Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

vấn đề khai thác chung tài nguyên sinh vật của một số quốc gia trên thế giới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.44 KB, 7 trang )

Mục lục:
Mục
I.Định nghĩa về khai thác chung tài nguyên sinh vật
1.Định nghĩa khai thác chung
2.Sơ lược về khai thác chung nguồn tài nguyên sinh vật.
II.Cơ sở pháp lý của việc khai thác chung nguồn tài nguyên sinh
1.Quyền trong khai thác chung tài nguyên sinh vật của các quốc gia.
2.Sự cân bằng lợi ích giữa các quốc gia trong việc khai thác chung nguồn tài
nguyên sinh vật.
3.Vấn đề bảo vệ môi trường biển.

Trang
2
2
2
2
2
3
4

4.Vấn đề giải quyết các tranh chấp quốc tế về khai thác chung nguồn tài 4
nguyên sinh vật.
III. Thực tiễn áp dụng khai thác chung nguồn tài nguyên sinh vật
4
1.Thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia trên thế giới
4
2.Thực tiễn của việc khai thác chung nguồn tài nguyên sinh vật giữa Việt 5
Nam với một số quốc gia trên thế giới.
IV.Một số đánh giá, kiến nghị của nhóm về thực tiễn áp dụng khai thác 6
chung nguồn tài nguyên sinh vật thay cho lời kết
Danh mục tài liệu tham khảo


7

Bài làm:
Hiện nay, mô hình khai thác chung là một mô hình được nhiều quốc gia trên thế giới
lựa chọn để giải quyết tranh chấp đối với các vùng biển chồng lấn. Có thể thấy, khai thác
1


chung đang trở thành một giải pháp hiệu quả để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.
Trong giới hạn bài viết này, chung tôi xin được đi phân tích để làm rõ hơn vấn đề thực
tiễn khai thác chung tài nguyên sinh vật của một số quốc gia trên thế giới hiện nay.
I. ĐỊNH NGHĨA VỀ KHAI THÁC CHUNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT.
1. Định nghĩa khai thác chung.
Định nghĩa về khai thác chung đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài nước. Theo các nhà nghiên cứu thì khai thác chung được
hiểu là “thảo thuận mang tính hợp tác quốc tế của các quốc gia hữu quan trong việc
nghiên cứu, thăm dò, khai thác và quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên ở những nơi tồn
tại vùng chồng lấn danh nghĩa chủ quyền và quyền cho quyền do bờ biển đối diện nhau
hoặc tiếp liền nhau hay những nơi có nguồn tài nguyên trải dài qua đường ranh giới đã
được hoạch định rõ ràng.”1
2. Sơ lược về khai thác chung nguồn tài nguyên sinh vật.
Nguồn tài nguyên sinh vật là một trong những đối tượng của hoạt động khai thác
chung trong luật quốc tế. Tài nguyên sinh vật bao gồm cá, các loài hải sản khác và tài
nguyên thực vật. Khác với khai thác dầu khí, việc khai thác tài nguyên sinh vật không
cần đến công nghệ cao mà được thực hiện chủ yếu bởi các ngư dân và các doanh nghiệp
có đội tàu khai thác. Hoạt động, phạm vi cũng như phương tiện khai thác được qui định
và chịu sự quản lí từ phía Nhà nước. Bản chất của khai thác tài nguyên sinh vật là hợp
nhất ngư trường, hợp tác quản lí việc khai thác để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy
sản và bảo vệ lợi ích của ngư dân.
II. CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA VIỆC KHAI THÁC CHUNG NGUỒN TÀI NGUYÊN

