Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Báo cáo khảo sát đê Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 54 trang )

BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐÊ
Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại
tỉnh Cà Mau


Chịu trách nhiệm xuất bản
Deutsche Gesellschaft für
Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH
Trụ sở đặt tại
Bonn và Eschborn, CHLB Đức
Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP)
Tầng 9, tòa nhà Landmark , 5B, Tôn Đức Thắng, quận 1, Thành phố Hồ Chi Minh, Việt Nam
T + 84 838239811
F + 84 838239813
I www.giz.de/viet-nam
/>Biên soạn xong
Tháng 1 năm 2014
Biên tập
Nguyễn Thị Việt Phương
In
Dàn trang và trình bày
Golden Sky Co.,ltd
Tầng 5 số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hình ảnh
© GIZ
Tác giả
Babette Scheres
Báo cáo không phản ánh quan điểm của Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Bộ Hợp tác
Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức cũng như GIZ.
© GIZ 2014
GIZ chịu trách nhiệm nội dung của ấn phẩm này.


Dưới sự ủy quyền của
Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc

Số giấy phép xuất bản:.........


BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐÊ
Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại
tỉnh Cà Mau



GIZ tại Việt Nam
Là một tổ chức thuộc chính phủ Đức, Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ)
GmbH hỗ trợ Chính phủ Đức hoàn thành các mục tiêu của mình trong lĩnh vực hợp tác quốc tế hướng
tới phát triển bền vững.
GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức, GIZ cung cấp các dịch
vụ tư vấn cho Chính phủ Việt Nam và hiện đang tham gia vào ba lĩnh vực ưu tiên: (i) Đào tạo Nghề; (ii)
Chính sách Môi trường và Sử dụng bền vững Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên; và 3) Năng lượng.
Nhà tài trợ vốn và ủy nhiệm chính của GIZ Việt Nam là Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức
(BMZ). Ngoài ra còn có các Bộ liên bang về Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt
nhân (BMUB), Bộ Liên bang về các vấn đề Kinh tế và Năng lượng (BMWi) và Bộ Tài chính Liên bang (BMF).
GIZ Việt Nam cũng tham gia nhiều dự án do Chính phủ Úc (thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại DFAT) và Liên minh châu Âu đồng tài trợ cũng như hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng phát triển Đức KfW.
Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP) do hai chính phủ Đức và Úc tài trợ nhằm hỗ trợ
Việt Nam quản lý các hệ sinh thái ven biển giúp tăng khả năng phục hồi và giảm khả năng bị tổn thương
nhằm bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Tổ chức Hợp tác
Phát triển Đức GIZ cùng phối kết hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, và các sở, ban ngành của năm tỉnh
Chương trình gồm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng triển khai thực hiện Chương trình.
Để biết thêm thông tin, xin ghé thăm Website của chúng tôi www.giz.de/viet-nam và />icmp-cccep.html.



Mục lục
Danh mục hình........................................................................................................................................................6
Danh mục bảng......................................................................................................................................................7
Giới thiệu ..............................................................................................................................................................8
2 Phương pháp tiếp cận và phương pháp khảo sát đê ban đầu.................................................... 12


2.1 Khái quát phương pháp....................................................................................................................................13



2.2 Các nội dung chi tiết về cách thực hiện khảo sát đê..............................................................................14



2.2.1 Thông tin chung và các điều kiện thanh tra..................................................................................15



2.2.2 Đánh giá trực quan (báo cáo ngắn và mặt cắt ngang)..............................................................16



2.2.3 Chất liệu đắp đê – các thí nghiệm hiện trường (báo cáo mặt cắt ngang).........................18



2.2.4 Các điểm cắt tuyến đê...........................................................................................................................19




2.2.5 Các quan sát/lưu ý bổ sung.................................................................................................................19

3 Khảo sát đê ban đầu ở tỉnh Cà Mau và các kết quả thanh tra....................................................... 20


3.1 Huyện U Minh (xã Khánh Tiến) – khảo sát đê ngày 27.11.2013..........................................................22



3.2 Huyện Đầm Dơi (xã Nguyễn Huân tiếp giáp xã Tam Giang Đông) – khảo sát đê



4

ngày 02.01.2014...................................................................................................................................................24


3.3 Huyện Năm Căn – các tuyến đê sông (xã Tam Giang, Đất Mới và Lâm Hải)............................................25


3.3.1 Xã Lâm Hải (khảo sát đê ngày 03.01.2014 #1 - #4)......................................................................25



3.3.2 Xã Tam Giang (khảo sát đê ngày 03.01.2014 #5 - #12)..............................................................26




3.3.3 Xã Đất Mới (khảo sát đê ngày 03.01.2014).....................................................................................27



3.4 Huyện Trần Văn Thời (thị trấn Sông Đốc và xã Khánh Bình Tây).........................................................28



