Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thu hoạch diễn án hồ sơ dân sự 06 tranh chấp di sản thừa kế (PHẦN 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.65 KB, 4 trang )

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN HỒ SƠ DÂN SỰ
MÃ SỐ HỒ SƠ: LS.DS-DS 06
(Phần tóm tắt Hồ sơ vụ án, nội dung câu hỏi dự kiến và
gợi ý các quy định Pháp luật sử dụng để bảo vệ Nguyên đơn)
Vụ kiện tranh chấp Di sản thừa kế.
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Sơn, sinh năm 1949
Bị đơn: Ông Nguyễn Công Nhuận, sinh năm 1963
I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ KIỆN
Theo Đơn khởi kiện ngày 15/12/2009 gửi Tòa án Nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh
Phúc, nội dung vụ kiện như sau:
1. Nguyên đơn là Ông Nguyễn Văn Sơn, sinh năm 1949, có địa chỉ tại Thôn Đại Tự 2,
xã Đại tự, yên Lach, tỉnh Vĩnh Phúc, khởi kiện tranh chấp thừa kế với ông Nguyễn
Công Nhuận, sinh năm 1963, có địa chỉ tại Thôn Tam Kỳ 3, xã Dại Tự, Yên Lạc, tỉnh
Vĩnh Phúc.
2. Những người có quyền lợi liên quan là bà Đào Thị Hoàn – vợ ông Nguyễn Công
Nhuận – và bà Nguyễn Thị lai – chị ruột ông Nguyễn Công Nhuận.
3. Nội dung những vấn đề nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết
- Vấn đề thứ nhất: Nguyên đơn yêu cầu Tòa án xác nhận quyền thừa kế theo Pháp luật
hợp pháp của nguyên đơn đối với di sản do cha mẹ mình để lại.
Ông Sơn trình bày: Ông là con trai của bố ông tức cụ Nguyễn Phúc Đường (sinh năm
1919, mất năm 2009) và bà vợ cả là cụ Kiếm (thông tin nhân thân không rõ rang).
Việc hôn nhân giữa 2 cụ không có giấy tờ xác nhận. Tới khi ông Sơn 3 tuổi, cụ
Đường và cụ Kiếm ly hôn cũng không có giấy tờ xác nhận. Cụ Kiếm bỏ về Sơn Tây
và để lại ông Sơn cho cụ Đường nuôi dưỡng.
Năm 1954, cụ Đường đã kết hôn với cụ Văn Thị Tụng, việc kết hôn này cũng không
có giấy tờ xác nhận. Trong quá trình chung sống, 2 cụ Đường và Tụng đã có với
nhau 2 người con là bà Nguyễn Thị La (sinh năm 1955) và ông Nguyễn Công Nhuận
(sinh năm 1963). Đối với ông Sơn, cụ Tụng đã chăm sóc, nuôi dưỡng ông như với
con đẻ của mình.
Do đó, ông Sơn mong Tòa xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của mình đối với những
di sản do cha mẹ để lại.


- Vấn đề thứ hai: Nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp có liên quan tới di
sản thừa kế là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền đất do cha mẹ mình để lại.
Ông Sơn trình bày: năm 1963, cụ Đường và cụ Tụng có mua 01 thửa đất của cụ Văn
Mạc Danh (anh trai cụ Tụng) có diện tích 4 sào 2 thước (1358m 2). Mảnh đất này sau
đó đã được cơ quan địa chính của địa phương cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng
đất số 0358/QSDĐ vào ngày 22/07/1998 dới tên cụ Văn Thị Tụng.

1


Ngày 07/02/2006, cụ Tụng mất đi không để laijd I chúc và đến ngày 05/09/2009 thì
cụ Đường cũng mất đi không để lại di chúc. Mảnh đất này hiện tại bị đơn đang quản
lý, sử dụng. Do đó, là người thừa kế hợp pháp của cụ Đường và cụ Tụng, nguyên
đơn yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia phần di sản này (quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền trên đất).
- Vấn đề thứ ba: Nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp có liên quan tới di
sản thừa kế là số tiền mà cụ Đường để lại sau khi mất.
Ông Sơn trình bày: sau khi cụ Đường mất thì có để lại 1 khoản tiền tương ứng với 03
tháng lương. Số tiền này do cụ Nguyễn Đình Tý (em ruột cụ Đường) chuyển lại cho
ông Nhuận giữ. Ngoài ra còn một số khoản tiền phúng viếng của cụ Đường. Do đó,
ông Sơn có yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia số tiền này cho những người có
quyền thừa kế hợp pháp phần di sản thừa kế của cụ Đường.
(Tại phiên tòa, theo tư vấn của Luật sư, Nguyên đơn đồng ý rút yêu cầu thứ 3.)
4. Các tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp:
- Danh sách gia đình cán bộ (bộ đội);
- Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất đứng tên bà Văn Thị Tụng;
- Biên bản xác minh của cán bộ tư pháp xã về việc nhân tiền của ông Nhuận.
5. Nội dung ý kiến của bị đơn:
Tại Bản tự khai ngày 21/04/2010 (do Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc tiến hành lấy),
ông Nhuận trình bày về nguồn gốc mảnh đất tranh chấp chia thừa kế là của mẹ ruột

