Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài tập nhóm luật lao động số 1, chị a là công nhân ký thuật của công ty m kể từ tháng 42005 với hợp đồng không xác định thời hạn ngày 172012 do b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.94 KB, 13 trang )

Bài tập nhóm số 1 môn Luật lao động
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................1

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT:
BLLĐ 2012: Bộ luật lao động 2012
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
NLĐ: Người lao động
HĐLĐ: Hợp đồng lao động

Nhóm 2-N05-TL2

Page 1


Bài tập nhóm số 1 môn Luật lao động
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chị A là công nhân ký thuật của công ty M kể từ tháng 4/2005 với hợp đồng không
xác định thời hạn. Ngày 1/7/2012 do bị bệnh cũ tái phát (trước đây chị đã bị bệnh
về gan mật) nên phải năm viện điều trị. Trong thời gian đó công ty ký hợp đồng lao
động với chị H để thay thế chị A trong thời gian chị nằm viện. Khi sức khỏe đã tạm
ổn định, ngày 30/6/2013 chị A đến công ty để nhận lại công việc cũ thì được giám
đốc báo là hợp đồng lao động của chị vừa được chấm dứt ngày hôm trước với lý
do:
- ốm đau quá thời hạn pháp luật cho phép;
- Công việc của chị A đã có người thay thế. Vì chị A ốm lâu quá nên công ty
đã kí hợp động không xác định thời hạn với chị H để thay thế nên giờ không
thể chấm dứt hợp động với chị H.
Hỏi:
1. Lý do công ty đưa ra để chấm dứt HĐLĐ với chị A là đúng hay sai? Tại sao?
(4 điểm)


2. Hãy giải quyết quyền lợi của chị A theo quy định của pháp luật hiện hành?
(4 điểm)
3. Công ty M có bắt buộc phải giao kết HĐLĐ không xác định thời hạn để thay
thế chị A trong thời gian chị điều trị không? Tại sao? (2 điểm)

Nhóm 2-N05-TL2

Page 2


Bài tập nhóm số 1 môn Luật lao động
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
“Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người
sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao
động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội
và trong hệ thống pháp luật của quốc gia”. Sau đây, nhóm hai sẽ tìm hiểu về tình
huống trong thực tế như đề bài đưa ra để thấy những vấn đề thực tiễn trong vấn đề
này.
Trong tình huống nêu trên, chúng ta sẽ xem xét và giải quyết các yêu cầu
như sau:
1. Lý do công ty đưa ra để chấm dứt HĐLĐ với chị A đúng hay sai? Tại
sao?
Trả lời: Lý do công ty đưa ra để chấm dứt HĐLĐ với chị A là Sai.
 Về lý do chị A đã nghỉ ốm đau quá thời hạn luật cho phép
Lý do trên của công ty M đưa ra để chấm dứt hợp đồng lao động với chị A là
sai bởi lẽ:
Theo điểm b khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012 thì NSDLĐ có quyền đơn
phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp:
“b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với
người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,….”.1

Tuy nhiên, trong trường hợp này chị A do bệnh gan mật cũ tái phát đã nghỉ
làm và nằm viện điều trị từ ngày 1/7/2012 đến ngày 30/6/2013. Như vậy, chị A là
NLĐ đã ký HĐLĐ không xác định thời hạn với Công ty M, thời gian từ lúc chị A
nghỉ làm để điều trị bệnh đến khi chị quay trở lại Công ty làm việc là vừa tròn 12
tháng, mà chưa quá thời hạn đó, do đó thời gian nghỉ làm của chị A vẫn trong thời
gian pháp luật cho phép (12 tháng). Hơn nữa, khi công ty M đưa ra quyết định
chấm dứt hợp đồng lao động với chị A là vào ngày 29/6/2013 như vậy tính từ thời
gian chị A nghỉ ốm đến khi công ty M ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
1

