Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 34 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.25 KB, 12 trang )

ĐỀ SỐ 34
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Toàn thế đồng bào phải thi đua tăng gia sản xuất để đủ ăn đủ mặc, tức là mọi người,
mọi gia đình, mỗi làng, mỗi huyện, mỗi tỉnh cho đến cả nước đủ ăn đủ mặc, nhân dân và bộ
đội đủ ăn đủ mặc để chiến đẩu lâu dài. Tăng, gia sản xuất phải có kế hoạch thiết thực, từ
Chính phủ trung ương đến môi một gia đình đều phải có kế hoạch. Kế hoạch riêng từng địa
phương phải ăn khớp với kế hoạch chung của toàn quốc. Tôi khuyên đồng bào và cán bộ
nghiên cứu kĩ lưỡng kế hoạch của Chính phủ, và đặt kế hoạch địa phương và gia đình cho
thiết thực, để làm cho kinh tế tài chính năm nay thành công.
(2) Tăng gia sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm. Phải tiết kiệm sức lao động, phải tiết kiệm
thì giờ, phải tiết kiệm tiền của, để gia tăng. Tiết kiệm giúp cho gia tăng và gia tăng giúp cho
tiết kiệm, để đi đến kết quả tốt.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh, trích Bài nói chuyện nhân dịp Tết Nhâm Thìn năm 1952).
Câu 1: Nêu vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích..
Câu 2: Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên. .
Câu 3: Tác giả thể hiện nghệ thuật lập luận của đoạn văn hiệu quả bằng việc thực hiện chủ
yếu bằng biện pháp nghệ thuật nào? .
Câu 4 Những điều Hồ Chí Minh dạy trong đoạn trích đến thời điểm hiện tại còn giữ
nguyên giá trị không? Trong khoảng 5-7 dòng, trình bày những suy nghĩ của anh (chị). .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Nhà bác học L. Pasteur có nói đại ý: Học vấn không có quê hương nhưng người có học
vấn phải có Tổ quốc.
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Câu 2 (5 điểm):
So sánh hình ảnh người nghệ sĩ qua hai tác phẩm: Đàn ghi ta của Lora (Thanh Thảo) và
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng).
GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Câu 1: Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích là lời khuyên của Bác Hồ đến nhân


dân cả nước cần phải làm hai việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Hai việc này phải được thực
hiện đồng thời và thể hiện sự quyết tâm của toàn thể đồng bào trong cả nước..
Câu 2: Đoạn trích được viết bằng ngôi thứ nhất, người viết chính là Bác Hồ xưng
“tôi”. Câu văn thể hiện điều đó là: Tôi khuyên đồng bào và cản bộ nghiên cứu kĩ lưỡng kế
hoạch của Chính phủ, và đặt kế hoạch địa phương và gia đình cho thiết thực, để làm cho kinh
tế tài chính năm nay thành công.
Tác dụng: Thể hiện tính chủ quan của người nói vào vấn đề được nhắc tới. Người đưa ra
lòi dặn dò trên là Bác, chính vì vậy sử dụng ngôi thứ nhất là cách sử dụng hợp lí để Bác gửi
gắm lời của mình đến toàn thể đồng bào cả nước..


Câu 3: Nghệ thuật lập luận của đoạn văn được thực hiện chủ yếu bằng biện pháp nghệ
thuật là điệp ngữ.
Bác đã điệp rất nhiều lần các từ như tiết kiệm, tăng gia nhằm nhấn mạnh ý phải kết hợp
một cách hiệu quả hai vấn đề là tăng gia sản xuất phải gắn với tiết kiệm, không được nhấn
mạnh vấn đề này mà quên đi vấn đề kia. .
Câu 4: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây:
- Những điều Bác dạy cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Vì nước ta vẫn trên đà phát
triển và hội nhập thế giới, vẫn luôn phải đặt vấn đề tăng gia sản xuất lên là một trong những
vấn đề quan trọng, vấn đề tăng gia được hiểu theo nghĩa rộng hơn là phát triển đất nước trên
nhiều phương diện khác nhau, chứ không chỉ đơn thuần là sản xuất vật chất.
- Nước ta vẫn là một nước đang phát triển, nhiều nơi vẫn còn những người nghèo, không
có đủ cơm ăn áo mặc, việc học hành vẫn chưa thực sự được chăm lo. Do đó người dân vẫn
phải nâng cao ý thức tiết kiệm. Dù sau này đất nước có giàu mạnh như thế nào đi chăng nữa
thì lời dạy tiết kiệm của Bác vẫn đúng bởi có tiết kiệm thì mới biết quý trọng những giá trị mà
cuộc sống đem lại.
Học sinh có thể trình bày theo cách khác, miễn sao đảm bảo các ý cơ bản ỡ trên, diễn đạt
hợp lí..
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):

Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích, nêu ý nghĩa câu nói: Câu nói của nhà bác học L. Pasteur nhằm khẳng định vai
trò của quê hương đối với những người có học vấn, những người trí thức trong xã hội. Càng
được tiếp xúc với tri thức, với những thành tựu của thế giới hiện đại thì càng phải biết trân
trọng, biết ơn và xây dựng cho quê hương, đất nước mình.
- Phân tích, lí giải
+ Tại sao có thể nói học vấn không có quê hương?
Học vấn có thể đến từ nhiều nối nhưng đó là tài sản chung của nhân loại. Không ai “đăng
kí bản quyền” học vấn. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin ngày hôm nay, học vấn, tri
thức là những thứ luôn có sẵn. Tất cả mọi con người đều có thể đến với mọi loại tri thức,
trong mọi thời điểm, ở mọi không gian. Đó cũng là quyền lợi cơ bản nhất của mỗi con người.
Học vấn không có quê hương cũng là vì vậy.
+ Tại sao người có học vấn phải có Tổ quốc trong lòng?
++ Tổ quốc có vai trò quan trọng trong mỗi con người. Dòng máu chảy trong ta là dòng
máu của Tổ quốc, tiếng nói của ta cũng là tiếng nói của Tổ quốc, những thói quen về ăn, mặc,
ở,., của ta cũng đều có cơ sở từ văn hóa của Tổ quốc. Tổ quốc ban tặng cho mỗi con người
nhiều điều quý giá, cho ta nền tảng đầu tiên để ta bay cao, bay xa cùng với nhân loại. Càng
những người có học vấn, càng những người có tri thức thì càng nhận thức được điều đó.


