Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI HỌC KỲ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.73 KB, 24 trang )

Trường TH Lục Sơn
Họ và tên: ………………………
Lớp: 2

KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn: TIẾNG VIỆT LỚP 2
(Thời gian làm bài 40 phút)

GIÁM KHẢO
ĐIỂM

1.
2.

GIÁM THI
1.
2.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2
(PHẦN ĐỌC HIỂU)

Bông hoa Niềm Vui
Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông cúc màu xanh,
được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm bệnh viện. Em muốn đem tặng bố một
bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau.
Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, nhưng
em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn. Mọi người vun trồng và chỉ đến đây để
ngắm vẻ đẹp của hoa.
Cánh cửa kẹt mở. Cô giáo đến. Cô không hiểu vì sao Chi đến đây sớm thế. Chi nói: Xin cô cho
em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng.


Cô giáo đã hiểu. Cô ôm em vào lòng:
Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông
cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.
Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. Bố còn tặng nhà trường một khóm
hoa cúc đại đoá màu tím đẹp mê hồn.
Đọc thầm và làm bài tập:
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Mới sáng tinh mơ, Chi đã váo vườn hoa để làm gì ?
A. Để ngắm những bông hoa Niềm Vui.
B. Để chăm sóc vườn hoa.
C. Để hái bông hoa Niềm Vui đem vô bệnh viện tặng bố, làm dịu cơn đau của bố.
Câu 2: Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa niềm Vui?
A. Vì sợ chú bảo vệ bắt gặp.
B. Vì theo nội qui của trường, không ai được ngắt hoa trong vườn.
C. Vì sợ bạn bắt gặp sẽ xấu hổ.
Câu 3: Khi đã biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào?
A. Em hãy hái thêm hai bông hoa nữa, Chi ạ!
B. Em hãy hái thêm vài bông hoa nữa để tặng bố.
C. Cô sẽ hái giúp em những bông hoa mà em cần.
Câu 4: Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?


A. Hiếu thảo, tôn trọng nội qui, thật thà.
B. Chăm ngoan, siêng năng.
C. Hiền hậu, vui vẻ.
Câu 5: Câu “Chi là một cô bé hiếu thảo”, được cấu tạo theo kiểu câu gì sau đây:
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 6: Từ ngữ nào sau đây là từ ngữ nói về tình cảm:

A. Hiền hậu, ngoan ngoãn.
B. Thương yêu, quý mến.
C. Chăm chỉ, siêng năng.
Câu 7: Tìm từ trái nghĩa với từ được in đậm trong câu “ Em đến tìm bông cúc màu xanh, được các
bạn gọi là hoa Niềm Vui.
A. Mừng
B. Buồn
C. Vui vẻ
CHÍNH TẢ: Nghe – viết

Bài: Hai anh em
Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “ Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng
bằng phần của anh thì thật không công bằng”. Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ
thêm vào phần của anh.
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN:

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 4 câu kể về gia đình em.
Câu hỏi gợi ý:
a/ Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
b/ Nói về từng người trong gia đình em.
c/ Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?
..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................


ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. ĐỌC TIẾNG: 2,5 điểm

- Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ, lưu loát, rành mạch, rõ,
to. Tốc độ đọc 40 tiếng/ phút. (2,5 điểm)
- Đối với những học sinh đạt các yêu cầu trên nhưng phát âm vài từ chưa chính xác. (2.0 điểm )
- Đọc được nhưng ngừng nghỉ chưa hợp lí (1,5 điểm)
- Tuỳ mức độ đọc mà ghi điểm hợp lí (0,5 – 1,0 điểm)
II. ĐỌC HIỂU: (3,5 điểm) mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Các câu trả lời đúng là:
Câu 1C; Câu 2 B; Câu 3 C; Câu 4 A; Câu 5 A; Câu 6 B; Câu 7 B
III. CHÍNH TẢ: (2 điểm)

- Viết đúng chính tả, chữ viết đẹp, đúng độ cao, trình bày sạch (2 điểm)
- Sai tiếng, âm, vần – 0,2 đ/lỗi.
- Sai chữ hoa và dấu thanh – 0,1 đ/lỗi
- Bài viết không sạch – 0,2 điểm
- Sai cả bài được ghi 0, 2 điểm
IV. TẬP LÀM VĂN: (2 điểm)

- Điểm 2: viết đoạn văn 3 – 4 câu đủ ý, không sai lỗi chính tả, trình bày đúng, sạch sẽ.
- Điểm 1,5: viết được khoảng 3 câu có ý, trình bày đúng.
- Điểm 1,0 – 0,5 các dạng bài còn lại.

