Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sưu tầm 2 vụ việc liên quan để phân tích về giới hạn quyền bí mật đời tư của cá nhân trong mối liên quan đến lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp phá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.49 KB, 15 trang )

Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN BÍ MẬT ĐỜI TƯ CỦA CÁ NHÂN
TRONG MỐI LIÊN QUAN ĐẾN LỢI ÍCH CÔNG CỘNG, QUYỀN, LỢI ÍCH
HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI KHÁC
1. Khái niệm bí mật đời tư
2. Quyền bí mật đời tư
3. Quyền bí mật đời tư của cá nhân trong mối liên quan đến lợi ích công cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
1.
2.
3.
1.
2.

II.
VỤ VIỆC THỨ NHẤT
Vụ việc dân sự
Bình luận vụ việc đó
Một số kiến nghị, hướng hoàn thiện pháp luật
III. VỤ VIỆC THỨ HAI
Vụ việc dân sự
Bình luận vụ việc đó

3. Thực trạng và phương hướng khắc phục
LỜI KẾT


0


Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập rất nhiều
đến bí mật đời tư cũng như quyền bí mật đời tư. Sở dĩ vấn đề này được bàn luận sôi nổi
bởi xuất hiện một loạt tình huống trên thực tế dẫn tới tranh chấp, nhiều vụ việc đã được
đưa ra Toà án để giải quyết. Ngay cả khi vụ việc được đưa ra giải quyết tại Toà án, các
cán bộ Toà án cũng có những lúng túng nhất định xung quanh việc xác định hành vi đó
có bị coi là xâm phạm bí mật đời tư hay không. Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS
2005) vẫn bỏ ngỏ khái niệm này. Bài viết sẽ đưa ra một vài nhìn nhận khách quan về bí
mật đời tư, quyền đối với bí mật đời tư, rất mong nhận được sự ủng hộ của quý thầy cô
bộ môn!

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
IV.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN BÍ MẬT ĐỜI TƯ CỦA CÁ NHÂN

TRONG MỐI LIÊN QUAN ĐẾN LỢI ÍCH CÔNG CỘNG, QUYỀN, LỢI ÍCH
HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI KHÁC
1. Khái niệm bí mật đời tư
Bộ luật dân sự năm 2005 chưa định nghĩa thế nào là bí mật đời tư và hiện nay
cũng chưa có một văn bản luật nào giải thích rõ khái niệm này. Nếu xem xét dưới góc
độ là một cụm từ Hán – Việt thì bí mật đời tư là những chuyện thầm kín của cá nhân,
muốn che giấu và không cho ai biết.
Trong “Luận án tiến sĩ về quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân
sự Việt Nam”, Tiến sĩ Lê Đình Nghị có định nghĩa về khái niệm bí mật đời tư như sau:

“Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu (gọi chung là thông tin) về tinh thần, vật
chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá khứ
cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo mật
bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận”.
Nếu pháp luật không quy định rõ ràng bí mật đời tư là gì và giới hạn của nó thì
rất dễ xảy ra tình trạng: dân thì không biết đời tư của mình được pháp luật bảo vệ đến
đâu, còn Tòa thì không biết lấy đâu ra căn cứ để chứng minh một vụ việc nào đó là có
xâm phạm đời tư hay không. Điều đó dễ dẫn đến sự xâm phạm quyền con người.
2. Quyền bí mật đời tư

1


Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

Quyền bí mật đời tư là quyền cơ bản trong hệ thống các quyền nhân thân của cá
nhân. Việc bảo vệ quyền bí mật đời tư còn đảm bảo cho việc thực hiện một số quyền
khác của cá nhân (như quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền hiến xác, bộ phận cơ
thể,…) được đảm bảo triệt để hơn. Xác định rõ tầm quan trọng của quyền bí mật đời tư
với cá nhân, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định nhằm bảo vệ quyền này của
mỗi cá nhân. Điều 73 Hiến pháp 1992 quy định: “Thư tín, điện thoại, điện tín của công
dân được đảm bảo an toàn bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu
giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy
định của pháp luật”. Cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp, Bộ luật dân sự năm 2005
dành riêng Điều 38 quy định về quyền bí mật đời tư của cá nhân: “

