Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hãy lý giải tại sao ở việt nam hiện nay lại xây dựng hình thức sở hữu toàn dân mà nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu trong khi xu hướng chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.74 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

A.LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................2
B.NỘI DUNG........................................................................................2
I.Sở hữu tư nhân về đất đai.......................................................................................................2
1.1.Ưu điểm..........................................................................................................................2
II.Sở hữu toàn dân về đất đai....................................................................................................3
II.1.Ưu điểm..........................................................................................................................3
III. Sự phù hợp của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta hiện nay..............................5

C.KẾT LUẬN........................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................7

1


A. LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong những năm vừa qua là sự
biến động nhanh chóng của thị trường nhà, đất. Cũng giống như nhiều nước trên thế
giới, nước ta trước đây cũng tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về đất đai. Tuy
nhiên, với tính chất là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời thể hiện rõ bản
chất của nhà nước “của dân, do dân và vì dân” ở nước ta, Nhà nước đã thống nhất thừa
nhận một hình thức sở hữu duy nhất: “Sở hữu toàn dân về đất đai”. Vì vậy, trong bài tập
nhóm này, chúng em xin chọn đề tài: “Hãy lý giải tại sao ở Việt Nam hiện nay lại xây
dựng hình thức sở hữu toàn dân mà Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu
trong khi xu hướng chung thế giới là xây dựng hình thức sở hữu tư nhân về đất đai”
để làm rõ những vấn đề cơ bản về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta.

B. NỘI DUNG
Mỗi hình thức sở hữu về đất đai, song hành cùng những ưu điểm luôn tồn tại những
nhược điểm. Tuy nhiên đặt trong tương quan với điều kiện kinh tế nước ta thì hình thức sở


hữu nào sẽ phù hợp hơn? Chúng ta cần tìm hiểu rõ từng ưu, nhược điểm của mỗi hình thức
sở hữu này.
I.

Sở hữu tư nhân về đất đai

1.1.

Ưu điểm

Đảm bảo quyền lợi cho mỗi người dân : Giao quyền sở hữu cho người dân thay
cho việc họ chỉ được giao sử dụng có như vậy mới đảm bảo lợi ích tốt nhất cho nông dân
trên mảnh đất họ canh tác. Khi đã là chủ sở hữu thì người dân có quyền bán hay không
bán đất của mình, có thể mặc cả về giá và các điều kiện khác để đảm bảo lợi ích của mình.
Cùng với đó, khi cho sở hữu tư nhân về đất đai, thị trường đất đai sẽ dần hình thành một
cách minh bạch, giá cả và mọi sự mua bán, tích tụ hay phân chia để sử dụng sẽ hợp lý hơn.
Và trên hết, lợi ích của người dân, đất nước sẽ được bảo đảm tốt hơn.
Tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm tham nhũng : Trên cơ sở có quyền sở hữu,
nông dân sẽ yên tâm đầu tư, chăm chút giữ gìn mảnh đất lâu dài cho mình và cho con

2


cháu. Lợi ích của nông dân và hiệu quả sử dụng đất đai sẽ được chính bản thân họ đảm
bảo. Không ai có thể làm việc đó tốt hơn họ, kể cả Nhà nước.
Khi có quyền sở hữu đất, người dân sẽ không còn phải thấp thỏm lo chuyện bị thu hồi một
cách tùy tiện. Khi đó, sự lạm dụng của các quan chức nhà nước cũng ít đi và kết quả là
giảm tham nhũng, khiếu kiện.
1.2.


Nhược điểm
Cản trở đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội : Trong điều kiện nước ta đang

thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thiết lập chế độ sở hữu tư nhân về
đất đai là một yếu tố cản trở đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa đòi hỏi chuyển một diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích
phi nông nghiệp. Sở hữu tư nhân đất đai sẽ đặt nhà đầu tư vào chỗ phải thỏa thuận với quá
nhiều người dân, chỉ một người không đồng ý với phương án chung là kế hoạch đầu tư
khó triển khai thực hiện. Mặt khác, những người tư hữu riêng lẻ cũng khó có điều kiện
thỏa thuận với nhà đầu tư theo giá có lợi cho họ. Kết quả là sở hữu tư nhân đất đai vừa cản
trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa không có cơ chế bảo vệ được lợi
ích của nhà đầu tư và của chính người dân.
Đất đai tập trung trong tay những người có tiền dẫn đến sử dụng đất không
hiệu quả : Sở hữu tư nhân đất đai sẽ dẫn đến kết quả không mong muốn là tập trung đất đai
trong tay một số người có nhiều tiền. Với chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, người sở hữu đất
có quyền đối xử với đất như đối với tài sản riêng: mua bán, chuyển nhượng, bỏ hoang
không sử dụng, cũng như chuyển mục đích sử dụng… Không ai có quyền thu hồi, sử dụng
đất của người khác nếu không được chủ đất cho phép. Lợi dụng khó khăn hoặc kém hiểu
biết của nông dân, một bộ phận người có nhiều tiền có thể thu gom đất đai để trở thành địa
chủ. Cũng sẽ dẫn đến tình trạng người có nhiều tiền thu gom đất đai và chỉ sử dụng đất vì
mục đích cá nhân như làm trang trại để nghỉ ngơi, giải trí, cho thuê,… nhằm kiếm lời. Đây
sẽ là nguyên nhân dẫn đến một bộ phận nông dân đói nghèo vì không có đất.
II.