3.4.1 Thị trấn Sông Đốc – khảo sát đê ngày 06.01.2014 #1 - #6........................................................28



3.4.2 Xã Khánh Bình Tây – khảo sát đê ngày 20.01.2014 #1 - #6.......................................................30



3.5 Huyện Phú Tân (thị trấn Cái Đôi Vàm) – khảo sát đê ngày 06.01.2014 #7 - #10............................33

4 Các kết luận và khuyến nghị...................................................................................................................... 34
Tài liệu tham khảo............................................................................................................................................... 37
Phụ lục A: Báo cáo khảo sát đê – báo cáo mặt cắt ngang (ở khoảng cách 2 km)........................ 38
Phụ lục B: Báo cáo khảo sát đê – báo cáo ngắn (ở khoảng cách 100 m)......................................... 40
Phụ lục C: Báo cáo khảo sát đê – các điểm cắt tuyến đê....................................................................... 41
Phụ lục D: Các địa điểm được khảo sát từ tháng 11/2013 đến tháng 01/2014............................ 42
Phục lục E: Tổng quan về các địa điểm được khảo sát trong đợt khảo sát đê ban đầu............. 43
Phụ lục F: Kè chắn sóng tại xã Phú Tân/Tân Hải (tại cửa xả kênh Tân Biên).................................... 45
Phụ lục G: Kè chắn sóng tại xã Khánh Bình Tây (gần đảo Hòn Đá Bạc)............................................ 46
Phụ lục H: Kè chắn sóng tại xã Khánh Tiến................................................................................................ 47
Phụ lục I: Cửa cống và công trình bảo vệ bằng rọ đá tại xã Khánh Tiến/Khánh Hội................... 48

Phụ lục J: Cửa cống xã Khánh Hội................................................................................................................. 49

5


Báo cáo khảo sát đê
Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại tỉnh Cà Mau

Danh mục hình ảnh
Hình 1: Cấu trúc phương pháp khảo sát đê...............................................................................................................14
Hình 2: Các định nghĩa và thuật ngữ dùng trong khảo sát đê...........................................................................15
Hình 3: Lớp phủ bề mặt đê bị hư hỏng nặng (bên trái) và lớp phủ bề mặt đê bằng các tấm bê tông


(bên phải) [Heiland & Schüttrumpf, 2009]..................................................................................................17

Hình 4: Công trình bảo vệ chân đê bằng cọc gỗ. Mũi tên màu vàng:


khoảng trống không có lớp phủ do xói lở [Albers & Von Lieberman, 2011]..................................17

Hình 5: Dụng cụ thử cắt cánh bỏ túi với bộ điều hợp CL 102 (bên trái) và


dụng cụ xuyên bỏ túi (bên phải)....................................................................................................................18

Hình 6: Nhìn dọc tuyến đê (trái) và mũi đất trước đê (phải)................................................................................22
Hình 7: Nhìn dọc tuyến đê...............................................................................................................................................22
Hình 8: Khảo sát đất (bên trái) và lấy mẫu đất (bên phải)....................................................................................23
Hình 9: Cửa cống được nối liền với tuyến đê (bên trái) và cửa cống nằm sâu nằm hơn



trong nội địa (bên phải).....................................................................................................................................23

Hình 10: Cột mốc tại vị trí B 08°49’38.6’’ và Đ 105°18’37.0’’ (bên trái) và


nhìn dọc hàng cột mốc (bên phải)................................................................................................................24

Hình 11: Cửa biển Hố Gùi (kênh lộ thiên) đổ ra biển.................................................................................................24
Hình 12: Nhìn dọc tuyến đê (03.01.2014 #2)................................................................................................................25
Hình 13: Nhìn từ đỉnh đê hướng ra kênh Sông Cửa Lớn (bên trái) và nhìn dọc tuyến đê


(bên phải) (03.01.2014 #4)................................................................................................................................25

Hình 14: Công trình xây dựng đê gần cầu để xây đường trên đê.........................................................................26
Hình 15: Nhìn dọc tuyến đê (03.01.2014 #10 bên trái và #12 bên phải)............................................................26
Hình 16: Cửa cống chụp từ phía trước (bên trái) và chụp từ phía sau (bên phải) (03.01.2014 #9)...........27
Hình 17: Các cột mốc tại B 08°45’18.1’’ Đ 104°57’09.2’’ và các ngôi nhà xung quanh (bên trái),


các trang trại nuôi trồng thủy sản gần đó (bên phải).............................................................................27

Hình 18: Tuyến kè có đường bên trên ở phía trước hàng cột mốc cạnh con kênh........................................28
Hình 19: Nhìn dọc tuyến đê (06.01.2014 #1 bên trái và #5 bên phải).................................................................28
Hình 20: Cây nằm trên sườn đê có rễ cây bị phơi lộ (bên trái) và hố lõm trên sườn đê (bên phải)..........29
Hình 21: Ao nuôi trồng thủy sản và đai rừng ngập mặn ở phía trước đê..........................................................29
Hình 22: Đoạn kết thúc đê (bên trái) và nhà không có biện pháp chống lũ (bên phải)...............................30
Hình 23: Nhìn dọc tuyến đê (20.01.2014 #2 bên trái và #4 bên phải).................................................................30

Hình 24: Nhìn ra phía biển (20.01.2014 #3)...................................................................................................................31

6


Báo cáo khảo sát đê
Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại tỉnh Cà Mau

Hình 25: Lớp phủ bằng các tấm bê tông trên đỉnh đê và sườn đê phía biển (bên trái) và


các yếu tố không có độ gồ ghề trên sườn đê phía biển (bên phải)...................................................31

