Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

ĐẶC điểm NGÔN NGỮ của KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN TIẾNG VIỆT (đối CHIẾU với TIẾNG ANH) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.07 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

Trần Thanh Dũ

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
CỦA KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN TIẾNG VIỆT
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 62. 22 .02.41

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2018


Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh)

Tập thể hướng dẫn khoa học:
+ Lê Thị Thanh, Ph.D
+ Lưu Trọng Tuấn, Ph.D
Phản biện độc lập 1: ……………………………………………
Phản biện độc lập 2: ……………………………………………

Phản biện 1: ……………………………………………….
Phản biện 2 ……………………………………………….
Phản biện 3: ……………………………………………….


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở
đào tạo họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) vào
hồi.......giờ.......ngày.......tháng.......năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện trung tâm Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh)


MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài
Khẩu hiệu tuyên truyền (KHTT) là một trong những phương tiện quan
trọng không thể thiếu được trong hoạt động tuyên truyền ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới. Dù KHTT có những ưu điểm và đóng góp nhất định nhưng
thực tiễn sử dụng và học thuật cho thấy việc nghiên cứu KHTT nói chung và
yếu tố ngôn ngữ của KHTT nói riêng thật sự rất cần thiết.
0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Điểm qua tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước, số
lượng những công trình, bài viết tìm hiểu, nghiên cứu hoặc có đề cập đến ngôn
ngữ KHTT, đối chiếu yếu tố ngôn ngữ của KHTT tiếng Việt với tiếng Anh vẫn
còn hạn chế, nhất là những công trình, bài viết tìm hiểu, nghiên cứu ngôn ngữ
KHTT ở các bình diện và cấp độ khác nhau như một đối tượng nghiên cứu độc
lập của ngôn ngữ học.
0.3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
0.3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án (LA) là nhằm tìm ra đặc điểm ngôn
ngữ của khẩu hiệu tuyên truyền tiếng Việt (KHTTTV) theo hướng kết hợp
giữa cấu trúc luận và chức năng luận, sử dụng khía cạnh dụng học và chức
năng phản ánh xã hội của ngôn ngữ làm nền tảng, đối chiếu với tiếng Anh để
tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng, cũng qua đó nêu bật đặc

điểm ngôn ngữ của KHTTTV.
0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ những mục đích nghiên cứu đã được xác định, LA đặt ra 4 nhiệm
vụ nghiên cứu chủ yếu sau: (1) xác lập hệ thống cơ sở lý thuyết và thực tiễn
hữu quan; (2) khảo sát, sưu tầm, phân loại và phân tích một cách có hệ thống
ngôn ngữ KHTTTV trên các bình diện và cấp độ: từ vựng, ngữ pháp, tu từ,
HĐNT, chức năng phản ánh giá trị VHXH của ngôn ngữ; (3) khảo sát, sưu
tầm, phân loại và phân tích có hệ thống ngôn ngữ KHTT tiếng Anh, đối chiếu
với tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng ở các
bình diện và cấp độ tương ứng; (4) đề xuất chiến sử dụng ngôn ngữ cụ thể cho
KHTT.

0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2


0.4.1. Đối tượng nghiên cứu
LA khảo sát KHTT, một đối tượng quan trọng và cũng là hình thức
đặc thù của hoạt động giao tiếp trong lĩnh vực truyền thông đại chúng. Các
hiện tượng từ vựng, ngữ pháp, hành động ngôn từ (HĐNT), giá trị phản ánh
được khảo sát không chỉ cần phải được đặt trong hệ thống và chức năng của
các yếu tố, đơn vị để xem xét mà còn cần phải được luận giải bằng những tri
thức liên ngành.
0.4.2. Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Vận dụng các nguyên tắc xác định cở mẫu của Schumacher &
McMillan [172], LA xác định nguồn ngữ liệu gồm 900 KHTT cho mỗi ngôn
ngữ, với nội dung chủ đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
0.5. Hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
0.5.1. Hướng nghiên cứu
Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu và để đạt được mục tiêu nghiên

cứu đề ra, cũng đồng thời nhằm tránh trùng lặp với các công trình đã có trong
lịch sử, LA chọn hướng nghiên cứu kết hợp giữa cấu trúc luận, chức năng luận
nhìn từ góc độ dụng học kết hợp với phân tích phê phán chức năng phản ánh
giá trị VHXH của ngôn ngữ.
0.5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu các bình diện và cấp độ khác nhau của ngôn ngữ
KHTT tiếng Việt, đối chiếu với tiếng Anh, LA sử dụng kết hợp đồng thời một
số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể gồm: phương pháp
phân tích ngôn ngữ học, phương pháp miêu tả, phương pháp đối chiếu.
0.6. Ý nghĩa và tính mới của luận án
Dù nội dung và cách thể hiện KHTT trong những giai đoạn lịch sử
khác nhau có thể khác nhau nhưng đặt trong bối cảnh nghiên cứu ngôn ngữ và
thực tiễn sử dụng KHTT hiện nay, việc nghiên cứu đề tài có nhiều ý nghĩa
quan trọng.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
3


1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Lý thuyết về khẩu hiệu tuyên truyền
1.1.1.1. Khái niệm khẩu hiệu tuyên truyền
Căn cứ vào các khái niệm khẩu hiệu và tuyên truyền, LA thống nhất
định nghĩa về KHTT như sau: Khẩu hiệu tuyên truyền (có thể sử dụng các từ
tiếng Anh tương đương như: noncommercial slogans, propaganda slogans hay
socio-cultural-political slogans) là một diễn ngôn (lời văn) ngắn chứa đựng và
truyền tải những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục được sử dụng để
tác động đến nhiều người nhằm thực hiện một mục đích tuyên truyền (tiếp thị
xã hội) nhất định.

1.1.1.2. Tiêu chí xác định khẩu hiệu tuyên truyền
Dù được thể hiện dưới hình thức nào đi chăng nữa thì phần lời (ngôn
ngữ) của KHTT cũng cần phải được thể hiện một cách tiết kiệm nhất. Điều
đáng lưu ý là do KHTT thường được thể hiện dưới dạng giao tiếp không trực
tiếp giữa người phát thông điệp và người nhận thông điệp nên thường có dung
lượng thông tin không lớn và có mục đích thực dụng rõ ràng.
1.1.1.3. Phân loại khẩu hiệu tuyên truyền
Cùng với sự đa dạng về cách tiếp cận thuật ngữ, KHTT cũng có thể
được phân loại dựa theo những tiêu chí khác nhau. Do mục đích của KHTT là
tác động đến nhận thức, tình cảm và hành vi gắn với những chiến dịch tuyên
truyền nhất định nên bên cạnh cách phân loại theo nội dung chủ đề phản ánh
thì cách phân loại theo tiêu chí hồi đáp của đối tượng tiếp nhận cũng được xem
là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, xem xét đặc điểm và hành chức của các yếu
tố, đơn vị ngôn ngữ của KHTT.
1.1.1.4. Chức năng của khẩu hiệu tuyên truyền
Là yếu tố quan trọng của tuyên truyền, chức năng của KHTT cũng gắn
chức năng của tuyên truyền nói chung, gồm chức năng thông tin nhằm “thay
đổi suy nghĩ, nhận thức hay thái độ của công chúng” và chức năng điều khiển
(còn gọi là chức năng tác động) nhằm “tạo hành động trong công chúng”.
Ngoài hai chức năng trên, cũng như bất kỳ một diễn ngôn nào khác, KHTT
còn thực hiện một số chức năng khác của ngôn ngữ như: chức năng liên nhân,
chức năng phản ánh xã hội, chức năng định hướng cảm xúc, chức năng hướng
dẫn dư luận, v.v..
1.1.2. Lý thuyết về các bình diện và cấp độ ngôn ngữ liên quan đến
khẩu hiệu tuyên truyền
1.1.2.1. Lý thuyết về từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp và tu từ
4