1. Quyền bí mật

đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được

người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đac chết, mất năng lực hành vi dân sự,
chưa đủ mười lắm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng,con đã thành niên hoặc người
đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo
quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân
được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điên thoại, điện tín, các hình
thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có
quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Không chỉ luật dân sự, một số ngành luật khác như luật hình sự, luật hôn nhân
gia đình, luật báo chí… cũng có quy địnhbảo vệ quyền bí mật đời tư của cá nhân.
3. Quyền bí mật đời tư của cá nhân trong mối liên quan đến lợi ích công
cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
Có thể nói quyền bí mật đời tư là một trong những quyền nhân thân cực kỳ quan
trọng đối với mỗi cá nhân, nó đã trở thành một nguyên tắc hiến định ở nước ta. Việc
làm lộ bí mật đời tư của người khác có thể khiến người đó rơi vào hoàn cảnh bi quan,
thiếu tự tin hay thậm chí là tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, bị người khác khinh rẻ,
làm đảo lộn cuộc sống của họ.
Hiện nay, có thể dễ dàng bắt gặp những chuyện nhạy cảm của những người nổi
tiến gây tranh cãi, bàn tán, nhận định tràn lan trên các phương tiện thông tin mà chưa ai
biết sự thật cụ thể là như thế nào. Sự thật thì chưa rõ nhưng cái có thể thấy trước mắt là
2


Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

tác giả của những bài viết này đã vi phạm nghiêm trọng quyền bí mật đời tư của người
khác. Theo Điều 38 BLDS 2005 thì cho dù là thông tin có lợi cho cá nhân thì khi thu
thập, công bố cũng phải có sự đồng ý của người đó, trong trường hợp người đó đã chết,
mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng,
con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý.

Quyền bí mật đời tư là một trong những quyền nhân thân quan trọng gắn liền với
mỗi cá nhân, là quyền bất khả xâm phạm. Tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân là
nguyên tắc đạo đức và cũng là nguyên tắc pháp luật trong xã hội văn minh. Nó có mối
liên quan mật thiết đến lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
V.
VỤ VIỆC THỨ NHẤT
4. Vụ việc dân sự
Trong biên bản xử lý kỷ luật với nhân viên của mình – kỹ sư Lê Văn Tạch, lãnh
đạo công ty Toyota Việt Nam (TMV) đã “thừa nhận” có truy cập vào hòm thư riêng
của kỹ sư Tạch (do công ty lập).
Sự việc cụ thể là, tại cuộc họp xem xét xử lý kỷ luật lao động đối với anh, ngày
24.8, ông Akito Tachibana – tổng giám đốc TMV đã công bố trước những người dự
họp rằng: phòng hệ thống (của TMV) đã tiến hành kiểm tra nội dung hộp thư nội bộ có
địa chỉ là – được lưu trên mạng nội bộ của công ty. “Kết
quả kiểm tra cho thấy ông Lê Văn Tạch đã viết hàng chục bức thư tình gửi cho một
người phụ nữ”. Tại cuộc họp đó, lãnh đạo TVM đã tiết lộ một số bí mật đời tư của anh
Tạch trong những bức thư này. Theo kỹ sư Tạch, qua nội dung công bố nêu trên của
tổng giám đốc TMV, có thể thấy rằng một số lãnh đạo của TMV đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn, có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật thư tín của anh. Và anh đang
xem xét để khởi kiện về hành vi xâm phạm bí mật thư tín của lãnh đạo TMV.
Phía TMV không phủ nhận việc họ đã kiểm soát, đọc nội dung các email mà kỹ
sư Tạch đã gửi cho bạn bè, tuy nhiên, họ phản hồi qua báo chí rằng, địa chỉ email của
kỹ sư Tạch là địa chỉ email nội bộ, do họ lập ra và chỉ được phép sử dụng cho công
việc do vậy họ được phép kiểm soát nội dung và như vậy họ không “xâm phạm bí bật
thư tín”. Sau khi phía TMV đưa ra các lý lẽ nêu trên, không ít người băn khoăn trước
câu hỏi: doanh nghiệp có quyền kiểm soát, đọc email của người lao động hay không?
Và trường hợp này quyền bí mật đời tư của người lao động có bị xâm phạm?
5. Bình luận vụ việc đó
3



Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

“Quyền bí mật đời tư” là một trong những quyền nhân thân quan trọng gắn liền
với mỗi cá nhân, là quyền bất khả xâm phạm. Việc thực hiện quyền bí mật đời tư được
quy định tại Điều 38 BLDS 2005 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2005 về Quyền bí mật đời tư quy định:
“1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó
đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ
mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại
diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin theo quyết định
của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được
bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức
thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy
định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Có thể nói “Quyền bí mật đời tư” là một trong những quyền nhân thân cực kì
quan trọng đối với mỗi cá nhân, nó đã trở thành một nguyên tắc hiến định ở nước ta
(Điều 71, 73 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001).