Hình 26: Cơ đê phía biển bị lún xuống và bị ứ đọng nước......................................................................................32
Hình 27: Hai đầu của công trình đê gần đảo Hòn Đá Bạc.......................................................................................32
Hình 28: Nhìn dọc tuyến đê (06.01.2014 #9 bên trái và #7 bên phải).................................................................33
Hình 29: Kè chắn sóng tại cửa xả kênh Tân Biên giữa hai xã Phú Tân và Tân Hải.............................................45
Hình 30: Khu vực xung quanh kè chắn sóng tại cửa xả kênh Tân Biên giữa hai xã Phú Tân và Tân Hải..45
Hình 31: Kè chắn sóng tại xã Khánh Bình Tây gần đảo Hòn Đá Bạc.....................................................................46
Hình 32: Khu vực xung quanh kè chắn sóng tại xã Khánh Bình Tây gần đảo Hòn Đá Bạc...........................46
Hình 33: Kè chắn sóng tại xã Khánh Tiến.......................................................................................................................47
Hình 34: Khu vực xung quanh kè chắn sóng thuộc xã Khánh Tiến......................................................................47
Hình 35: Cửa cống thuộc xã Khánh Tiến/Khánh Hội: nhìn về phía nội địa (bên trái) và


nhìn về phía biển (bên phải)............................................................................................................................48

Hình 36: Công trình bảo vệ bằng rọ đá tại cửa cống thuộc xã Khánh Tiến/Khánh Hội................................48
Hình 37: Công trình bảo vệ bằng rọ đá tại cửa cống xã Khánh Tiến/Khánh Hội và



tuyến kè chắn sóng được nối liền..................................................................................................................49

Hình 38: Cửa cống thuộc xã Khánh Hội: nhìn về phía nội địa................................................................................49
Hình 39: Cửa cống thuộc xã Khánh Hội.........................................................................................................................49

Danh mục bảng
Bảng 1: Các địa điểm khảo sát đê ban đầu ở tỉnh Cà Mau.......................................................................................21
Bảng 2: Các địa điểm được khảo sát trong đợt khảo sát đê ban đầu ở tỉnh Cà Mau......................................43

7


01
01
01
8

Giới thiệu


Do các điều kiện địa lý giáp ranh của mình, tỉnh Cà Mau, một tỉnh cực nam của Tổ quốc, được báo cáo là
cực kỳ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, đặc biệt là trước các tác động của mực nước biển dâng.
Tỉnh có ba mặt giáp biển (Biển Đông và vịnh Thái Lan) là phía Đông, Nam và Tây, với chiều dài đường
bờ biển là 254 km. 87 cửa sông đổ ra biển, trong đó có 7 cửa sông lớn (Gành Hào, Bồ Đề, Rạch Gốc, Ông
Trang, Cái Đôi Vàm, Sông Đốc, Khánh Hội). Toàn bộ hơn 10,000 km sông, kênh, đào chịu ảnh hưởng bởi
thủy triều của biển Đông và biển Tây. Ngoài ra, toàn tỉnh chỉ nằm trên mực nước biển có vài mét, một số
vùng rộng lớn thậm chí chỉ trên mực nước biển 1 hoặc 2 mét. Sự kết hợp của các điều kiện này và các
yếu tố khác nữa khiến cho tỉnh Cà Mau rất dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu.
Hệ thống đê biển của tỉnh Cà Mau bao gồm hai phần – đê biển Đông và đê biển Tây. Dự án xây dựng đê

biển Đông (từ sông Gành Hào đến sông Bảy Háp) đã được phê duyệt và hiện nay công tác giải phóng
mặt bằng đang được thực hiện. Tuyến đê có tổng chiều dài 76 km với đỉnh đê cao 3,20 m được nhắm đến.
Đê biển Tây đã được xây dựng cách đây vài năm. Một dự án nâng cấp đê hiện đang trong giai đoạn quy
hoạch giải phóng mặt bằng. Như đã xác định trong khuôn khổ dự án, đê biển Tây kéo dài từ sông Bảy Háp
đến sông Tiểu Dừa với tổng chiều dài tuyến đê là 108 km và độ cao dự kiến của đỉnh đê là 3,00 m.
Bên cạnh hệ thống đê biển, tỉnh Cà Mau còn có ba cấp độ đê sông: đê sông trên các con sông lớn do
chính phủ cấp kinh phí, đê sông trên các con kênh nhỏ hơn do các huyện/xã làm chủ sở hữu và các bờ
kè tư nhân trên các con sông để bảo vệ các trang trại nuôi trồng thủy sản. Trong phần dưới đây, chỉ đề
cập đến các tuyến đê sông gần kênh sông Cửa Lớn.

9


Báo cáo khảo sát đê
Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại tỉnh Cà Mau

Gió to và sóng lớn do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra làm xói lở nghiêm trọng các khu rừng phòng hộ ở
phía trước các tuyến đê biển hoặc, nếu rừng phòng hộ không thể phát huy được chức năng của nó thì
sẽ dẫn đến xói lở đê. Ngoài ra, các yếu tố khác, như các tác động của con người hoặc thảm thực vật trên
đê, đều có thể đe dọa đến hệ thống đê.
Nhưng hiện chưa có bản đồ về hiện trạng hệ thống đê tỉnh Cà Mau và vị trí chính xác (dựa trên GPS) của
các tuyến đê hiện cũng chưa có. Ngoài ra, hiện trạng đê thì không rõ ràng. Để cải thiện tình hình này
và cung cấp các thông tin cần thiết cho việc xác định mức ưu tiên đối với các công trình gia cố và xây
dựng đê, một phương pháp thanh tra các tuyến đê của tỉnh Cà Mau đã được xây dựng và áp dụng tại
một vài nơi. Phương pháp khảo sát đê này và các kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu được trình bày
trong phần dưới đây.