Xem khoản 1 điều 38 BLLĐ 2012

Nhóm 2-N05-TL2

Page 3


Bài tập nhóm số 1 môn Luật lao động
với chị A là mới được 11 tháng 29 ngày, chưa đủ để xác định chị A rơi vao trường
hợp thuộc điểm b, khoản 1 điều 38 Bộ luật lao động 2012. Việc Công ty M lấy lý
do chị A đã ốm đau quá thời hạn pháp luật cho phép để chấm dứt HĐLĐ với chị A
là hoàn toàn thiếu căn cứ.
Hơn nữa, theo khoản 1 điều 39 Bộ luật lao động 2012 quy định thì “1.
Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị,
điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ
trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này”. Mà theo như
chúng ta vừa phân tích ở trên thì trường hợp của chị A chưa thuộc vào trường hợp
quy định tại điểm b khoản 1 điều 38 Bộ luật lao động 2012, do đó Công ty M
không được phép chấm dứt hợp đồng lao đồng đối với chị A.
Như vậy, việc Công ty M lấy lý do chị A đã ốm đau quá thời hạn pháp luật

cho phép để chấm dứt HĐLĐ với chị A là hoàn toàn thiếu căn cứ và trái với quy
định của pháp luật.
 Về lý do Công việc của chị A đã có người thay thế. Vì chị A ốm lâu quá nên
công ty đã kí hợp động không xác định thời hạn với chị H để thay thế nên
giờ không thể chấm dứt hợp động với chị H.
Lý do của công ty M đưa ra để chấm dứt hợp đồng lao động với chị A là chưa
hợp pháp cũng như hợp lý, bởi lẽ:
Theo khoản 3, Điều 36 BLLĐ thì trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng có
trường hợp : “Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng”.2 Như vậy, nếu công ty M
muốn tiếp tục thực hiện HĐLĐ với chị A thì công ty M hoàn toàn có thể tiến hành
thỏa thuận với chị H về việc chấm dứt HĐLĐ với chị H. Thỏa thuận này là hoàn
toàn đúng với quy định của pháp luật.
Bình luận của nhóm về trường hợp này: Theo ý kiến của nhóm vì chị A
nghỉ việc một khoảng thời gian khá dài (gần 12 tháng) nên có những thay đổi của
2

Xem điều 36 BLLĐ 2012

Nhóm 2-N05-TL2

Page 4


Bài tập nhóm số 1 môn Luật lao động
công việc đặc biệt trong sự biến đổi của nền kinh tế thị trường mà chỉ có những
người trực tiếp thực hiện công việc liên tục, thường xuyên mới nắm bắt được thì
chị A không thể nắm bắt được kịp thời sau thời gian dài nghỉ điều trị bệnh . Hơn
nữa, chị A sức khỏe vốn yếu (do đã từng mắc bệnh và đã bị tái phát và hiện nay
bệnh tình vẫn chỉ tạm ổn định), nếu như tiếp tục giao kết hợp đồng với chị A công
ty cũng gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt nếu vị trí mà chị A đảm nhận đòi

hỏi sự chịu áp lực và cường độ làm việc cao có thể khiến chậm tiến độ công việc,
ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, để đảm bảo cho
quyền lợi của công ty M thì công ty M cũng có thể thỏa thuận với chị A để sửa đổi,
bổ sung HĐLĐ đã kí kết với sự điều chuyển linh hoạt chị A sang vị trí khác hoặc
thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ đã kí kết đồng thời giải quyết quyền lợi chính đáng
cho chị A chứ không phải là viện những lí do đã nêu trên để đơn phương chấm dứt
HĐLĐ trái pháp luật.
Do đó lý do của công ty M là công việc của chị A đã có người thay thế. Vì chị A
ốm lâu quá nên công ty đã ký hợp đồng không xác thời hạn với chị H để thay thế
nên giờ không thể chấm dứt hợp đồng với chị H là chưa hợp pháp cũng như hợp lý.
 Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của công ty M trái pháp luật về mặt
thủ tục
Trong tình huống trên, không những lý do công ty M đưa ra để chấm dứt hợp đồng
với chị A là trái pháp luật mà còn trái pháp luật về cả mặt thủ tục chấm dứt hợp
đồng lao đồng, bởi lẽ: Điểm a khoản 2 Điều 38 BLLĐ 2012 quy định: “2. Khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người
lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;”
Trong tình huống trên, Công ty M đã hoàn toàn không thực hiện thủ tục
thông báo với chị A. Chị A hoàn toàn không được Công ty thông báo về việc chấm
dứt HĐLĐ, chỉ đến khi sức khỏe đã tạm ổn định, ngày 20/6/2013 chị A đến công ty
Nhóm 2-N05-TL2