Từ hướng tiếp cận vấn đề đã được xác định, lý thuyết về cấu trúc ngôn

ngữ (từ vựng, ngữ pháp, tu từ) và lý thuyết về HĐNT được chúng tôi xác định
là những cơ sở quan trọng để xem xét, nghiên cứu yếu tố ngôn ngữ của KHTT.
a) Lý thuyết về từ vựng - ngữ nghĩa
Với quan điểm xem từ là “một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và có thể
hoạt động tự do trong câu” [7, tr.43] hay là "một đơn vị nhỏ nhất để tạo câu
khi ngôn ngữ hành chức" [16, tr.183], có thể khẳng định rằng ý nghĩa và giá trị
của KHTT được thể hiện và chịu sự chi phối trước hết bởi ý nghĩa và giá trị
của từ. Nếu xét một câu tương ứng với một KHTT thì từ được xem là đơn vị
cơ bản cấu tạo nên KHTT. Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu và đường
hướng nghiên cứu đã được xác định, LA sử dụng ý nghĩa từ vựng của từ làm
cơ sở lý thuyết chủ yếu.
b) Lý thuyết về ngữ pháp
Để có được cái nhìn toàn diện về yếu tố ngữ pháp của KHTT, LA tiếp
cận câu ở cả hai bình diện cấu trúc và mục đích phát ngôn (MĐPN).
Theo tiêu chí cấu tạo, dù tên gọi và biểu hiện có khác nhau nhưng có
thể xếp câu về thành hai nhóm cơ bản: câu có kết cấu chỉ - vị (có thể gọi ngắn
gọn là câu chủ - vị) và câu không định thành phần.
Ngữ pháp chức năng lại phân chia thành phần câu thành hai yếu tố đề
và thuyết, tương ứng với hai thành phần của mệnh đề là đề ngữ và thuyết ngữ
trong cấu trúc đề thuyết (CTĐT). Trong cấu trúc này, đề là “điểm khởi đầu”, là
“xuất phát điểm” hay là “phương tiện triển khai câu” và thường nằm ở vị trí
đầu câu còn thuyết là phần còn lại của thông điệp có chức năng miêu tả, đánh
giá hoặc thông tin về “điểm khởi đầu” đó và thường nằm ở vị trí sau [31, tr.25,
37-38], [163, tr.46]. Dù cách phân định đề - thuyết đôi lúc có khác nhau nhưng
để thuận tiện cho việc đối chiếu, LA thống nhất sử dụng cách phân định của
Halliday làm cơ sở chủ yếu.
Theo tiêu chí MĐPN, ngữ pháp truyền thống xác định 4 loại câu cơ
bản: câu trần thuật, câu mệnh lệnh (câu cầu khiến), câu nghi vấn và câu cảm
thán [4], [16], [30], [167].
c) Lý thuyết về tu từ

Bên cạnh các bình diện từ vựng và ngữ pháp từ góc nhìn của ngữ pháp
truyền thống, một công trình nghiên cứu ngôn ngữ được cho là toàn diện
không thể không đề cập đến yếu tố tu từ. Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ
được kết hợp mà tu từ có thể được xem xét ở các cấp độ khác nhau như : ngữ
âm, từ vựng - ngữ nghĩa, cú pháp và văn bản. Ứng với mỗi cấp độ, tu từ cũng
5


có thể được phân thành những phương tiện và biện pháp tu từ (PT&BPTT)
khác nhau.
1.1.2.2. Lý thuyết về hành động ngôn từ
Theo Austin [87], có 3 loại hành động trong một phát ngôn: hành
động tạo lời, hành động ở lời và hành động mượn lời. Trong ngữ dụng học,
người ta thường chỉ nghiên cứu hành động tại lời [15]. Đó chính là “hành
động mà người phát thực hiện ngay trong lời nói của mình” [16, tr.515]. Nếu
như trong hội thoại thông thường, hai tham thoại có chức năng tại lời dẫn nhập
(của SP1) và hồi đáp (của SP2) tạo nên cặp thoại thì đối với KHTT, hành động
tuyên truyền chỉ có chức năng tại lời dẫn nhập.
Dù cách diễn đạt có khác nhau nhưng hầu hết các tác giả đều có cùng
quan điểm khi tiếp cận lập luận trong mối quan hệ với HĐNT: Quan hệ lập
luận có thể diễn ra giữa các hành động ở lời.
1.1.2.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Dù cách diễn đạt có khác nhau nhưng hầu hết các tác giả đều thống
nhất quan điểm cho rằng cách thức con người suy nghĩ và hành xử đều phụ
thuộc vào cấu trúc ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên trong hoạt động giao
tiếp và chúng ta có thể hiểu được các giá trị VHXH, trong đó có YTH từ đặc
điểm ngôn ngữ được sử dụng trong những môi trường xã hội khác nhau.
1.1.2.4. Lý thuyết về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn phê phán
Diễn ngôn là “một hình thức hoạt động xã hội quan trọng được thực
hiện để duy trì trật tự và cải tạo xã hội” [117, tr.64]. Với quan điểm “bất kỳ

diễn ngôn nào cũng có mối quan hệ mật thiết với cấu trúc của xã hội” [113] và
“bất kỳ cấu trúc ngôn ngữ nào cũng có thể mang một ý nghĩa tư tưởng nhất
định” [127, tr.67], mục đích chủ yếu của việc phân tích diễn ngôn được xác
định trước hết chính là "xem xét, làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ với YTH,
với cấu trúc xã hội mà trong đó ngôn ngữ đang hành chức" [127, tr.67].
1.1.2.5. Một số lý thuyết hữu quan khác
Bên cạnh các lý thuyết liên quan trực tiếp đến yếu tố ngôn ngữ của
KHTT, LA cũng đề cập đến một số kiến thức lý thuyết hữu quan khác làm cơ
sở cho việc luận giải các đặc điểm về cấu trúc, ý nghĩa và giá trị phản ánh của
các yếu tố ngôn ngữ của KHTT, cụ thể gồm: lý thuyết về YTH, lý thuyết về
quyền lực, lý thuyết về lịch sự, lý thuyết về ngữ vực.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung chủ đề, chủ thể, hình thức thể hiện khẩu hiệu tuyên
truyền
6


1.2.1.1. Nội dung chủ đề
Do được sử dụng để chuyển tải những thông điệp liên quan đến nhiều
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (chủ yếu là các vấn đề an sinh xã hội)
nên KHTT có sự đa dạng về nội dung chủ đề phản ánh. Thực tế cho thấy ở
những quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, trình độ phát triển khác nhau và
trước những yêu cầu thực tiễn của xã hội khác nhau thì bức tranh sử dụng
KHTT cũng có nhiều điểm không đồng nhất, thậm chí có những KHTT chỉ
thấy xuất hiện ở nền văn hóa này nhưng lại không thấy xuất hiện ở nền văn
hóa khác.
1.2.1.2. Chủ thể sáng tạo và tiếp nhận khẩu hiệu tuyên truyền
Ở Việt Nam, chủ thể sáng tạo KHTT thường mang tính tập thể và hầu
như không một cá nhân hoặc tổ chức cá nhân nào được khuyến khích phát
hành khẩu hiệu của cá nhân hay tổ chức mình. Do có sự khác nhau về thể chế

và bối cảnh xã hội nên chủ thể sáng tạo KHTT ở Việt Nam và Mỹ bên cạnh
những điểm tương đồng vẫn có nhiều điểm khác biệt.
1.2.1.3. Hình thức thể hiện khẩu hiệu tuyên truyền
Cùng với dòng chảy của lịch sử, KHTT đã chứng tỏ là một trong
những kênh truyền thông quan trọng thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo
dục, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách trong quá
trình hoạt động điều hành của các tổ chức trong hệ thống chính quyền - chính
trị đất nước. Dù chưa có tài liệu nào đề cập nhưng theo quan sát của chúng tôi,
cách thức thể hiện KHTT ở các quốc gia khác nhau cũng không đồng nhất.
1.2.2. Những yêu cầu đối với ngôn ngữ khẩu hiệu tuyên truyền
Căn cứ vào khái niệm, chức năng của KHTT, tiêu chí xác định KHTT
kết hợp với tìm hiểu cách thức sử dụng KHTT trong thực tiễn, chúng tôi nhận
thấy để đạt hiệu quả giao tiếp - tuyên truyền thì từ ngữ được sử dụng trong
KHTT cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: tính chính xác, chuẩn mực; tính
ngắn gọn, cô đọng; tính phổ thông, đơn giản, dễ hiểu; tính ấn tượng, sáng tạo;
tính lịch sự, trang trọng; tính văn hóa.

