Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

101 đề thi thử THPTQG năm 2018 môn văn học tuyệt kỹ luyện giải đề số 19 file word có lời giải chi tiết (1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.75 KB, 6 trang )

ĐỀ SỐ 19


BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.
Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ
không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên
trắng đen mà dùng lý trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng
bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.
Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đã cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình
hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn
giản chỉ là như vậy.
[...] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cám ơn
xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ
cha từ mẹ.
(Trích Lòng biết ơn, Tony Buổi sáng, 17/10/2017)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên.
Câu 3. Vì sao Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh?
Câu 4. Anh/ Chị có đồng ý với quan niệm: Chữ cám ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành,
là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)


Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của
nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017).
Từ đó liên hệ với vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên trong cảnh phố huyện lúc đêm xuống
(Hai đứa trẻ, Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để thấy
được tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.


HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Thao tác lập luận bình luận/ Bình luận.
Câu 2. Nội dung chính:
Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của xã hội văn minh. Văn minh ở chỗ, chúng ta là con
người nên cứ miễn nhận ơn là phái biết ơn, dù cho đó là điều vô cùng nhỏ nhặt. Vì cảm ơn
cũng là một tiêu chí đánh giá bạn là người có giáo dục hay không.
Câu 3. HS cần dùng tri thức để lí giải thuyết phục. Dưới đây là câu trả lời tham khảo:
Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Vì chỉ khi con người tôn trọng đạo lí "uống
nước nhớ nguồn", hàm ơn thì phải biết ơn và trả ơn thì mới có thể trở thành một người tốt, có
nhân cách tốt được. Mà mỗi cá nhân tốt với những hành vi ứng xử tốt thì chắc chắn rằng sẽ
làm nên một cộng đồng, một xã hội văn minh.
Câu 4. HS có thể đồng ý/không đồng ý/vừa đồng ý vừa không đồng ý nhưng cần đưa ra lí lẽ
thuyết phục. Dưới đây là gợi ý tham khảo:
– Đồng ý: Đúng là Chữ cám ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là 1 tiêu chí để đánh
giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ. Vì biết ơn và biết cách bày tỏ lòng biết ơn với
người giúp đỡ mình thể hiện sự ứng xử văn minh, lịch sự. Cách ứng xử đó không chỉ là kết
quả của sự tu dưỡng ở bản thân mỗi người mà còn do sự giáo dục, đặc biệt là từ gia đình. Cha
mẹ giáo dục tốt sẽ giúp đứa trẻ hình thành nhân cách cao đẹp, ứng xử có văn hóa, biết bày tỏ
lòng biết ơn chân thành với người đã giúp đỡ mình.
– Không đồng ý: Chữ cám ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là 1 tiêu chí để đánh giá
con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ. Ý kiến đó không hoàn toàn đúng. Quả là gia đình, trong
đó có cha mẹ, có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con, hình thành cho con cách cư xử

văn minh, lịch sự. Nhưng không hiếm trường hợp, cha mẹ rất quan tâm đến việc giáo dục con
nhưng con cái vẫn hư hỏng. Hoặc có những đứa trẻ bất hạnh, sớm phải tự lập bươn trải hoặc
sống trong một gia đình không có nền tảng giáo dục tốt nhưng họ vẫn trở thành người có văn
hóa, biết bày tỏ lòng biết ơn chân thành. Bởi hình thành nên nhân cách của một con người do
rất nhiều yếu tố, sự giáo dục của gia đình nhà trường,... và đặc biệt sự tự tu dưỡng, rèn luyện
và bản lĩnh của mỗi cá nhân.
– Vừa đồng ý vừa không đồng ý: (Kết hợp cả hai ý kiến trên).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)


HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch/ quy nạp, tổng-phân - hợp ... nhưng diễn đạt
chính xác, trong sáng, mạch lạc; sử dụng kết hợp linh hoạt, hiệu quả các thao tác lập luận.
Dưới đây là gợi ý tham khảo:
Quy ước viết tắt : [Đ]: Đặt vấn đề
[M]: Mở rộng

[G]: Giải quyết vấn đề
[B]: Bài học/ Thông điệp

[Đ] Lòng biết ơn có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. “Biết ơn là hiểu và nhớ
công ơn của người khác đối với mình”. [G] Biết ơn những người đã giúp đỡ mình, những
người có công với dân tộc, đất nước. Biết ơn và bày tỏ lòng biến ơn đối với người giúp đỡ
mình thể hiện lối sống có nghĩa có tình, cách ứng xử có văn hóa, văn minh, lịch sử của con
người. Bởi trong cuộc sống, chúng ta luôn nhận được sự giúp đỡ của người khác về cả vật
chất và tinh thần. Bày tỏ lòng biết ơn đâu hẳn chỉ là những thứ vật chất cao sang, có khi chỉ là
một câu cảm ơn, một lời hỏi thăm, động viên chân thành, ấm áp tình người. Nếu không có
lòng biết ơn, con người trở nên ích kỷ, bạc tình, bất nhân, không bằng loài cầm thú. [M]
Trong cuộc sống, đâu đó vẫn còn những kẻ vô ơn đối với cha mẹ, thầy cô, với những người
đã giúp đỡ mình mà chúng ta cần phải lên án, phê phán. [B] Lòng biết ơn thể hiện nhân cách