Sở hữu toàn dân về đất đai

II.1. Ưu điểm
Thứ nhất, Đất đai không những là tư liệu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản… mà còn là tài sản quan trọng về quốc phòng, an ninh, phát triển công nghiệp và
phục vụ lợi ích công cộng. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ

3


sở hữu, Nhà nước thay mặt toàn dân quản lý và phân bổ đất đai, đảm bảo điều tiết quá
trình phân phối công bằng, ngăn ngừa khả năng số ít chiếm dụng phần lớn đất đai, tạo
điều kiện cho người dân tiếp cận một cách bình đẳng và trực tiếp với đất đai, xóa bỏ
tình trạng độc quyền sở hữu đất đai với mục đích bóc lột người sử dụng đất.
Thứ hai, chế độ sở hữu toàn dân nhấn mạnh quyền của người dân trong sử dụng
quyền của mình để cùng nhau giải quyết các vấn đề bất đồng trong sử dụng và phân
chia lợi ích từ đất. Với việc quy định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, khi đa số công
dân bị bất lợi trong phân chia lợi ích từ đất đai, họ có thể góp ý cho Nhà nước sửa Luật
Đất đai phục vụ mục đích chung của công dân, sửa chữa những bất công trong phân
phối lợi ích từ đất đai do cơ chế thị trường đem lại.
Thứ ba, mặc dù đại diện chủ sở hữu đất đai là Nhà nước nhưng Nhà nước luôn tạo
điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền cần thiết như: quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, được bồi
thường, được lựa chọn hình thức sử dụng đất, tạo… Nhà nước chỉ can thiệp vào hai
khía cạnh của quyền sở hữu đất đai là: kiểm soát quyền sử dụng đất và thực thi quyền
định đoạt đất đai khi cần thiết.
Thứ tư, sở hữu toàn dân về đất đai đảm bảo ổn định về chính trị và tạo điều kiện để
phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
2.2. Nhược điểm.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai quy định Nhà nước là đại diện quyền sở hữu,
nhưng “Nhà nước” là ai, chính quyền trung ương hay chính quyền địa phương, do đó
dẫn đến lạm quyền trong việc thu hồi đất, xâm hại quyền lợi của người dân nhưng lại để
đất đai rơi vào tay các nhóm lợi ích, khiến cả quyền lợi của người dân lẫn lợi ích quốc
gia không được bảo đảm.
Việc lạm dụng quyền hạn trong quản lý đất đai tại các địa phương thường xảy ra ở
các lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất; thu hồi quyền sử dụng đất của người dân, để xây

dựng các dự án công nghiệp và thương mại,... Về mặt lý thuyết, quyền quy hoạch sử
dụng đất thuộc về chủ sở hữu đất, vì vậy chính quyền các địa phương với vai trò đại
diện chủ sở hữu, nắm giữ toàn quyền và độc quyền trong lập, sửa đổi quy hoạch đất đai.
Trong một số trường hợp, khi có sự tham gia và bị chi phối của các nhóm lợi ích, mà
Nhà nước không quản lý giám sát được, sẽ dẫn đến hậu quả quy hoạch không còn phục
4