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP, TU TỪ
CỦA KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN TIẾNG VIỆT
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)
7


Từ hệ thống cơ sở lý thuyết đã được xác định, chương này tìm hiểu
đặc điểm ngôn ngữ của KHTT tiếng Việt, đối chiếu với tiếng Anh sử dụng
hướng nghiên cứu cấu trúc luận làm nền tảng.
2.1. Đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, tu từ của khẩu hiệu tuyên truyền tiếng
Việt
2.1.1. Đặc điểm từ vựng

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy nổi lên một số lớp từ ngữ có
vai trò đặc biệt và mang tính đặc trưng của ngôn ngữ KHTTTV.
2.1.1.1. Từ ngữ xưng hô
Chính vì đặc trưng của vai giao tiếp (đối tượng giap tiếp) hướng về tập
thể và mang tính đại chúng rộng rãi nên yếu tố chủ thể hóa của hành động
(thường là từ ngữ xưng hô) hầu như ít thấy xuất hiện. KHTT có đặc điểm này
chỉ chiếm 13.43% trong tổng số 900 KHTT.
Bảng 2.1. Từ ngữ xưng hô trong KHTTTV
TT Từ ngữ xưng hô
Số lượng (N=900)
Tần suất (%)
1
Chúng ta
40
4.44
2
Bạn, các bạn
21
2.33
Từ ngữ xưng hô không chỉ có tác dụng định danh chủ thể của quá trình
giao tiếp mà còn thiết lập mối quan hệ liên nhân và phép lịch sự trong hoạt
động thông tin truyên truyền. Ở một khía cạnh khác, từ ngữ xưng hô trong
KHTT còn là yếu tố quan trọng phản ánh đặc trưng về văn hoá giao tiếp, văn
hoá ứng xử của người Việt. Đó chính là tinh thần đoàn kết, cộng đồng trách
nhiệm trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
2.1.1.2. Từ ngữ mang ý nghĩa biểu thái đánh giá tích cực
Trên cơ sở xem xét ý nghĩa biểu thái của từ, từ vựng được phân thành
ba nhóm: từ mang ý nghĩa biểu thái đánh giá tích cực (dương tính), từ mang ý
nghĩa biểu thái đánh giá tiêu cực (âm tính) và từ mang ý nghĩa biểu thái đánh
giá trung hoà. Điều đặc biệt mà chúng tôi quan sát được từ nhóm nghiệm thể

là sự xuất hiện với mật độ cao lớp từ ngữ mang ý nghĩa biểu thái đánh giá tích
cực. Thuộc lớp từ này bao gồm:
(i) Nhóm từ ngữ đề cập đến những mối quan hệ thiêng liêng, thân
thiết của con người như: đất nước, nhân dân, dân tộc, làng xóm, quê hương,
gia đình, ông, bà, cha, mẹ, con (cái), vợ, chồng, bạn, người thân, v.v., như
trong: An toàn là bạn, tai nạn là thù [V.53]; Xây dựng xã văn hóa và xã nông
thôn mới là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân [V.877].
8


(ii) Nhóm từ ngữ đề cập đến những nhu cầu cơ bản của cuộc sống
như: sức khỏe, thực phẩm, tương lai, nghề nghiệp, niềm vui, (niềm) hạnh
phúc, văn hóa, chất lượng, (sự) văn minh, (sự) an toàn, (sự) bình đẳng, (sự)
phát triển, v.v., như trong: Hãy hành động vì sự an toàn và phát triển toàn
diện của vị thành niên, thanh niên [V.20]; Bảo hiểm y tế toàn dân vì an sinh
xã hội, vì hạnh phúc mọi nhà [V.4].
(iii) Nhóm từ ngữ đề cập đến những yếu tố hoặc phẩm chất có nhiều ý
nghĩa và giá trị trong cuộc sống như: vàng, đạo lý, truyền thống, đạo đức, cội
nguồn, v.v., như trong: Cơ cấu dân số vàng - cơ hội vàng để hội nhập và phát
triển [V.345]; Tự hào về cội nguồn dân tộc, ra sức đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [V.440].
(iv) Nhóm từ ngữ đề cập đến bộ phận cơ thể hoặc những yếu tố quan
trọng, thiết thân của sự sống như: máu, trái tim, gốc, rễ, tế bào, lá phổi, tính
mạng, v.v., như trong: Bảo vệ môi trường là gốc rễ của sự phát triển bền vững
[V.193]; Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chính mình [V.203].
Bên cạnh lớp từ ngữ mang ý nghĩa biểu thái đánh giá tích cực, từ ngữ
mang ý nghĩa biểu thái đánh giá tiêu cực cũng được sử dụng, nhất là đối với
những KHTT có chức năng cảnh báo, can ngăn.
2.1.2. Đặc điểm ngữ pháp
Câu trong KHTT được tiếp cận ở hai bình diện: cấu trúc và MĐPN.

2.1.2.1. Câu trên bình diện cấu trúc
a) Cấu trúc chủ - vị
Vận dụng mô hình phân loại câu đã được xác định, LA xác định hai
loại câu cơ bản của KHTTTV: (1) câu có kết cấu chủ - vị và (2) câu không
phân định thành phần (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Câu xét theo cấu trúc C-V trong KHTTTV
TT
Loại câu
Số lượng (N =913)
Tần suất %)
1
Câu có kết cấu C-V (CCV)
502
54.99
Câu không phân định thành
45.01
2
411
phần (CKPĐTP)
KHTT có thể do những đơn vị ngôn ngữ khác nhau đảm trách, có thể
là một từ, một ngữ hoặc một câu, thậm chí trong một số ít trường hợp có thể là
hai hoặc ba câu ngắn. Trong đó nổi lên một số vấn đề rất đáng chú ý như:
CDB và câu đơn được sử dụng nhiều hơn câu ghép; câu ngắn được sử dụng
nhiều hơn câu dài.
b) Cấu trúc đề - thuyết và cấu trúc thông tin
9


Từ kết quả khảo sát, LA nhận thấy nổi lên một số mô hình CTĐT phổ
biến của KHTTTV (Bảng 2.3, 2.4, 2.5, 2.6).

Bảng 2.3. CTĐT và cấu trúc thông tin trong KHTTTV (Mô hình 1)
Cấu trúc
Thành phần, nội dung
Đề - thuyết
Đề
Thuyết
Thông tin
Tiếp thể (đích) của hành
Hành động
động
Ví dụ
Chung tay
vì một môi trường bền
vững [V.208].
Quyết tâm xây dựng
đơn vị có môi trường văn
hóa tốt [V.829].
Hãy nhuộm xanh
nền kinh tế biển [V.249].
Bảng 2.4. CTĐT và cấu trúc thông tin trong KHTTTV (Mô hình 2)
Cấu trúc
Thành phần, nội dung
Đề - thuyết
Đề
Thuyết
Thông tin
Chủ thể
Hành động
Ví dụ
Cộng đồng

chung tay xây dựng nền kinh tế xanh
vì môi trường sống tốt đẹp hơn
[V.221].
Công an Bến Tre
đoàn kết, chủ động, kỷ cương, trách
nhiệm, hiệu quả [V.791].
Tuổi trẻ Bến Tre
tự hào tiến bước dưới cờ Đảng
[V.676].
Bảng 2.5. CTĐT và cấu trúc thông tin trong KHTTTV (Mô hình 3)
Cấu trúc
Thành phần, nội dung
Đề - thuyết
Đề
Thuyết
Thông tin
Nội dung chủ đề
Miêu tả nội dung chủ đề
Ví dụ
Thời tiết và khí Giới trẻ cần hành động [V.304].
hậu:
Bảo vệ biển
là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta
[V.179].
Hút thuốc lá
có hại cho sức khoẻ [V.739].
Bảng 2.6. CTĐT và cấu trúc thông tin trong KHTTTV (Mô hình 4)
Cấu trúc
Thành phần
Đề - thuyết