Không chỉ tại Việt

Nam mà trên thế giới, hầu như các nước đều công nhận quyền này như là một trong
các quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người.
Tuy nhiên, thế nào là “bí mật đời tư” thì lại chưa có văn bản nào đưa ra định nghĩa một
cách toàn diện và đầy đủ.
Trong trường hợp của kỹ sư Lê Văn Tạch, mặc dù TMV cho rằng địa chỉ email
của kỹ sư Tạch do TMV cấp (mail nội bộ) nên phải xem đó là tài sản của công ty
nhưng TMV cũng không có quyền xâm phạm nội dung của từng thư điện tử đã gửi

hoặc nhận từ hộp thư này, trừ những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Tuy
nhiên, vì là mail nội bộ nên địa chỉ mail sẽ được thu hồi nếu người lao động chấm dứt
làm việc ở công ty đó (khi ấy họ có quyền xóa tất cả những email có trong hộp thư).
Nếu những trình bày của kỹ sư Tạch là đúng thì TMV đã có dấu hiệu vi phạm
quyền bí mật thư tín của kỹ sư Tạch. Việc lãnh đạo TMV công bố nội dung thư điện tử
trong mail nội bộ của anh Tạch tại cuộc họp mà không được sự đồng ý của anh Tạch
cũng là hành vi vi phạm pháp luật dân sự về quyền bí mật đời tư theo quy định tại Điều
38 BLDS 2005.
4


Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

Có thể thấy, nếu là email công việc do tổ chức, công ty cấp và không có điều
khoản về tính riêng tư, bảo mật hay có quy định chỉ sử dụng cho mục đích công việc,
không sử dụng cho mục đích cá nhân thì rõ ràng công ty TMV làm đúng pháp luật. Tuy
nhiên, vấn đề này gây rất nhiều tranh cãi do giữa nhân viên và công ty, tổ chức thường
không thỏa thuận, quy định cụ thể với nhau trước khi sử dụng. Vì thế, khi xảy ra tranh
cãi, công ty thường lấy lý lẽ "email cấp cho nhân viên phục vụ cho hoạt động công ty,
trao đổi công việc và không phải của riêng nhân viên" nhưng những người khác cũng
có thể đưa ra cách lập luận khác rằng "do công ty chưa nói rõ ngay từ đầu nên trong
email có những thông tin cá nhân và do đó nếu không được phép thì tuyệt đối không
được truy cập".
Trong vụ việc này, TMV cho rằng quy định nội bộ là được kiểm tra thư tín của
kỹ sư Tạch, nhưng quy định này lại trái với quy định của pháp luật, xâm phạm đến
quyền nhân than cơ bản của cá nhân nlđ. Mặt khác, việc TMV đưa ra những thông tin
sai lệch như kỹ sư Tạch có “hàng chục bức thư tình” và “có quan hệ ngoài vợ ngoài
chồng”… nếu không có chứng cứ cụ thể thì đây là hành vi vu khống, bịa đặt nhằm xúc
phạm uy tín của người khác, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, hình ảnh của kỹ sư
Tạch.

Có ý kiến cho rằng có thể truy cứu TNHS đối với lãnh đạo TMV. Tuy nhiên,
theo Điều 125 BLHS, một người chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm
phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khi và chỉ khi
trước đó họ đã bị xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi trên mà còn tiếp tục
vi phạm. Ông tổng giám đốc TMV và những người có liên quan chưa ai bị xử phạt
hành chính hay xử lý kỷ luật về hành vi này nên không thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Trong trường hợp này, căn cứ vào quy định tại Điều 25 BLDS về bảo vệ quyền
nhân thân, anh Tạch có quyền yêu cầu TMV và các cá nhân có liên quan chấm dứt
ngay hành vi vi phạm, yêu cầu phải xin lỗi công khai. Nếu bị từ chối, anh Tạch có thể
khởi kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền buộc TMV và những người có liên quan chấm
dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai nếu việc xâm phạm bí mật đời tư
đó ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của mình. Trong trường hợp có thiệt hại thực tế xảy
ra, anh Tạch có quyền yêu cầu tòa buộc ông tổng giám đốc TMV và những người có
liên quan bồi thường.