10




02
02
02
12

Phương pháp tiếp cận
và phương pháp
khảo sát đê ban đầu


2.1

Khái quát phương pháp

Với mục đích phân tích hiện trạng hệ thống đê tỉnh Cà Mau, cần phải xây dựng một phương pháp khảo
sát đê đơn giản nhưng hiệu quả. Các đặc điểm chính của phương pháp thanh tra này là:





l
l
l
l

Thu thập được các thông tin có liên quan về hình dạng và hiện trạng của các tuyến đê;
Nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả kinh tế;
Dễ học hỏi, kể cả đối với các cán bộ không có nhiều chuyên môn kỹ thuật;

Được điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện hoàn cảnh của tỉnh Cà Mau.

Cuối cùng, đã xây dựng được một phương pháp tiếp cận giúp có được cái nhìn tổng quan về hệ thống
đê thông qua việc xem xét các vấn đề sau đây:



lHiện nay, hệ thống đê ở tỉnh Cà Mau không thể chia thành các đoạn vì các đặc điểm của đê cứ

ít nhất vài trăm mét lại có thay đổi;
lCác tuyến đê không được sửa chữa và bảo trì một cách thường xuyên và các hư hỏng nhẹ hơn hoặc
các mối đe dọa khác (các hố lõm, hố đào) cứ vài mét lại xuất hiện. Đặc biệt, tình trạng xói lở và các
loài thực vật không chỉ xuất hiện rải rác trên đê, mà còn tiếp diễn với các khoảng cách dài hơn.

Vì những lý do này mà đã tiến hành xây dựng một phương pháp thanh tra, bao gồm các lần khảo sát
đê với các khoảng cách được xác định trước thông qua việc sử dụng các check-list. Một đợt khảo sát đê,
trong đó mỗi quan sát riêng lẻ sẽ được báo cáo cụ thể, thì chưa thực sự khả thi và không được khuyến
nghị cho tỉnh Cà Mau để xem xét hiện trạng của hệ thống đê.
Phương pháp khảo sát đê được xây dựng bao gồm các phân tích trực quan về đê và tài liệu hóa các kết
quả phân tích, xây dựng tài liệu hình ảnh và các thí nghiệm địa chất tại hiện trường. Phương pháp tiếp
cận này dễ học và thực hành, kể cả đối với những cán bộ không có nhiều kiến thức chuyên môn hoặc
kinh nghiệm. Có ba mẫu báo cáo khác nhau được sử dụng để phân tích và đánh giá hệ thống đê:

13


Báo cáo khảo sát đê
Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại tỉnh Cà Mau






l
l
l

Báo cáo khảo sát đê – báo cáo mặt cắt ngang (ở các khoảng cách 2 km) [xem Phụ lục A];
Báo cáo khảo sát đê – biên bản ngắn (ở các khoảng cách 100 m) [xem Phụ lục B];
Báo cáo khảo sát đê – các điểm cắt trên tuyến đê [xem Phụ lục C].

Các mẫu báo cáo này bao gồm các thông tin khái quát về các điều kiện khảo sát và đội khảo sát, các
check-list giúp đánh giá và báo cáo về hiện trạng đê, tài liệu về các kết quả thí nghiệm hiện trường
(trong trường hợp báo cáo mặt cắt ngang) và các quan sát hoặc lưu ý khác. Các báo cáo này được sử
dụng trên hiện trường trong sự kết hợp với một tài liệu hình ảnh. Việc số hóa các kết quả được nhắm
đến thông qua việc tích hợp các kết quả vào trong hệ thống GIS và tạo ra các bản đồ ví dụ như về các
điểm nóng xói lở đê hoặc thảm thực vật.

2.2 Các nội dung chi tiết về cách thực hiện khảo sát đê
Biên bản ngắn được thực hiện cho các khoảng cách 100 m, báo cáo mặt cắt ngang được thực hiện cho
các khoảng cách 2 km. Mẫu báo cáo cho các điểm cắt tuyến đê được sử dụng trong trường hợp ví dụ có
cửa cống hoặc kênh lộ thiên. Sự lựa chọn phương pháp tiếp cận này được liên kết với khảo sát địa hình
đê được dự kiến thực hiện trong tương lai gần. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 “Công trình
đê điều – Yêu cầu về thành phần và khối lượng khảo sát địa hình”, một cuộc khảo sát địa hình của hệ
thống đê bao gồm một mặt cắt ngang cho các khoảng cách 2 km và thêm 3 điểm khảo sát ở các khoảng
cách 50 m (một điểm trên đỉnh đê, một điểm tại mỗi bên chân đê). Việc điều chỉnh phương pháp khảo
sát đê cho phù hợp với các tiêu chuẩn này cho phép kết hợp khảo sát đê với khảo sát địa hình. Một biên
bản ngắn được lựa chọn cho các điểm ở khoảng cách 100 m, một mẫu báo cáo chi tiết cho các mặt cắt
ngang nhằm điều chỉnh lượng thời gian thanh tra cho phù hợp với việc khảo sát trên cạn. Hình 1 minh
họa cấu trúc của phương pháp khảo sát đê được xây dựng.