Đề
Thuyết
Thông tin
Bối cảnh hoặc yếu tố
Nội dung, kết quả
có liên quan đến nội dung chủ
hay hệ quả của phần đề
đề
10


Ví dụ

Nhà tiêu hợp vệ sinh,

cả xóm làng văn minh.
[V.275]
Một giọt máu cho đi,
một cuộc đời ở lại. [V.883]
Đại dương xanh,
tương lai xanh. [V.223]
Kết quả thống kê từ nghiệm thể cũng cho thấy CTĐT (đặc thù) cũng là
kiểu cấu trúc đặc trưng của câu trong KHTTTV. Trong cấu trúc này, phần đề
thường là yếu tố nêu nội dung chủ đề, là tâm điểm thu hút sự chú ý của công
chúng; còn phần thuyết là phần nội dung có liên quan và tác động đến phần đề
hoặc mang tính chất bổ sung cho phần đề. Cấu trúc này vừa có tác dụng giúp
công chúng nhận ra và xác định rõ chủ đề được nêu lên ngay trong phần đề,
vừa có tác dụng tập trung sự chú ý đến phần trọng tâm của thông điệp được
nêu lên trong phần thuyết.
Về cấu trúc thông tin, quan sát 887 KHTT có CTĐT hoặc cấu trúc

diễn ngôn có từ 2 câu trở lên cho thấy yếu tố ngôn ngữ nêu chủ đề (hoặc có
liên quan đến chủ đề) được đặt ở phần đề (hoặc phần đầu của diễn ngôn)
chiếm tỉ lệ 50.95%; số còn lại được đặt ở phần thuyết (hoặc phần sau của diễn
ngôn). Dù vậy, vẫn có sự chênh lệch đáng kể (gần như đối lập nhau) về tần số
xuất hiện của các hiện tượng này khi xem xét KHTT theo những chức năng
giao tiếp tại lời khác nhau (thông tin - giáo dục hay điều khiển).
Trong diễn ngôn có cấu trúc thông điệp gồm yếu tố trọng tâm (đề cập
đến sự vật, sự việc, hành vi, trạng thái, v.v.) gắn với mục tiêu của thông điệp
cũng như mong muốn, chủ đích của nhà tuyên truyền và yếu tố phụ nêu chủ
thể, nguyên nhân, ý nghĩa, giá trị, hệ quả của hành động hoặc đối tượng được
đề cập thì vị trí xuất hiện của yếu tố trọng tâm này thuộc phần đầu của diễn
ngôn (thường là đề) chiếm tỉ lệ 56.17%, phần sau (thường là thuyết) 43.83%.
Đặc điểm cấu trúc này không chỉ có tác dụng xác định rõ chủ thể, nguyên
nhân, ý nghĩa, giá trị, hệ quả của hành động hoặc đối tượng mà còn tập trung
sự chú ý của công chúng đến yếu tố trọng tâm, gắn liền với mục tiêu của thông
điệp cũng như mong muốn, chủ đích của nhà tuyên truyền ngay từ đầu diễn
ngôn.
2.1.2.2. Câu trên bình diện mục đích phát ngôn
Về MĐPN, câu trần thuật (CTT) và câu cầu khiến (CCK) được sử
dụng nhằm vào thực hiện những chức năng giao tiếp tại lời khác nhau của
KHTT. Trong khi CTT được sử dụng hàm ngôn nhằm thiết lập các mối quan
hệ liên nhân và phép lịch sự thì CCK được sử dụng để thể hiện tính chất cầu
khiến, thúc giục, hô hào của lời kêu gọi (Bảng 2.7).
Bảng 2.7. Câu xét theo MĐPN trong KHTTTV
11


TT
1
2


Loại câu
Số lượng (N=913)
Tần suất (%)
Câu trần thuật (CTT)
533
58.37
Câu cầu khiến (CCK)
380
41.63
Điều đặc biệt mà chúng tôi quan sát được từ nghiệm thể là hầu hết
CTT trong KHTT đều mang ý nghĩa chủ động. Câu chủ động có giá trị ngữ
dụng tập trung sự chú ý đến tác nhân của hành động - là chủ thể thực hiện
hành vi, là đối tượng quan trọng mà KHTT hướng đến. Dù cả hai thức khẳng
định và phủ định đều được sử dụng nhưng do phải thực hiện chức năng thông
tin và tác động vốn có của KHTT nên thức khẳng định vẫn giữ vai trò chủ đạo
và chi phối (chiếm 95.11%).
2.1.3. Đặc điểm tu từ
Khảo sát cũng chỉ ra việc sử dụng với tần suất cao các PT&BPTT
cũng là đặc điểm quan trọng của KHTTTV. Đặc điểm này cho thấy KHTT
chấp nhận các hiện tượng “lệch chuẩn so với những gì mong đợi” để mang lại
hiệu quả tuyên truyền, tác động. Dù vậy, do phải bảo đảm tính nghiêm túc,
trang trọng, đơn giản, dễ hiểu nên những lối chơi chữ hài hước hay những cách
diễn đạt hàm ý cao có khả năng tạo ra nhiều cách hiểu nhập nhằng hầu như ít
thấy xuất hiện.
2.2. Đối chiếu với tiếng Anh
Từ những đặc điểm ngôn ngữ đã được xác định cho mỗi nhóm nghiệm
thể, LA cũng chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt mang tính đặc thù ngôn
ngữ - văn hóa.


Bảng 2.8. Từ ngữ xưng hô trong KHTT tiếng Anh và tiếng Việt
KHTTTA
KHTTTV
Số lượng
Tần suất Số lượng Tần suất
TT
Từ ngữ xưng hô
(N=900)
(%)
(N=900)
(%)
1
We/
Our/
Us
43
4.77
40
4.44
(Chúng ta)
2
You/ Your (Bạn/
179
19.88
21
2.33
Các bạn)
Ở bình diện từ vựng, KHTTTV có ưu thế hơn trong việc sử dụng từ
ngữ đề cập đến những mối quan hệ thiêng liêng của con người trong khi
KHTTTA lại có ưu thế hơn trong việc sử dụng từ ngữ đề cập đến những nhu

cầu cơ bản của cuộc sống gắn với mối quan tâm của xã hội trong từng thời kỳ.
12


Hay nếu cách xưng hô trong KHTTTV hướng đến đại chúng nhằm phát huy
sức mạnh của tập thể, của cộng đồng qua việc sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi
thứ nhất số nhiều “chúng ta” thì KHTTTA lại có xu hướng đề cao vai trò cá
nhân của chủ thể tiếp nhận qua việc sử dụng đại từ ở ngôi thứ “you” trong hầu
hết các trường hợp có sử dụng đại từ xưng hô (Bảng 2.8).
Bảng 2.9. Câu xét theo cấu trúc C-V trong KHTT tiếng Anh và tiếng Việt
KHTTTA
KHTTTV
TT
1

Loại câu
CKPĐTP

Số lượng
(N=942)
380

Tần suất
(%)
40.33

Số lượng
(N=913)
411


Tần suất
(%)
45.01

2

Câu có kết cấu C562
59.67
54.99
502
V
Để đạt mục đích thông tin nhanh, KHTT trong cả hai nhóm nghiệm
thể đều được thể hiện ngắn gọn với cấu trúc câu được sử dụng với tần suất cao
là câu đơn và CKPĐTP (Bảng 2.9). Dù biểu hiện đa dạng và mức độ phức tạp
có khác nhau nhưng KHTTTA vẫn có độ ngắn gọn, súc tích cao hơn so với
KHTTTV (Bảng 2.10).