SINH VẬT.
Hiện nay, vấn đề khai thác nguồn tài nguyên sinh vật được qui định trong nhiều văn
bản pháp lí quốc tế như: công ước luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982); các điều ước
khu vực và song phương... UNCLOS 1982 là văn bản pháp lí nền tảng qui định những
nội dung quan trọng, chủ yếu của hoạt động khai thác nguồn tài nguyên sinh vật.
1. Quyền trong khai thác chung tài nguyên sinh vật của các quốc gia.
Rất hợp lí khi pháp luật quốc tế đưa ra các qui định về các quyền bảo tồn và khai thác
tài nguyên sinh vật của quốc gia ven biển cũng như các quốc gia khác, theo đó:
Quốc gia ven biển có quyền ấn định tổng lượng cá được phép đánh bắt và quyền xác
định mục tiêu khai thác tối ưu của tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của
họ (khoản 2 điều 62 UNCLOS 1982); thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm
lục địa về khai thác tài nguyên sinh vật của mình (Điều 77 UNCLOS 1982); đánh bắt ở
biển cả (điều 116).
Quốc gia ven biển có quyền ra những qui định pháp luật về các hoạt động đánh cá,
thông qua và thi hành các biện pháp bảo tồn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền
kinh tế của mình để tránh những tác động do việc đánh bắt cá quá mức gây ra (Khoản 2
Điều 61 và khoản 4 điều 62 UNCLOS 1982).
1

. Nguồn tham khảo: Giáo trình luật biển quốc tế của TS.Lê Mai Anh

2


Quốc gia ven biển có quyền xác định khả năng khai thác của mình đối với tài
nguyên sinh vật, xác định lượng cá thừa, cho phép quốc gia nào được phép đánh bắt
lượng cá thừa trên cơ sở các thể thức và điều kiện do họ đưa ra (Khoản 2 Điều 62,
Khoản 2 Điều 77).
2. Sự cân bằng lợi ích giữa các quốc gia trong việc khai thác chung nguồn tài
nguyên sinh vật.

Nhằm ngăn chặn các tranh chấp về khai thác tài nguyên sinh vật, các văn bản pháp lí
quốc tế đã tạo ra được sự công bằng nhất định về lợi ích đối với tài nguyên sinh vật giữa
các nhóm nước khác nhau. Cụ thể:
Quốc gia ven biển phải xác định khả năng đánh bắt cá thừa và có nghĩa vụ cho nước
ngoài tiếp cận. Tại vùng đặc quyền kinh tế, theo Khoản 2 Điều 62 thì nếu quốc gia ven
biển không khai thác hết tổng khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận thì các quốc gia
khác được phép thực hiện việc khai thác trên cơ sở tuân theo các biện pháp, thể thức,
điều kiện trong các luật và qui định của quốc gia ven biển. Đối với vùng thềm lục địa,
việc quốc gia khác thực hiện khai thác lượng tài nguyên sinh vật của quốc gia ven biển
thì cần có sự đồng ý của quốc gia đó, sự cân bằng lợi ích ở đây sẽ được thông qua sự
thỏa thuận giữa các quốc gia(khoản 2 điều 77). Các quốc gia đều có quyền khai thác tại
vùng biển cả khi tuân thủ các điều kiện tại điều 116.
Như vậy, trong việc khai thác tài nguyên sinh vật luôn đảm bảo sự công bằng hợp lí
về lợi ích của quốc gia ven biển cũng như các quốc gia khác.
Pháp luật quốc tế đã có “ sự quan tâm đặc biệt” khi xem xét về lợi ích của quốc gia
không có biển và quốc gia bất lợi về địa lí. Theo đó, cũng như các quốc gia khác, các
quốc gia này cũng có quyền tiếp cận nguồn cá thừa của quốc gia ven biển ( điều 69
UNCLOS 1982). “ Sự quan tâm đặc biệt” có thể được lí giải qua thứ tự ưu tiên của quốc
gia được quyền tiếp cận tài nguyên sinh vật của quốc gia ven biển; quốc gia không có
biển và quốc gia bất lợi về địa lí chỉ được đặt sau lợi ích bản thân quốc gia ven biển
trong việc khai thác.
Tất nhiên,“ sự quan tâm đặc biệt” này cũng chỉ phát sinh khi quốc gia ven biển xác
định có một lượng cá thừa. Nếu không có cá thừa thì quyền được quan tâm đặc biệt cũng
không tồn tại. Các quốc gia đang phát triển trong cùng khu vực hoặc tiểu khu vực; các
quốc gia có sự đảo lộn về kinh tế hoặc đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm và
nghiên cứu các loài cá trong khu vực cũng thuộc danh sách các quốc gia được ưu tiên.
Danh sách ưu tiên này sẽ được hưởng các quyền ưu tiên của mình nếu khả năng của
quốc gia có đáp ứng được các điều kiện do quốc gia ven biển đưa ra – một điểm hạn chế
đối với quyền tiếp cận của quốc gia được ưu tiê trong luật quốc tế.
3. Vấn đề bảo vệ môi trường biển.