++ Chỉ khi biết yêu thương, trân trọng nơi mình xuất phát, nguồn cội của mình, con người
mới có đủ tự tin để đứng trước người khác.
++ Những người biết yêu Tổ quốc cũng là những con Người có đạo đức tốt, có những
phẩm chất tốt đẹp. Và chỉ có những con người như thế mới có thể sử dụng tri thức một cách
có ích lợi nhất, đúng đắn nhất, hiệu quả nhất.
- Bình luận, liên hệ bàn thân
Câu nói đã đưa ra một bài học ý nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh đất nước ta đang hội nhập.

Những người có học vấn, được tiếp xúc với văn minh nhân loại càng cần phải biết trân trọng
cội nguồn, đem tri thức xây dựng cho quê hương đất nước. Tuy nhiên, những cơ quan, những
cơ sở có thẩm quyền cũng cần phải có những chính sách, chế độ xứng đáng cho những người
tài.
Câu 2 (5 điểm);
1. Mở bài:
- Nghệ thuật chân chính từ muôn đời này luôn là khát khao rực rỡ của những nghệ sĩ chân
chính. Bằng cách của riêng mình, những người nghệ sĩ chân chính luôn muốn làm mới và
cách tân nghệ thuật, tránh cho nghệ thuật bước đi già cỗi của thời gian. Nhưng nghệ thuật vốn
là đến đài dành cho thiểu số, những cách tân có thể trở nên lẻ loi và những số phận phải gánh
chịu nhiều bi kịch. Tiêu biểu cho điều đó là hình ảnh Lorca (Dàn ghita của Lorca — Thanh
Thảo) và Vũ Như Tô (Vĩnh biệt Cừu Trùng Đài - Nguyễn Huy Tưởng). Qua tấn bi kịch của
người nghệ sĩ , các tác giả đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ
giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với
lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân và đặc biệt hơn là tiếng nói ngợi ca những khát
khao cách tân nghệ thuật chân chính.
2. Thân bài:
- Khái quát chung
+ Đàn ghita của Lorca — Thanh Thảo
++ Thanh Thảo: trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sau
năm 1975, Thanh Thảo dành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới thơ ca Việt Nam. Ông được
biết đến bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời
hậu chiến. Thơ ông là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã
hội và thời đại. Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên
luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi mà tìm kiếm những cách biểu đạt mới mang tính hiện đại.
Thơ ông luôn dành mối quan tâm đặc biệt với những con người có nghĩa khí như Cao Bá
Quát, Nguyễn Đình Chiểu, A-ra-gông, Ê-xi-nhin, Lor-ca, và viết nên những vần thơ chân
thành đồng cảm. Trong số đó, bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được xem là tiêu biểu nhất.
++ Đàn ghita của Lorca lấy cảm hứng trực tiếp từ những giây phút đầy bi phẫn trong cuộc
đời của Lorca, Thanh Thảo viết bài thơ này. Bài thơ in trong tập thơ Khối vuông ru-bich

(1985). Viết về nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha là Lor-ca tiêu biểu cho kiểu tư duy của thơ
Thanh Thảo và được viết bằng bút pháp tượng trưng, siêu thực mà ông học tập ở chính Lorca.
++ Người nghệ sĩ Lorca : Lorca là một hiện tượng xuất chúng có sức ảnh hưởng to lớn tới


nghệ thuật và chính trị của Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Lorca sinh 1898 - mất 1936, ở tinh Grana-đa, miền Nam Tây Ban Nha, được xem là nhà thơ lớn của TBN thế kỉ XX.
+++ Một thiên tài: nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu người Tây Ban
Nha - đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỷ XX.
+++ Một nhân cách cao đẹp: nhà thơ hiện đại yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để
giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dám dũng cảm đấu tranh với
một nền chính trị độc tài, nền nghệ thuật già nua, bảo thủ.
+++ Một số phận đầy oan khuất: kẻ thù tàn nhẫn lén thủ tiêu ông, ném xác xuống giếng để
phi tang, nhiều người không hiểu hết sự hy sinh cao cả của ông.
+ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài — Nguyễn Huy Tưởng:
+ Tác giả Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho của đất
Bắc Ninh xưa, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Từng gắn bó với phong trào cách mạng
trong các tổ chức văn hoá văn nghệ do Đảng lãnh đạo từ rất sớm. Nguyễn Huy Tưởng có
thiên hướng khai thác đề tài lịch sử để xây dựng tác phẩm có quy mô lớn, dựng lên những bức
tranh, những hình tượng hoành tráng về lịch sử bi hùng của dân tộc. Ông là một nhà viết kịch
tài ba. Văn phong của ông vừa giản dị, trong sáng, vừa thâm trầm sâu sắc khi đặt ra những
vấn đề có tầm triết lý.
+ Vũ Như Tô là vở kịch lịch sử có qui mô hoành tráng xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và
của nền kịch Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1941, dựa trên một sự kiện
lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê. Tác phẩm gồm 5 hồi. Đoạn trích
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là hồi 5, hồi cuối của vở kịch. Trong đoạn trích được học gây ấn
tượng sâu sắc nhất là nhân vật Vũ Như Tô.
- Hình tượng nghệ sĩ Vũ Như Tô:
+ Một người nghệ sĩ có tài - một kiến trúc sư tài hoa.
++ Trong vở kịch, Vũ Như Tô hiện lên là một kiến trúc sư thiên tài. Điều đó thể hiện trực
tiếp qua lời van nài của Đan Thiềm Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì

nước ta không còn ai tô điểm nữa. Thậm chí Đan Thiềm còn cho rằng: Đừng để phi tài trời và
giết Vũ Như Tô là tội ác mang hận muôn đời: Nước ta còn cần nhiều thợ tài giỏiđểtô điểm.
Cái tài của Vũ Như Tô lên tới tột đỉnh khiến Đan Thiềm sẵn sàng chết thay cho ông.
++ Điều đó còn thể hiện qua chính lời than vãn của Vũ Như Tô: Trời ơi! Phú cho ta cái tài
làm gì?. Đó là người nghệ sĩ ngàn năm chưa để có một, có thể sai khiến gạch đá như viên
tướng cầm quân, có thể xây lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch
nhỏ, chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công.
+ Một người có nhân cách lớn, hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả
++ Là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân nên Vũ Như Tô đã ngang nhiên chửi
mắng bạo chúa Lê Tương Dực và kiên quyết chối từ việc xây dựng Cửu Trùng Đài. Kể cả khi
bị hôn quân đe dọa, bị gông cùm, Vũ Như Tô vẫn kiên định: “Tiện nhân không sợ chết”. Khi
được vua ban cho vàng bạc lụa là, ông không hề hám lợi mà chia cho đám thợ thuyền. Bởi
vậy mà lúc đầu khi khởi công xây dựng Cửu Trùng Đài ông được nhân dân ủng hộ.
++ Nhưng cao cả hơn, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ có khát vọng nghệ thuật chân chính. Qua


lời giới thiệu của tác giả ta thấy Vũ Như Tô là người nghệ sĩ lớn mang trong mình nhân cách
cao đẹp, một nghệ sĩ có hoài bão lớn lao, có lý tưởng nghệ thuật cao cả. Khát vọng nghệ thuật
của ông lớn hơn bao giờ hết, ông muốn xây dựng một tòa lâu đài vĩ đại bền như trăng sao để
cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện. Đó là một công trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ, tô điểm
cho non sông, đất nước: để ta xây dựng một Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở,
vài năm nữa Cửu Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy hoàng, giữa cõi trần lao lực có một cảnh
Bồng Lai. Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài. Tâm hồn và mọi khát khao nghệ thuật, Vũ
Như Tô đểu gùi gắm hết vào Cừu Trùng đài”.
++ Cửu Trùng Đài - như cái tên của nó - là một công trình kiến trúc mà tầm vóc không thể
chỉ tính đếm bằng số lượng gỗ cây, đá khối, cho dù đó là những con số nghe qua đã đủ kinh
hoàng hai trăm vạn cây gỗ chất đống cao như núi, toàn những cây go quý vô ngần, hai mươi
vạn phiến đá lớn, bốn mươi vạn phiến đá nhỏ, tử Chân Lạp tái ra. Tầm vóc của nó, phải hình
dung bằng chính tầm vóc ý tưởng, khát vọng đầy ngạo nghễ của người khai sinh ra nó: một
công trình độc nhất vô nhị, vượt xa tất cả các kì quân của Trung Quốc, Ấn Độ, Chiêm

Thành,., và những công trình người đời từng biết đến, từng truyền tụng. Lại là một kì quan
bền vững, bất diệt. Xây công trình đó, họ Vũ không cần tranh tinh xảo với các giá trị tầm
thường mà muốn tranh tinh xảo với Hóa công. Đó là hiện thân của cái đẹp, không phải những
cái đẹp nói chung mà là cái đẹp tuyệt đỉnh. Tạo nên cái đẹp hoàn mĩ chính là thiên mệnh,
động cơ sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính.
++ Khi mạng sống bị đe dọa thì niềm say mê của Vũ Như Tô càng được đẩy lên đến tuyệt
đỉnh: Tôi sống với Cửu Trùng đài, chết cũng với Cừu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cừu Trùng
Đài nửa bước. Hồn tôi để cả đây thì tôi chạy đi đâu. Thậm chí Vũ Như Tô phải thốt lên: Đời
ta không quý bằng Cửu Trùng Đài. Sự tâm huyết của ông với công trình nghệ thuật thật đáng
trân trọng và ngưỡng mộ.
+ Một số phận đầy bi kịch
++ Bi kịch của Vũ Như Tô xuất phát từ nhận thức và hành động mù quáng, lầm lạc, không
hiểu được hoàn cảnh cụ thể. Khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô lớn lao nhưng tác rời khỏi
hiện thực cuộc sống, đi ngược lại quyền lợi thiết thực của nhân dân. Cửu Trùng Đài cao bao
nhiêu thì cuộc sống của nhân dân lầm than, cơ cực bấy nhiêu. Cửu Trùng đài có 100 nóc, cao
10 trượng, dài 500 trượng với các điện vàng điện ngọc. Để xây được công trình này cần khối
lượng vật liệu không tưởng (xem ở trên) và huy động hàng trăm nghìn đám thợ thuyền. Đây là
công trình kì vĩ, tốn nhiều cồng sức, tiền của, mồ hôi, xương máu của nhân dân, nó là hiện
thân cho cái đẹp xa hoa. Xây lên kì quan ấy, tốn kém vô cùng, không chỉ là tiền của mà còn
tính bằng mô hôi, nước mắt và máu của nhân dân mà chỉ xây cho hôn quân Lê Tương Dực.
Còn nhớ đời Tây Chu bên Trung Hoa, u vương vì Bao Tự mà bắt dân xây Giao Đài để ăn chơi
hường lạc khiến cho lòng dân oán hận rồi đời Tây Chu cũng diệt vong. Vì quá đam mê thi thố
tài năng, Vũ Như Tô đâu có hiểu sâu xa trên thực tế, Cửu Trùng Đài cũng xây dựng bằng mồ
hôi xương máu của nhân dân và chi để phục vụ thói ăn chơi sa đọa của hôn quân. Như vậy,
người nghệ sĩ đã sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng của
mình. Đứng trên lập trường của nghệ thuật thuần túy, người nghệ sĩ đã vô tình đối nghịch và