5


Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

Đối với vụ việc này, cách hành xử đúng phải là: lãnh đạo TMV có thể lập biên
bản anh Tạch vì đã gửi thư cho người khác, sau đó chỉ ra những địa chỉ không nằm
trong phạm vi công ty. Nếu anh Tạch nhận ra đã sử dụng thư nhưng không phục vụ cho
công việc thì sẽ ký vào biên bản. Còn nếu không thừa nhận mà nói rằng đó là gửi thư
cho công việc chung, thì hai bên mới thống nhất đọc nội dung đó để làm rõ việc gửi
thư công việc hay thư riêng tư.
Như vậy, tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân là nguyên tắc đạo đức và cũng là
nguyên tắc pháp luật trong xã hội văn minh. Đây là một trong những điều kiện quan
trọng để bảo vệ quyền, lợi ích công dân và xa hơn nữa là nâng cao chất lượng cuộc

sống của mỗi người và của xã hội. Những quy định về vấn đề thuộc bí mật đời tư của
cá nhân cần có những hướng dẫn, giải thích cụ thể, phù hợp để tránh sự bất nhất, tranh
cãi khi xử lý vi phạm.
6. Một số kiến nghị, hướng hoàn thiện pháp luật
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền bí mật đời tư nói riêng, quyền nhân
thân nói chung là một trong những trọng tâm cần được chú ý trong quá trình hoàn thiện
hệ thống pháp luật dân sự. Giai pháp hoàn thiện pháp luật về bí mật đời tư cần thực
hiện trên hai phương diện: một là, hoàn thiện các quy định của bộ luật dân sự về quyền
bí mật đời tư, hai cần chú ý tới việc hoàn thiện pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc
đảm bảo bí mật đời tư của cá nhân. Một số giải pháp hoàn thiện thêm về bí mật đời tư:
-

Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật dân sự về bí mật đời tư, bảo

vệ bí mật đời tư. Bộ luật dân sự cần đưa ra khá niệm cụ thể về đời tư bởi đây chính là
cơ sở để tòa án xác định một thông tin cụ thể có được coi là bí mật đời tư hay không.
Cần đưa ra trường hợp nào có thể thu thập công bố thông tin về đời tư cá nhân. Cần
sửa đổi bộ luật dân sự về vấn đề quyền bí mật đời tư cho hợp lí hơn.
-

Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn về quyền bí mật đời tư và

bảo vệ bí mật đời tư. Ban hành các văn bản hướng dẫn về quyền bí mật đời tư là hết
sức cần thiết, điều này phải được thực hiện trước và ngay cả sau khi sửa đổi bổ sung
Bộ luật dân sự liên quan đến quyền bí mật đời tư của cá nhân. Trước hết Hội đồng
thẩm phán tòa án nhân dân tối cao cần ban hành nghị quyết hướng dẫn quy định của bộ
luật dân sự về quyền bí mật đời tư, từ đó tiến tới việc chính phủ có thể ban hành nghị
định hướng dẫn thi hành bộ luật dân sự về bí mật đời tư.

6



Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

-

Hoàn thiện và sửa đổi các quy định trong các văn bản pháp luật

chuyên ngành có liên quan đến việc thực hiện các nội dung cụ thể của quyền bí mật đời
tư, có như vậy quyền bí mật đời tư của cá nhân mới được tôn trọng và bảo đảm một
cách có hiệu quả.
-

Tham gia kí kết các điều ước quốc tế có liên quan tới việc bảo vệ các

bí mật đời tư đồng thời tuân thủ những điều ước đã kí kết vừa đảm bảo hoàn thiện quy
định của pháp luật trong nước vừa tạo cơ hội hòa nhập với thế giới
-

Pháp luật đã thừa nhận quyền bí mật đời tư là quyền nhân thân cần được

tôn trọng và bảo vệ nhưng lại không chỉ ra được nội hàm khái niệm “bí mật đời tư”. Do
đó, các nhà làm luật cần ban hành những văn bản hướng dẫn, giải thích cho quyền này
để áp dụng pháp luật đúng đắn, khách quan và thống nhất.
Trong khi chờ những văn bản hướng dẫn thì những vụ việc rõ ràng vi phạm
quyền này thì phải xử lý nghiêm bằng cách áp dụng tương tự pháp luật. Nếu sự vi phạm
đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 121 BLHS (Tội làm nhục người khác), Điều
124 BLHS (Tội xâm phạm chỗ ở của công dân) hay Điều 125 BLHS (Tội xâm phạm bí
mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác) thì phải bị xử lý hình sự.
Để bổ khuyết cho quy định tại Điều 38 BLDS, chúng ta có thể tiếp thu quy định