Hình 1: Cấu trúc phương pháp khảo sát đê

14


Báo cáo khảo sát đê
Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại tỉnh Cà Mau

Trong phần dưới đây sẽ giải thích chi tiết hơn về các mẫu báo cáo thanh tra. Các định nghĩa và thuật ngữ
có liên quan được sử dụng trong khảo sát đê được minh họa trong Hình 2.

Hình 2: Các định nghĩa và thuật ngữ dùng trong khảo sát đê

Các thiết bị cần thiết khi khảo sát đê là: thiết bị GPS, một máy ảnh (nếu có thể thì loại có gắn GPS), một
thước mét dây, dụng cụ xuyên bỏ túi và dụng cụ thử cắt cánh bỏ túi, xẻng, các biên bản khảo sát đê (3
loại), giấy dự phòng và bút viết.

2.2.1 Thông tin chung và các điều kiện thanh tra
Mỗi mẫu biên bản bao gồm các thông tin chung và các điều kiện thanh tra. Phần này giúp tài liệu hóa:



lTên

của người khảo sát và cơ quan/chức vụ của (những) người khảo sát trong trường hợp có
thắc mắc về sau này;
lNgày tháng và thời gian thanh tra (quan trọng khi khớp nối các bức ảnh nếu chúng bị xáo
trộn), số địa điểm được thanh tra;


15


Báo cáo khảo sát đê
Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại tỉnh Cà Mau



lVị trí địa lý của địa điểm: số liệu GPS trên đỉnh đê, ví dụ 8°55’10”B, 105°22’32”Đ hoặc định dạng



lThời



l

UTM 541288,18; 985967,18; Các tọa độ có dạng WGS84, UTM Zone 48N (EPSG: 32648);
tiết trong thời gian thanh tra tại vị trí này (chỉ trong báo cáo mặt cắt ngang); quan trọng
vì thời tiết có thể ảnh hưởng đến các thí nghiệm hiện trường;
Có chụp ảnh hiện trường không như là một lời nhắc nhở để hoàn thiện tài liệu ảnh.

Bức ảnh đầu tiên nên chụp công cụ GPS đưa ra thông tin vị trí GPS chính xác để cho phép sự tương quan
của các bức ảnh về sau này. Chụp thêm các bức ảnh ở phần giữa đỉnh đê theo các hướng khác nhau,
nghĩa là bắt đầu với tầm nhìn hướng ra biển và sau đó tiếp tục xoay 90° theo chiều kim đồng hồ để
chụp ảnh. Theo đó, mỗi địa điểm sẽ tiến hành chụp 5 bức ảnh. Cố gắng tránh có hình người trong ảnh.
Tài liệu ảnh cho phép có cái nhìn về địa điểm được khảo sát về sau này và kiểm tra xem, ví dụ phạm vi
của thảm thực vật. Đối với các điểm cắt trên tuyến đê (cửa cống, các kênh lộ thiên), sẽ tiến hành chụp 2
bức ảnh (xem ví dụ Hình 16): một ảnh chụp hướng ra biển (nghĩa là đằng sau công trình), một ảnh chụp

hướng về phía nội địa (nghĩa là phía trước công trình). Các bức ảnh được chụp mà không sử dụng tính
năng phóng to.

2.2.2 Đánh giá trực quan (báo cáo ngắn và mặt cắt ngang)
Các thông tin cơ bản có liên quan về hiện trạng đê và vùng xung quanh đê được thu thập trong quá
trình đánh giá trực quan. Một giúp tổ khảo sát đi qua các điểm khác nhau cần được phân tích. Để tránh
bỏ xót các quan sát, đỉnh đê, sườn đê và các đoạn chuyển tiếp cần được phân tích bằng cách nhìn chi
tiết vào mỗi phần (tránh chỉ đứng ở giữa đỉnh đê). Không đưa phần đánh giá các chỗ bị hư hỏng hoặc
các quan sát bổ sung vào trong các mẫu báo cáo vì cần phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm
mới thực hiện được công việc như đánh giá sự nguy hiểm của các vết nứt hiện có hoặc tình trạng xói lở.
Các khía cạnh sau đây cần được phân tích về tình trạng tồn tại và/hoặc vị trí của chúng:














16

lXói lở/các hố xói (Hình 4 và Hình 20): Xói lở hoặc các hố xói có thể xảy ra trên sườn đê phía biển

cũng như là trên đỉnh đê hoặc sườn đê phía đất liền. Có thể có các nguyên nhân khác nhau như

xói lở do mưa, lũ lụt hoặc các hố lõm do cây bị bật gốc hoặc các yếu tố không ổn định của đê.
lCác loài thực vật mọc trên/trong đê (Hình 28): Các loài thực vật có thể tác động tiêu cực đến
tính ổn định của đê và sự xuất hiện của các loài thực vật này trên đê cần được đánh giá cẩn
thận. Tất cả các loài thực vật (cây cối, cây bụi, hoa, cỏ cao, v.v… ngoại trừ cỏ thấp và cỏ dại) cần
được báo cáo cụ thể.
lRễ cây lẫn trong nguyên liệu đắp đê (chỉ trong báo cáo mặt cắt ngang): Rễ cây lẫn trong
nguyên liệu đắp đê có thể quan sát được rõ nhất trong các hố lõm mới hoặc các hố đào mới (ví
dụ trong các hố thực hiện thí nghiệm hiện trường).
lĐộng vật đào hang: Các loài động vật, như chuột, có thể đào hang trong đê, đào lỗ và điều đó
làm giảm tỉnh ổn định của đê.
lLớp phủ bề mặt đê (chỉ trong báo cáo mặt cắt ngang) (Hình 3): Các lớp phủ bề mặt đê thông
thường là các lớp đá dăm và các tấm bê tông hoặc thép. Ngoài ra trồng cỏ để bảo vệ đê khói
xói lở và cũng được xem như một lớp phủ bề mặt đê.
lCông trình bảo vệ chân đê (chỉ trong báo cáo mặt cắt ngang) (Hình 4): ví dụ lớp phủ rải đá,
đóng cọc gỗ hoặc sửa chữa sự cố bằng cọc nhựa.
lCông trình trên đỉnh đê (chỉ trong báo cáo mặt cắt ngang): ví dụ đai chắn sóng.
lRãnh đào song song với đê (Hình 15 bên phải): Việc lấy nguyên liệu từ mũi đất để đắp đê thường
tạo ra một rãnh đào song song với đê. Các tác động xói lở có thể gia tăng do rãnh đào này.
l
Việc sử dụng đê: làm đường trên đê, xây dựng nhà cửa hoặc các mục đích sử dụng khác.


Báo cáo khảo sát đê
Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại tỉnh Cà Mau



lĐất

phía trước đê: rừng ngập mặn, đất trống, nhà cửa, nuôi trồng thủy sản hoặc các mục đích

sử dụng khác.

Ngoài ra, các giá trị hình học sau đây cần được đo lường/ước tính:



l

Chiều rộng đỉnh đê: được đo bằng thước mét dây;



lKhoảng

lKhoảng cách giữa chân đê phía biển và đai rừng ngập mặn (chỉ trong báo cáo mặt cắt ngang):

ước tính;
cách giữa chân đê phía đất liền và công trình sử dụng đất (chỉ trong báo cáo mặt cắt
ngang): ước tính.

Hình 3: Lớp phủ bề mặt đê bị hư hỏng nặng (bên trái) và lớp phủ bề mặt đê bằng các tấm bê
tông (bên phải) [Heiland & Schüttrumpf, 2009]

Hình 4: Công trình bảo vệ chân đê bằng cọc gỗ. Mũi tên màu vàng: khoảng trống không có lớp
phủ do xói lở [Albers & Von Lieberman, 2011]

17


Báo cáo khảo sát đê

Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại tỉnh Cà Mau

2.2.3 Chất liệu đắp đê – các thí nghiệm hiện trường (báo cáo mặt cắt ngang)
Cứ 2 km (cho mỗi báo cáo mặt cắt ngang) lại tiến hành các thí nghiệm thực địa để xác định các thông số
cơ học đất của nguyên liệu đắp đê và thu thập các thông tin về cường độ của nó. Dụng cụ xuyên bỏ túi
và dụng cụ thử cắt cánh bỏ túi được sử dụng trong các thí nghiệm này. Các thí nghiệm sẽ được thực hiện
trên đỉnh đê hoặc, nếu không thể thực hiện được ở đó, thì thực hiện trên sườn đê phía đất liền. Chọn cẩn
thận vị trí đo để tránh sỏi hoặc các bề mặt cứng khác ảnh hưởng đến việc đo lường. Các phép đo phải
được thực hiện trong các mẫu “mới” hoặc các bề mặt bị cắt vì việc đất bị phơi khô sẽ ảnh hưởng đến các
kết quả, nghĩa là đào một cái hố sâu ít nhất 10 cm trong trường hợp không có các hố lõm mới. Khu vực
thí nghiệm phải bằng phẳng. Sau khi thanh tra xong, lấp và đầm chặt tất cả các hố đào.
Các thí nghiệm với dụng cụ xuyên bỏ túi (xác định cường độ kháng nén không hạn chế nở hông [kg/
cm²]): Di chuyển vòng tròn màu đỏ về vị trí đối diện với thân xuyên (theo hướng đọc thấp nhất trên
thang điểm). Giữ chắc dụng cụ và đẩy với một lực không đổi vào trong đất đến đường rãnh hiệu chuẩn
ở vị trí 6,35 mm (¼”) so với đầu. Đọc trực tiếp cường độ kháng nén không hạn chế nở hông [kg/cm²] ở
đầu chịu tải thấp hơn của vòng tròn đỏ gần đầu tay cầm nhất.
Dụng cụ thử cắt cánh bỏ túi (xác định cường độ kháng cắt [kg/cm²]): Di chuyển kim báo ngược chiều
kim đồng hồ về 0 để thiết lập lại thiết bị. Chọn một bề mặt phẳng vừa phải (có đường kính ít nhất là 25
mm). Sử dụng cánh cắt đất to (0,2 kg/cm²) cho các mẫu dẻo/mềm, cánh cắt nhỏ (2,5 kg/cm²) cho đất sét
cứng hoặc tương tự thế. Ấn cánh cắt xuống đất đến độ sâu thí nghiệm. Xoay cánh cắt đất theo chiều
kim đồng hồ với một áp lực dọc không đổi sao cho đất vỡ trong khoảng 5 đến 10 giây (cánh cắt tiếp
tục quay khi đất vỡ). Để ý rằng kim báo không bị ảnh hưởng bởi việc quay cánh cắt của bạn. Đọc giá trị
từ kim báo (kim báo sẽ vẫn ở vị trí đo cho đến khi nó được thay đổi vị trí bằng tay). Cường độ kháng cắt
[kg/cm²] được xác định với các biểu đồ chuyển đổi đi kèm với thiết bị đo. Ghi chép lại số bộ điều hợp,
giá trị đọc và cường độ kháng cắt.
Hình 5: Dụng cụ thử cắt cánh bỏ túi với bộ điều hợp CL 102 (bên trái) và
dụng cụ xuyên bỏ túi (bên phải)