vụ các mục đích chung vì cộng đồng và vì lợi ích của người dân, mà tạo điều kiện cho
các nhóm lợi ích tìm kiếm lợi nhuận, được che đậy thông qua các dự án đầu tư về kinh
tế - xã hội.
III. Sự phù hợp của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta hiện nay
Việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một tất yếu đối với quá trình
lịch sử phát triển của nước ta, nó được thể hiện rõ ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, chế định sở hữu toàn dân về đất đai phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhà nước với tư cách đại
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thay mặt toàn dân quản lý và phân bổ đất đai, đảm
bảo điều tiết quá trình phân phối địa tô phù hợp với sở hữu toàn dân, bảo đảm công
bằng, ngăn ngừa khả năng để một số ít người chiếm dụng phần lớn địa tô một cách bất
hợp lý, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận bình đẳng và trực tiếp đối với đất đai
và xóa bỏ tình trạng một nhóm người dùng độc quyền sở hữu đất đai để bóc lột người
sử dụng đất.
Thứ hai, chế định sở hữu đất đai toàn dân nhằm ghi nhận thành quả cách mạng
về đất đai của dân tộc ta, phù hợp với lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc
lập chủ quyền và dù đất đai do tự nhiên sinh ra, song vốn đất đai quý báu ngày nay có
được là do công sức, mồ hôi, xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam tạo lập
nên, vì vậy, đất đai phải thuộc về sở hữu của toàn dân.
Thứ ba, với điều kiện một nước nông nghiệp có khoảng 70% là nông dân, bình
quân về đất sản xuất canh tác trên đầu người của Việt Nam thuộc vào loại thấp nhất thế
giới, nên đất đai có một vị trí rất quan trọng trên nhiều phương diện chính trị, kinh tế,

xã hội. Đất đai trước hết là lãnh thổ quốc gia, tài nguyên quý giá của quốc gia, đồng
thời là tư liệu sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai là điều
kiện vật chất để đảm bảo việc làm, đời sống ổn định cho hàng triệu gia đình nông dân.
Mặt khác, trong lịch sử quan hệ đất đai ở nước ta, thường có nhiều biến động qua từng
thời kỳ, chính sách pháp luật đất đai ở mỗi giai đoạn phát triển cũng có những nét đặc
thù riêng. Do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, có những vấn đề đất
đai do lịch sử để lại. Việc thiết lập chế định sở hữu toàn dân về đất đai đã góp phần vào
việc giữ ổn định quan hệ đất đai, tránh những xáo trộn không cần thiết và duy trì sự ổn
định về chính trị, xã hội là tiền đề rất quan trọng để phát triển đất nước.
5


Thứ tư, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai hiện hành không làm hạn chế đến
quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Vì họ đã được quy định có các quyền sử dụng,
mà nội hàm quyền sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng gần như
là đầy đủ các quyền của một chủ sở hữu đất đai ở các nước có đa sở hữu về đất đai như:
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh,
góp vốn, được bồi thường, được lựa chọn hình thức sử dụng đất, quyền sử dụng đất lâu
dài, quyền cải tạo, bồi bổ đất đai để khai thác có hiệu quả cho cuộc sống…
Thứ năm, xét dưới khía cạnh quản lý đất đai, đi đôi với việc giao đất, cho thuê
đất và công nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của người sử dụng đất, Nhà nước
đã công nhận quyền sử dụng đất là quyền tài sản của người sử dụng đất và trao cho
người sử dụng đất thực hiện các quyền giao dịch tài sản đối với các quyền sử dụng đất,
tiến hành việc cấp giấy chứng nhận, xác nhận bảo hộ quyền hợp pháp cho họ. Như vậy,
quy định này có ưu điểm quan trọng là giữ được ổn định của quan hệ đất đai, ngăn ngừa
những xung đột, phức tạp về mặt xã hội, mặt lịch sử có thể nảy sinh nếu thay đổi hình
thức sở hữu đất đai ở nước ta. Đồng thời, quy định như vậy cũng phù hợp với chủ
trương của Đảng là tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc tiếp tục kế thừa sở hữu toàn dân về đất đai
của Hiến pháp năm 1992 hiện hành như trong Dự thảo là phù hợp với thực tiễn của Việt

Nam.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, từ những luận điểm cơ bản đã trình bày ở trên ta có thể nhận thấy rằng
trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới, việc xây dựng hình thức sở
hữu toàn dân trong khi xu thế chung của thế giới là xây dựng hình thức sở hữu t ư nhân
về đất đai không hoàn toàn đi ngược với xu thế chung mà nó hoàn toàn phù hợp với
tình hình thực tế của nước ta hiện nay cũng như cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin và con đường chủ nghĩa xã hội mà nước ta đã chọn.
Do kiến thức và hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi sai sót,
mong thầy cô xem xét và góp ý cho bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Đất đai, NXB Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Luật Đất đai 2003.
3. Hiến pháp 1992.
4. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân – website : Bộ Tư Pháp
/>5. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai - một vấn đề cần kiên quyết thực hiện
Tạp chí cộng sản
/>
7



×