gây đau khổ cho nhân dân. Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình đã lệnh tăng sưu thuế, bắt
thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chóng đối. Vũ Như Tô không nhận ra giấc mơ

nghệ thuật của mình đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Cũng chính từ sự trớ trêu đó dẫn đến bi
kịch của người nghệ sĩ.
++ Khi nghe Đan Thiềm khuyên phải trốn, Vũ Như Tô hết sức ngạc nhiên, không hiểu lí
do làm sao: Làm sao tôi cần phải bỏ tron? Bà nói rõ là vì sao?, Nguy hiểm làm sao?. Một loạt
các câu hỏi đưa ra cho thấy Vũ Như Tô hết sức ngạc nhiên, chưa hiểu được tình hình diễn ra.
Và nguy hại thay, Vũ Như Tô vẫn nghĩ mình vô tội: “Mờ tôi không làm gì nên tội. Họ hiểu
nhầm”. Câu nói thể hiện sự bảo thủ, có phần mê muội. Dơi vào tình cảnh này nhưng ông vẫn
nghĩ việc làm của mình là quang minh chính đại: “Người quân tử không bao giờ sợ chết, mà
vạn nhất có chết, thì cũng phải chết cho mọi người biết rằng công việc của mình là chính đại
quang minh”. Câu nói này một mặt thể hiện tấm lòng trong sáng, nghĩa khí của ông nhưng
đây là một nhận thức hết sức sai lầm và nguy hại.
++ Nghe tin Cửu Trùng Đài bị phá đốt, Vũ Như Tô vẫn khăng khăng là vô lí, rằng mình
không gây tội với ai. Sự bảo thủ, bướng bỉnh khiến cho ông trở nên mù quáng. Họ Vũ còn
chìm đắm trong mơ mộng ngay cả khi đài lớn tan tành: Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng.
Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ ơn tri kỉ. Khi bị quân sĩ vả vào miệng, ông vẫn không ngừng nói
về đứa con của mình:... Vài năm nữa Đài Cửu Trùng sẽ hoàn thành, cao cả, huy hoàng giữa
cõi trần lao lực, có một cánh Bồng Lai”. Đến chết vẫn hi vọng thuyết phục được An Hòa
Hầu, một kẻ cầm đầu phe nổi loạn, song sự thực đã diễn ra một cách tàn nhẫn và phũ phàng,
không như Vũ Như Tô mộng tưởng. An Hòa Hầu đã cho quân đốt phá thành, đốt phá Cửu
Trùng Đài. Đài Cửu Trùng tan thành tro bụi, Vũ Như Tô đau đớn, tuyệt vọng đên khôn cùng
vì mọi khát vọng nghệ thuật sánh với Hóa công đã chìm trong biển lửa, tan thành mây khói.
++ Tất cả chỉ là ảo vọng, Đan Thiềm bị bắt và đài Cửu Trùng bị thiêu hủy thì Vũ Như Tô
mới tỉnh ngộ, ngửa mặt lên trời mà cất tiếng than ai oán tuyệt vọng: Đốt thực rồi! ôi đáng ác!
Trời ơi phú cho ta cái tàiđểlàm gì? ôi mộng lớn! ôi Đan Thiềm! ôi Cửu Trùng đài! Thôi thế là
hết! Dân ta đến pháp trường. Trong tiếng kêu than ấy, tiếng Đan Thiềm, mộng lớn Cừu Trùng
Đài dồn dập vang lên hòa nhập vào nhau thành khúc ca bi tráng, ai oán, đầy tiếc thương.
- Hình tượng nghệ sĩ Lorca:
+ Cuộc đời, hình ảnh nghệ sĩ Lorca (Khổ 1).
Mở đầu bài thơ, tác giả vẽ lên hình tượng một người nghệ sĩ với cây đàn mà tiếng đàn tan
ra và long lanh như bọt nước.

Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt.
++ Câu thơ vẽ ra hình ảnh rất đẹp mang đậm giá trị biểu tượng về Lorca. Đặt lên biểu
tượng ấy là sự chồng chéo của nhiều hình ảnh và quan điểm thơ tượng trưng. Những tiếng
đàn bọt nước có vẻ như hơi lạc điệu bởi các hình ảnh này khá khập khiễng trong trường liên
tưởng. Tiếng đàn là biểu tượng của âm thanh, bọt nước lại mang dáng hình, khi xâu chuỗi
chúng với nhau người đọc sẽ tìm ra cảm xúc thơ của Thanh Thảo trong nghệ thuật ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác. Còn những tiếng đàn lại gọi tên cho những sáng tạo nghệ thuật gắn liền


