Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

skkn một số HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học hóa học lớp 11 TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.19 KB, 37 trang )

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy học là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một trong những quan điểm đổi
mới giáo dục và đào tạo ở nước ta là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chuyển mạnh quá trình
giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn bó với thực tiễn. Khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức các hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
khóa, nghiên cứu khoa học…đặc biệt nhấn mạnh hình thức học tập trải nghiệm”.
Các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tăng cường khả năng quan sát, học
hỏi và cọ xát với thực tế, thu lượm và xử lí thông tin từ môi trường xung quanh từ
đó đi đến hành động sáng tạo và biến đổi thực tế mà các em quan sát được. Hoạt
động trải nghiệm cũng làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong chương
trình sách giáo khoa mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội. Việc dạy học gắn lý
thuyết với thực tiễn giúp học sinh trong quá trình trải nghiệm thể hiện được giái trị
bản thân, thiết lập được mối quan hệ cá nhân với cá nhân khác và với tập thể, mối
quan hệ giữa môi trường học tập và môi trường sống.
Tuy nhiên phần lớn giáo viên và học sinh hiện nay trong quá trình dạy và học
mới chỉ chú trọng các phương pháp giải bài tập nhanh, hiệu quả áp dụng trong các
đề thi đại học, ít chú trọng trong việc đổi mới về dạy học nhằm hướng tới phát
triển các năng lực mà học sinh cần có trong cuộc sống như: năng lực tự học, năng
lực hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin…
Với đề tài “ Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học hóa học lớp 11 trung học phổ thông” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về
tính ưu việt, khả năng vận dụng phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao
chất lượng dạy học.


1.2. Điểm mới của đề tài:
- Hình thành và phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng
sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại nói chung
và các em học sinh lớp 11 THPT nói riêng.


- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống địa phương, cộng đồng, đất nước,
mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học, dễ vận dung vào thực
tế. Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ
chặt chẽ giữa các chủ điểm.
- Hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không
gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng. Học sinh có nhiều cơ hội trải
nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội,
chính quyền, doanh nghiệp,...)
- Tương tác, phương pháp: Đa chiều, học sinh tự hoạt động trải nghiệm là
chính.
- Kiểm tra, đánh giá: Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính
trải nghiệm, theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa, thường
đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa học lớp 11 theo định
hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT nhằm:
- Đề xuất nội dung và quy trình dạy học môn hóa học theo tiếp cận dạy học
trải nghiệm cho học sinh THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa
học cũng như phát triển năng lực của học sinh trường THPT.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả
từ đó hình thành năng lực hợp tác trong học tập và trong công việc hàng ngày.
- Định hướng cho học sinh cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến
vấn đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một
cách có hiệu quả.
- Giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các

sản phẩm do chính các em tìm tòi.
- Và hơn hết các em có thể tự hào về những sản phẩm do chính tay mình làm
ra và sử dụng những sản phẩm đó với nhiều mục đích khác nhau hoặc sẽ định
hướng nghề nghiệp sau khi ra trường.
- Xây dựng nhiều chủ đề dạy học theo nội dung hoạt động trải nghiệm vào
bài giảng hóa học 11 THPT để dạy tốt và học tốt môn hóa học.
Chính vì những lẽ đó mà tôi đã giành khá nhiều thời gian, tâm sức cho đề tài
của mình. Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài: “ Một số hoạt động trải nghiệm
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông” đúc kết
kinh nghiệm từ quá trình giảng dạy của bản thân tôi trong các năm học vừa qua.
Rất mong sự góp ý chân thành của ban giám hiệu nhà trường, quý bạn đồng nghiệp


để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Giúp tôi
hoàn thành công tác tốt hơn và cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn.
1.3. Phạm vi áp dụng đề tài
Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông” đã được áp dụng vào thực tế tại
trường tôi đang trực tiếp giảng dạy và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, đã được
tổ chuyên môn trao đổi, thảo luận, thống nhất và đưa vào áp dụng trong trường.
Với hiệu quả đạt được khi áp dụng các giải pháp, tôi mong muốn sáng kiến kinh
nghiệm của mình sẽ được áp dụng rộng rãi trong các trường học trên toàn tỉnh
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh nhà. Tổ chức các hoạt động trải
nghiệm trong dạy học hóa học 11 ở trường THPT theo định hướng phát triển năng
lực cho: Học sinh khối 11 THPT + Giáo viên giảng dạy hóa học ở THPT
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở
trường THPT đã có một số chuyển biến tích cực. Trong mỗi tiết dạy, giáo viên đã
quan tâm đến việc chuyển từ một chiều, học tập thụ động sang học tập chủ động.