Bảng 2.10. Dung lượng từ của KHTT tiếng Anh và tiếng Việt
KHTTTA
TT
1
2
3

Dung lượng từ
Dưới 5 từ
Từ 5 đến 10 từ
Từ 10 đến 20 từ

Số lượng

(N=900)
170
507
218

Tần suất
(%)
18.88
56.35
24.22

4

KHTTTV
Số lượng
(N=900)
52
475
356

Tần suất
(%)
5.8
52.77
39.55

Từ 20 đến 30 từ
5
0.55
13

1.44
Về CTĐT và cấu trúc thông tin, dù hầu hết các mô hình trong
KHTTTV đều có thể được tìm thấy trong KHTTTA (Bảng 2.11) tùy thuộc vào
cách thức kiến tạo diễn ngôn và nhằm vào thực hiện những chức năng giao
13


tiếp khác nhau của KHTT nhưng biểu hiện và tần suất xuất hiện của các mô
hình cấu trúc giữa hai nhóm nghiệm thể cũng không đồng nhất.
Bảng 2.11. CTĐT và cấu trúc thông tin trong KHTTTA
Ví dụ
Mô hình
Đề
Thuyết
Mô hình 2
Trash
the ash [E.130].
Mô hình 2
Real people
wear fake fur [E.35].
Mô hình 3
Smoking Suicide for coward [E.118].
Mô hình 4
Save your lungs,
save your life [E.102].
Do thói quen diễn đạt của mỗi dân tộc chi phối nên vị trí xuất hiện của
chủ đề hay tiêu điểm thông tin giữa hai nhóm nghiệm thể cũng có điểm không
đồng nhất (Bảng 2.12).
Bảng 2.12. Vị trí nội dung chủ đề trong KHTT tiếng Anh và tiếng Việt
Vị trí

TT
Khẩu hiệu tuyên truyền
Vị trí đầu (%)
Vị trí cuối (%)
1 Tiếng Anh (N=853)
61.43
38.57
2 Tiếng Việt (N=887)
50.95
49.05
Về MĐPN, trong khi KHTTTV được thể hiện khá đơn điệu, khuôn sáo
bằng CCK hoặc CTT thì KHTTTA lại được hiện thực hoá bởi nhiều dạng câu
theo MĐPN khác nhau. Trong trường hợp cần sử dụng CCK, KHTTTA lại có
xu hướng hàm chứa thành phần điều biến lực ngôn trung (qua kết hợp những
câu (vế câu) khác nhau) để bổ sung thêm thông tin, cũng qua đó làm dịu đi sắc
thái mệnh lệnh và tính áp đặt cho lời kêu gọi (KHTT có cấu trúc kết hợp này
chiếm đến 28.6% trong nhóm nghiệm thể tiếng Anh nhưng chỉ chiếm 10.1%
trong nhóm nghiệm thể tiếng Việt).
Bảng 2.13. Câu xét theo MĐPN trong KHTT tiếng Anh và tiếng Việt
KHTTTA
KHTTTV
TT

Loại câu

Số lượng
Tần suất
Số lượng
Tần suất
(N=942)

(%)
(N=913)
(%)
1
Câu trần thuật
575
61.04
533
58.37
2
Câu cầu khiến
352
37.36
380
41.63
Dù tần số xuất hiện CTT và CCK giữa hai nhóm nghiệm thể không
chênh lệch đáng kể nhưng biểu hiện và cách sử dụng chúng trong hai nhóm
nghiệm thể cũng có nhiều điểm không đồng nhất (Bảng 2.13).
Cũng trên bình diện MĐPN, có 1.6% KHTTTA được thể hiện dưới
dạng câu hỏi tu từ trong khi kiểu câu này hầu như không thấy xuất hiện trong
14


KHTTTV. Câu hỏi tu từ được nhà tuyên truyền Mỹ sử dụng nhuần nhuyễn, có
chọn lọc làm cho công chúng phải tỉnh táo suy nghĩ để tìm ra lời giải đáp.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy KHTT trong cả hai nhóm nghiệm thể
đều được thể hiện bằng những từ ngữ giàu hình tượng và gợi cảm qua việc sử
dụng đa dạng các PT&BPTT từ vựng và cú pháp, trong đó tiêu biểu là: ẩn dụ,
điệp từ ngữ, cường điệu, hoán dụ, sóng đôi, tách biệt, v.v.. Điều đáng lưu ý là
dù được thể hiện dưới PT&BPTT nào, từ ngữ được sử dụng trong KHTT trong

cả hai ngôn ngữ phần lớn thuộc lớp từ vựng toàn dân, mang màu sắc trang
trọng và lịch sự. Dù vậy, bức tranh tu từ (loại và số lượng) giữa hai nhóm
nghiệm thể cũng có nhiều điểm không đồng nhất. \
2.3. Nhận xét chung và giải pháp sử dụng từ vựng, ngữ pháp, tu từ cho
khẩu hiệu tuyên truyền
Theo Garver [129], sức mạnh thuyết phục của diễn ngôn thường phụ
thuộc vào sự tương tác giữa 3 thành tố: (1) ethos, nói đến đặc trưng tính cách
của người nói; (2) pathos, đề cập đến cảm xúc và trạng thái tinh thần; và (3)
logos, chỉ đến nội dung của thông điệp. Cách thức sử dụng ngôn ngữ trong
KHTT về cơ bản đã có những tác động và sự phù hợp nhất định đối với những
thành tố này.
Từ những đặc điểm ngôn ngữ đã được xác định, trên cơ sở những yêu
cầu đặt ra đối với ngôn ngữ KHTT, LA đề xuất phương thức sử dụng từ vựng,
ngữ pháp, PT&BPTT cụ thể cho KHTT
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ VÀ CHỨC NĂNG PHẢN ÁNH
CỦA NGÔN NGỮ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN TIẾNG VIỆT
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)
Đồng nhất với cách tiến hành ở chương trước, phương pháp triển khai
được bắt đầu từ việc xem xét, phân tích HĐNT, chức năng phản ánh giá trị
VHXH của KHTT tiếng Việt, sau đó đối chiếu với tiếng Anh ở các bình diện
tương ứng.
3.1. Đặc điểm hành động ngôn từ và chức năng phản ánh của ngôn ngữ
khẩu hiệu tuyên truyền tiếng Việt
3.1.1. Đặc điểm hành động ngôn từ
3.1.1.1. Phân loại hành động ngôn từ

15



Trên cơ sở lý thuyết về HĐNT đã được xác định, HĐNT của KHTT sẽ
được xem xét ở 2 bình diện chủ yếu: HĐNT xét theo chức năng của KHTT và
HĐNT xét theo hình thức ngôn ngữ.
a) Hành động ngôn từ xét theo chức năng của khẩu hiệu tuyên
truyền
Căn cứ vào các chức năng giao tiếp đã được xác định, có thể phân chia
đích giao tiếp của KHTT thành 2 loại chính: đích thông tin và đích tác động.
Đích thông tin (còn gọi là đích nhận thức theo cách gọi của Đỗ Hữu Châu [15,
tr.37]) là làm cho người nhận sau khi tiếp nhận KHTT sẽ có cùng nhận thức
với nhà tuyên truyền. Đích tác động (còn gọi là đích hành động, đích điều
khiển) là làm cho người nhận phải có những biến đổi nhất định trong trạng thái
tâm lý, tình cảm và có hành động phù hợp. Thực tiễn cho thấy đích giao tiếp
của KHTT chủ yếu là đích tác động - tác động lên nhận thức, tình cảm, tâm lý
để từ đó hướng tới cách ứng xử tiếp theo của người tiếp nhận là hành động
theo hướng mà nhà tuyên truyền mong đợi.
Do đích giao tiếp chủ yếu của KHTT là đích tác động nên nhóm hành
động thực hiện đích cũng có thể được gọi là nhóm hành động chủ đạo của
KHTT (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. HĐNT xét theo chức năng giao tiếp của KHTT
\trong nhóm nghiệm thể tiếng Việt
Số lượng
Tần suất
TT
Nhóm hành động ngôn từ
(N=913)
(%)
1
Nhóm HĐNT hướng đến thực hiện đích
533