18



Báo cáo khảo sát đê
Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại tỉnh Cà Mau

2.2.4 Các điểm cắt tuyến đê
Các điểm cắt tuyến đê có thể là các điểm yếu của hệ thống đê và cần đặc biệt chú ý. Các điểm cắt tuyến
đê phổ biến nhất ở tỉnh Cà Mau là các cửa cống và kênh lộ thiên. Với mục đích lập bản đồ hệ thống đê,
vị trí và hiện trạng của các điểm cắt tuyến đê cần được chú ý. Do vậy, việc khảo sát đê bao gồm một mẫu
báo cáo để thu thập các thông tin về các điểm cắt tuyến đê. Mẫu báo cáo này phân biệt giữa các công
trình trong/trên đê và các kênh lộ thiên xuyên qua đê và bao gồm việc kiểm tra các điểm sau đây:
Đối với các công trình trên/trong đê:







l
l
l
l
l
l

loại: cống, cửa xả, trạm bơm, v.v…;
chiều rộng của công trình: đo lường;
các thiệt hại có thể nhìn thấy được;
các hố xói có thể nhìn thấy được;
bờ kênh bị xói lở mạnh;

các công trình bảo vệ được xây dựng.

Đối với các kênh lộ thiên xuyên qua đê:




l
l
l

chiều rộng của kênh: ước tính;
bờ kênh bị xói lở mạnh;
các công trình bảo vệ được xây dựng.

2.2.5 Các quan sát/lưu ý bổ sung
Một phần về các quan sát và lưu ý bổ sung được bao gồm trong mỗi biên bản. Cần ghi chép lại các
thông tin liên quan về đê và khu vực xung quanh đê mà trong biên bản không đề cập đến, như là:







l

xói lở hoặc các kiểu thực vật, nguy cơ cây bị bật rễ;
thông số kỹ thuật về việc sử dụng đê hoặc mũi đất (ví dụ bờ kè khu nuôi trồng thủy sản ở
trên đỉnh đê);

l
nếu rãnh phía trước đê được dùng làm kênh mương hoặc dùng cho nuôi trồng thủy sản;
lcác đánh giá về nguyên liệu đắp đê (thí nghiệm ngón tay, các vết nứt quan sát được và độ sâu
của các vết nứt, v.v…);
l
thông tin thu thập được từ người dân địa phương;
lcác vấn đề phát sinh trong quá trình khảo sát đê (ví dụ lý do tại sao không thực hiện được các
thí nghiệm hiện trường, tại sao không đo được chiều rộng của đỉnh đê, v.v…).
lcác

19


03
03
03
20

Khảo sát đê ban
đầu ở tỉnh Cà Mau
và các kết quả
thanh tra


Đã đến thăm một vài địa điểm của tỉnh Cà Mau để tiến hành khảo sát đê ban đầu và sử dụng phương
pháp khảo sát đê trình bày trong chương 2 nếu có thể. Bảng 1 khái quát các khu vực khảo sát, ngày tháng
và thành phần tham gia. Một bản đồ đánh dấu các địa điểm được khảo sát trình bày trong Phụ lục D.
Bảng 1: Các địa điểm khảo sát đê ban đầu ở tỉnh Cà Mau
Huyện


1
2



Ngày tháng

Số biên bản

Thành phần tham gia

27.11.2013

-

Viện Quy hoạch Thủy lợi miền
Nam, Phân viện Điều tra Quy
hoạch rừng, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, GIZ

U Minh

Khánh Tiến

Đầm Dơi

Nguyễn Huân

02.01.2014


-

Sở NN & PTNT1 , GIZ Cà Mau

Năm Căn

Lâm Hải

03.01.2014

#1 - #4

Sở NN & PTNT1, GIZ Cà Mau

Tam Giang

03.01.2014

#5 - #12

Sở NN & PTNT1, GIZ Cà Mau

Đất Mới

03.01.2014

-

Sở NN & PTNT1, GIZ Cà Mau


Trần Văn Thời

Sông Đốc

06.01.2014

#1 - #6

Sở NN & PTNT1, GIZ Cà Mau

Phú Tân

Cái Đôi Vàm

06.01.2014

#7 - #10

Sở NN & PTNT1, GIZ Cà Mau

Trần Văn Thời

Khánh Bình Tây

20.01.2014

#1 - #6

Sở NN & PTNT2 , GIZ Cà Mau


Ông Thời ( Cán bộ kỹ thuật Ban quản lý đê – Chi cục Thủy lợi), Ông Diện (Cán bộ kỹ thuật – Chi cục Thủy lợi)
Ông Diện (Cán bộ kỹ thuật Chi cục Thủy lợi)