- Điểm 0,25 bài không làm được.


Trường tiểu học Vạn Thái
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KÌ I
Môn: Tiếng Việt –Lớp 2
Phần A: Đọc
1 - Đọc thành tiếng (5 điểm)
- GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua ngày kiểm tra.
- Nội dung kiểm tra: HS đọc một đoạn văn khoảng 40 chữ thuộc chủ đề đã học ở học kì I. Sau đó
trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do GV nêu. GV cho cho điểm bình thường như trên lớp.
2- Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm trong 30 phút .
HS đọc thầm bài tập đọc “Bé Hoa” Trang 121 sách Tiếng Việt lớp 2- Tập 1. Dựa theo nội dung bài
đọc chọn ý đúng trong các câu trả lời sau:
Câu 1: Bài đọc cho em biết những gì về gia đình Hoa?
a. Nhà Hoa có ba người: mẹ, Hoa, em Nụ.
b. Nhà Hoa có bốn người: bố, me, Hoa và em Nụ. Bố đi công tác xa.
c. Bố, mẹ Hoa đi công tác xa. Nhà chỉ có Hoa và em Nụ.
Câu 2: Em Nụ đáng yêu thế nào?
a. Em Nụ rất ngoan.
b. Em Nụ đã lớn lên nhiều, em ngủ ít hơn trước.
c. Em Nụ môi đỏ hồng, mắt to, tròn, đen láy.
Câu 3: Hoa đã làm gì giúp mẹ?
a. Hoa ru em ngủ, viết thư cho bố.
b. Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ.
c. Hoa nấu cơm, trông em.
Câu 4: Những cặp từ ngữ nào dưới đây là cặp từ ngữ trái nghĩa?
a. ngoan ngoãn - hư đốn
b. ngoan ngoãn - chăm chỉ
c. ngoan ngoãn - lười nhác

Câu 5: Câu “Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm.” Được cấu tạo theo mẫu nào trong 3 mẫu dưới
đây?
a. Mẫu 1: Ai là gì?


b. Mẫu 2: Ai làm gì?
c. Mẫu 3: Ai thế nào?
Phần B: Viết
1- Chính tả: (Nghe – Viết) 5 điểm (10 phút)
Bài viết: Đàn gà mới nở
(Trang 153 sách Tiếng Việt 2 - tập 1)
2- Tập làm văn: (5 điểm) (30 phút)
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 6 câu kể về gia đình em.
Theo gợi ý sau:
a) Gia đình em có mấy người. Đó là những ai?
b) Cha em làm gì, ở đâu ?
c) Mẹ em làm gì, ở đâu?
d) Anh hoặc chị em làm gì, ở đâu ?
e) Em yêu quý gia đình em như thế nào?
f) Khi nào gia đình em đông đủ và vui nhất?
Phần C: Chữ đẹp
Bài viết: Quà của bố (từ Bố đi câu về…đến cá chuối quẫy tóe nước, mắt thao láo…)
(Trang 106 - sách Tiếng Việt lớp 2 - Tập 1)


HƯỚNG DẪN CHẤM.
Môn: Tiếng Việt – Lớp 2.
Phần A: Đọc thầm và làm bài tập :
Câu 1: ý b


Câu 2: ý c

Câu 3: ý b

Câu 4 : ý a

Câu 5: ý c.