Các quốc gia khi thực hiện hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật phải có nghĩa vụ
bảo tồn, theo qui định tại các điều 61,62,;63,64,67;118;119,thể hiện ở chỗ:
Quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải ấn định lượng đánh bắt cho phép; đưa ra các luật
lệ , qui định và những biện pháp về bảo tồn và quản lí thích hợp nhằm đảm bảo rằng tài
3


nguyên sinh vật khu vực không bị suy giảm do những hoạt động đánh bắt quá mức. Đặc
biệt, trong khu vực thềm lục địa, các quốc gia chỉ được khai thác dưới 200 hải lí, nếu
khai thác quá chỉ số trên thì phải đóng phí để chia đều cho các quốc gia còn lại.
Quốc gia ven biển cùng các quốc gia khác phải có nghĩa vụ hợp tác trong việc bảo
tồn tài nguyên sinh vật. Hoạt động khai thác phải được tiến hành trên cơ sở bảo tồn.
4. Vấn đề giải quyết các tranh chấp quốc tế về khai thác chung nguồn tài nguyên
sinh vật.
UNCLOS 1982 qui định về các nguyên tắc và biện pháp giải quyết tranh chấp quốc
tế về khai thác chung nguồn tài nguyên sinh vật thông qua ghi nhận các nguyên tắc của
Hiến chương liên hợp quốc; đó là: Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng
phương pháp hòa bình; Nguyên tắc tự do lựa chọn các biên pháp giải quyết các tranh
chấp quốc tế. Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành trên cơ sở pháp lý là UNCLOS
1982 và các điều ước đa phương; song phương.
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG KHAI THÁC CHUNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT TẠI
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM.
Như phần trên đã đề cập, có thể nói hiện nay khai thác chung tài nguyên sinh vật
là một trong những biện pháp được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp một cách
hòa bình. Trong phần này của bài viết chúng tôi xin được làm rõ thực tiễn áp dụng việc
khai thác chung tài nguyên sinh vật của một số quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam
hiện nay.
1. Thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia trên thế giới.
1.1. Thỏa thuận khai thác chung giữa Kuwait và Arabi Saudi.
Đây là được xem là một trong những thỏa thuận khai thác chung được xây dựng

sơm nhất trên thế giới. Thỏa thuận này được thiết lập vào năm 1922 với nội dung sẽ thay
đổi đường biện giới quốc gia bao gồm vùng gần bờ và ngoài bờ; hai quốc gia có quyền
khai thác công bằng tài nguyên sinh vật trừ khi có thỏa thuận khác thay đổi.
1.2. Việc khai thác chung giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia có tranh chấp tranh chấp bề chủ quyền của
biển Động Trung Hoa. Nhật Bản xác định chủ quyền theo nguyên tắc đường trung tuyến
còn Hàn Quốc lại theo thuyết sự mở rộng tự nhiên. Chính vì vậy đã dẫn đến việc chồng
lấn và làm phát sinh tranh chấp. Để giải quyết tranh chấp này, hai quốc gia trên đã kí kết
một thỏa thuận nhằm khai thác chung ở vùng tranh chấp vào năm 1977. Nội dung cơ bản
của thỏa thuận này là vùng khai thác chung không làm phương hại đến yêu sách của các
bên liên quan trong việc phân định thềm lục địa.
1.3. Việc khai thác chung giữa Australia và Indonexia.
Năm 1989, Australia và Indonexia đã thiết lập một thỏa thuận về khai thác chung.
Đây là một trong những thỏa thuận khai thác chung cụ thể và chi tiết nhất với 34 điều và
4 phụ lục. Vùng khai thác chung theo hiệp định này được thành lập ở khu biển Tây
Timor và được chia làm 3 vùng: vùng A nằm giữa hai quốc gia, vùng B nằm gần
Austraylia và vùng c nằm gần Indonexia.