Page 5


Bài tập nhóm số 1 môn Luật lao động
để nhận lại công việc cũ mới được giám đốc báo là HĐLĐ của chị vừa được chấm
dứt ngày hôm trước.
Như vậy, về thủ tục chấm dứt HĐLĐ của Công ty M đối với chị A cũng

hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.
2. Hãy giải quyết quyền lợi của chị A theo quy định của pháp luật hiện
hành?
Trả lời: Theo phân tích ở câu 1, lí do công ty M đưa ra để chấm dứt HĐLĐ với chị
A là không hợp lí, trái pháp luật nên công ty M chấm dứt HĐLĐ với chị A là trái
pháp luật, do đó theo quy định của pháp luật hiện hành quyền lợi của chị A sẽ được
giải quyết như sau: căn cứ theo Điều 42 Bộ Luật Lao Động 2012 quy định về
Nghĩa vụ của NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:
“1. Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết và phải trả tiền lương,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng
với ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
2. Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường
quy định tại khoản 1 Điều này NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại
Điều 48 của Bộ luật này
3. Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý, thì ngoài khoản
tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định
tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng
ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn
muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai
bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.

Nhóm 2-N05-TL2

Page 6


Bài tập nhóm số 1 môn Luật lao động
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho
NLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không

báo trước.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên của pháp luật, quyền lợi của chị A sẽ
được giải quyết trong từng trường hợp cụ thể như sau:
TH1: Theo khoản 1, Điều 42 BLLĐ năm 2012, trường hợp chị A quay trở lại
công ty làm việc bình thường, công ty M phải nhận chị A trở lại làm việc theo
HĐLĐ đã giao kết tháng 04/2005 và công ty M phải trả tiền lương, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế trong những ngày chị A không được làm việc cộng với ít nhất 02
tháng tiền lương theo HĐLĐ đã giao kết giữa chị A và công ty.
TH2: Theo khoản 2, Điều 42 BLLĐ, trường hợp chị A không muốn quay trở
lại để tiếp tục làm việc tại công ty M, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại
khoản 1 Điều này( gồm tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế), công ty M
phải trả cho chị A trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của BLLĐ năm 2012.
- Theo khoản 2- Điều 48 BLLĐ năm 2012, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi
việc là tổng thời gian chị A đã làm việc thực tế cho công ty M trừ đi thời gian chị A
tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (đó là thời
gian từ năm 2009 tới khi công ty M chấm dứt HĐLĐ với chị A là tháng 6 năm
2013) và thời gian làm việc đã được công ty M chi trả trợ cấp thôi việc. Còn trong
khoảng thời gian từ năm 2009 tới thời điểm công ty M và chị A chấm dứt HĐLĐ là
tháng 6/2013 chị A sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật
bảo hiểm xã hội.
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng
liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ (khoản 3, Điều 48 BLLĐ năm 2012), tức là 6
tháng trước tháng 6 năm 2013, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp

Nhóm 2-N05-TL2

Page 7


Bài tập nhóm số 1 môn Luật lao động

khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) quy định tại Điều 15 của Nghị định số
44/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ.3
TH3: Theo khoản 3, Điều 42 BLLĐ, trường hợp công ty M không muốn
nhận chị A trở lại làm việc và chị A đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy
định tại khoản 1 Điều 42 và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của BLLĐ
năm 2012, chị A và công ty M thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít
nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ.
TH4: Theo khoản 4, Điều 42 BLLĐ trường hợp chị H đã thay thế chị A và
không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ với chị A mà chị A vẫn muốn
làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42, hai bên
thương lượng để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ. Việc sửa đổi bổ sung HĐLĐ sẽ theo
hướng công ty M bố trí cho chị A một chị A một vị trí mới thích hợp với tình trạng
sức khỏe của chị A và hai bên thỏa thuận mức tiền lương hợp lí với vị trí công việc
mới.
TH5: Theo điểm a, khoản 2, Điều 38 BLLĐ năm 2102 “khi đơn phương
chấm dứt HĐLĐ với NLĐ, NSĐLĐ phải thông báo trước cho NLĐ ít nhất 45 ngày
với hợp đồng không xác định thời hạn”. Như vậy khi chị A quay trở lại công ty để
nhận việc thì được công ty M thông báo là đã chấm dứt HĐLĐ với chị A ngày hôm
qua, từ đó có thể thấy trong trường hợp này công ty M vi phạm quy định về thời
hạn báo trước với chị A, không báo trước 45 ngày theo quy định của pháp luật.
Bởi vậy theo khoản 5, Điều 42 BLLĐ năm 2012 thì công ty M phải bồi thường cho
chị A một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không
báo trước.

3

Do Bộ luật lao động 2012 mới được ban hành nên chưa có các văn bản cũng như các quy định trực tiếp hướng dẫn
về vấn đề trợ cấp thôi việc, do đó nhóm đã có tham khảo các văn bản trước đây có quy định về vấn đề trợ cấp thôi
việc để có thể làm rõ hơn về các quy định của pháp luật hiện hành.


Nhóm 2-N05-TL2

Page 8


Bài tập nhóm số 1 môn Luật lao động
Qua phần trình bày trên có thể thấy, về cơ bản trách nhiệm của công ty M để
đảm bảo quyền lợi của chị A khi công ty M đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp
luật đối với chị A, gồm có hai trách nhiệm:
+ Khôi phục lại quan hệ pháp luật đã bị phá vỡ, nhận chị A trở lại làm việc theo
HĐLĐ đã giao kết, trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những
ngày chị A không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương theo HĐLĐ;
hoặc trả tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc nếu chị A không muốn quay trở lại làm
việc tại công ty; hoặc sửa đổi HĐLĐ nếu chị A muốn quay lại nhưng không còn vị
trí cũ để làm việc.
+ Bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương của chị A trong thời hạn không
báo trước trước khi chấm dứt HĐLĐ với chị A.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, trong những
trường hợp cụ thể công ty M có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền kể
trên liên quan trực tiếp đến quyền lợi của chị A, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài
thêm nhưng không được quá 30 ngày (khoản 2, Điều 47 BLLĐ năm 2012).
3. Công ty M có bắt buộc phải giao kết hợp đồng không xác định thời hạn
để thay thế chị A trong thời gian chị điều trị không? Tại sao?
Trả lời: Công ty M không bắt buộc phải giao kết hợp đồng không xác định thời
hạn đề thay thế A trong thời gian chị điều trị. Vì những lý do sau:
Thứ nhất, công ty M hoàn toàn có thể không cần giao kết hợp đồng lao động
để thay thế chị A trong thời gian chị điều trị nếu thấy không cần thiết phải tuyển
dụng NLĐ thay thế vị trí công việc đó.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 17 BLLĐ 2012, một trong những nguyên tắc
khi giao kết hợp đồng là phải đảm bảo được sự tự nguyện và tự do thỏa thuận

(nhưng không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội). Do đó.