58.37
2
Nhóm HĐNT thực hiện đích
380
41.63
Để đạt hiệu quả giao tiếp, HĐNT tùy theo mục đích sử dụng của
KHTT mà có cách biểu hiện khác nhau. HĐNT này không giống các kiểu
HĐNT cụ thể như: hứa, ra lệnh, hỏi, v.v. nhưng có thể là, hoặc bao gồm một
HĐNT độc lập, hoặc kết hợp một số (thường là hai) HĐNT khác nhau để đạt
đến đích tác động mà nhà tuyên truyền mong đợi.
b) Hành động ngôn từ xét theo hình thức ngôn ngữ
Do đích giao tiếp chủ đạo của KHTT chính là đích tác động nên có thể
quy hai nhóm HĐNT kể trên (nhóm HĐNT hướng đến đích và nhóm HĐNT
16


thực hiện đích) lần lược về hai nhóm HĐNT theo hình thức ngôn ngữ tương
ứng: trực tiếp và gián tiếp.
Bảng 3.2. HĐNT trực tiếp và gián tiếp trong KHTTTV
TT
Hành động ngôn từ
Số lượng N=913) Tần suất (%)
1
Gián tiếp (direct speech acts)
533
58.37
2
Trực tiếp (indirect speech acts)
380
41.63

Khảo sát chỉ ra KHTT tiếng Việt sử dụng cả hai loại HĐNT: trực tiếp
và gián tiếp, tùy thuộc vào cách thức tình thái hóa lời kêu gọi của nhà tuyên
truyền (Bảng 3.2).
3.1.1.2. Cấu trúc lập luận
Đối với KHTT, một hình thức giao tiếp với mục tiêu chủ yếu nhằm tác
động đến nhận thức, tình cảm, hành vi của công chúng thì yếu tố lập luận lại
càng có ý nghĩa quan trọng. Dù xuất hiện với tần suất không cao nhưng cấu
trúc lập luận đầy đủ cũng xuất hiện ngày càng phổ biến trong KHTTTV tiếng
Việt (Bảng 3.3).
Bảng 3.3. Mô hình lập luận của KHTTTV
TT
Mô hình
Ví dụ
1
Luận cứ - Kết Phòng cháy tốt, chữa cháy giỏi là bảo vệ chính mình
luận hàm ẩn
và an toàn xã hội. [V.577]
Trẻ em có quyền được sống an toàn để phát triển.
[V.655]
2
Luận cứ hàm Hãy tránh xa ma túy, không thử dù chỉ một lần.
ẩn - Kết luận
[603]
Không giữ, không thử, không sử dụng ma túy dù chỉ
1 lần. [V.607]
Dù biểu hiện và mức độ đa dạng có khác nhau nhưng do xu hướng
hướng nội thiên về tình cảm và thiết lập các mối quan hệ cộng đồng nên nhóm
luận cứ tác động đến tình cảm vẫn chiếm ưu thế hơn trong nhóm KHTT tiếng
Việt (Bảng 3.4). Chiến lược này được thể hiện rất rõ qua việc sử dụng đa dạng
và với mật độ cao các lớp từ ngữ đề cập đến các yếu tố gây tác động đến đời

sống tình cảm - tinh thần đã được đề cập ở Chương 2.
Bảng 3.4. Luận cứ trong KHTTTV
TT Nhóm luận cứ
Ví dụ
1
Luận cứ tác Sử dụng rau, thịt mất vệ sinh, không an toàn là
động đến lý trí tự tìm đến bệnh tật. [V.763]
(nhu cầu vật Bảo hiểm xã hội - phúc lợi cho từng độ tuổi.
chất)
[V.1]
17


2

Luận cứ tác Phòng chống dịch cúm A (H1N1, H5N1, H7N9) là
động đến tình trách nhiệm của mỗi người. [V.754]
cảm (nhu cầu Gặp nhau chào bằng động tác là nét đẹp quân
tinh thần)
nhân. [V.802]
3.1.2. Chức năng phản ánh của ngôn ngữ
Dù là một khái niệm có nội hàm rộng liên quan đến các mặt khác nhau
của đời sống xã hội và chi phối cách ứng xử của con người (trong đó có ngôn
ngữ) nhưng trong trong khuôn khổ của LA, đặc điểm và biểu hiện giá trị
VHXH của diễn ngôn KHTT sẽ được tiếp cận ở 5 khía cạnh cơ bản: (1) đặc
điểm và biểu hiện của YTH; (2) đặc điểm và biểu hiện của chủ nghĩa tập thể;
(3) đặc điểm và biểu hiện của yếu tố quyền lực; (4) đặc điểm và biểu hiện của
chiến lược lịch sự; và (5) đặc điểm và biểu hiện của tính đa dạng về phong
cách. Đây là những khía cạnh được chúng tôi xem là những yếu tố quan trọng
của tiền giả định và môi trường xã hội có liên quan và chi phối trực tiếp đến

các yếu tố ngôn ngữ của KHTT.
3.1.2.1. Đặc điểm và biểu hiện của ý thức hệ
Bên cạnh ý thức về việc giữ gìn và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biên
cương của Tổ quốc, YTH của dân tộc ngày nay còn hướng đến việc phát triển
và duy trì bản sắc dân tộc dựa trên các đặc điểm chung về văn hóa, ngôn ngữ,
chủng tộc, tôn giáo, niềm tin về tổ tiên chung.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống
vật chất của con người không ngừng được nâng lên thì YTH của dân tộc cũng
có nhiều chuyển biến theo chiều hướng thiết thực hơn. Con người ngày nay
không chỉ có nhu cầu cần phải được “ăn no”, “mặc ấm” như ngày trước nữa
mà cần phải được “ăn sang”, “mặc đẹp”, luôn mong muốn được hưởng thụ
những thành quả của cuộc sống hiện đại.
3.1.2.2. Đặc điểm và biểu hiện của chủ nghĩa tập thể
Trong văn hóa của người Việt, đề cao sức mạnh tập thể, sức mạnh
cộng đồng cũng chính là hướng sự quan tâm vào những cái đồng nhất, cái
thống nhất của mọi cá nhân trong xã hội. Biểu hiện rõ nhất của đặc điểm văn
hóa này là việc sử dụng với mật độ cao lớp từ (ngữ) mang nét nghĩa liên nhân
kêu gọi gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng nhằm “lôi kéo cả những
người thứ ba, thứ tư… vào cuộc” [66], kêu gọi mọi người với tinh thần trách
nhiệm của mình với tập thể, với cộng đồng hãy cùng nhau tích cực tham gia
hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào đang được đặt ra trong từng thời
kỳ.
18