4


Theo đó, Austraylia sẽ phải trả 16% thuế thu được từ hoạt động khai thác ở vùng
C, còn Indonexia sẽ phải trả 10% thuế thu được từ hoạt động khai thác khi tiến hành khai
thác ở vùng B. Doanh thu tại vung A sẽ chia đều cho cả hai nước. 2
2. Thực tiễn của việc khai thác chung nguồn tài nguyên sinh vật giữa Việt Nam
với một số quốc gia trên thế giới.
Trên cơ sở nguyên tắc hòa bình trong việc giải quyết các tranh chấp, hiện nay,
Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định về khai thác chung với một số nước trong khu vực,
có thể kể đến các hiệp định sau đây: Hiệp định vùng nước lịch sử giữa Việt NamCampuchia 1982, Bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Malaysia thiết lập chế độ khai thác
chung 1992, Hiệp định phân định biển Việt Nam – Thái Lan 1997, Hiệp định hợp tác

nghề cá Việt Nam – Trung Quốc 2000 và Nghị định thư bổ sung 2004, Hiệp định phân
định thềm lục địa Việt Nam – Indonexia 2003. Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi xin
đề cập đến một hiệp định liên quan đến vấn đề khai thác chung giữa Việt Nam và Trung
Quốc mà thôi.
2.1. Việc khai thác chung giữa Việt Nam và Trung quốc .
Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi Việt Nam và Trung Quốc, có diện tích là
123.700 km2. Trong đó, bờ biển Việt Nam bao quanh dài khoảng 763 km, còn bờ biển
phía Trung Quốc dài khoảng 695 km. Vịnh Bắc Bộ có khoảng 1300 hòn đảo ven bờ, có
vị trí chiến lược đối với cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong vịnh tồn tại nhiều nguồn tài
nguyên sinh vật phong phú, đa dạng. Theo số liệu thông kê chưa đầy đủ từ phía Trung
Quốc thì trong vịnh có khoảng 500 loài cá, trên 230 loài động vật thân mềm (mực, bào
ngư) và khoảng 50 loài trai, sò. Trong số đó có khoảng 30 loài cá, 20 loài mực có giá trị
kinh tế cao. Vì thế, trong thời gian qua giữa Việt Nam và Trung Quốc xảy ra nhiều mâu
thuẫn, xung đột xung quanh việc khai thác tài nguyên trong vùng này.
Theo Công ước Luật biển 1982, vịnh Bắc Bộ là vùng biển chồng lấn về chủ
quyền giữa hai nước. Ngoài ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng thì vùng vịnh
này còn mang lại lợi ích kinh tế to lớn đối với cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhận thức
được điều đó, Chính phủ hai nước thấy cần phải hợp tác với nhau để đánh bắt và bảo vệ
nguồn hải sản trong vịnh. Ngay từ năm 1957, hai nước đã ký Hiệp định về nghề đánh cá
thuyền buồm trong vịnh ngoài phạm vi tương ứng 3 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo của
mỗi nước. Sau đó, Hiệp định đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1961, 1963 với sự
thay đổi phạm vi đánh cá từ 3 hải lý lên 6 hải lý và 12 hải lý tình từ bờ biển và hải đảo
của mỗi nước. Những thỏa thuận này đã hết hiệu lực vào năm 1971 khi hai bên đồng ý
không tiếp tục gia hạn.
Trong quá trình đàm phán về phân định vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc đề nghị lập
vùng đánh cá chung đồng thời với việc phân định vịnh. Nhưng Việt Nam cho rằng cần
phái tách riêng việc phân định và việc lập một vùng đánh cá chung. Trên cơ sở cân nhắc
kỹ mọi khía cạnh trong quan hệ giữa hai nước và cũng nhằm mục đích tạo thuận lợi tối
2