với số phận người nghệ sĩ, đồng thời đó còn là hoán dụ cho chính cuộc đời của Lorca. Xuất
hiện cùng với hai hình ảnh trên, “bọt nước” lại gợi liên tưởng đến vẻ đẹp lung linh, huyền
diệu của hình ảnh song lại mỏng manh, dễ vỡ nhưng gắn với không gian biển khơi trong thơ
Lorca thì nó còn là sự vô biên, bất tận. Khi chúng ta liên kết hai trường liên tưởng với nhau,
dòng thơ này gọi tên cho hình ảnh Lorca là một người nghệ sĩ mà những sản phẩm nghệ thuật
của ông đẹp đến độ mê hồn. Những lung linh của bọt nước nhưng cũng chính hình ảnh ấy lại
vẽ ra số phận của một con người tài ba nhưng yểu mệnh. Lorca bị ám sát khi ông mới 36 tuổi,
khi những dự định lớn lao của cuộc đời còn dang dở. Gắn với cuộc đời người nghệ sĩ này,
những tiếng đàn bọt nước còn là khúc ca bất tử về một con người vĩ đại vì Lorca sáng tạo và
tranh đấu cho nhân dân, đất nước nên những tiếng đàn đó trở thành vô biên, bất tận.
++ Song hành với những hình ảnh đó, câu thơ thứ hai là những trường cảm xúc được bắt
đầu từ biểu tượng áo choàng đỏ của nền văn hóa Tây Ban Nha. Đó là hình ảnh đẹp gắn liền
với những đấu sĩ bò tót nên khi nhắc đến miền đất này người ta vẫn tự hào về nền truyền
thống lâu đời được dựng xây từ hình ảnh áo choàng. Nó không chỉ mang theo hình ảnh người
đấu sĩ mà còn vẽ ra những cuộc chiến, những trận đấu kiêu hùng để con người tìm được sức
mạnh của mình trước thế giới tự nhiên. Màu đỏ gắt của áo choàng vẽ ra trận đấu rất khốc liệt
nên hình ảnh người đấu sĩ kia càng đẹp đẽ, hiên ngang. Đằng sau những giá trị ấy câu thơ này
còn đưa chúng ta liên tưởng đến hiện thực đất nước Tây Ban Nha đương thời, nó như một đấu
trường đỏ lửa mà tất cả những ánh mắt đều dõi theo hình ảnh người đấu sĩ Lor-ca
Như vậy, hai câu thơ đầu tiên thể hiện những cảm xúc bề bộn chồng chất của Thanh Thảo

trong tư duy mãnh liệt khi nói về người nghệ sĩ Lor-ca. Đó là niềm ngưỡng mộ, say mê với
người nghệ sĩ cũng là cảm giác xót thương vì số phận kia quá mỏng manh, nhỏ bé nhưng sâu
sắc hơn vẫn là niềm biết ơn, trân trọng với bức tượng đài đã đấu tranh và hi sinh cho nghệ
thuật.
++ li-la li-la li-la tạo ra những ấn tượng mới lạ và mạnh mẽ với người đọc từ cấu trúc câu
thơ cho đến ngôn từ trong giai điệu vì nó gợi ra rất nhiều giá trị khác nhau. Nó có thể âm
thanh quen thuộc của tiếng đàn ghita vang lên một khúc ca về sự vô biên, bất tận. Tiếng đàn
cứ vang mãi vang mãi với những truông cỏ, những thảo nguyên trên khắp đất nước Tây Ban
Nha rộng lớn nơi đâu cũng in dấu vó ngựa của người nghệ sĩ lãng du - Lor-ca. Mặt khác, li-la
còn là tên một loài hoa gắn với đời sống tinh thần, với nền văn hóa của người dân Tây Ban
Nha - hoa tử đinh hương. Và khi dòng thơ này cất lên, người ta lại thấy những tràng hoa tử
đinh hương xuất hiện, nó bình dị nhưng đẹp, thanh khiết nó giống như hình ảnh Lor-ca trong
tâm hồn người dân Tây Ban Nha. Âm vang của tiếng thơ với nhịp bất tận cứ réo rắt không
nguôi, mỗi tiếng đàn ngân lên là khoảnh khắc nghệ sĩ Lor-ca trở về để người đọc càng đâm
sâu cảm xúc về một Người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh.
++ đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên lưng ngựa mòi mòn.
Ba dòng thơ cuối nhịp thơ nhanh, mạnh với hình ảnh được liệt kê với mật độ dày đặc. Nó
trở thành khúc cao trào trong cuộc đời của Lor-ca. Đó là cuộc đời một Người nghệ sĩ hát rong,


đam mê sáng tạo tự do trên yên ngựa mỏi mòn trong cuộc hành trình lang thang về miền đơn
độc. Nhưng trên không gian rộng lớn ấy chi một mình Lor-ca với tiếng đàn, điệu nhạc. Sự đơn
độc, lẻ loi cũng là hình ảnh của cuộc đời nghệ sĩ này. Song hành với những gót ngựa hiên
ngang là hình ảnh vầng trăng chếnh choáng ở mãi bầu trời xa nhưng vẫn luôn soi dấu cho
bước đường mà Lor-ca đã đi qua. vầng trăng đó còn là biểu tượng đẹp đẽ cho những đam mê
và khát vọng nghệ thuật vì vậy cuộc hành trình của Lor-ca hướng đến hai lí tưởng: sự tự do và
đam mê sáng tạo nghệ thuật.
+ Giây phút bi phẫn của cuộc đời Lor-ca (Khổ 2, 3).