tương ứng trong BLDS Cộng hòa Pháp:
“Điều 9: Cá nhân có quyền được tôn trọng về đời tư. Ngoài biện pháp yêu cầu
bồi thường thiệt hại, Thẩm phán có thể quyết định mọi biện pháp như giao tài sản cho
người khác quản lý, kê biên tài sản và các biện pháp khác, nhằm ngăn chặn hoặc buộc
chấm dứt hành vi xâm phạm đời tư; trong trường hợp khẩn cấp, các biện pháp này có
thể được quy định theo thủ tục khẩn cấp tạm thời.”
(Đáng lưu ý, quyền về đời tư là quyền được quy định đầu tiên trong chương đầu
tiên của BLDS Cộng hòa Pháp (Chương Quyền dân sự)).
VI. VỤ VIỆC THỨ HAI
4. Vụ việc dân sự
Sáng ngày 9/6/2008, Toà án nhân dân Hà Nội chính thức ra quyết định xét xử kín
vụ truyền bá đoạn phim sex của diễn viên Hoàng Thùy Linh.
Viện kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội cáo buộc bốn bị cáo có hành vi tàng trữ, vận
chuyển, biên tập đoạn phim sex bao gồm:

7


Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

- Nguyễn Hữu Tài (sn 1984, trú tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân,
Hà Nội, là sinh viên trường Đại học FPT- Arena).
- Vũ Thị Thùy Linh (sn 1986, Trú tại ngõ Linh Quang, Phường Văn Chương,
Quận Đống Đa, Hà Nội, là sinh viên trường đại học dân lập Thăng Long).
- Võ Thanh Hiệp (sn 1982, trú tại phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội,
là sinh viên trường đại học FPT).
- Nguyễn Thu Linh (sn 1986, trú tại phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, là học viên
Trung tâm đào tạo thời trang London, Hà Nội).
Cả bốn bị cáo đều bị truy tố về tội “truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” theo quy
định tại Điểm b, d Khoản 2 Điều 253 Bộ luật hình sự.

Theo cáo trạng, Hoàng Thùy Linh là diễn viên tham gia đóng phim “Nhật Kí
Vàng Anh” (phát trên VTV3- Đài truyền hình Việt Nam) và Vũ Hoàng Việt có mối
quan hệ tình cảm thân thiết. Ngày 5/7/2007, Linh và Việt quan hệ tình dục, tự ghi hình
bằng điện thoại di động của Linh tại nhà Việt. Sau đó Việt đã lưu hai đoạn phim trên
vào máy tính cá nhân, còn Linh lưu vào điện thoại di động cá nhân và đã xóa.
Thông qua các mối quan hệ xã hội, 2 đoạn phim trong máy tính của Việt đã bị rơi
vào tay của 4 bị cáo nêu trên. Có đoạn phim sex trong tay, Nguyễn Hữu Tài biên tập,
đánh thêm dòng chữ Loveyahoo.vn vào phía dưới bên trái của đoạn phim để những
người muốn truy cập vào Internet đều dễ dàng xem được đoạn phim sex “Vàng Anh”
theo cách thông thường. Khoảng 1h ngày 16/10/2007, Nguyễn Hữu Tài đã phát tán
đoạn phim sex do Tài đã biên tập lại lên một số trang web. Còn Võ Thanh Hiệp,
Nguyễn Thu Linh và Vũ Thị Thùy Linh sau khi nhận được đoạn phim sex “vàng anh”
do Tài biên tập đã tiếp tục phát tán trên mạng Internet đoạn phim sex với thời lượng 16
phút 40 giây. Sau 1h ngày 16/7/1007, việc phát tán đoạn phim sex giữa Hoàng Thùy
Linh và Vũ Hoàng Việt đã tăng lên cấp số nhân. Đỉnh điểm trong ngày 16/11/2007,
trang loveyahoo.vn của Nguyễn Hữu Tài (có sự hỗ trợ các địa chỉ email của Võ Thanh
Hiệp, Vũ Thị Thùy Linh và Nguyễn Thu Linh) đã có số người truy cập tới 1.090 người.
Con số này tiếp tục tăng với số lượng chóng mặt trong các ngày tiếp theo và gây nên
một làn song dư luận xã hội bất bình kéo dài trong nhiều tuần.
5. Bình luận vụ việc đó
Trước hết, xem xét dưới góc độ về quyền nhân thân thì hành vi vi phạm pháp luật
của bốn bị cáo trong vụ việc nêu trên đã xâm phạm đến quyền bí mật đời tư của cá
8


Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

nhân (cụ thể là quyền bí mật đời tư của Hoàng Thùy Linh và Vũ Hoàng Việt). Theo
quy định của pháp luật, hành vi phát tán hình ảnh của người khác lên mạng có thể bị
coi là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư.