Cùng với sự gia nhập thế giới hiện đại và du nhập của văn hoá phương
Tây vào đời sống văn hóa của người Việt, quyền cá nhân của con người ngày
nay không ngừng được phát huy và tăng cường. Hay nói đúng ra thì trong nền
văn hóa truyền thống cũng có yếu tố cá nhân vì cá nhân cũng là một thành viên
của tập thể, của cộng đồng. Sự tiếp biến văn hoá này được thể hiện ở hầu hết

các mặt khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có cách thức sử dụng từ ngữ
trong lĩnh vực truyền thông đại chúng nói chung và trong KHTT nói riêng.
3.1.2.3. Đặc điểm và biểu hiện của yếu tố quyền lực
Ở nước ta, KHTT là những phát ngôn xuất phát từ nhà tuyên truyền nhà quản lý xã hội nên bao giờ tồn tại những khoảng cách quyền lực xã hội
nhất định giữa các chủ thể tham gia vào quá trình giao tiếp. KHTT có thể được
xem như một diễn ngôn của quyền lực, luôn gắn chặt với quyền lực, cũng
đồng thời là một công cụ quan trọng để nhà tuyên truyền, nhà quản lý xã hội
nắm giữ và thực thi quyền lực của mình. Bên cạnh sự chi phối về địa vị xã hội,
quyền lực trong KHTT còn tồn tại dưới dạng quyền lực của tập thể, chi phối từ
tập thể - thể hiện ý chí, khát vọng, niềm tin của tập thể, của cộng đồng.
3.1.2.4. Đặc điểm và biểu hiện của chiến lược lịch sự
Với đặc điểm mềm dẻo trong giao tiếp luôn hướng đến sự hài hòa, vui
vẻ, bảo đảm sự đoàn kết nhất trí giữa các thành viên trong cộng đồng, nhà
tuyên truyền ở nước ta có xu hướng sử dụng kết hợp đan xen giữa LSDT và
LSAT khi tạo lời văn cho KHTT. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì dù KHTT
được tạo ra nhằm thực hiện chức năng kêu gọi và tác động đến cộng đồng
nhưng thực chất lại là tác động đến từng cá nhân riêng biệt. Sự kết hợp này
được thể hiện rất rõ qua cách thức sử dụng từ ngữ, ngữ pháp và hiện thực hóa
HĐNT.
3.1.2.5. Đặc điểm và biểu hiện của tính đa dạng về phong cách
Để chứng minh cho tính đa dạng này, LA tiến hành xem xét và phân
biệt đặc điểm ngôn ngữ của KHTTTV thuộc 2 ngữ vực: chính trị và phi chính
trị, lần lược tương ứng với 2 nhóm KHTT: nhóm KHTT chính trị và nhóm
KHTT phi chính trị.
Do tác động đến công chúng xã hội, với đối tượng tiếp nhận thuộc các
lứa tuổi, trình độ, giai cấp, nghề nghiệp khác nhau nên, trên bình diện chung,
KHTT được thể hiện bằng ngôn ngữ toàn dân, mang màu sắc trang trọng và
lịch sự. Dù biểu hiện và tần số xuất hiện của mỗi hiện tượng có khác nhau
nhưng nhìn chung nhóm KHTT chính trị trong cả hai ngôn ngữ đều được thể
hiện trang trọng, ít sử dụng ít sử dụng các giải pháp ngữ âm và cấu trúc giàu

nhạc tính, ít sử dụng lối chơi chữ hài hước hơn so với nhóm KHTT phi chính
19


trị. Trong khi đó, do không đòi hỏi cao về tính nghiêm túc, trang trọng lại có
xu hướng tiếp biến cách diễn đạt (đặc điểm ngôn ngữ) từ KHTT của các nước
nên KHTT thuộc nhóm nội dung chủ đề phi chính trị được thể hiện thoáng đạt
hơn về phong cách.
3.2. Đối chiếu với tiếng Anh
Kết quả khảo sát cho thấy HĐNT của KHTT trong cả hai ngôn ngữ dù
không mấy phức tạp nhưng cũng rất đa dạng và được thể hiện linh hoạt. KHTT
trong tiếng Việt và tiếng Anh có điểm chung là cùng một giá trị ngôn trung
(điều khiển) có thể được thể hiện bằng nhiều loại HĐNT khác nhau và với
những giá trị biểu cảm khác nhau (Bảng 3.5, 3.6).

Bảng 3.5. HĐNT xét theo chức năng giao tiếp của KHTT
trong nhóm nghiệm thể tiếng Anh và tiếng Việt
KHTTTA
KHTTTV
Hành động
Số lượng Tần suất Số lượng Tần suất
ngôn từ
TT
(N=942)
(%)
(N=913)
(%)
1
HĐNT hướng đến
590

62.63
533
58.37
thực hiện đích
2
HĐNT thực hiện
352
37.37
380
41.63
đích
Bảng 3.6. HĐNT trực tiếp và gián tiếp trong KHTT tiếng Anh và tiếng Việt
Gián tiếp
Trực tiếp
Khẩu hiệu tuyên
Số
Tần suất
Số
Tần suất
TT
truyền
lượng
(%)
lượng
(%)
1
Tiếng Anh (N=942)
590
62.63
352

37.37
2
Tiếng Việt (N=913)
533
58.37
380
41.63
LA chỉ ra ẩn sau các lớp từ ngữ là một hệ thống các giá trị và văn hóa
giao tiếp, văn hóa ứng xử của cộng đồng. Bên cạnh những điểm tương đồng
trong việc phản ánh giá trị kinh nghiệm và lựa chọn chủ đề phù hợp với từng
20


điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn, LA
cũng chỉ ra những điểm khác biệt về cách sử dụng từ ngữ trong mối tương
quan với YTH cùng với các giá trị văn hóa khác giữa hai nhóm nghiệm thể.
Trong khi KHTTTA đề cao chủ nghĩa cá nhân (hướng đến cái riêng) - nhấn
mạnh vị trí, vai trò của chủ thể tiếp nhận với tư cách là những thành viên tích
cực của xã hội hơn là đề cao tinh thần dân tộc thì KHTTTV lại có xu hướng
thiên về chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng (hướng đến cái chung) - luôn
giữ gìn các mối quan hệ hợp tác, hài hòa trong giao tiếp giữa các thành viên
trong cộng đồng.
Do đặc trưng của xã hội mang tính dân chủ cao nên việc tuyên truyền
cũng như tiếp nhận sản phẩm tuyên truyền ở Mỹ hầu như không mang tính áp
đặt, thể hiện quyền lực cao của nhà tuyên truyền mà chủ yếu dựa trên sự tác
động vào nhận thức để phát huy tinh thần tự giác của cộng đồng. Trong khi đó,
ở Việt Nam, một đất nước mà việc tuyên truyền luôn chịu sự chi phối, quản lý
chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước nên KHTT có xu hướng đòi hỏi cao về tính
nghiêm túc, trang trọng về ngôn từ, thể hiện rõ quyền lực của nhà tuyên
truyền.

Do sự khác nhau về văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử của cộng đồng
chi phối nên chiến lược và cách thức thể hiện lịch sự trong KHTT thuộc mỗi
nhóm nghiệm thể cũng không đồng nhất. Trong khi KHTTTA, do sự chi phối
và ảnh hưởng của nền văn hoá luôn đề cao vai trò cá nhân, tôn trọng thể diện
cá nhân nên có ưu thế hơn trong việc sử dụng chiến lược LSAT thì KHTTTV,
do chịu sự chi phối của thể chế và nền văn hoá mang đậm tính cộng đồng
phương Đông, thiên về tình cảm và các mối quan hệ gia đình chi phối lại có ưu
thế hơn trong việc sử dụng chiến lược LSDT.
Dù biểu hiện và tần số xuất hiện của mỗi hiện tượng có khác nhau
nhưng nhìn chung nhóm KHTT chính trị trong cả hai ngôn ngữ đều được thể
hiện trang trọng. Trong khi đó, do có nội dung phản ánh thuộc những chủ đề
không mang tính chất trọng đại của đất nước, của dân tộc, lại có xu hướng tiếp
biến cách diễn đạt (đặc điểm ngôn ngữ) từ KHTT của các nước nên KHTT
thuộc nhóm nội dung chủ đề phi chính trị được thể hiện thoáng đạt hơn.
Trong cùng một nội dung chủ đề tuyên truyền, cách thể hiện KHTT
giữa hai nhóm nghiệm thể cũng có điểm không đồng nhất.
3.3. Nhận xét chung và đề xuất về phương thức sử dụng hành
động ngôn từ, chiến lược lịch sự cho khẩu hiệu tuyên truyền
Mặc dù biểu hiện có khác nhau nhưng thực tiễn sử dụng KHTT trong
hai ngôn ngữ đều cho thấy cách thức thể hiện HĐNT đóng vai trò đặc biệt
21


quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ liên nhân, nội dung giao tiếp
cần thể hiện. Dù cả hai loại HĐNT (trực tiếp và gián tiếp) và cà hai chiến lược
lịch sự (LSAT và LSDT) đều được sử dụng nhưng tần số xuất hiện cũng như
giá trị của từng chiến lược trong mỗi nhóm nghiệm thể cũng không đồng nhất.
Từ những đặc điểm HĐNT và chiến lược lịch sự đã được xác định, trên cơ sở
những yêu cầu đặt ra đối với ngôn ngữ KHTT, LA đề xuất phương thức sử
dụng HĐNT và chiến lược lịch sự cụ thể cho KHTT.