Nhóm 2-N05-TL2

Page 9


Bài tập nhóm số 1 môn Luật lao động
Công ty M và chị H hoàn toàn có quyền thỏa thuận về loại hợp đồng để giao kết
phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc. Căn cứ vào thời hạn của hợp đồng,
hợp đồng lao động được chia thành HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác
định thời hạn và HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng4. Mỗi loại HĐLĐ lại áp dụng đối với những loại công việc khác
nhau:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà hai bên không
thỏa thuận về thời hạn cũng như thời điểm hết hiệu lực của hợp đồng. Loại hợp
đồng này thường được áp dụng với công việc thường xuyên, lâu dài vì vậy có tác
dụng ổn định lực lượng trong đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên theo quy định
của pháp luật đối với loại hợp đồng này NLĐ có quyền chấm dứt không cần lý do 5.
Do đó sẽ khó đảm bảo được yêu cầu của công việc cũng như mục đích của
NSDLĐ. Do hợp đồng mà công ty M muồn ký với chị H là nhằm thay thế vị trí của
chị A trong thời gian chị điều trị nên công việc của H không phải là thường xuyên,
lâu dài mà chỉ trong khoảng thời gian nhất định. Do đó công ty M không nên ký
hợp đồng không xác định thời hạn với chị H.
Hợp đồng xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời
hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ 12 đến
36 tháng. Loại hợp đồng này áp dụng cho những công việc được thực hiện trong
khoảng thời gian từ 12 đến 36 tháng.
Hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng cũng là một dạng của HĐLĐ xác định thời hạn. Hợp đồng này áp dụng cho

những công việc có thời gian lao động kết thúc dưới 12 tháng hoặc để tạm thời
thay thế NLĐ đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn
hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác6.
4

Xem khoản 1 Điều 22 BLLĐ năm 2012.
Xem Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Trường ĐH Luật Hà Nội, 2012, Tr.245.
6
Xem khoản 3 Điều 22 BLLĐ năm 2012.
5

Nhóm 2-N05-TL2

Page 10


Bài tập nhóm số 1 môn Luật lao động
Trong trường hợp này, chị A chỉ tạm thời nghỉ việc để điều trị bệnh. Trong
khoảng thời gian dưới 12 tháng, khi sức khỏe hồi phục thì chị hoàn toàn được xem
xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động7. Trong thời gian điều trị, vị trí công
việc vốn là của chị A tạm thời bị trống, tính chất công việc mang tính mùa vụ có
thời hạn dưới 12 tháng, do đó để đáp ứng yêu cầu công việc, công ty M phải giao
kết hợp đồng lao động với chị H để thay thế chị A trong thời gian này. Vì tính chất
công việc là tạm thời thay thế và có thời hạn dưới 12 tháng nên hình thức HĐLĐ
phù hợp là HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định.
Như vậy, dựa trên những đặc điểm pháp lý cũng như ưu, nhược điểm của
từng loại HĐLĐ thì công ty M không bắt buộc phải giao kết hợp đồng không xác
định thời hạn để thay thế chị A trong thời gian chị điều trị mà nên lựa chọn hình
thức giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới
12 tháng với chị H để thay thế chị A trong thời gian chị điều trị.


7

Xem đoạn 2 điểm b khoản 1 Điều 38 BLLĐ năm 2012.

Nhóm 2-N05-TL2

Page 11


Bài tập nhóm số 1 môn Luật lao động
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong thực tế những vụ việc như trên xảy ra rất nhiều, để bảo vệ tốt nhất
quyền lợi cho người lao động thì những quy định của pháp luật là công cụ tốt nhất.
Chúng ta cần phải nghiêm chỉnh tôn trọng và thực thi pháp luật để xã hội ngày
càng phát triển vững mạnh.

Nhóm 2-N05-TL2

Page 12


Bài tập nhóm số 1 môn Luật lao động
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động, Nxb. CAND, Hà Nội,
2013.
2. Trường đại học công đoàn, Giáo trình pháp luật về lao động và công đoàn, Nxb.
Lao động, Hà Nội, 2004.
3. Bộ luật lao động Việt Nam 2012
7. Nghị định 44/2003/NĐ-CP ra ngày 9/5/2003 do Thủ tướng Chính phủ ký quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng
lao động.
8. Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về HĐLĐ

Nhóm 2-N05-TL2

Page 13



×