Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích, đánh giá quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền của việt nam (8đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.74 KB, 8 trang )

Đỗ Thị Thu Huyền – 361144 – Bài tập học kỳ
A. MỞ ĐẦU

Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài hơn 3.200 km, kinh tế biển và các
ngành liên quan đến biển đóng góp lớn vào nền kinh tế đất nước. Để hình thành nên cách
xác định và quy chế pháp lý các vùng biển như hiện nay Việt Nam đã trải qua nhiều giai
đoạn khác nhau để có thể dần dần hoàn thiện và sử dụng triệt để những lợi thế mà thiên
nhiên mang lại cho mình. Vì vậy, em xin trình bày: “Phân tích, đánh giá quá trình xây
dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc
chủ quyền của Việt Nam”.
B. NỘI DUNG
I.

Việt Nam trước khi các nước phương Tây tới (trước năm 1874)
Từ xa xưa cho đến giữa thế kỷ XX, các quốc gia ven biển chỉ có vùng biển hẹp

(lãnh hải) quy định chiều rộng lãnh hải tùy thuộc vào tuyên bố pháp lý của các quốc gia,
nhưng thời điểm lúc bấy giờ đại đa số các quốc gia ven biển, các cường quốc về hàng hải
đều quy định chiều rộng của lãnh hải là 3 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852m). Phía ngoài
ranh giới lãnh hải 3 hải lý đều là biển quốc tế, ở đó mọi cá nhân, tổ chức, tàu thuyền của
các quốc gia dù có biển hay không có biển đều được hưởng quyền tự do biển cả. Hầu như
không một quốc gia nào chia biển với bất kỳ một quốc gia nào, đường biên giới biển
trong lãnh hải giữa các nước thường được hình thành và tôn trọng theo tập quán quốc tế
và thông lệ quốc tế.
Trong khoảng thời gian này Việt Nam cũng chỉ có những truyền thuyết, sử sách ghi
lại liên quan tới biển. Việt Nam thời kỳ này mở cửa thông thương với các nước phương
Tây, Nhật Bản và các nước khác ở vùng Đông Nam Á. Các cửa biển được mở ra ở nhiều
nơi, người Việt đã đi tới cả các đảo xa bờ như Trường Sa, Hoàng Sa.
Tuy nhiên, cũng chưa có một văn bản pháp lý cụ thể nào nói rõ về cách xác định,
chiều rộng và quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và
cũng chưa có sự định nghĩa về các vấn đề các vùng biển này.


II. Việt Nam dưới thời thực dân (1874 – 1954)

Trong khoản thời gian này trên thế giới bắt đầu xuất hiện cách hiểu về các vùng
biển thuộc chủ quyền quốc gia. Tại Hội nghị pháp điển hóa Luật biển La Haye năm 1930
những vấn đề pháp lý quan trọng của Luật biển được đề cập như Nguyên tắc tự do hàng
hải; các vấn đề về đường cơ sở; về quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài
và chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải. Tuy nhiên, những kết quả nhất định chỉ là:
công nhận lãnh hải của các quốc gia rộng ít nhất là 3 hải lý và là một bộ phận của
lãnh thổ quốc gia, hình thành quy định về vùng tiếp giáp lãnh hải.
Việt Nam trước thời kỳ này thì đã có một số văn bản quy định về cách xác định
cũng như quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.Về nội thủy vẫn
1


Đỗ Thị Thu Huyền – 361144 – Bài tập học kỳ

chưa được đề cập tới mà chỉ có cách xác định của lãnh hải và quy chế pháp lý của lãnh
-

hải.
Nghị định ngày 9 tháng 12 năm 1926 quy định mở rộng việc áp dụng ngày 1 tháng 3 năm
1888 cho các thuộc địa. Luật này nghiêm cấm không cho người nước ngoài được vào
đánh cá trong các vùng nước lãnh hải của Pháp và Algerie, giới hạn bởi đường ranh giới 3
hải lý tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất.
Vậy, cách xác định lãnh hải là 3 hải lý tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất.