của con người. Nhưng không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của sự tu dưỡng, rèn luyện
của mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm)
Yêu cầu cơ bản của đề là Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt trong
truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Còn yêu cầu nâng cao là liên hệ với vẻ đẹp tâm
hồn của nhân vật Liên trong cảnh phố huyện lúc đêm xuống (Hai đứa trẻ, Thạch Lam) nhằm
mục đích thấy được tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.
Dưới đây là gợi ý tham khảo:
1. Giới thiệu đôi nét Kim Lân, Vợ nhặt và vấn đề nghị luận:
– Kim Lân (1920 - 2007), nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông chủ
yếu tập trung ở khung cảnh làng quê với cuộc sống, thân phận người nông dân.
Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê. Ông viết chân thật, xúc
động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ. Dù viết
về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống
và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà, chất
phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa.
– Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí
(1962). Tiền thân của truyện ngắn là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được viết sau Cách mạng tháng


Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954) ông dựa vào một
phần truyện cũ để viết truyện ngắn này.
– Truyện ngắn phản ánh số phận của những người nông dân trong nạn đói lịch sử năm 1945.
Trong hoàn cảnh nạn đói ấy, con người chứ không riêng gì người nông dân đều chịu sự chi
phối của hoàn cảnh sống. Hoàn cảnh xấu thì con người cũng theo đó mà xấu đi, như ông bà ta
có câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Nhưng với Kim Lân, một nhà văn giàu lòng nhận
đạo đã nhìn nhận về con người rất khác, những con người dẫu sống trong hoàn cảnh xấu nhất,
cùng quẩn nhất vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp và luôn có khát vọng sống, khát vọng hạnh
phúc. Trong đó, nhân vật thị là một trong ba nhân vật trong truyện ngắn này thể hiện khá rõ
nét tư tưởng quan điểm nhà văn Kim Lân gửi gắm qua thiên truyện.

2. Yêu cầu cơ bản: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt,
Kim Lân):
– Không giống những nhân vật người phụ nữ chính diện trong văn học dân gian và văn học
trung đại, vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt không được thể hiện ở ngoại hình. Thậm chí,
trong hồi tưởng của Tràng, thị không chỉ có ngoại hình xấu xí, rách rưới: áo quần tả tơi như
tổ đỉa, thị gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai mắt mà còn có tính cong cớn,
chỏng lỏn, vô duyên,.. (Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn, thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị
cắm đàu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng trò chuyện gì. Ăn xong, thị cầm dọc đôi
đũa quệt ngang miệng, thở). Bởi thị là nạn nhân của nạn đói khủng khiếp năm 1945. Vì đói,
thị bỏ qua lòng tự trọng, chấp nhận theo không Tràng – vợ nhặt – để bám víu sự sống.
– Nhưng thật bất ngờ, sau khi đọc cả thiên truyện, ấn tượng bao trùm và sâu đậm của người
đọc về nhân vật người vợ nhặt lại là vẻ đẹp. Vẻ đẹp của nhân vật thị là khát khao sống, khát
khao hạnh phúc mãnh liệt trong hoàn cảnh nạn đói, hoàn cảnh mà con người ta đang đứng
chấp chới giữa sự sống và cái chết.
+ Sức sống mãnh liệt, khát vọng sống mạnh mẽ: chấp nhận theo không Tràng để bấu víu sự
sống, chăm lo gia đình để xây đắp tổ ấm, tương lai; không chấp nhận cái chết.
+ Trước khi lấy Tràng, thị đanh đá, cong cớn, vô duyên nhưng sau khi lấy Tràng, thị đã thay
đổi rõ rệt: ý tứ, hiền hậu, đúng mực, hiểu lễ giáo, chu đáo, đảm đang,.. (Trên đường về nhà
Tràng, Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che
khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Khi vào nhà, Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường...
Thị cúi mặt, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Sáng hôm sau, Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ
rằng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần
Tràng gặp ở ngoài tỉnh...) Có thể nói, những phẩm chất tốt đẹp đó vốn là bản chất của người
vợ nhặt mà nhất thời bị cái đói che lấp.