. Nguồn tham khảo: Trang 31. Khóa luận tốt ngiệp của tác giả Nguyễn Thúy Nga. Một số vấn đề lí luận và thực
tiễn về việc khai thác chung giữa Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới

5


đa cho việc phân định vịnh Bắc Bộ thì Việt Nam đồng ý thiết lập một vùng đánh cá
chung trong vùng biển chồng lấn giữa hai nước.
Từ năm 1993 đến năm 2000, hai bên đã thúc đẩy quá trình đàm phán để đi
đến việc phân định vịnh Bắc Bộ một cách triệt để. Kết quả của quá trình này là Hiệp
định phân định vịnh Bắc Bộ được kí kết phù hợp với yêu cầu của hai bên. Hai bên cũng
phân chia rõ ràng thểm lục địa của mỗi nước để mỗi bên đều có thể thăm dò, khai thác
tài nguyên trong thềm lục địa của mình mà không gặp bất kì một trở ngại khách quan
nào từ phía bên kia. Trong trường hợp có cấu tạo mỏ vắt ngang qua đường phân định
biển thì cả hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về việc hợp tác khai thác và phân chia lợi ích
của việc khai thác đó.
3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ – KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM VỀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
VIỆC KHAI THÁC CHUNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT THAY CHO LỜI KẾT.
Trước hết, phải thừa nhận rằng việc thiết lập một vùng khai thác chung là một
trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Chính vì lẽ
đó mà đây là một trong những biện pháp được các quốc gia áp dụng.Tuy nhiên, có thể
thấy, thực tiễn áp dụng việc khai thác chung giữa các quốc gia còn nhiều bất cập. Cụ thể:
Một là việc khai thác chung tạo ra một sự bất bình đẳng giữa các nước lớn với các
nước bé do sự chênh lệch khá lớn về trình độ của kĩ thuật đánh bắt khai thác. Các nước
lớna thường tận dụng ưu thế về kĩ thuật đánh bắt để thu về mình nguồn lợi lớn hơn.
Hai là, hiện nay mặc dù thỏa thuận khai thác chung nguồn tài nguyên nhưng hầu
hết các bên lại ít chú trọng đến việc bảo vệ môi trường biển; chính điều này đã để lại
những hậu quả rất nghiêm trong. Kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các
tổ chức quốc tế khác đều chỉ ra rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai
thác, trong đó có đến 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức (overexploited) hoặc

bị khai cạn kiệt (depleted), trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy
cơ tuyệt diệt khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây. 3
Chính vì vậy, theo quan điểm của nhóm bên cạnh việc xúc tiến các thỏa thuận
khai thác chung nhằm giải quyết tranh chấp thì các quốc gia cũng cần chú ý đến việc
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường biển bằng các biện pháp cụ thể như: xây
dựng các quy định cụ thể về bảo vệ môi trường biển trong thỏa thuận, ban hành các quy
định về bảo về môi trường biển trong pháp luật quốc gia, lồng ghép các chương trình
khắc phục biến đổi khí hậu vào trong các chính sách về quản lí biển….

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình luật biển quốc tế của TS.Lê Mai Anh
2. Trung tâm luật biển và hàng hải quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Hợp tác
3

.Nguồn tham khảo: />
6


khai thác chung trong luật biển quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2009.
3. Khóa luận tốt ngiệp của tác giả Nguyễn Thúy Nga. Một số vấn đề lí luận và
thực tiễn về việc khai thác chung giữa Việt Nam với một số quốc gia trên thế
giới

7



×