Với cuộc đời và số phận của mỗi con người thì cái chết vẫn là hành trình cuối cùng và
cũng là giây phút đớn đau nhất vì mọi điểu kì diệu trên cuộc đời không còn nữa nhưng với
Lor-ca thì khoảnh khắc ấy còn là giây phút bi phẫn cho số phận. Bởi người nghệ sĩ tài hoa
nhưng yểu mệnh, ông tận hiến cuộc đời cho nhân dân, cho nghệ thuật nhưng lại chết oan
khuất. Giây phút này ập đến khi những niềm đam mê và những cuộc hành trình vẫn còn dang
dỡ vì vậy cảm xúc chủ đạo là xót thương và bi tráng.
++ Tổ khúc thứ nhất: Khi Lorca bị ám sát
+++ Trong cách định danh quen thuộc về người nghệ sĩ thì thơ ca thường tìm điểm tựa về
cuộc đời, sự nghiệp và những nét tiêu biểu về phong cách nghệ thuật. Có thể coi Dàn ghi-ta
của Lor-ca của Thanh Thảo là một bản tiểu sử bằng thơ về cuộc đời của nghệ sĩ vĩ đại Tây
Ban Nha. Nhưng ở đày, cảm xúc thơ của Thanh Thảo lại trào dâng mãnh liệt khi nói về giây
phút bi phẫn mà Lor-ca phải từ giã cõi đời, bởi vì đó là giây phút thiêng liêng và huy hoàng
nhất của mỗi người nghệ sĩ và đặc biệt với Lor-ca. Khoảnh khắc ấy vẫn là một điều bí ẩn nên
những cảm xúc thành thơ của Thanh Thảo đã chạm vào phần nhạy cảm nhất trong trái tim
mỗi con người chúng ta khỉ hướng về Lor-ca và mãi mãi hình ảnh Lor-ca lúc từ giã cuộc đời
vẫn để lại những ám ảnh khôn nguôi với nhân loại.
+++ Những dòng thơ đầu tiên chứa chan cảm xúc, vừa xót thương vừa tự hào và cũng là
tận cùng của tiếng nói ngợi ca mà Thanh Thảo đã tái hiện về phút giây bi phẫn của cuộc đời
của Lorca. Toàn bộ khoảnh khắc ấy đưa đến cảm giác kinh hoàng, đó là sự bất ngờ, sợ hãi xen
lẫn đớn đau. Đó là nỗi lòng của đất nước Tây Ban Nha, của nhân loại hay chính của Lor-ca.
Chúng ta vẫn biết rằng, người nghệ sĩ hát rong ấy đã tận hiến cả cuộc đời mình cho nghệ
thuật, cho tự do nhưng không ai ngờ rằng giây phút bi phẫn, đớn đau lại xuất hiện quá đột
ngột, vẫn biết cái chết là quy luật tất yếu của cuộc đời mỗi con người nhưng nó lại xảy ra với
một nghệ sĩ tài ba nên những giọt nước mắt tiếc thương khó lòng nguôi ngoai. Ẩn chứa trong
mỗi dòng thơ của Thanh Thảo biết bao suy ngẫm: khi đất nước Tây Ban Nha kinh hoàng cũng
là lúc tượng đài về người nghệ sĩ được dựng lên vì cả một dân tộc đớn đau, họ thương tiếc cho
hành trình cách tân nghệ thuật của Lor-ca còn dang dở. Nếu nỗi kinh hoàng kia là của nhân
loại thì nó gợi ra những ám ảnh xa xôi về chân lí ngàn đời tài hoa bạc mệnh, đó là Lor-ca, là
Puskin. Đến với thơ ca Việt chúng ta lại nhớ về Hàn Mặc Tử, mà những trăn trở này đã từng
được Nguyễn Du gọi tên bằng chân lí:

Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài gần với chữ tai một vần.


Lắng lại những cảm xúc ấy còn là nỗi lòng thổn thức của chính người nghệ sĩ yểu mệnh
kia. Lor-ca không thể ngờ cái chét đến với ông ở giây phút bi phẫn ấy cho dù trên hành trình
tranh đấu, người nghệ sĩ thiên tài vẫn luôn sẵn sàng tư thế đón nhận những chông gai về phía
mình:
Con ngựa đen, vầng trăng đỏ
Có cái chết đớn đauầu anh nơi đó
Cóc- đơ- ba xa thẳm cô liêu.
+++ Phút giây bi phẫn: Trong cảm xúc thơ của thi sĩ, giây phút kinh hoàng đó không đơn
thuần là cái chết hay lời từ giã cõi đời mà nó còn là niềm phẫn uất, bi ai của một con người,
một nghệ sĩ, một dân tộc bởi số phận đã quá đường đột, dòng sông cuộc đời đã gãy khúc giữa
đường. Lor-ca đối diện với giây phút bi phẫn khi bao giấc mộng còn dang dở và nơi hiện thực
phũ phàng kia người ta vẫn gọi nó là số phận, là điều không thể giải thích được ở cuộc đời.
Một con người lớn với những đam mê về sự sáng tạo nghệ thuật và khao khát tự do lại phải
chết trên chính con đường mình đã lựa chọn.
++ Tổ khúc thứ hai:
+++ Gắn với những Người nghệ sĩ là những đứa con tinh thần và niềm đam mê sáng tạo
nghệ thuật của mình mà tất nhiên khi nhắc đến Lor-ca chúng ta không thể không gọi tên về
những tiếng đàn ghi-ta. Bởi âm thanh này là điệu hồn truyền thống của dân tộc Tây Ban Nha
và cũng là niềm đam mê cuộc đời của nghệ sĩ Lor-ca cho nên khi số phận đã chấm dứt với
người nghệ sĩ ấy thì mỗi tiếng đàn lại ngậm ngùi bao nhiêu nỗi đớn đau. Âm thanh của nó
cũng như đứt đoạn khi mới cất lên những giai điệu đầu tiên vì thế phút giây bi phẫn kia còn là
niềm đau đớn của nghệ thuật.
+++ Thanh Thảo đã rất linh hoạt và tinh tế khi chọn thơ tượng trưng để nói về một nhà thơ
tượng trưng. Trong những dòng thơ đó bút pháp liệt kê, ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác đã mở ra
không gian mênh mang của tiếng đàn. Nó không chỉ có âm thanh mà còn lung linh như bọt
nước rồi chuyển màu liên tục để cuối cùng nó vẽ ra hình ảnh của những tiếng đàn nhỏ máu.