Hiện nay pháp luật nước ta chưa có quy định hướng dẫn cụ thể như thế nào là “Bí
mật đời tư” và “quyền bí mật đời tư” được quy định tại Điều 38 BLDS 2005. Dựa trên
những quy định tại Điều 38 BLDS và thực tiễn phân tích vụ việc này có thể nhận thấy:
hai đoạn clip “sex” của Linh và Việt được hai người lưu giữ trong máy tính và điện
thoại di động là bí mật “riêng tư” của hai người, đây có thể được coi là tư liệu riêng
của cả hai, cần được tôn trọng và pháp luật bảo vệ (Khoản 1, Điều 38 BLDS).
Hành vi biên tập, phát tán đoạn phim của Linh và Việt trên internet của Nguyễn
Hữu Tài, Võ Thanh Hiệp, Nguyễn Thu Linh và Vũ Thị Thùy Linh là hành vi xâm phạm
đến quyền bí mật đời tư của người khác, khi mà thông qua các mối quan hệ xã hội,
bằng cách nào đó Tài đã có được đoạn clip đó trên tay, mà cả Linh và Việt đều không
biết gì. Khoản 2 Điều 38 BLDS quy định “việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về
đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý;...”
Như vậy việc phát tán đoạn clip sex “Vàng Anh” hay Hoàng Thùy Linh của bốn
bị cáo đã xâm phạm đến quyền bí mật đời tư của cá nhân, được pháp luật tôn trọng và
bảo vệ.
Trong trường hợp này, Hoàng Thùy Linh là một người được nhiều người biết đến
thông qua bộ phim “Nhật ký vàng Anh”, theo đó hệ lụy của việc phát tán clip này là rất
lớn cả về vật chất lẫn tinh thần, không chỉ xâm phạm đến quyền bí mật đời tư mà còn
liên quan đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm (Điều 37 BLDS 2005). Khi các
quyền trên của cá nhân bị xâm phạm thì Bộ Luật Hình sự quy định tại Điều 121: Tội
làm nhục người khác.
Trong vụ án này, Hội đồng xét xử xác định việc truyền bá này là vi phạm pháp
luật, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, tác động tiêu cực đến xã hội, đặc biệt
ảnh hưởng xấu đến thanh niên nên các bị cáo đã bị xử lý theo pháp luật hình sự về tội
“truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” theo quy định tại Điểm b, d Khoản 2 Điều 253 Bộ
luật hình sự.
Thông qua vụ án trên có thể thấy hành vi xâm phạm bí mật đời tư, việc tung các
video, hình ảnh, clip có tính chất “sex” hay “nóng” lên các trang mạng hiện nay đã gây
ra những hậu quả khôn lường, có tác động tiêu cực đến xã hội đặc biệt là đối với giới
9



Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

trẻ hiện nay, khi việc tiếp cận các nguồn thông tin là rất nhanh chóng, thời đại công
nghệ thông tin, chỉ trong chốc lát, một thông tin “nóng” không cần biết là nguồn tin
chính xác, hay không? có thể nhanh chóng lan tỏa đến rất nhiều người. có thể thấy vụ
án trên chỉ trong 1 tháng (16/10/2007 đến 16/11/2007) trang loveyahoo.vn của Nguyễn
Hữu Tài đã có số người truy cập tới 1.090 người.
Giới trẻ là những người bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất, làm cho họ có những
suy nghĩ lệch lạc,hành vi, ảnh hưởng đến sự phát triển, tâm sinh lý. Nhất là đối với
những người đang ở độ tuôỉ mới lớn, gây cho họ kích thích trí tò mò, bồng bột, có lối
sống không lành mạnh.
Hành vi vi phạm này đã gây ra những hậu quả rất lớn đối với tinh thần và vật chất
của cá nhân bị xâm phạm, hình ảnh, danh dự, nhân phẩm của họ cũng bị xâm phạm,
nhất là đối với những người nổi tiếng, có tên tuổi, ảnh hưởng đến công chúng. Sau
những “cú sốc” này hình ảnh của họ có thể bị “bôi nhọ” và họ trở thành lời bàn tán của
dư luận, ngay trong vụ án của Hoàng Thùy Linh sau sự việc này xảy ra, những tập
phim mà cô tham gia thủ vai sẽ phải dừng lại, và rất lâu sau cô mới có thể được mời
đóng phim hay làm MC xuất hiện trên truyền hình...
Hành vi xâm phạm này còn trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, việc tung
những hình ảnh “nhạy cảm” cảnh quay riêng tư quan hệ của người khác lên những
trang mạng là trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục người Việt Nam, khi mà từ xưa
người Việt ta luôn quan niệm rằng những gì là kín đáo cần phải được giữ gìn, chứ
không phải phô bày cho cả thế giới phải biết.
3. Thực trạng và phương hướng khắc phục:
a) Thực trạng:
Quyền bí mật đời tư là một trong những quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân
nhưng vấn đề này chưa được quan tâm thích đáng. Một thực tế đáng lo ngại trong giới
trẻ cho thấy sự sai lệch về nhận thức, làm ảnh hưởng văn hóa, thuần phong mỹ tục, đó