Phần B:
1- Chính tả:
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn:
5 điểm.
(Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui
định ), trừ 0,5 điểm).
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách kiểu chữ ,hoặc trình bày bẩn …bị
trừ 1 điểm toàn bài .
1- Tập làm văn:
- HS viết được đoạn văn ngăn từ 4 - 5 câu theo y/c của đề bài; câu văn dùng từ đúng, không sai
ngữ pháp; chữ viết sạch sẽ: 5 điểm
(Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm khác nhau)


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2
I: Đọc hiểu: (3,5 điểm)
Em hãy đọc thầm Bài tập đọc Hai anh em và làm bài tập:
Câu 1: Hai anh em chia lúa như thế nào?
A. Phần em nhiều hơn.
B. Phần anh nhiều hơn.
C. Chia thành hai phần bằng nhau

Câu 2: Đêm đến hai anh em ra đồng làm gì?
A. Cho thêm lúa sang phần của nhau.
B. Lấy lúa của phần người kia.
C. Gộp chung lúa cả hai phần lại.
Câu 3. Mỗi người cho thế nào là công bằng?
A. Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả.
B. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Từ chỉ hoạt động trong câu: “Hai anh em cày chung một đám ruộng”.
A. chung
B. cày
C. đám
Câu 5: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:
Ngoài đồng lúa chín vàng.
Câu 6: Những cặp từ ngữ nào dưới đây là cặp từ cùng nghĩa.
A. Chăm chỉ – siêng năng
B. Chăm chỉ – ngoan ngoãn
C. Thầy yêu – bạn mến


Câu 7: Câu: “Em Nụ ở nhà ngoan lắm.” trả lời cho câu hỏi?
A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai như thế nào?

II. KIỂM TRA VIẾT: (2 điểm)
1. Chính tả: Nghe - viết: bài “Cây xoài của ông em” (Tiếng Việt lớp 2 – Tập 1- trang
89)

2. Tập làm văn: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 4 – 5 câu ) kể về gia đình em.


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT
I. Đọc:
1. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
– Đọc đúng, to, rõ ràng (5 điểm).
– Trả lời được câu hỏi (1 điểm).
– HS đọc tốc độ chậm trừ 0,5 điểm toàn bài.
– HS đọc còn đánh vần cứ mỗi vần trừ 0,2 điểm. (Hoặc căn cứ vào đặc điểm của lớp
GV trừ điểm cho HS)
2. Đọc hiểu: (3,5 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: Ngoài đồng, lúa chín vàng.
Câu 6: A
Câu 7: C
II. Viết (4 điểm)
1. Chính tả (Nghe – Viết) (2 điểm):
– Viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả, tốc độ viết khoảng 30chữ/15phút (4 điểm)
– Viết sai mẫu chữ hoặc sai lỗi chính tả mỗi lỗi: trừ 0,2 điểm
– Viết bẩn, xấu, khoảng cách giữa các chữ chưa đều trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (2 điểm)
BÀI LÀM 1
Gia đình là tổ ấm của em. Gia đình em có ba người, đó là bố mẹ em và em. Bố mẹ
em là Bộ đội công tác tại Bộ tư lệnh Thủ đô. Mặc dù bận việc ở cơ quan nhưng bố mẹ



vẫn chăm lo cho em từng li lừng tí. Em là con trai duy nhất trong gia đình. Năm nay
em học lớp 2, trường tiểu học Minh Khai. Em luôn cố gắng học giỏi để bố mẹ vui
lòng. Em rất yêu gia đình em. Em mong gia đình em luôn tràn ngập tiếng cười.
BÀI LÀM 2
Gia đình em có bốn người, gồm có: Bố em 37 tuổi, là kỹ sư Quản lý đất đai công tác
tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mẹ em 35 tuổi là giáo viên và em 7 tuổi là học sinh
lớp 2A trường Tiểu học Lĩnh Nam. Em có em trai 4 tuổi. Bố mẹ rất yêu thương hai
anh em. Em rất yêu quý bố mẹ và thương em. Em rất vui được là một thành viên
trong gia đình. Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ.


Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến
Họ và tên: ..................................
Lớp:............................
Điểm đọc

Điểm viết

Điểm chung

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Tiếng Việt – Lớp 2
Thời gian: 40 phút
Nhận xét của GV

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
A. Đọc hiểu
I. Đọc văn bản sau:
CÒ VÀ VẠC
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn,

chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không
chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em
nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp.
Còn Vạc thì chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi
kiếm ăn.
Ngày nay lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người
ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách
bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách
ra đọc.
Truy
ện cổ Việt Nam
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu
cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Trong câu truyện trên gồm có mấy nhân vật ? (0, 5 điểm)
a. Một nhân vật: Cò
b. Hai nhân vật: Cò và Vạc
c. Ba nhân vật: Cò, Vạc, Sáo
Câu 2: Cò là một học sinh như thế nào ? (0, 5 điểm)


a. Lười biếng.
b. Chăm làm.
c. Ngoan ngoãn, chăm chỉ.
Câu 3: Vạc có điểm gì khác Cò ? (0, 5 điểm)
a. Học kém nhất lớp.
b. Không chịu học hành.
c. Hay đi chơi.
Câu 4: Vì sao Vạc không dám bay đi kiếm ăn vào ban ngày ? (0, 5 điểm)
a. Sợ trời mưa.
b. Sợ bạn chê cười.

c. Cả 2 ý trên .
Câu 5: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: (1 điểm)
- dài - ……
- khỏe - ……..
- to - ……..
- thấp - …….
Câu 6: Câu “Cò ngoan ngoãn” được viết theo mẫu câu nào dưới đây? (0, 5
điểm)
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
Câu 7: Hãy đặt một câu theo mẫu : Ai làm gì ? để nói về hoạt động của học
sinh. (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Tìm các từ chỉ con vật trong câu truyện trên? (0, 5 điểm)
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………B.
Phần đọc thành tiếng: Học sinh được bốc thăm đọc bài.
- Đoạn 2 bài “Bông hoa Niềm Vui” (trang 104, SGK TV lớp 2 tập một).
- Bài thơ “Mẹ” (trang 101, SGK TV lớp 2 tập một).
- Đoạn 3 bài “Sáng kiến của bé Hà” (trang 78, SGK TV lớp 2 tập một).
- Đoạn 1 bài “Bà cháu” (trang 86, SGK TV lớp 2 tập một).
PHẦN KIỂM TRA VIẾT: Học sinh viết vào giấy ô li đã chuẩn bị sẵn.
A. Phần viết chính tả: Nghe – viết bài “Câu chuyện bó đũa” (viết từ Người
cha liền bảo … đến hết).
B.Phần tập làm văn
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4-5 câu để kể về gia đình của em theo gợi ý
sau:
- Gia đình (tổ ấm) của em gồm có mấy người? Đó là những ai?
- Công việc của mọi người thế nào?

- Lúc rảnh rỗi, mọi người trong gia đình em thường làm gì?
- Cuối tuần, gia đình em sẽ làm gì?
- Em cảm thấy như thế nào khi được sống trong gia đình của mình?


Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến
Họ và tên: ..................................
Lớp:............................

Điểm đọc

Điểm viết

Điểm chung

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Tiếng Việt – Lớp 2
Thời gian: 40 phút
Nhận xét của GV

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
A. Đọc hiểu
I. Đọc văn bản sau:
CÒ VÀ VẠC
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn,
chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không
chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em
nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp.
Còn Vạc thì chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi

kiếm ăn.
Ngày nay lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người
ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách
bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách
ra đọc.
Truy


ện cổ Việt Nam
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu
cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Trong câu truyện trên gồm có mấy nhân vật ? (0, 5 điểm)
a. Một nhân vật: Cò
b. Hai nhân vật: Cò và Vạc
c. Ba nhân vật: Cò, Vạc, Sáo
Câu 2: Cò là một học sinh như thế nào ? (0, 5 điểm)
a. Lười biếng.
b. Chăm làm.
c. Ngoan ngoãn, chăm chỉ
học tập.
Câu 3: Vạc có điểm gì khác Cò ? (0, 5 điểm)
a. Học kém nhất lớp.
b. Không chịu học hành.
c. Hay đi chơi.
Câu 4: Vì sao Vạc không dám bay đi kiếm ăn vào ban ngày ? (0, 5 điểm)
a. Sợ trời mưa.
b. Sợ bạn chê cười.
c. Cả 2 ý trên .
Câu 5: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: (1 điểm)
- dài – ngắn