-

Nghị định ngày 22 tháng 9 năm 1936 của Bộ trưởng thuộc địa: “Về phương diện đánh cá,
lãnh hải Đông Dương có chiều rộng là 20ki-lô-mét tính từ ngấn nước thủy triều thấp

nhất”.
Khác với Nghị định ngày 9 tháng 12 năm 1926, sau 10 năm, chính quyền thực dân
đã thay đổi cách xác định lãnh hải của Đông Dương có chiều rộng là 20kilomet tính từ
ngấn nước thủy triều thấp nhất.

 Trong giai đoạn này đã có sự hình thành cơ bản cách xác định lãnh hải là tính từ ngấn

nước thủy triều thấp nhất.
III.
Việt Nam trong giai đoạn bị phân chia (1954 – 1976)
Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21/7/1954 nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình
ở Việt Nam đưa đến hậu quả phân chia nước Việt Nam thành hai miền theo vĩ tuyến 17,
liên quan tới vùng lãnh hải, đường phân chia là đường vuông góc với bờ biển. Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa không được tham gia vào Hội nghị lần thứ nhất năm 1958 về Luật
biển này do chính sách thù địch của Mỹ. Việt Nam Cộng hòa, với tư cách là thành viên
của hơn 30 tổ chức quốc tế, đã có mặt tại hội nghị Luật biển lần thứ nhất của Liên Hợp
quốc tổ chức tại Giơ-ne-vơ năm 1958 đưa ra các đề nghị nhưng không được đồng ý nên
Việt Nam đã không ký Công ước Giơ-ne-vơ năm 1958 về Luật biển.
Trong thời gian này Việt Nam cũng không hề đưa thêm các xác định hay các quy
chế pháp lý thuộc vùng nội thủy mà thông qua Tuyên bố về các biện pháp bảo vệ lãnh hải
về chiều rộng lãnh hải của mình ngày 27/4/1965 Nam Việt Nam chính thức thiết lập
chiều rộng lãnh hải của mình là 3 hải lý, các quy chế pháp lý của lãnh hải không được
nhắc đến.
IV.

Việt Nam từ khi thống nhất đất nước (từ năm 1976 trở đi)
Tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 5 năm 1977 về các vùng biển Việt Nam:

nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tuyên bố của Chính phủ Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính

chiểu rộng lãnh hải.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có nhắc tới vùng nội thủy cũng như đường cơ sở để
tính chiều rộng lãnh hải của mình.
1. Nội thủy
2


Đỗ Thị Thu Huyền – 361144 – Bài tập học kỳ

Tuyên bố của Chính Phủ ngày 12/5/1977 về các vùng biển Việt Nam đã đưa ra
được cách xác định và quy chế của vùng nội thủy:
1.1.

Cách xác định:
Quy định vùng biển nằm phía bên trong của đường cơ sở và giáp với bờ biển là

nội thủy của Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, nội thủy của Việt Nam bao gồm: các vùng nước, cảng biển, các vũng tàu,
cửa sông, các vịnh, các vùng nước nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở để tính
chiều rộng lãnh hải. Vùng biển nằm ở phái trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải của các đảo và quần đảo của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Các vùng nước lịch sử: Theo tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 1982
vùng nước lịch sử của Việt Nam bao gồm phần vịnh thuộc phía Việt Nam ở trong Vịnh
Bắc Bộ và theo Hiệp định Vùng nước lịch sử chung Việt Nam – Capuchia ngày 7 tháng 7
năm 1982 là vùng nước thuộc phần của Việt Nam trong vùng nước lịch sử chung của hai
nước Việt Nam và Campuchia.
Cho tới khi Việt Nam ban hành Luật biển Việt Nam năm 2012 thì cách xác định
này vẫn giữ nguyên.
1.2.
Quy chế pháp lý:

