Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng (9đ nhé các b )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.57 KB, 12 trang )

Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................2
NỘI DUNG..........................................................................................................................2
I. Cơ sở của việc quy định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên..................2
II. Nội dung của hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên..................................3
1, Căn cứ hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên............................................4
III. Thực tiễn áp dụng quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên ở
Việt Nam.....................................................................................................................................7
IV. Phương hướng hoàn thiện quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên............................................................................................................................................10
LỜI KẾT............................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................12
1. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb công an nhân dân 2009, Trường đại học luật Hà
Nội.............................................................................................................................................12
2. Bộ luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986, 2000...........................................................12

1


Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là cái nôi của xã hội. Gia đình có tốt thì xã hội mới phát triển
được. Là bậc người cha, người mẹ trong gia đình, cha mẹ phải có nghĩa vụ, trách
nhiệm hết mực với con cái của mình. Tuy vậy, hiện nay trong thực tế có rất
nhiều bậc cha, mẹ chưa làm tròn trách nhiệm của mình mà còn vi phạm trách
nhiệm đối với con chưa thành niên. Những trường hợp cha mẹ vi phạm trách
nhiệm đối với con chưa thành niên thì đã được quy định trong Luật hôn nhân và


gia đình và đây cũng là vấn đề không còn mới mẻ và rất được quan tâm. Bài làm
sau đây sẽ xoay quanh vấn đề : “Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa
thành niên và thực tiễn áp dụng”.

NỘI DUNG
I. Cơ sở của việc quy định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa
thành niên
Với quan điểm “trẻ em là tương lai của đất nước”, nước ta đặc biệt quan tâm,
chú trọng đến quyền lợi của trẻ em. Từ khi Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên
năm 1959 ra đời, pháp luật hôn nhân và gia đình nước ta đã xây dựng trên cơ sở
của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của các con. Luật hôn nhân và gia đình năm
1986 đã có bước chuyển mới so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 về việc
quy định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên tại Điều 26 :
“Người cha, người mẹ nào bị xử phạt về một trong các tội xâm phạm thân thể,
nhân phẩm của con chưa thành niên, ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ con
chưa thành niên, thì có thể bị Toà án nhân dân quyết định không cho trông giữ,
giáo dục con, quản lý tài sản của con hoặc đại diện cho con trong thời hạn từ
một năm đến năm năm. Đối với người đã sửa chữa, Toà án nhân dân có thể rút

2


Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

ngắn thời hạn này. Người cha, người mẹ nói trên vẫn có nghĩa vụ đóng góp phí
tổn nuôi dạy con”.
Sau đó, công ước về quyền trẻ em 1989 ra đời có hiệu lực từ ngày 2/9/1990,
trong đó, Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn
vào ngày 20/2/1990. Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959,
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 cùng với việc tham gia công ước về quyền

trẻ em 1989, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được xây dựng và mở rộng
hơn về quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Cụ thể
tại Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : “Khi cha, mẹ đã bị
kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con, phá tài sản của con, có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc
con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tuy từng trường hợp
cụ thể Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức
quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom,
chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp
luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Tòa án có thể xem xét rút
ngắn thời hạn này”. Việc quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên trên cơ sở “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý
kiến của con, chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về
thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành những người con hiếu thảo của gia đình,
công dân có ích cho xã hội. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con,
ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động của con
chưa thành niên, không được xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp
luật, trái đạo đức xã hội” (Điều 34).
II. Nội dung của hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
3


Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

1, Căn cứ hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
Thứ nhất, căn cứ vào việc cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm
phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con chưa thành niên :
Quyền bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã được quy định

trong Hiến pháp 1992 (Điều 71) như sau : “Công dân có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
của công dân”.
Cố ý xâm phạm sức khỏe của con chưa thành niên là cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của con chưa thành niên. Những hành vi đó có
thể thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không công cụ, phương
tiện phạm tội hoặc có thể thông qua súc vật hay cơ thể người khác… Cơ sở để
hạn chế quyền của cha, mẹ là dựa vào bản án hình sự đã được cơ quan có thẩm
quyền xác nhận về các tội xâm phạm đến sức khỏe của con chưa thành niên.
Theo Bộ luật Hình sự năm 1999 các tội này bao gồm : Tội cố ý gây thương tích
hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104), Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh (Điều 105).
Cố ý xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con chưa thành niên thể hiện ở hành
vi làm nhục, xỉ nhục, bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm
xúc phạm danh dự con chưa thành niên. Theo BLHS năm 1999 các tội này bao
gồm: Tội hành hạ người khác (Điều 110), Tội làm nhục người khác (Điều 121),
Tội vu khống (Điều 122), Tội ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151).
+ Thứ hai, căn cứ vào hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên :

4


Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

Trông nom là quản lý, giữ gìn con không để con bị người khác xâm hại hoặc
không để con rơi vào tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng; chăm sóc là

việc cha mẹ quan tâm đến sức khỏe, tinh thần của con; nuôi dưỡng là phụ thuộc
vào điều kiện của mình mà cha mẹ tạo cho con những điều kiện vật chất tốt nhất
để con có thể phát triển tốt về thể chất, trí tuệ; giáo dục là quá trình tác động có
ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi. Vi
phạm nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục sẽ ảnh hưởng không
nhỏ đến sự phát triển bình thường của con. Theo ngành tâm lý học, giáo dục là
nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách con người. Cá nhân
chưa thành niên thì đang trong quá trình hình thánh nhân cách, còn cá nhân đã
thành niên có nhân cách phát triển khá toàn diện và phong phú. Cha mẹ không
giáo dục con hay giáo dục con không tốt đã trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát
triển nhân cách của con mình. Như vậy, với hành vi vi phạm nghĩa vụ trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cha (mẹ), đây sẽ là căn cứ để hạn chế
quyền đối với con chưa thành niên.
+ Thứ ba, căn cứ vào việc phá tài sản của con :
Theo Luật dân sự 2005, cá nhân chưa đủ mười lăm tuổi có tài sản riêng sẽ do
cha mẹ quản lý. Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình một lần nữa khẳng định :
“1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được
thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác.
2. Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm
lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu
thiết yếu của gia đình”.
Như vậy, tài sản riêng của con chưa thành niên ở đây gồm : tài sản thừa kế do
người chết để lại theo di chúc hay chia theo pháp luật; được tặng cho; tiền
lương, công, thù lao khi tham gia các quan hệ lao động; hoa lợi, lợi tức phát sinh
5


Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng


từ tài sản do đầu tư, kinh doanh và thu nhập khác. Việc cha, mẹ phá tài sản của
con đã xâm phạm đến quyền sở hữu của con hay xâm phạm trực tiếp đến tài sản
làm mất đi hoặc hư hại giá trị của tài sản, từ đó làm ảnh hưởng đến cuộc sống
của con hoặc gây ra một số hệ quả nhất định. Hành vi đó là căn cứ để tòa án đưa
ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.
+ Thứ tư, căn cứ vào việc cha, mẹ có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con
làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội :
Cha mẹ có nghĩa vụ tạo cho con có một môi trường sống lành mạnh và cha mẹ
phải là tấm gương sáng để cho con noi theo. Cha mẹ mà có lối sống đồi trụy tức
là đang tạo ra một môi trường xấu, gây ảnh hưởng đến đạo đức va tinh thần của
con. Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức
xã hội như buôn bán ma túy, trộm cắp, bán dâm,... Đây là những hành vi đáng bị
lên án và cha, mẹ không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà còn là căn cứ để
hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2, Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên
Theo Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình 2000 có quy định về người có quyền
yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:
“1. Cha, mẹ, người thân thích của con chưa thành niên theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện
kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên.
2. Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu
cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
3. Cơ quan , tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có
quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm soát yêu cầu Tòa án hạn
chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên :
6



Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

a, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
b, Hội liên hiệp phụ nữ.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét ,
yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên”.
3, Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa
thành niên
Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành
niên được quy định tại Điều 43 Bộ luật hôn nhân và gia đình 2000 :
“1. Trong trường hợp một trong hai người là cha, mẹ bị Tòa án hạn chế một
số quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện
theo pháp luật cho con.
2. Trong trường hợp cha, mẹ đều bị tòa án hạn chế quyền đối với con chưa
thành niên thì việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài săn riêng
của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ
luật Dân sự và Luật này.
3. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải
thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.
III. Thực tiễn áp dụng quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên ở Việt Nam
Tuy đã được quy định cụ thể trong luật nhưng qua thực tiễn áp dụng, ta thấy
việc quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên ở Việt
Nam còn gặp nhiều vướng mắc. Cụ thể như sau :
Thứ nhất, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thành niên chưa nắm rõ về những quy định này
Theo Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định thì người có
quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền cha, mẹ đối với con là : cha, mẹ, người
7



Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

thân thích của con chưa thành niên, cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em, hội liên
hiệp phụ nữ. Với chủ thể là cha (mẹ), người thân thích của con chưa thành niên,
khi cha (mẹ) vi phạm nghĩa vụ đối với con, thì rất ít khi cha (mẹ), người thân
thích với con chưa thành niên yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ. Lí do
là hầu như mọi người chưa nắm rõ được quy định pháp luật. Tại nơi cư trú, các
bậc cha mẹ chỉ được tư vấn về sức khỏe sinh sản, phòng chống bệnh tật chứ
không được tuyên truyền về vấn đề hạn chế quyền này. Một mặt cũng là do quan
niệm sai lệch về giáo dục con cái. Các cụ ngày xưa có câu : “Thương cho ăn roi
ăn vọt, ghét nói cho ngọt cho bùi”. Với câu truyền miệng vậy, rất nhiều người
cho rằng giáo dục mà không trừng phạt thì không đạt hiệu quả nên khi con cái
phạm lỗi hoặc không nghe lời thì cha mẹ lại chửi mắng, đánh đập, bỏ đói, đuổi
ra khỏi nhà, bắt lao động nặng. Khi một đứa trẻ bị như vậy thì những người thân
thích như ông, bà, chú , bác, cô, dì, anh, chị của người đó lại cho rằng cha, mẹ
đang thực thi quyền giáo dục con cái. Từ 2005-2007, tình trạng xâm hại, bạo lực
trong đối với trẻ em gia đình tăng gấp 3 lần, ở cộng đồng tăng 7 lần và trong
trường học tăng 13 lần [Cục BVCSTE-Bộ LĐTB&XH]. Năm 2008-2009, theo
thống kê của 63 tỉnh/thành, có 4.138 trẻ em bị ngược đãi, bạo lực.
Về phía các cơ quan, tổ chức như hội liên hiệp phụ nữ, cơ quan bảo vệ trẻ
em còn lúng túng trong việc yêu cầu hạn chế quyền đối với cha mẹ.
Đồng thời, trong việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn chưa phát huy được vai trò
của mình. Chẳng hạn, đối với Tòa án khi xét xử các vụ án hình sự mà người
phạm tội là người chưa thành niên thì thông thường chỉ kết tội con mà không đề
cập đến lỗi của cha, mẹ. Khi con chưa thành niên phạm tội thì cha, mẹ cũng có
lỗi rất lớn trong việc giáo dục và quản lý con. Mặt khác, đối với trường hợp Tòa
án tuyên phạt cha, mẹ về một trong các tội đối với con chưa thành niên thì Tòa

án cũng có quyền tự mình ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
8


Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

chưa thành niên. Tuy nhiên, trên thực tế, khi kết án cha, mẹ về các hành vi phạm
tội đối với con chưa thành niên thì phần lớn Tòa án không tuyên bố hạn chế
quyền của người cha, người mẹ đối với con mặc dù pháp luật có quy định khi
cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của con chưa
thành niên : “ Tòa án có thể tự mình ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ
đối với con chưa thành niên ”.
Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là việc cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thể trực tiếp yêu cầu Tòa án giải quyết. Nhưng phần lớn người
dân không hiểu được như vậy nên khi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên thấy
cần có sự can thiệp của cơ quan chức năng thì họ rất lúng túng không biết cơ
quan nào có thẩm quyền giải quyết. Phần lớn họ nghĩ rằng báo công an giải
quyết, nhưng khi công an được báo thì họ cho rằng đó là chuyện gia đình, công
an chỉ xử lí về hình sự, cha mẹ “dạy con” không mang tính hình sự nên họ
không giải quyết.
Thứ hai, thiếu cơ chế để thực hiện hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên
Do quan niệm truyền thống và điều kiện sống của người Việt Nam nên
thông thường con chưa thành niên sống chung với cha, mẹ để cha, mẹ thực hiện
việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Như vậy, người cha, người
mẹ nào bị hạn chế quyền đối với con thì vẫn có nghĩa vụ nuôi dưỡng con và vẫn
được quyền sống chung với con. Khi cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con
nhưng họ vẫn sống cùng con thì rất khó hạn chế việc thực hiện quyền trông
nom, chăm sóc và giáo dục con trong thực tế. Do đó, mặc dù pháp luật quy định
về việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên nhưng khi Tòa

án ra quyết định thì việc thi hành các quyết định đó cũng gặp nhiều khó khăn.
Theo quy định của pháp luật thì khi hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên, tức là họ không có quyền chăm nom, chăm sóc, quản lý tài sản
9


Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

riêng của con cũng như đại diện theo pháp luật cho con, nhưng họ vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng người con này. Như vậy, ở nước ta, ngay trong quy
định của pháp luật cũng không hướng dẫn nào về việc tách người con đó ra khỏi
cha, mẹ đã có hành vi vi phạm. Hơn nữa với phong tục tập quán và điều kiện
kinh tế nước ta hiện nay thì người con vẫn chung sống với cha mẹ, vậy nên khi
có hạn chế quyền cha mẹ thì về mặt mặt lý thuyết người con đó vẫn phải chung
sống với họ, dẫn tới nếu có hạn chế cũng chỉ là về mặt hình thức và trên bản ấn,
quyết định của tòa án thôi chứ khó có thể thực hiện triệt để và đúng bản chất trên
thực tế được vì vậy quyền của người con chưa dược bảo vệ. Còn nếu tách các
em ra khỏi cha, mẹ như nhiều nước phương Tây thì còn thiếu cơ chế quy định
của pháp luật cũng như điều kiện ở nước ta chưa đủ để thực hiện.
IV. Phương hướng hoàn thiện quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên
Như vậy, trong xã hội Việt Nam hiện nay, việc Tòa án hạn chế quyền của
cha, mẹ đối với con chưa thành niên thực tế chỉ có thể hạn chế quyền đại diện
theo pháp luật cho con hoặc quyền quản lý tài sản của con. Xét cả trên lý luận và
thực tiễn thì viêc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên không
đạt hiệu quả. Tuy nhiên, giải pháp tháo gỡ cho tình trạng này là rất khó khăn đối
với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay. Tại một số nước khi cha, mẹ có hành vi vi
phạm nghiệm trọng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con thì cơ quan bảo
vệ trẻ em sẽ can thiệp và đứa trẻ đó sẽ được đưa đến chăm sóc tại các trung tâm
chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dưới sự quản lí của cơ quan bảo vệ trẻ

em. Mọi chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ sẽ do cha, mẹ đứa trẻ chi trả. Như
vậy, để thực hiện hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì
phải có cơ chế pháp lí cần thiết như cơ chế giám sát thực thi quyền và nghĩa vụ
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên để phát hiện ra những trường hợp vi
phạm, xây dựng những trung tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để bảo
10


Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

vệ những trẻ em bị cha, mẹ xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích, có cơ chế quản
lý tài chính của cá nhân để đến khi cá nhân đó bị hạn chế quyền cha, mẹ đối với
con thì có thể khấu trừ chi phí chăm sóc từ thu nhập của họ…
Trước thực trạng trên, để đưa quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên và cuộc sống cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần tuyên truyền, vận động để cá nhân, tổ chức hiểu rõ quy định
của pháp luật Hôn nhân và gia đình về hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa
thành niên.
Thứ hai, nâng cao vai trò của Tòa án trong việc chỉ rõ những sai phạm của
cha, mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, đồng thời áp dụng biện
pháp xử lý phù hợp nhằm giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật nói chung và tôn
trọng quyền của con chưa thành niên nói riêng.
Thứ ba, tăng cường năng lực quản lý cơ quan bảo vệ trẻ em, tạo cơ chế
pháp lí cho cơ quan này có thể dễ dàng phối hợp với các cơ quan chức năng như
Tòa án, Công an, Viện kiểm sát… trong việc bảo vệ người chưa thành niên, kể
cả việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

LỜI KẾT
Qua đây, ta thấy việc quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hiện nay. Nhờ quy định này mà

quyền và lợi ích hợp pháp của vị chưa thành niên được đảm bảo. Tuy nhiên hệ
thống pháp luật hiện nay quy đinh về việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên còn một số điểm bất cập, chưa được áp dụng hữu hiệu trong
thực tế. Với tinh thần trên, rất mong rằng các nhà làm luật nước ta sẽ có những
giải pháp pháp hiệu quả để quy định này trở nên thiết thực hơn để bảo vệ quyền
lợi cho trẻ em nói chung và trẻ em chưa thành niên nói riêng.
11


Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb công an nhân dân 2009, Trường
đại học luật Hà Nội
2. Bộ luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986, 2000
3. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
4. Bộ luật dân sự năm 2005
5. Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, Nxb. Chính trị quốc gia,
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội, 1997
6. Công ước về quyền trẻ em 1989
7. Bộ luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004.

12



×