- khỏe – yếu
- to – nhỏ (bé)
- thấp - cao
Câu 6: Câu “Cò ngoan ngoãn” được viết theo mẫu câu nào dưới đây ? (0, 5
điểm)
a. Ai là gì ?
b. Ai làm gì ?
c. Ai thế nào?
Câu 7: Hãy đặt một câu theo mẫu : Ai làm gì ? để nói về hoạt động của học
sinh. (1 điểm)
Học sinh đang học bài.
Nếu học sinh viết đúng câu nhưng không viết hoa và cuối câu không có dấu
chấm trừ 0, 25 điểm.
Nếu học sinh viết không đúng mẫu câu nêu trên thì không cho điểm.
Câu 8: Tìm các từ chỉ con vật trong câu truyện Cò và Vạc nêu trên? (0, 5
điểm)
Cò, Vạc, tôm, ốc.
Tìm được một từ cho 0, 15 điểm.
B. Phần đọc thành tiếng: Học sinh được bốc thăm đọc bài.
- Đoạn 2 bài “Bông hoa Niềm Vui” (trang 104, SGK TV lớp 2 tập một).
- Bài thơ “Mẹ” (trang 101, SGK TV lớp 2 tập một).
- Đoạn 3 bài “Sáng kiến của bé Hà” (trang 78, SGK TV lớp 2 tập một).
- Đoạn 1 bài “Bà cháu” (trang 86, SGK TV lớp 2 tập một).
Học sinh đọc to, rõ rang, rành mạch: 5 điểm.


Học sinh đọc sai từ, ngọng, thiếu, thừa từ, chưa đúng cách ngắt nghỉ trừ 0,25
điểm/1 lỗi.
PHẦN KIỂM TRA VIẾT: Học sinh viết vào giấy ô li đã chuẩn bị sẵn.
A. Phần viết chính tả: Nghe – viết bài “Câu chuyện bó đũa” (viết từ Người

cha liền bảo … đến hết).
Học sinh viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
Học sinh viết sai chính tả, trình bày chưa sạch đẹp, … : trừ 0,25 điểm/ 1 lỗi
B. Phần tập làm văn
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4-5 câu để kể về gia đình của em theo gợi ý
sau:
- Gia đình (tổ ấm) của em gồm có mấy người? Đó là những ai?
- Công việc của mọi người thế nào?
- Lúc rảnh rỗi, mọi người trong gia đình em thường làm gì?
- Cuối tuần, gia đình em sẽ làm gì?
- Em cảm thấy như thế nào khi được sống trong gia đình của mình?
Hướng dẫn chấm điểm:
- Kể đầy đủ tên các thành viên trong gia đình: 1 điểm.
- Kể được công việc của một vài thành viên trong gia đình: 1 điểm.
- Kể được lúc rảnh rỗi hoặc giờ nghỉ ngơi và ngày nghỉ gia đình mình làm
gì?: 1 điểm.
- Nói được câu về tình cảm của học sinh đối với mọi người trong gia đình: 1
điểm.
- Học sinh viết đúng câu, câu văn có sáng tạo, logic, có câu văn hay chứa
cảm xúc: 1 điểm.
TRƯỜNG TH LÊ LỢI - THỐNG

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC

NHẤT - ĐỒNG NAI

KÌ I

Họ tên: …………………………
Lớp: 2…..


MÔN: TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 60 phút

A. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. CHÍNH TẢ: (15 phút) – (4 điểm).
Nghe viết bài “Hai anh em” (Sách TV 2 – Tập 1 – Trang 119): Viết tiêu
đề bài và đoạn: “ Đêm hôm ấy, … vào phần của anh.”


Bài tập: Điền vào chỗ trống yê, iê hay ya? (1 điểm)
Đêm đã khu…. Bốn bề …n tĩnh. Ve đã lặng …n vì mệt và gió cũng thôi trò
chuyện cùng cây.
Cô t…n phất chiếc quạt màu nhiệm.
II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) giới thiệu về bản thân em.

B. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)


I. Đọc thành tiếng: Học sinh đọc một trong các bài Tập đọc đã học đã học
từ tuần 1 đến tuần 17 (tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút)
II. Đọc thầm bài “ Ngày hôm qua đâu rồi?” (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 10).
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
1. Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
A. Tờ lịch cũ đâu rồi?
B. Ngày hôm qua đâu rồi?
C. Hoa trong vườn đâu rồi?
2. Người bố trả lời như thế nào trước câu hỏi của bạn nhỏ?
A. Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa trong vườn.

B. Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng, trong vở hồng của con.
C. Tất cả các ý trên.
3. Bài thơ muốn nói với em điều gì?
A. Thời gian rất cần cho bố, mẹ
B. Thời gian rất đáng quý, cần tận dụng thời gian để học tập và làm điều có ích.
C. Thời gian là vô tận cứ để thời gian trôi qua.
4: Em cần làm gì để không phí thời gian?
A.Chăm học, chăm làm, giúp đỡ ba mẹ làm việc nhà.
B. Em chỉ cần ăn và chơi
C. Em muốn làm gì thì làm, mặc kệ mọi thứ.
Bài 2: Đặt câu có từ “Mẹ em” thuộc kiểu câu Ai thế nào?
……………………………………………………………………………………….
Bài 3: Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào ô trống trong câu sau:
a. Mùa xuân, trăm hoa đua nở
b. Bố ơi, sao có ngày của ông bà, bố nhỉ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
A. Đọc hiểu:
Bài 1
1
2
3
4
Bài 2
Bài 3

Trả lời
B
C
B
A

Đặt đúng dạng câu Ai
thế nào?
a. hoa đua nở.
b. bố nhỉ?

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả (nghe – viết): (4 điểm)

Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2 điểm
1 điểm (đúng 1 câu
0,5 đ)


Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm dầu hoặc vần, thanh,
không viết hoa đúng quy định): Trừ 0,5 điểm.
Bài tập: Điền vào chỗ trống yê, iê hay ya. (1 điểm, mỗi từ đúng 0,25 điểm)
Đêm đã khuya. Bốn bề yên tĩnh. Ve đã lặng yên vì mệt và gió cũng thôi
trò chuyện cùng cây.
Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm.
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Bảo đảm các yêu cầu sau đây được 5 điểm:
Yêu cầu:
Đúng nội dung: Giới thiệu về bản thân em.
Đúng hình thức: Bài viết có độ dài 4 – 5 câu, chữ viết đẹp, trình bày cẩn
thận.

Biếu điểm: 5đ. Đạt được những yêu cầu trên, sai không quá 2 lỗi dùng từ, đặt
câu.
Tùy theo mức độ hoàn chỉnh về nội dung và cách diễn đạt, GV có thể
chấm bài ở các thang điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1.

Trường Tiểu học Lương Tài
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I
Lớp: 2B
Họ và tên:...................................................
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao
đề )
Điểm

Lời phê của cô giáo

Đọc: ………….

……………………………………..……………………………………………….

Viết: …………..

……………………………………..……………………………………………….

Trung bình:
…..
A. KIỂM TRA ĐỌC

……………………………………..……………………………………………….



I. Đọc thành tiếng (5 điểm )
- HS đọc một đoạn văn khoảng 50 chữ trong bài Tập đọc thuộc chủ đề đã
học từ tuần 10 đến hết tuần 17 trong sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm )

CÒ VÀ VẠC
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan
ngoãn, Chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười
biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rút đầu trong cánh mà
ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ
siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc thì chịu dốt. Sợ chúng
bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng
nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc
nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò
lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.
Truyện cổ Việt Nam
Khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất ở các câu 1, 2, 3:
Câu 1: Cò là một học sinh như thế nào?
A. Lười biếng.

B. Chăm làm.

C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ.

Câu 2: Vì sao Vạc không dám bay đi kiếm ăn vào ban ngày ?
A. Sợ trời mưa.

B. Sợ bạn chê cười. C. Cả 2 ý trên .


Câu 3: Câu “Cò ngoan ngoãn” được viết theo mẫu câu nào dưới đây?
A. Ai là gì ?

B. Ai làm gì ?

C. Ai thế nào?

Câu 4: Điền vào chỗ chấm l hay n:
…ở hoa

…ặng yên …o nghĩ

…ặng trĩu

Câu 5: Gạch chân dưới từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ dưới đây:
A. chăm chỉ, ngoan ngoãn, nở, hiền lành
B. bác sĩ, học sinh, nông dân, học bài
C. hót, tập thể dục, âm nhạc, chạy
D. trắng tinh, cao vút, xanh ngắt, đỏ tươi
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (5 điểm)
Nghe - viết bài: "Con chó nhà hàng xóm" Tiếng Việt 2 tập một - trang
131.