Tuyên bố không nói gì tới quy chế pháp lý của vùng nước nội thủy. Nhưng theo
luật pháp quốc tế, Việt Nam là quốc gia ven biển, thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt
đối, đầy đủ trên lãnh thổ đất liền
Việt Nam đã ban hành Nghị định số 30 – CP ngày 29 tháng 1 năm 1980 về quy chế
cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam . Nghị định 30 – CP quy định các thủ tục mà tàu thuyền nước ngoài phải
tuân thủ khi vào các vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam.Theo quy định Nghị định 30
– CP:
a) Quyền tài phán khi muốn đi vào nội thủy và các cảng của Việt Nam:

+ Tàu thuyền không quân sự của nước ngoài dùng vào mục đích vận tải và buôn
bán muốn vào nôi thủy hoặc các cảng của Việt Nam phải xin phép hính phủ nước Cộng
hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ít nhất trước bảy ngày.
+ Tàu thuyền không quân sự của nước ngoài không dùng vào mục đích vận tải và
buôn bán muốn vào nội thủy hoặc các cảng của Việt Nam phải xin phép Chính phủ Nước
Cộng hòa Xã hộ chủ nghĩa Việt Nam qua đường ngoại giao ít nhất trước 15 ngày, và khi
được phép vào phải thông báo cho Bộ Giao thông vận tải Nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trước 48 giờ trước khi bắt đầu đi vào lãnh hải Việt Nam.

3


Đỗ Thị Thu Huyền – 361144 – Bài tập học kỳ

Nghị định 55 – CP ngày 1 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ về hoạt động của tàu
quân sự nước ngoài vào thăm Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã được cụ thể hóa
Điều 4 của Nghị định 30 – CP.
- Tàu quân sự nước ngoài vào cảng Việt Nam để thực hiện các chuyến đi thăm bao gồm:
1. Thăm chính thức theo lời mời của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, để


tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước do nguyên thủ quốc gia đi bằng àu quân sự
vào cảng Việt Nam.
2. Thăm xã giao nhằm mục đích tăng cường quan hệ hữu nghị giwua nhân dân và lực lượng

quân dội hai quốc gia.
3. Thăm thông thường nhằm phối hợp huấn luyện, điều tập, cung cấp vật liệu kỹ thuật, tiếp

nhiên liệu, lương thực thực phẩm hoặc cho thủy thủ nghỉ ngơi.
Nghị định quy định việc xin phép vào thăm của tàu quân sự (trừ tàu thăm chính
thức) thực hiện qua đường ngoài giao chậm nhất là 30 ngày trước ngày dự kiện đi vào
cảng. Sau khi được vào thăm, 48 giờ trước khi đi vào lãnh hải Việt Nam, thuyền trưởng
tàu quân sự phải thông báo cho Bộ quốc phòng (cục Đối ngoại) để tổ chức đón tiếp.
2. Lãnh hải
2.1.
Cách xác định

Điều 1 của Tuyên bố cũng đã ấn định lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ
đường cơ sở trở ra.
Tuyên bố này đã thực hiện bước mở rộng các vùng biển đầu tiên của Việt Nam
thống nhất. Nó chấm dứt tình trạng không rõ ràng của lãnh hải Việt Nam, di sản từ thời
thực dân và chế độ Nam Việt Nam (vùng lãnh hải rộng ba hải lý và vùng lãnh hải về
phương diện đánh cá rộng 20 ki – lô – mét).
Lãnh hải ven bờ lục địa được tính từ hệ thống đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa đã
được công bố trong Tuyên bố chính chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ngày 12 tháng 11 năm 1982.
Lãnh hải của các đảo và quần đảo của hai huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Hoàng Sa
thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Kháng Hòa sẽ được
tính theo hệ thống tọa độ các điểm chuẩn của các đường cơ sở của các đường cơ sở của
các đảo và quần đảo sẽ được quy định trong một văn bản khác.
2.2.