+ Thị biết trân trọng, chắt chiu hạnh phúc gia đình: thái độ, hành động của người vợ khi quét
dọn sân trong buổi sáng sớm hôm sau (Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà
cho quang quẻ, nê nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn) và khi ăn
chè khoán (Ngay từ miếng và đầu tiên, Tràng chun ngay mặt lại, miếng cám đắng chát và

nghẹn bức trong cổ. Còn thị, đón lấy bát cháo từ mẹ chồng, dù hai con mắt thị tối lại bởi sự
thất vọng, nhưng thị vẫn điềm nhiên và vào miệng. Có lẽ, thị ý thức được giá trị lớn lao của tổ
ấm gia đình, thị muốn làm vui lòng mẹ chồng, muốn gìn giữ không khí vui vẻ, đầm ấm của
gia đình).
+ Tác giả đặt nhân vật người vợ nhặt vào tình huống truyện éo le, độc đáo để làm nổi bật vẻ
đẹp tâm hồn giàu sức sống và khát vọng sống. Ngôn ngữ nhân vật mang tính cá thể hóa cao,
mang tính đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo trước Cách mạng ở miền Bắc. Tính cách
nhân vật có sự chuyển biến bất ngờ nhưng logic.
3. Yêu cầu nâng cao: Còn yêu cầu nâng cao là liên hệ với vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên
trong cảnh phố huyện lúc đêm xuống (Hai đứa trẻ, Thạch Lam) nhằm mục đích làm rõ tư
tưởng nhân đạo của hai nhà văn.
– Liên hệ với vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên trong cảnh phố huyện lúc đêm xuống: Cũng
như người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, vẻ đẹp của Liên không được khắc
họa qua diện mạo bên ngoài mà là vẻ đẹp của nội tâm, tâm hồn. Liên không bị cái đói đẩy
vào tình cảnh cùng cực, bi thảm như người vợ nhặt. Nhung ở cái tuổi 12, 13, Liên và em
không được vui chơi, học hành mà phải sớm giúp mẹ bươn chải mưu sinh, phải sống nghèo
khổ, tù túng, mòn mỏi, bế tắc nơi phố huyện nghèo. Liên là cô bé ngoan, hiếu thảo, chăm chỉ.
Qua diễn biến tâm trạng Liên trước cảnh thiên nhiên và cuộc sống phố huyện lúc đêm xuống,
ta thấy tâm hồn cô vẫn sáng lên vẻ đẹp của tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, tâm hồn
trong sáng, tinh tế, nhạy cảm, nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn nhân hậu, đặc biệt là khát vọng
sống, niềm hy vọng vào một cái gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống thường ngày của mình và
những con người nơi phố huyện. Niềm ước vọng đó tuy mong manh, mơ hồ (Liên chỉ là một
đứa trẻ) nhưng thể hiện sức sống mạnh mẽ và ý thức phủ nhận cuộc sống hiện tại của nhân
vật. Nhân vật Liên cũng như nhân vật người vợ nhặt đều được tác giả dành cho những tình
cảm yêu quý, trân trọng và cảm thương, đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
– Tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn Thạch Lam và Kim Lân:
+ Các nhà văn đều tập trung trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, đặc biệt vẻ đẹp khát vọng
sống, khát vọng hạnh phúc của con người, dù bị đẩy vào tình cảnh khốn cùng, bi thảm. Thạnh
Lam và Kim Lân dành tình cảm xót thương chân thành cho những mảnh đời bất hạnh, đặc
biệt là trẻ em, phụ nữ - những người yếu đuối, có thân phận nhỏ bé, luôn phải chịu nhiều thiệt



thòi trong xã hội cũ. Qua đó, các nhà văn ngầm tố cáo giai cấp thống trị đã đẩy nhân dân ta
vào tình cảnh thê thảm. (Trong truyện Vợ nhặt, lực lượng tàn bạo đó, ngoài phong kiến, thực
dân Pháp, là phát xít Nhật).
+ Nếu trong Hai đứa trẻ (Thạch Lam), cũng như nhiều các tác phẩm văn học trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945, nhà văn thể hiện niềm khát vọng về sự đổi đời của các số phận
bất hạnh rất mơ hồ, mong manh (kết thúc truyện bi quan, đầy bóng tối, số phận nhân vật bế
tắc) thì ở Vợ nhặt, cũng như nhiều các tác phẩm văn học sau năm 1945, Kim Lân đã thể hiện
tư tưởng nhân đạo mới mẻ khi hé mở tương lai tươi sáng, con đường đổi đời của người lao
động và chính người lao động sẽ là người cải tạo hoàn cảnh dưới ánh sáng của Cách mạng
("Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”).
4. Đánh giá chung
Thạch Lam và Kim Lân đã có những đóng góp lớn trong việc kế thừa và phát huy truyền
thống nhân đạo trong văn học dân tộc.



×