Trước khi nói đến cảm xúc của những dòng thơ này, người đọc được chìm vào thế giới huyền
diệu của nghệ thuật với tiếng đàn đa sắc, đa chiều trong không gian cảm xúc bất tận nhưng
lắng lại những nỗi niềm ấy, hình ảnh cây đàn lại hiện lên, mà mỗi sợi dây đàn như đang tan
nát, vụn tan. Có khi nó là bọt nước vỡ òa trong khoảnh khắc lại có lúc in hình lên chiếc áo
choàng để nhỏ máu ròng ròng. Hơn nữa, đàn ghi-ta ấy lại song hành với cuộc đời và số phận
của Lor- ca nên tiếng đàn thở than lại càng thêm đau xót.
+++ Sự phóng túng trong cảm xúc thơ siêu thực đưa người dọc đến với thế giới của những
liên tưởng mà ở những dòng thơ này chúng ta được trở về với phút giây đớn đau của cuộc đời
người nghệ sĩ Lor-ca. Từ tiếng đàn với màu nâu, màu lá xanh với bầu trời cô gái ấy, biết bao
không gian kì diệu được vẽ ra nhưng cuối cùng vẫn là tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy. Đó là
hiện thực phũ phàng đối với nghệ thuật vì người nghệ sĩ đã không còn nên những dòng cảm
xúc càng chơi vơi, nghẹn ngào và từ đây, khi nói về Lor-ca, nhân loại không thể chối từ
những giọt nước mắt tiếc thương và tri ân với người nghệ sĩ.
+ Hình ảnh bất tử của Lor-ca và tiếng đàn ghita (Khổ 4)


++ Đó là hành trình bất tử của tiếng đàn ghita và những sáng tạo nghệ thuật mà Lorca để
lại cho đời. Đáp lại lời di chúc sớm và bài thơ Ghi nhớ của Lorca: “Khi tôi chết hãy chôn tôi
với tiếng đàn ”, cuộc đời và nhân dân Tây Ban Nha đã khẳng định sự đền đáp ấy bằng chân lí:
không ai chôn cất tiếng đàn hay nói đúng hơn những âm thanh diệu kì từ tiếng đàn của Lorca
sẽ không thể bi lãng quên hay chôn vùi, nó mãi là bài ca bất tử với niềm đam mê nghệ thuật
của con người. Mà thực tại “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”, lại gợi nhớ đến Tây Ban Nha với
những thảo nguyên trải dài bất tận và trên dặm dài của cuộc hành trình đó những ngọn cỏ mọc
hoang trở thành hình ảnh quen thuộc, cũng như tiếng đàn của Lorca lúc này hóa thân vào trái
tim, vào tâm hồn của nhân dân Tây Ban Nha vì âm thanh của nó được tạo ra từ Tây Ban cầm.
Và hơn cả giá trị ấy, những cây cỏ mọc hoang tạo ra sức sống bền bỉ, mãnh liệt và bất diệt hay
nó là bài ca bất tử về tiếng đàn của Lorca nhưng cũng từ sau hình ảnh này, câu thơ lại vẽ ra
một thực tế rất phũ phàng và đau đớn nên nghệ thuật Tây Ban Nha như cỏ mọc hoang vì
người nghệ sĩ của họ đã không còn nữa.
++ Hai dòng thơ sau là những cảm xúc trào dâng mãnh liệt khi cuộc đời nhớ về nghệ thuật

và người nghệ sĩ tài ba. Thanh Thảo gợi ra những nỗi niềm ấy bằng hình ảnh giọt nước mắt
vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng. Chúng ta biết rằng, sau khi ám sát Lorca để tránh
những dư luận không tốt nổ ra ở đất nước Tây Ban Nha lúc ấy thì bọn phát xít đã phi tang thi
thể Lor-ca xuống giếng cho nên từ đây hình ảnh của những cái giếng trở thành nỗi ám ảnh
khôn nguôi với con Người Tây Ban Nha vì nơi đó ẩn chứa bí mật về cuộc đời nghệ sĩ thiên tài
Lor-ca.
++ Trường liên tưởng đa chiều đã tạo ra những dòng cảm xúc mênh mông cho hai dòng
thơ này bởi nơi biên giới giữa giọt nước mắt với vầng trăng là những ẩn ức của cuộc đời: có
phải giọt nước mắt và vầng trăng cùng khóc thương cho người nghệ sĩ tài ba hay vì vầng trăng
nghệ thuật mà người đời khóc thương Lor-ca. Nhưng cũng có thể vì niềm tiếc thương sâu sắc
ấy mà nơi đáy giếng vẫn long lanh vầng trăng bất tử?
++ Khi liên kết hai dòng thơ rời rạc này, chúng ta tìm ra một hành trình thú vị từ vầng
trăng đến đáy giếng sâu. vẫn biết rằng, gửi gắm sau hình ảnh tròn trịa và sáng trong kia là
biểu tượng của nghệ thuật nhưng khi nó xuất hiện ở đáy giếng vô cùng ta lại thấy nó hòa lẫn
cùng hình ảnh Lor-ca cho nên nơi đáy giếng đã chôn vùi một tượng đài nghệ thuật và Lorca
trở thành vầng trăng và niềm đam mê nghệ thuật của nhân loại để chúng ta khẳng định rằng
tiếng đàn ấy, người nghệ sĩ thiên tài ấy đã bất tử từ giây phút này.
++ Khổ 5 và 6: Ngoài sự độc đáo của hình ảnh, bài thơ này còn rất mới lạ trong tư duy
thẩm mĩ. Nó có sự đan xen, hòa trộn trong tư tưởng phương Đông và phương Tây, giữa cảm
xúc về cuộc đời ngắn ngủi với niềm tin vào số phận.
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi-ta màu bạc.
Hình ảnh “dòng sông, Lor-ca bơi sang ngang, đường chi tay đã đứt” một lần nữa miêu tả
hành trình đến cái chết của Lor-ca. Cuộc đời thì dài rộng nhưng khi số phận đã hết, Lor-ca bơi