là việc các bạn trẻ tự chụp ảnh, ghi hình các hình ảnh "nóng" của mình và sau đó, vô
tình hay cố ý, các hình ảnh, băng hình đó bị phát tán rộng rãi (chủ yếu trên blog, web)
gây nên nhức nhối trong dư luận, sự lo ngại thật sự cho các bậc cha mẹ và những người
quản lý xã hội. Nhưng có lẽ, các thông tin đời tư của những người có vị trí xã hội, nổi
tiếng hoặc giàu có mới thực sự là chủ đề được dư luận quan tâm. Việc phát tán đoạn
phim sex “Vàng Anh” của Thùy Linh lên mạng là một minh chứng cụ thể. Trước khi
10


Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

những hình ảnh này bị phát tán, Hoàng Thuỳ Linh đang là thần tượng mới của giới trẻ,
nhờ hình tượng trong sáng, đáng yêu của mình trong series phim "Nhật ký Vàng anh".
Sau khi sự việc xảy ra, Hoàng Thuỳ Linh đã bị ảnh hưởng không nhỏ, chịu những cú
shock tâm lý, phải công khai xin lỗi trên truyền hình, không được xuất hiện trên truyền
hình cho tới thời gian gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những tổn hại về tinh thần mà
Hoàng Thuỳ Linh phải chịu, dư luận và đặc biệt là các bậc phụ huynh phẫn nộ và rất lo
lắng sự việc này có thể ảnh hưởng tới con của mình.
Tuy nhiên, những hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư trên thực tế rất nhiều
nhưng đa số những trường hợp bị công khai thông tin về bí mật đời tư ít khi lên tiếng
vì xấu hổ, sợ ảnh hưởng tới danh dự bản thân hay sợ bị trả thù, hoặc có thể do chưa
biết mình có quyền được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư và pháp luật bảo vệ quyền bí
mật đời tư đến đâu, điều này gây khó khăn đối với việc phát hiện và giải quyết vi
phạm. Không những thế, các cơ quan có thẩm quyền có thể biết những hành vi vi phạm
này nhưng có khi lại làm ngơ, không giải quyết hoặc không có biện pháp giải quyết
đích đáng.
Thực tế xét xử ở nước ta cũng cho thấy, số lượng vụ việc xâm phạm bí mật đời tư
của cá nhân là không ít, tuy nhiên số vụ được giải quyết lại rất hạn chế. Phần vì ngay
trong câu “bí mật đời tư” đã bộc lộ, đã là chuyện “bí mật” nên rất ít người muốn ra Tòa
giải quyết vì họ cho rằng như thế chỉ càng làm “to chuyện”, làm cho “bí mật” của họ

lan rộng hơn, phần vì có rất nhiều thứ được họ coi là bí mật của mình song lại không
thấy luật quy định. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về quyền bí mật đời tư nói riêng,
quyền nhân thân nói chung là một trong những trọng tâm cần được chú ý trong quá
trình hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự.
b) Hướng khắc phục:
Do chưa có giải thích rõ thế nào là bí mật đời tư nên khái niệm này có nhiều cách
hiểu khác nhau. Hiện nay “lỗ hổng” pháp luật về bí mật đời tư khiến cho ranh giới xâm
phạm đời tư và thông tin phục vụ số đông đại chúng là hết sức mong manh. Do đó,
nhóm em đưa ra những phương hướng khắc phục sau:
Thứ nhất, Điều 38 Bộ luật Dân sự quy định về quyền bí mật đời tư của cá nhân.
Tuy nhiên, luật không giải thích rõ thế nào là bí mật đời tư, do đó khái niệm này mang
ý nghĩa tương đối. Vì vậy, cần sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng đưa ra
một khái niệm cụ thể về bí mật đời tư bởi đây là cơ sở để Tòa án xác định một thông