KẾT LUẬN
Trên cơ sở tiếp cận ngôn ngữ KHTT kết hợp giữa cấu trúc luận và
chức năng luận, sử dụng khía cạnh và chức năng phản ánh VHXH làm cơ sở,
chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Về cách thức sử dụng các yếu tố từ vựng, ngữ pháp, PT&BPTT (gọi
chung là cách thức sử dụng từ ngữ) trong KHTT tiếng Việt, LA nhận thấy nổi
lên một số vấn đề rất đáng quan tâm như: sử dụng với tần suất cao lớp từ ngữ
mang ý nghĩa biểu thái đánh giá tích cực, từ ngữ xưng hô tạo nghĩa liên nhân,
gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng; sử dụng CKPĐTP nhiều hơn
CCV, câu đơn nhiều hơn câu ghép, câu ngắn nhiều hơn câu dài, sử dụng câu có
CTĐT, sử dụng CCK, CTT; sử dụng và phát huy có hiệu quả một số
PT&BPTT từ vựng và cú pháp, với lớp từ ngữ thuộc phong cách viết giữ vai
trò chủ đạo và chi phối. Điều thú vị là sự xuất hiện với mật độ cao các
PT&BPTT cho thấy KHTT chấp nhận các hiện tượng “lệch chuẩn so với
những gì mong đợi” để mang lại hiệu quả tuyên truyền, tác động. Quan sát
KHTT được sử dụng trong xã hội Mỹ và ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy cho
dù văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử của mỗi dân tộc có khác nhau nhưng
KHTT được sử dụng ở các quốc gia khác nhau bên cạnh những điểm tương
đồng vẫn có nhiều điểm khác biệt nhau mang tính đặc thù ngôn ngữ - văn hóa.
22


3. Xét về bản chất của HĐNT, LA phân loại hành động lời nói trong
KHTT dựa theo hai tiêu chí cơ bản: theo đích ở lời và theo hình thức ngôn
ngữ. Qua khảo sát, LA chỉ ra: nhóm hành động đích (điều khiển) được xem là
nhóm hành động chủ hướng, đương nhiên, tổng thể và bao trùm; HĐNT trực
tiếp nhiều hơn HĐNT gián tiếp; hành động diễn ngôn đơn nhiều hơn hành
động diễn ngôn phức. Do sự khác biệt nhau về văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng
xử và thói quen diễn đạt của mỗi dân tộc chi phối nên chiến lược sử dụng và

cách thức thể hiện HĐNT, cấu trúc lập luận giữa hai nhóm nghiệm thể cũng có
nhiều điểm không đồng nhất.
4. Về chức năng phản ánh của ngôn ngữ, khảo sát chỉ ra ẩn sâu trong
các lớp từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, cách thức hiện thực hóa HĐNT, cấu trúc
lập luận của KHTT là một hệ thống giá trị VHXH của mỗi nước, trong đó tiêu
biểu là YTH, văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử của cộng đồng. Bên cạnh
những điểm tương đồng cơ bản, tùy vào điều kiện lịch sử, VHXH của mỗi
nước mà KHTT tiếng Anh và tiếng Việt cũng có nhiều điểm khác biệt về các
giá trị phản ánh.
5. Ở phương diện ngữ vực, bên cạnh những điểm khác biệt giữa hai
nhóm nghiệm thể Anh - Việt nói chung, yếu tố ngôn ngữ giữa các nhóm nội
dung chủ đề tuyên truyền khác nhau trong cùng một ngôn ngữ hoặc trong cùng
một nhóm nội dung chủ đề giữa hai ngôn ngữ cũng có điểm không đồng nhất.
6. Từ những đặc điểm về từ vựng, ngữ pháp, cách thức tổ chức HĐNT
đã được phân tích, có thể khẳng định rằng KHTT trong cả hai nhóm nghiệm
thể về cơ bản đáp ứng tốt các phương châm cộng tác do Grice [132] đề xuất,
các yêu cầu sử dụng ngôn ngữ đã được xác định và cũng đã đạt được những
hiệu quả tác động nhất định. Vì là hình thức giao tiếp xã hội với yêu cầu về độ
ngắn gọn cao nên việc vi phạm một (hoặc một số) phương châm cộng tác cũng
là điều hoàn toàn khả chấp. Do sự khác nhau về văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng
xử và thói quen diễn đạt của mỗi dân tộc chi phối nên bức tranh và biểu hiện
của việc tuân thủ hay vi phạm các phương châm cộng tác, cũng như việc đáp
ứng các yêu cầu sử dụng ngôn ngữ trong hiện thực hóa các mặt tác động của
KHTT trong mỗi nhóm nghiệm thể cũng có nhiều điểm không đồng nhất.
7. Để quá trình giao tiếp ngôn ngữ đạt hiệu quả thì việc tuân thủ các
phương châm cộng tác trong giao tiếp đóng vai trò quan trọng. Nguyên tắc này
lại càng có ý nghĩa quyết định đối với hình thức giao tiếp gián cách và với số
lượng con chữ hạn chế như KHTT. Trên bình diện chung, KHTT cần phải
ngắn gọn nhưng phải trau chuốt, hấp dẫn và có khả năng tác động trực tiếp vào
tinh thần, thái độ, nhiệm vụ, tính tự giác, tính cộng đồng của người dân.

23


Những đề xuất được đặt ra trong LA dù chưa phải là tối ưu, không tham vọng
mang lại cả một lộ trình viết khẩu hiệu nhưng cũng “thổi” một “làn gió mới”
vào ngôn ngữ truyền thông - ngôn ngữ tiếp thị xã hội nói chung và ngôn ngữ
KHTT nói riêng, giúp nhà tuyên truyền đạt đến cái nhìn tổng quan về các yếu
tố ngôn ngữ của KHTT và việc vận dụng có hiệu quả những chiến lược này sẽ
góp phần nâng cao tính nghệ thuật của KHTT, cũng như hiệu quả sáng tạo và
sử dụng KHTT trong thực tiễn.
8. Dù đã cố gắng tìm tòi, vận dụng lý thuyết, áp dụng thực tiễn để giải
quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra nhưng LA vẫn không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ
và chỉ dẫn của các nhà khoa học, quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, v.v. để
công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Trong quá trình thực hiện LA,
chúng tôi cũng nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến yếu tố ngôn ngữ
của KHTT cần phải được tiếp tục nghiên cứu.
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Trần Thanh Dũ, “Sử dụng khẩu hiệu tuyên truyền trực quan”, Tạp
chí Người làm báo, Tháng 08/2016.
2. Trần Thanh Dũ, “Tiếp biến ngôn ngữ từ khẩu hiệu tuyên truyền
tiếng Anh sang tiếng Việt”, Tạp chí Người làm báo, Tháng 09/2016.
3. Trần Thanh Dũ, “Từ ngữ xưng hô trong khẩu hiệu tuyên truyền
tiếng Việt và tiếng Anh”, Từ điển học và Bách khoa thư, Số 01/2017.
4. Trần Thanh Dũ, “Lịch sự ngôn từ trong khẩu hiệu tuyên truyền tiếng
Việt”, Tạp chí Người làm báo, Tháng 03/2017.
5. Trần Thanh Dũ, “Lịch sự trong khẩu hiệu tuyên truyền tiếng Việt và
tiếng Anh”, Từ điển học và Bách khoa thư, Số 03/2017.


24


×