Chú trọng năng lực thực hành cho học sinh. Các hình thức dạy học đã được đổi
mới, các hình thức dạy học tích cực đã được vận dụng làm cho việc học tập học
sinh trở nên hứng thú hơn. Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin được áp dụng vào quá trình dạy học, việc học của học sinh thuận lợi rất
nhiều, tạo điều kiện để học sinh có thể tự mình khám phá tri thức mới theo nhiều
cách khác nhau chứ không phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên.
Bên cạnh sự thay đổi tích cực đó vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể:
- Khi dạy các kiến thức hóa học, nhiều giáo viên chỉ trình bày, giới thiệu các
kiến thức mà không có phân tích, giải thích để học sinh hiểu rõ bản chất vì vậy
việc tiếp nhận kiến thức của học sinh gặp khó khăn. Chủ yếu học sinh chỉ ghi nhớ
và áp dụng một cách máy móc mà không có liên hệ với các kiến thức tương tự.
- Năng lực của giáo viên trong việc tiếp cận với chương trình đổi mới
phương pháp dạy học ở các trường và các địa phương không đồng đều, một số giáo
viên chưa thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, giảng dạy do chưa quan tâm
đến quá trình đổi mới, cải cách của Bộ giáo dục. Phương pháp dạy học của nhiều
giáo viên còn thiếu sáng tạo, gượng ép. Giáo viên lên lớp chủ yếu dạy xong các
kiến thức trong sách giáo khoa theo lối truyền thụ truyền thống giáo viên giảng,


ghi bảng còn học sinh nghe, chép. Chính điều đó làm cho học sinh tiếp nhận kiến
thức một chiều, thiếu sự năng động, tự tin.
- Nhiều giáo viên chỉ chú trọng việc rèn luyện các dạng bài tập để luyện thi
đại học, học sinh học để vượt qua các kì thi. Nhiều kiến thức thực tiễn bị lãng quên
mà không được áp dụng ngoài thực tiễn.
Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, trong công cuộc
thực hiện cuộc cách mạng 4.0 chúng ta cần nhìn nhận lại cách truyền thụ kiến thức
cho học sinh. Quá trình hình thành năng lực chính là quá trình phát triển nhân cách
toàn diện của học sinh. Quá trình bồi dưỡng giáo dục năng lực là quá trình tác
động sư phạm của nhà giáo một cách đúng quy luật, đảm bảo tính khoa học và
mang tính thực tiễn.

2.2. Các giải pháp
2.2.1. Khái niệm liên quan đến hoạt động dạy học dựa vào trải nghiệm sáng tạo
2.2.1.1. Khái niệm về trải nghiệm
Theo từ điển Wikipedia thì kinh nghiệm (experience), hay trải nghiệm là tri
thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có được thông qua tham gia
sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp. Kinh nghiệm được sử dụng trong quá khứ, liên
quan đến những gì đã được tích lũy hoặc những thứ còn tồn đọng của những kinh
nghiệm trước đây. Kinh nghiệm quá khứ thường ảnh hưởng tới kinh nghiệm hiện
tại và kinh nghiệm tương lai. Ý kiến cho rằng kinh nghiệm quá khứ ảnh hưởng đến
kinh nghiệm hiện tại đã được đề cập bởi John Dewey. Tất cả những kinh nghiệm
ảnh hưởng đến tương lai của nó (nghĩa là kinh nghiệm về sau), hoặc là tốt hơn
hoặc xấu đi. Về cơ bản, kinh nghiệm tích lũy hoặc sẽ bị mai một đi hoặc sẽ mở ra
cơ hội cho những kinh nghiệm tương lai .
2.2.1.2. Học tập qua kinh nghiệm
Học tập qua kinh nghiệm là quá trình người học tạo dựng kiến thức, kỹ năng
và quan điểm về giá trị từ việc bản thân trải nghiệm trực tiếp trong MT học tập.
Học tập qua kinh nghiệm thể hiện sự trưởng thành và thành công của cá
nhân và nhóm qua chu trình: Lĩnh hội - Hành động - Phản ánh - Lĩnh hội để đạt
được kinh nghiệm.
Học tập qua kinh nghiệm còn được hiểu là quá trình học tập dựa trên những
kinh nghiệm có sẵn. Nó khác với phương pháp giáo dục truyền thống ở chỗ, quá
trình giáo dục theo cách truyền thống thu nhập thông tin thông qua việc nghiên cứu
các chủ đề mà không cần sự trải nghiệm thực tế. Học tập thông qua kinh nghiệm