11


Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

tin cụ thể có được coi là bí mật đời tư hay không. Hội đồng thẩm phán TANDTC cần
ban hành nghị quyết hướng dẫn quy định của Bộ luật Dân sự về quyền bí mật đời tư, từ
đó tiến tới việc Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự về
quyền bí mật đời tư.
Thứ hai, thông tin về đời tư có thể liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần,
hoặc những quan hệ xã hội khác trong quá khứ và hiện tại và được pháp luật bảo vệ.
Nghĩa là những thông tin về đời tư phải hợp pháp mới được pháp luật bảo vệ. Ví dụ,
một người chung sống như vợ chồng với một người khác đang có vợ có chồng thì
không thể được pháp luật bảo vệ vì tuy là bí mật đời tư nhưng không hợp pháp nên sẽ
không được pháp luật bảo vệ. Như vậy, bí mật đời tư có thể là sự kiện coi là bí mật với
người này nhưng lại không coi là bí mật với người khác nên họ có quyền công bố hoặc

giữ bí mật. Việc họ có coi là bí mật hay không thì đều phải được pháp luật bảo vệ.
Thứ ba, cần có những chế tài xử lý thật nghiêm khắc những thông tin đời tư quá
đà, thậm chí thất thiệt. Như trong vụ việc phát tán đoạn phim sex “Vàng Anh” cần xem
xét trách nhiệm của những người liên quan ở hai khía cạnh: người phát tán đoạn phim
đó lên mạng và báo chí đã đưa tin, xác nhận chuyện “sex” của người trong đoạn phim
với một con người cụ thể ngoài đời (diễn viên Thùy Linh). Bên cạnh đó, phải quy định
rõ thông tin đời tư nào của công dân không phải là thông tin bí mật. “Ví như các cơ
quan nhà nước, các cơ quan dân cử buộc phải công khai tài sản mà báo chí có thể tiếp
cận được thì đương nhiên được quyền đưa tin. Hay các thông tin các cá nhân chủ động
cung cấp thì không thể gọi là xâm phạm bí mật đời tư. Bí mật đời tư còn được xem xét
ở một khía cạnh khác là đối với người nổi tiếng, nhà báo được quyền thông tin nhưng
việc thu thập và công bố thông tin phải xin phép. Nếu vi phạm thì phải bồi thường thiệt
hại, thậm chí nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ tư, cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân để họ hiểu mình có
quyền gì và biết cách xử lý khi phát hiện hành vi vi phạm. Việc tuyên truyền, phổ biến
này có thể được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông để tăng cường hiệu
quả của hoạt động này.
Thứ năm, phải phát huy chức năng của cơ quan có thẩm quyền đối với việc xử lý
vi phạm do hành vi vi phạm quyền bí mật đời tư. Có xử lý nghiêm khắc, hợp lý thì
những trường hợp vi phạm mới giảm, tình hình thực tế được cải thiện.

12


Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

LỜI KẾT
Trong cuộc sống ai cũng có những điều được gọi là bí mật đời tư, nhưng đổi lại
con người không ai là không có trí tò mò họ muốn biết những bí mật đó vì mục đích
này hay mục đích khác. Pháp luật chính là công cụ vừa đảm bảo quyền lời cho con

người nhưng nó cung là công cụ để kiềm chế sự tự do của con người. Việc tự bảo vệ bí
mật đời tư của mình cũng cần được chú ý, trước khi cần đến sự can thiệp của pháp luật,
mọi người nên tự bảo vệ mình bằng những cách khác nhau sao cho hợp pháp, được
như vậy là tốt nhất. Pháp luật về quyền bí mật đời tư cũng cần sớm hoàn thiện, khắc
phục những thiếu sót trong quy định. Có như vậy mới tạo được lòng tin vững vàng cho
người dân vào pháp luật. Ngoài ra mỗi con người cũng cần biết tự rèn luyện cho mình
cách sống đúng mực, năng tìm hiểu pháp luật vừa là để tự biết mình có những quyền gì
đồng thời tôn trọng quyền của người khác, tránh những hành vi xâm phạm đến queyenf
và lợi ích hợp pháp của người khác. Muốn nhận được sự tôn trọng của người khác bạn
phải tôn trọng họ trước.

13


Bài tập nhóm tháng 2 – Pháp luật về quyền nhân thân

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật dân sự tập 1, trường ĐH Luật Hà Nội
2. Lê Đình Nghị, “Quyền bí mật đời tư trong quy định của pháp luật
dân sự Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, trường ĐH Luật Hà Nội
3. Phùng Trung Tập, “Bí mật đời tư bí mật xâm phạm”, Tạp chí luật
học số 6/1996
4. Bộ luật dân sự năm 2005
5. Website: thongtinphapluatdansu.wordpress.com
6. Website: chinhphu.vn
Và một số nguồn tài liệu khác….

14




×