II. Tập làm văn (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh,
chị, em,...) trong gia đình của em.
Bài làm


ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ I LỚP 2B
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (5 điểm )
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm )


HS trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm
Câu 1: c

Câu 2: b

Câu 3: c

Câu 4:

nở hoa
lặng yên
lo nghĩ
nặng trĩu
Câu 5: Gạch chân dưới từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ dưới đây:
a. chăm chỉ, ngoan ngoãn, nở, hiền lành
b. bác sĩ, học sinh, nông dân, học bài
c. hót, tập thể dục, âm nhạc, chạy
d. trắng tinh, cao vút, xanh ngắt, đỏ tươi
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả nghe - viết (5 đ)
- Mỗi lỗi sai trừ 0,5 điểm: Viết sai phụ âm đầu, vần, tiếng, không viết hoa,
viết hoa tự do, viết thiếu chữ, thừa chữ.
- Trình bày chưa đẹp, chữ viết chưa đúng kĩ thuật trừ toàn bài: 0,5 đ

II. Tập làm văn (5 đ)
Viết được 3 câu văn đúng chủ đề, đúng kết cấu đoạn văn: 2,5 điểm.
- Viết được nhiều hơn 3 câu, đúng kết cấu đoạn văn: + 1 điểm.
- Các câu văn trong đoạn văn sắp xếp lôgic: + 1 điểm.
- Trình bày sạch, đẹp: + 0,5 điểm.
* Lưu ý:
- Đối với những bài không kể đúng đối tượng người thân của mình: Cho tối đa 2,5 điểm.
- Bài viết không có dấu chấm câu: Cho tối đa 1 điểm.

TRƯỜNG TH Y TÝ SỐ 2
TỔ CM KHỐI: 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I
Môn thi: Tiếng Việt
(Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian chép đề)
I. Phần trắc nghiệm: (4 Điểm) Đọc thầm và khoanh vào câu trả lời đúng.


Sự tích cây vú sữa
1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà
khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.
2. Không biết cậu đi đã bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới
nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.
Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy
một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài
hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh,
rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm
như sữa mẹ.

Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu
bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.
3. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi
và gọi đó là cây vú sữa.
Câu 1: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
A) Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi.
B) Cậu thích đi chơi xa.
C) Cậu bé ham chơi.
Câu 2: Cậu bé làm gì khi trở về nhà mà không thấy mẹ?
A) Đi tìm mẹ
B) Ngồi ở vườn đợi mẹ .
C) Khản tiếng gọi mẹ rồi ôm cây xanh trong vườn mà khóc .
Câu 3: Bộ phận in nghiêng trong câu: “Cảnh vật ở nhà vẫn như xưa” trả lời cho câu hỏi:
A) là gì?
B) thế nào?
C) làm gì?
Câu 4: Từ chỉ đặc điểm trong câu: “Một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.” là
từ:
A) sữa
B) trào ra
C) trắng
II. Phần tự luận (6 Điểm)
A. Chính tả: (Nghe viết):


Bài: Bông hoa Niềm Vui (Sách Tiếng Việt 2 - Tập 1 – Trang 44)
Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông cúc màu xanh,
được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm bệnh viện. Em muốn đem tặng bố một
bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau.
B. Luyện từ và câu

Em hãy đặt một câu kiểu Ai thế nào? Ai là gì?
C. Tập làm văn
Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 câu kể về người thân trong gia đình em .
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
I. Phần trắc nghiệm: (4 Điểm) Đọc thầm và khoanh vào câu trả lời đúng.
Khoanh đúng vào mỗi đáp án được 1 điểm
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: C
Câu 4: C
C: TỰ LUẬN (6 Điểm )
A: Chính tả: Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp (3 điểm)
Mắc 2 lỗi trừ 0,5 điểm
B: Luyện từ và câu (1 điểm )
Viết đúng mỗi câu được 0,5 điểm
C: Tập làm văn (2 điểm)
Học sinh viết được đoạn văn 3 đến 5 câu (2 điểm )



×