rất thích hợp để tiếp thu những kỹ năng thực hành. Trong phương pháp học tập
này, thực hành và thí nghiệm những bài tập thực tế là chủ đạo.
2.2.1.3. Học tập dựa vào trải nghiệm
Trải nghiệm là quá trình cá nhân tiếp xúc trực tiếp với môi trường, với sự
vật, hiện tượng, vận dụng vốn kinh nghiệm và các giác quan để quan sát, tương tác,

cảm nhận về sự vật, hiện tượng đó. Trải nghiệm diễn ra dựa trên vốn kinh nghiệm
của cá nhân về sự vật, hiện tượng.
Học tập dựa vào trải nghiệm là hình thức học tập gắn liền với các hoạt động
có sự chuẩn bị ban đầu về kinh nghiệm và có phản hồi, trong đó đề cao kinh
nghiệm chủ quan của người học. Ngoài ra, học tập dựa vào trải nghiệm còn được
định nghĩa là “triết lý giáo dục, triết lý này nhấn mạnh vào quá trình tác động qua
lại giữa giáo viên và học sinh cùng với những kinh nghiệm trực tiếp của học sinh
trong môi trường và nội dung học tập”.
Học tập dựa vào trải nghiệm còn được coi như là triết lý cũng như phương
pháp luận mà ở đó nhà sư phạm thiết lập một cách có chủ đích với người học trong
hoạt động trải nghiệm trực tiếp ở môi trường học tập và phản ánh để làm rõ ý nghĩa
của bài học, nâng cao kiến thức và phát triển kỹ năng của người học kết hợp trên
vốn kinh nghiệm hiện có của họ.
Dựa trên những khái niệm trên, tôi hiểu học tập dựa vàotrải nghiệm là hình
thức dạy học, trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động để học sinh bằng vốn kinh nghiệm của cá nhân kết hợp tiếp xúc trực tiếp với
môi trường học tập, sử dụng các giác quan, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành
kỹ năng và thái độ, hành vi. Sự sáng tạo sẽ xuất hiện khi người học phải giải quyết
các nhiệm vụ thực tiễn có vấn đề, người học phải vận dụng kiến thức, kĩ năng để
đưa ra hướng giải quyết.
Học tập qua kinh nghiệm còn được hiểu là quá trình học tập dựa trên những
kinh nghiệm có sẵn. Nó khác với phương pháp giáo dục truyền thống ở chỗ, quá
trình giáo dục theo cách truyền thống thu nhập thông tin thông qua việc nghiên cứu
các chủ đề mà không cần sự trải nghiệm thực tế. Học tập thông qua kinh nghiệm
rất thích hợp để tiếp thu những kỹ năng thực hành. Trong phương pháp học tập
này, thực hành và thí nghiệm những bài tập thực tế là chủ đạo.
2.2.2. Quy trình tổ chức dạy học trải nghiệm
Tôi xây dựng giáo án cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo quy trình sau:
Bước 1: Tìm hiểu HS



Tìm hiểu học sinh ở từng vùng, từng địa phương để hiểu tâm lý, điều kiện
của HS để có thể lựa chọn chủ đề và PPDH cụ thể. Các PPDH được chọn phải tích
cực hóa hoạt động của HS theo định hướng quan điểm dạy học trải nghiệm sáng
tạo (DHTNST). HS phải là chủ thể nhận thức, tích cực, chủ động và sáng tạo và
hợp tác với nhau trong hoạt động học. Đồng thời, phương tiện DH được chuẩn bị
phải phù hợp với PPDH đang thực hiện.
Bước 2: Xác định mục tiêu, lựa chọn chủ đề và nội dung dạy học trải nghiệm
sáng tạo
+ Xác định các mục tiêu của bài học
Mục tiêu bài học là yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực cần đạt được
sau bài học. Xác định mục tiêu của bài học quyết định đến việc lựa chọn PPDH
phù hợp trong giờ học và mở rộng, định hướng nội dung kiến thức tiếp theo.
+ Lựa chọn chủ đề và xác định nội dung giảng dạy
GV cần phân tích, hiểu rõ và xác định đúng kiến thức trọng tâm của bài học
dựa trên chương trình do Bộ Giáo dục biên soạn. Điều này là cơ sở giúp GV chọn
lựa nội dung cần giảng dạy trong mỗi trải nghiệm.
Bước 3:Thiết kế lập kế hoạch giảng dạy
Sau khi tìm hiểu HS, xác định nội dung, mục tiêu, PPDH và phương tiện
DH, GV tiến hành thiết kế kế hoạch DH cho tiết học gồm các nội dung sau:
+ Chuẩn bị phiếu học tập nhằm củng cố kiến thức đã học liên quan đến nội
dung sắp được học.
+ Chuẩn bị những câu hỏi nhằm điều tra kiến thức đã có của HS về bài học.
Việc điều tra này nhằm xác định học sinh có những kiến thức cơ sở cần thiết cho
việc nghiên cứu bài học mới hay chưa? Những quan niệm ban đầu này tạo thuận
lợi hay có cản trở gì đến việc lĩnh hội kiến thức mới?
+ Dự đoán những khó khăn, chướng ngại, thất bại mà HS có thể gặp phải khi
học bài mới. Để dự đoán chính xác thì GV phải dựa vào kinh nghiệm giảng dạy và
chú ý đến đặc điểm riêng của từng lớp. Kết quả công việc này sẽ giúp GV xây
dựng các tình huống học tập khác nhau, hấp dẫn, phù hợp với nhiều đối tượng HS