sang thế giới bên kia cùng với “chiếc ghita màu bạc”. Cuộc đời Lor-ca tuy đơn độc, ngắn
ngủi nhưng mãi mãi gắn bó, thủy chung cùng nghệ thuật.

Chàng nghệ sĩ ấy đã bỏ lại sau lưng mọi hệ lụy trần gian, ném lại tình yêu và số phận của
mình vào “xoáy nước” của cuộc đời đầy máu và nước mắt để ra đi: chàng ném lá bùa cô gái
Di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la.
Ở đây động từ ném được lặp lại hai lần (ném lá bùa, ném trái tim) tượng trưng cho sự giã
từ và giải thoát, chia tay với những hệ lụy trần gian, song cũng đầy chất bi tráng của Lor-ca.
Qua đó, ta thấy được niềm tiếc thương hòa lẫn sự mến mộ, tôn vinh và cảm phục nhà thơ
Thanh Thảo về người nghệ sĩ tài ba Lor-ca. Cuối bài thơ chỉ còn âm thanh của tiếng đàn “li-la
li-la li-la Hình ảnh này cũng mang nghĩa tượng trưng cho niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của
cuộc đời và tên tuổi của Lor-ca. Tiếng đàn ấy cứ vọng mãi trong không gian, theo thời gian
năm tháng và trong tâm hồn con người để nhớ, để thương mãi mãi muôn đời.
- Đánh giá chung
+ Giống nhau:
++ Điểm gặp gỡ của Thanh Thảo và Nguyễn Huy Tưởng là việc cả hai nhà văn đều thể
hiện bi kịch của những người nghệ sĩ trong một xã hội nhiều khổ đau. Đó là bi kịch giữa khát
vọng, hoài bão lớn lao mâu thuẫn không lối thoát với thực tế đời sống.
++ Cả hai tác phẩm đều có chung cảm hứng từ những người nghệ sĩ tài năng, yêu mến sự
sáng tạo và khao khát mang đến những cái đẹp cho cuộc đời; cái chết của họ đều là cái chết bi
phẫn.
+++ Năm 1516, hôn quân Lê Tương Dực bị giết, Cửu Trùng Đài bị phá, người phụ trách
công trình đó là Vũ Như Tô cũng bị giết. Từ sự kiện lịch sử có thật ấy, bằng tài năng tưởng
tượng, hư cấu Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tác vở kịch dài Vũ Như Tô gồm 5 hồi. Từ một sự
kiện lịch sử có thật ở thế kỉ XVI, Nguyễn Huy Tưởng đã tạo nên một vở kịch hiện đại có yếu
tố bi kịch, đặt ra một vấn đề có tầm quan trọng. Đó là số phận của nghệ thuật và của người
nghệ sĩ trong hoàn cảnh đất nước chìm đắm trong thế độ phong kiến mục ruỗng, thối nát.
+++ Phê-đê-ri-cô Gar-xi Lor ca (1898 - 1936) là một trong những tài năng sáng chói của
văn học hiện đại Tây Ban Nha . Lor-ca vừa nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh cho tự do
vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật. Hoảng sợ
trước ảnh hưởng xã hội to lớn của tên tuổi Lor-ca, nhà cầm quyền phát xít Tây Ban Nha đã sát
hại ông. Nhân cách cao đẹp cùng số phận oan khuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha tài hoa đã
khiến Thanh Thảo ngưỡng mộ và xúc động sâu sắc. Bài thơ lấy cảm hứng trực tiếp từ những

giây phút đầy bi phẫn trong cuộc đời của G. Lorca.
+ Khác nhau
++ Vũ Như Tô là kiến trúc sư nhưng chưa lí giải được sâu sắc mối quan hệ giữa nghệ thuật
và đời sống nên rơi vào nghệ thuật vị nghệ thuật
++ Lor-ca là một nhà thơ, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, anh ngã xuống khi hành trình sáng tạo
và nỗ lực tranh đấu đang vào độ chín muồi; Lor-ca ra đi trong sự giải thoát nhẹ nhàng không
vướng bận những hệ lụy trần gian.
++ Thông điệp:


+++ Nghệ thuật cần gắn bó với nhân dân nghệ thuật vị nhân sinh, phải vì nhân dân mà
phục vụ và tận hiến thì nghệ thuật đó sẽ trở thành bất tử.
+++ Xã hội cần trân trọng và nâng bước cho những tài năng phát triển.
3. Kết bài:
- Từ cảm hứng sáng tạo riêng của từng nhà thơ đã đem đến cho người đọc những hình
dung cụ thể về số mệnh của người làm nghệ thuật - nghệ sĩ qua các không - thời gian khác
nhau. Từ đó, biết trân trọng, gìn giữ nỗ lực và khát khao cách tân nghệ thuật chân chính. Tóm
lại, nghệ thuật và những sóng gió, gian nan luôn song hành với nhau trên con đường phát triển
và đôi khi nghệ thuật còn là sự trả giá trên sự mất mát, hi sinh.



×