21


Báo cáo khảo sát đê
Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại tỉnh Cà Mau

Các địa điểm được khảo sát và các kết quả khảo sát đê được trình bày trong các phần dưới đây. Các kết
quả dưới dạng các báo cáo (Phục lục A đến C) đã được số hóa bằng cách sử dụng các bảng Microsoft
Excel bao gồm các vị trí GPS chính xác của các địa điểm. Tài liệu ảnh được xử lý tiếp và lưu trữ theo số
biên bản.

3.1 Huyện U Minh (xã Khánh Tiến) – khảo sát đê ngày
27.11.2013
Đoạn đê được khảo sát tại xã Khánh Tiến nằm một phần ở phía bắc kênh Hương Mai và là một phần của
đê biển Tây. Việc khảo sát đê tại địa điểm này được thực hiện với một đội đông hơn bao gồm một đội
khảo sát đất và các cán bộ kỹ thuật lấy mẫu đất. Hình 6 (bên trái) là hình ảnh tuyến đê. Đỉnh đê không
được lát hoặc phủ cỏ/thực vật. Thảm thực vật xuất hiện bên sườn đê phía biển và phía đất liền và cây cối
xuất hiện ở đoạn chuyển tiếp từ sườn đê sang đỉnh đê. Ở phía trước đê, có thể nhìn thấy các hộ gia đình
sống rải rác và một rãnh lớn được tạo ra do đào đất lấy nguyên liệu đắp đê và hiện đang được dùng làm
kênh cho tàu thuyền qua lại (Hình 6 bên phải). Một khu rừng ngập mặn nằm ở giữa kênh này và biển.
Khu vực nội địa được sử dụng bởi các trang trại nuôi trồng thủy sản tư nhân nằm ngay dưới chân đê.
Hình 6: Nhìn dọc tuyến đê (trái) và mũi đất trước đê (phải)

Biển

Nội địa


Đi dọc theo tuyến đê vài trăm mét, hình dạng của đê thay đổi và trở nên lộn xộn hơn (xem Hình 7). Ở đó, có
thể nhìn thấy thảm thực vật trên đỉnh đê và đoạn chuyển tiếp giữa đỉnh đê và sườn đê khó xác định hơn.
Hình 7: Nhìn dọc tuyến đê

22


Báo cáo khảo sát đê
Kết quả của đợt khảo sát đê ban đầu tại tỉnh Cà Mau

Khảo sát trên cạn được tiến hành theo các tiêu chuẩn Việt Nam bởi một cán bộ khảo sát đất và những
người hỗ trợ. Mặt cắt ngang của địa điểm khảo sát được đo lường. Một mốc quốc gia gần đó giúp tham
khảo các độ cao đo được với chiều cao tham chiếu. Ngoài ra, các mẫu nguyên liệu đắp đê được lấy để
phân tích trong phòng thí nghiệm theo các Tiêu chuẩn Việt Nam. Hình 8 là khảo sát đất theo mặt cắt
ngang (trái) và quy trình lấy một mẫu đất (phải). Các kết quả đầu tiên của việc khảo sát trên cạn cho thấy
rằng đỉnh đê bị lún xuống khoảng 1 m (chiều cao thiết kế ban đầu là 2,5 m, nhưng bây giờ đỉnh đê nằm
ở độ cao 1,5 m). Các kết quả chi tiết được trình bày trong báo cáo có liên quan của Phân viện Quy hoạch
Thủy lợi miền Nam (SIWRP). Một thí nghiệm ngón tay về nguyên liệu đắp đê do một chuyên gia thực
hiện cho thấy rằng người ta đã sử dụng nguyên liệu thích hợp để đắp đê (hỗn hợp, hoặc đất sét, bùn và
cát). Sự phân bố kích thước hạt cũng như là các thông số cơ học đất khác như các giới hạn Atterberg của
dung trọng khô được trình bày trong báo cáo của SIWRP.
Hình 8: Khảo sát đất (bên trái) và lấy mẫu đất (bên phải)

Bên cạnh đoạn đê được mô tả, cũng đã tiến hành khảo sát tại cửa cống đóng mở kênh Hương Mai (xem Hình
9 bên trái). Cửa cống này được nối liền với tuyến đê và do vậy giúp bảo vệ vùng nội địa khỏi lũ lụt. Tuy nhiên,
đoạn đê bên cạnh cống đã bị lún xuống vì thế thời gian gần đây nước chảy tràn qua đê (xem báo cáo của
SIWRP về các kết quả khảo sát trên cạn khu vực xung quanh cửa cống). Một cửa cống mới đang được xây dựng
phía sâu hơn trong nội địa (xem Hình 9 bên phải). Cửa cống này vẫn chưa được nối với tuyến đê.
Hình 9: Cửa cống được nối liền với tuyến đê (bên trái) và cửa cống sâu hơn
trong nội địa (bên phải)


23


×