Quy chế pháp lý vùng lãnh hải
Trong vùng lãnh hải quốc gia ven biển có chủ quyền toàn vẹn và đầy đủ . Quốc gia
ven biển có quyền thực thi mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền trên vùng lãnh hải. Tuy
nhiên, trên vùng lãnh hải của một quốc gia, tàu thuyền dân sự được hưởng quyền “đi qua
không gây hại”. Như vậy, chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng lãnh hải là chủ
quyền toàn vẹn đầy đủ nhưng không tuyệt đối.
 Quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam:
4


Đỗ Thị Thu Huyền – 361144 – Bài tập học kỳ

Nghị định 30-CP của Chính phủ Việt Nam đã tiếp nối tư tưởng đề ra trong tư tưởng
đề ra trong Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/9/1977: Việt Nam tôn trọng quyền đi qua
không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của mình. Đây là lần đầu tiên luật
pháp Việt Nam khẳng định vấn đề này một cách rõ ràng, thành văn so với các văn kiện
-

pháp quy cũ của chính quyền thực dân và chính quyền Việt Nam.
Theo Điều 2 và Điều 9 của Nghị định 30 – CP thì đi qua là: “Mọi tàu thuyển nước ngoài
họa động trên các vùng biển Việt Nam (bao gồm việc ra, vào, qua lại, trú đậu và làm các
công việc khác) đều phải tôn trọng chủ quyền của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam đối với từng vùng biển, phải chấp hành đầy đủ những quy định của Nghị định này
và những luật lệ, chế độ khác có liên quan của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành);
 Như vậy, các hoạt động chủ yếu trong lãnh hải và nội thủy, gián tiếp công nhân quyền đi
qua không gây hại của tàu thuyền trong lãnh hải phải đi nhanh chóng, liên tục; đi theo
quyến đường và hành lang quy định.
Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn chưa xác định được hành lang hàng hải, do

vậy việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài được thực hiện theo các tuyến đường hàng hải
-

truyền thống, nếu không có quy định khác.
Trong Điều 6 Nghị định 30 – CP nêu rõ: Cho phép tàu thuyền nước ngoài đi qua không
gây hại trong lãnh hải Việt Nam khả năng dược dừng trú trong các trường hợp bất khả
kháng hay các sự cố hàng hải ảnh hưởng tới sự an toàn hàng hải và tính mạng của hành
khách nhưng phải thông báo với các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam để kiểm tra, kiểm
soát nhằm xác minh nguyên nhân của tai nạn hay lý do thực tế và tuân thủ theo chỉ dẫn
của các nhà chức trách Việt Nam.

 Điều này đã được cụ thể hóa trong Khoản 2 Điều 23 Luật biển Việt Nam về đi qua không
-

gây hại trong lãnh hải.
Điều 10 Nghị định 30 – CP Tàu ngầm thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh
hải Việt Nam phải đi ở trạng thái nổi và phải treo cờ.
Điều này đã được cụ thể hóa và đầy đủ hơn trong Điều 29 Luật biển Việt Nam năm
2012: “Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác
của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch,
trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ
Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.”

-

Điều 3.c Nghị định 30 – CP không công nhận quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền
quân sự nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam: Tàu thuyền quân sự nước ngoài, khi muốn
vào vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam phải xin phép Chính phủ Việt Nam (qua đường
ngoại giao ít nhất trước 30 ngày và sau khi được phép vào, phải thông báo cho nhà đương


5


Đỗ Thị Thu Huyền – 361144 – Bài tập học kỳ

cục Việt Nam (qua đường Giao thông Vận tải nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
48 giờ trước khi đi vào trong vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam.
 Tuy nhiên, điều này được quy định khi nước ta bị cô lập. Nghị định 55 – CP ngày 1 tháng
10 năm 1996 của Chính phủ về hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm Nước
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận quyền qua lại không gây hại của tàu
thuyền quân sự.
Hiện nay, Khoản 2 và 3 Luật biển Việt Nam năm 2012 đã quy định mở rộng hơn
là tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh
hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại
trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và
phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam
và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 23 Luật biển Việt Nam năm 2012 quy định: “Việc đi qua
không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an
ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển…”
 Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển:

Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật trong lãnh hải của quốc gia đó.
Đối với tàu thương mại nước ngoài thực hiện quyền qua lại không gây hại trong
lãnh hải, quốc gia ven biển không được bắt tàu đó dừng lại hay đổi hướng để thực hiện
quyền tài phán về dân sự cũng như hình sự đối với những sự việc xảy ra trên con tàu trừ
một số trường hợp cụ thể.
Hiện nay, Luật biển năm 2012 cũng đã đưa vào Điều 30 và Điều 31 Luật biển Việt
Nam năm 2012 về quyền tài phán hình sự và dân sự.

-

Quyền tài phán hình sự:

+ Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên
biển có quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên
tàu thuyền nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam.
+ Đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt
Nam nhưng không phải ngay sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm
soát trên biển có quyền tiến hành bắt người, điều tra trong các trường hợp: Hậu quả của
việc phạm tội ảnh hưởng đến Việt Nam; Việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của
Việt Nam hay trật tự trong lãnh hải Việt Nam; Thuyền trưởng hay một viên chức ngoại
giao hoặc viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của
các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; Để ngăn chặn hành vi mua bán người, mua
bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.
6


Đỗ Thị Thu Huyền – 361144 – Bài tập học kỳ

+ Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành bất kỳ biện pháp
nào trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam để bắt giữ người hay điều
tra việc phạm tội đã xảy ra trước khi tàu thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu như tàu
thuyền đó xuất phát từ một cảng nước ngoài và chỉ đi trong lãnh hải mà không đi vào nội
thủy Việt Nam, trừ trường hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để
thực hiện quyền tài phán quốc gia.
+ Việc thực hiện biện pháp tố tụng hình sự phải phù hợp với quy định của pháp
luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
-


Quyền tài phán dân sự:

+ Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được buộc tàu thuyền nước ngoài
đang đi trong lãnh hải phải dừng lại hoặc thay đổi hành trình chỉ vì mục đích thực hiện
quyền tài phán dân sự đối với cá nhân đang ở trên tàu thuyền đó.
+ Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành các biện pháp bắt
giữ hay xử lý về mặt dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt
Nam, trừ nội thủy, trừ trường hợp việc thi hành các biện pháp này liên quan đến nghĩa vụ
đã cam kết hay trách nhiệm dân sự mà tàu thuyền phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để
được đi qua vùng biển Việt Nam.
+ Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể áp dụng các biện pháp bắt giữ hay
xử lý tàu thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu
thuyền đó đang đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt
Nam.
 Như vậy, luật biển Việt Nam đã chi tiết và cụ thể hóa các tuyên bố, khái quát về cách xác

định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về biển.
C. KẾT LUẬN

Như vậy, Việt Nam đã trải qua một thời gian dài phát triển và hình thành từ khi chỉ
biết mình có biển cho đến khi biết vận dụng, xác định và đặt ra quy chế pháp lý cho các
vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Việc xây dựng và hoàn thiện cách xác định và quy
chế pháp lý các vùng biển Việt Nam tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc áp dụng cũng
như bảo về quyền lợi của mình trong các quan hệ với quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

Giáo trình Luật Quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 2012
Giáo trình Luật Quốc tế, NXB Giao dục Việt Nam.
Công ước Luật biển năm 1982;
Luật biển Việt Nam năm 2012;
7


Đỗ Thị Thu Huyền – 361144 – Bài tập học kỳ
5. Luật biển và những điều cần biết, Nguyễn Hồng Thao;
6. Luật biển quốc tế hiện đại. Lê Thị Mai Anh chủ biên, NXB. Lao động – xã hội, Hà

Nội 2005 ;
7.

Luật pháp về biển và vùng biển, CSDL. Trung tâm Thông tin – Thư viện vụ NCKH,

Văn phòng Quốc Hội.

8



×