ông và đứng tên mẹ ruột ông là cụ Văn Thị Tụng. Do ông Sơn không phải là con ruột
của cụ Tụng nên ông Sơn không có quyền đòi chia thừa kế mảnh đất này. Ông Nhuận
đồng ý yêu cầu Tòa án giải quyết theo Pháp luật.
6. Diễn biến vụ kiện theo Hồ sơ vụ án như sau:
- Ngày 18/02/2009, ông Sơn nộp đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế với ông Nhuận lên
Ủy ban nhân dân xã Đại Tự. Ủy ban nhân dân xã Đại Tự đã tiến hành lấy lời khai của
các bên và tổ chức hòa giải vào ngày 04/01/2010 nhưng không thành;
- Ngày 09/03/2010, ông Sơn đã khởi kiện đề nghị Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc giải
quyết và được Tòa án thụ lý vào ngày 31/03/2010;
- Từ 31/03/2010 tới hết ngày 10/08/2010, Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc đã tiến
hành:
 Định giá khu đất có tranh chấp, xác định giá trị cải tạo đất đang tranh chấp và lập
Biên bản xác minh tổng giá trị cải tạo đất đang tranh chấp (05/08/2010);
 Lấy lời khai của nguyên đơn (16/04, 16/07/2010), bị đơn (21/04, 20/07/2010), bà
Nguyễn Thị La (07,21/05/2010), cụ Nguyễn Đình Tý (05/08/2010);
 Tiến hành hòa giải nhiều lần (07/05,17/05,06/08,10/08/2010) nhưng đều hòa giải
không thành và kết quả hòa giải đều được ghi nhận trong các Biên bản hòa giải
không thành.
II. DỰ KIẾN DANH MỤC CÂU HỎI TẠI PHIÊN TÒA

2


1. Hỏi nguyên đơn Nguyễn Văn Sơn:
-

Xin ông cho biết khi cụ Tụng còn sống, cụ đã đối xử với ông như thế nào?

-


Khi cụ Tụng qua đời vào năm 2006, ông có ý kiến gì về việc chia tài sản hay không?

-

Ông có chứng cứ hay cơ sở nào để khẳng định ông Nhuận đã đối xử ngược đãi với
bố mẹ ông không?

-

Ông có thường xuyên quan tâm, chăm sóc bố mẹ ông không?

-

Ngày hai cụ mất thì ông đã làm gì?

-

Ông có đóng góp chi phí ma chay cho 2 cụ không?

-

Hiện tại, ông có tổ chức cúng giỗ cho các cụ không?

-

Các an hem của ông có thái độ hay hành vi nào thể hiện sự gây khó dễ hay cản trở
việc ông thăm nom, cúng giỗ cha mẹ mình không?

-


Nếu được chia thừa kế, ông mong được nhận 1 khoản tiền tương ứng hay là 1 phần
đất?

-

Ông cho biết những tài sản ông yêu cầu chia ở trên mảnh đất có nguồn gốc từ đâu và
ai đã thanh toán tiền cải tạo đất?

2. Hỏi bị đơn Nguyễn Công Nhuận:
-

Ông cho biết quan hệ của Ông và ông Sơn?

-

Ông cho biết mối quan hệ giữa bố mẹ ông và ông Sơn?

-

Ông cho biết mảnh đất đang tranh chấp được cha mẹ ông mua khi nào?

-

Ông ở trên mảnh đất đó từ khi nào?

-

Khi mẹ ông mất, ông Sơn có yêu cầu nào liên quan tới việc phân chia di sản không?

-


Khi bố mẹ ông mất thì ai là người lo ma chay cho các cụ? Chi phí thế nào? Ông có
ghi chép lại không?

-

Ông đã từ chối nhận khi ông Sơn muốn gửi tiền lo ma chay cho bố mẹ có đúng
không?

-

Ông Sơn có góp tiền xây dựng lên các tài sản đang có trên mảnh đất đang tranh chấp
hiện nay không?

3


-

Trước khi xảy ra tranh chấp này, giữa ông và ông Sơn có mâu thuẫn nào trước đó
không?

-

Ông đã lĩnh khoản tiền tương đương với 3 tháng lương của bố ông do cụ để lại và
đang giữ tiền ơhungs viếng khi bố ông mất có đúng không?

-

Trường hợp ông Sơn có được phán quyết có lợi từ Tòa án, ông sẽ giao tiền hay tài

sản đất cho ông Sơn?

III. DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QPPL, ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG CHO HỒ SƠ VỤ
ÁN
1. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011;
2. Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 (Điều 11, 27);
3. Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 674, 675, 676, 679);
4.

Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 (Mục 3.a).

4



×