vào giải quyết các công
việc của nhà nước, theo một loạt những nguyên tắc, mà sau này đã trở thành
những thành ngữ dân gian:

"Nhà vua trị vì nhưng không cai trị"
"Nhà vua không bao giờ làm sai"
"Nhà vua không hại ai cả"
"Nhà vua không chịu trách nhiệm gì"
"Nhà vua không có quyền nên không gánh vác trách nhiệm"....
Nhà vua được tuyệt đối hoá trở thành một nhân vật siêu phàm, tượng trưng
cho sự độc lập vĩnh hằng của dân tộc. Nhà vua hay nữ hoàng bị tước bỏ dần dần
mọi quyền năng. Lúc đầu thì phải nhường quyền năng lập pháp cho Quốc hội,
sau đó dần dần lại phải nhường tiếp quyền điều hành đất nước cho hành pháp
(Chính phủ), mà đứng đầu là Thủ tướng. Nhà vua hay nữ hoàng chỉ còn lại một
phần của quyền hành pháp. Đó là hành pháp tượng trưng. Sự nhường quyền dần
dần này của nhà vua hay nữ hoàng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thắng lợi của
Cách mạng Tư sản. Nhà vua/Nữ hoàng - biểu tượng của sự thống nhất quốc gia
chỉ còn mang tính chất hình thức, nghi lễ và tượng trưng. Khi còn ở thời kỳ đầu
của cách mạng, giai cấp tư sản không đủ sức đánh đổ hoàn toàn giai cấp phong
kiến nên buộc phải chia sẻ quyền lực nhà nước cho người đại diện giai cấp này
là nhà vua. Sau này, theo tiến trình lịch sử, cùng với sự khẳng định chỗ đứng của
giai cấp tư sản và sự suy tàn của giai cấp phong kiến, đã dẫn đến vai trò ngày
càng hình thức của nhà vua.
Sự hình thức này có một ví dụ điển hình là: Nữ hoàng Elizabeth II không
những là nguyên thủ quốc gia của nước Anh, mà còn là nguyên thủ quốc gia của
Canada và Australia. Mặc dù là một quốc gia độc lập, Australia cũng như
Canada vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nước Anh và trung thành với nữ
hoàng Anh - người về mặt danh nghĩa chính thức cũng là nữ hoàng của Australia

3


và của Canada. Giúp việc cho nữ hoàng ở các nước trên có chức danh Toàn
quyền của nữ hoàng. Tính hình thức của nữ hoàng Anh quốc đã dẫn đến một sự

kiện: Cách đây không lâu, khoảng năm cuối thế kỷ XX, một nghị sĩ thuộc Công
đảng, ông W.Benn trình lên Nghị viện bản dự luật đề nghị xoá bỏ chế độ quân
chủ khỏi đời sống chính trị - xã hội của nước Anh. Nhưng xét thấy nữ hoàng
vẫn còn có những vai trò quyết định trong xã hội, Nghị viện Anh đã gạt bỏ dự
luật này. Với đầu óc “hoài cổ thực dụng”, dân chúng Anh vẫn mến mộ nữ hoàng
và hoàng gia. Đây là biểu tượng của nước Anh thống nhất. Trong lúc nội các
tượng trưng cho uy quyền, thì nữ hoàng tượng trưng cho sự chính đáng.
Với chức năng là biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc, nguyên thủ quốc gia
của các chính thể quân chủ có một vị trí rất quan trọng trong những thời điểm
mà nền an ninh, chủ quyền độc lập của các quốc gia bị xâm phạm. Khi nền an
ninh của các quốc gia bị vi phạm, với tư cách là người đứng đầu, biểu tượng cho
sự bền vững của dân tộc, nhà vua phải đứng ra kêu gọi tinh thần yêu nước, sự hy
sinh của thần dân bảo vệ đất nước.
2, Ở Mĩ
Theo Hiến pháp 1787, tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người
đứng đầu bộ máy hành pháp: “Quyền hành pháp Hợp chủng quốc Hoa Kì được
trao cho tổng thống”. Nắm quyền hành pháp, tổng thống là người duy nhất quản
lí đất nước và có những quyền hạn rất lớn.
- Tổng thống bổ nhiệm các bộ trưởng. Chính phủ chỉ là cơ quan tư vấn cho
tổng thống.
- Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang.
- Trình dự án luật và dự án ngân sách lên nghị viện.
- Kí các điều ước quốc tế và cử các đại diện ngoại giao.
- Bổ nhiệm thẩm phán của pháp viện tối cao.
- Ban bố hoặc phủ quyết các đạo luật của nghị viện. Quy trình phủ quyết
một đạo luật như sau: nếu một dự án luật (quyền trình dự án luật là quyền của

4



nghị sĩ) được hạ nghị viện và thượng nghị viện thông qua với đa số phiếu tương
đối (quá nửa nghị sĩ của từng viện đồng ý) thì đưa sang tổng thống. Nếu tổng
thống phủ quyết, thì đạo luật đó được chuyển lại hai viện. Và lần này đạo luật đó
phải được từng viện thông qua với đa số tuyệt đối (2/3 tổng số nghị sĩ) thì tổng
thống phải kí ban bố. Nếu đạo luật không được nghị viện thông qua với đa số
tuyệt đối, đạo luật phải bị huỷ bỏ. Điều này khác với ở Anh khi mà mọi quyết
định của hoàng đế chỉ có hiệu lực thực thi khi có chữ kí kèm theo của thủ tướng.
Nhiệm kì của tổng tống là 4 năm. Người muốn ứng cử tổng thống phải là
công dân Hoa Kì, từ 35 tuổi trở lên, đã cư trú ở Mĩ trên 14 năm. Tổng thống do
toàn dân bầu ra, nhưng theo đầu phiếu gián tiếp. Bởi các nhà lập hiến 1787 sợ
rằng, nếu được bầu theo lối đầu phiếu trực tiếp, thì tổng thống, với sự tấn phong
của toàn dân, dễ có nhiều uy tín, dễ lấn át nghị viện và sẽ có khuynh hướng độc
tài.

C. KẾT LUẬN
Đều là nguyên thủ quốc gia nhưng hoàng đế Anh chỉ mang tính chất hình
thức chứ không có thực quyền, khác hẳn với tổng thống Mĩ – vừa là trung tâm
của bộ máy nhà nước, vừa là trung tâm quyết sách của chính phủ. Việc so sánh
địa vị pháp lí của hoàng đế Anh và tổng thống Mĩ giúp chúng ta có cái nhìn kĩ
hơn về thể chế cũng như bộ máy nhà nước tư sản.

5


Danh mục tài liệu tham khảo:
1, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật
Hà Nội, NXB.Công an nhân dân, Hà Nội-2005.
2, Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB.Công an nhân dân, Hà Nội-2010.
3, Một số website:

và một số trang khác…

6



×