trong lớp.
+ Xây dựng những tình huống DH và những phương án xử lý tình huống.
Các tình huống được xây dựng kết hợp chặt chẽ với nhau. Kết quả tri thức mà HS
tự trải nghiệm kiến thức hay qua tương tác với nhóm trong tình huống này là cơ sở
để giải quyết tình huống kế tiếp theo định hướng chung của bài học.


+ Viết giáo án dạy học: Giáo án là kế hoạch hoạt động chi tiết cho một tiết
học được GV chuẩn bị và thực hiện nhịp nhàng, hợp lý, sáng tạo trong lớp học
nhằm giúp HS chiếm lĩnh tri thức. Viết giáo án là bước cuối cùng của thiết kế kế
hoạch dạy học. Trong giáo án, các yếu tố nội dung, mục tiêu, phương pháp được
tích hợp thành một thể thống nhất.
Bước 4: Trải nghiệm (thu thập thông tin)
GV triển khai cho HS tìm hiểu các kiến thức liên quan đến chủ đề trong một
ví dụ minh họa cụ thể. Tìm hiểu kiến thức đã có của HS liên quan đến bài học
Có thể GV thực hiện việc này bằng cách sử dụng các câu hỏi được chuẩn bị
từ trước. Nếu GV sử dụng nhiều câu hỏi thì in thành phiếu học tập và yêu cầu HS
trả lời cá nhân hay nhóm. Nếu GV sử dụng ít câu hỏi thì có thể hỏi trước lớp và
yêu cầu HS trả lời. Nếu GV đã dự đoán được những khó khăn, chướng ngại mà HS
sẽ gặp phải thì không cần thực hiện việc này.
Tổ chức cho HS tiếp xúc với các tình huống học tập
Các tình huống học tập được GV in thành các phiếu học tập hay trình bày
trước lớp. HS nhận phiếu học tập và tìm hướng giải quyết các vấn đề được nêu ra.
Bước 5: Phân tích trải nghiệm, rút ra bài học
GV yêu cầu HS tổng hợp kiến thức thu được từ ví dụ cụ thể ở trên, bao gồm:
hiện tượng quan sát được, giải thích.
Tổ chức và điều tiết cho HS trao đổi, thảo luận theo nhóm
GV thúc đẩy các nhóm thực hiện giải quyết các tình huống đã đề ra các cấu
trúc nhóm tùy thuộc vào dạng tình huống. Thời gian thảo luận nhóm theo hạn định
đã dự kiến.

Hướng dẫn, khuyến khích HS trình bày kết quả thảo luận, đặt vấn đề, ý
tưởng mới
GV điều khiển, khuyến khích HS đại diện HS trong nhóm hay cả nhóm trình
bày kết quả giải quyết tình huống. Các HS khác nghe, tranh luận tìm ra cách giải
quyết hợp lý và rút ra kiến thức thu được trong nội dung bài học.
Thảo luận với cả lớp và thống nhất những vấn đề còn tranh luận
GV đóng vai trò chủ tọa điều khiển tranh luận trong một khoảng thời gian có
hạn định. GV giúp HS nhận ra những kiến thức cần tiếp thu và xây dựng nên các
sơ đồ nhận thức. GV tổng kết, kết luận những vấn đề còn tranh cãi.
Hướng dẫn HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau về kiến thức, kĩ năng vừa học
được


GV phát các phiếu trắc nghiệm khách quan và yêu cầu HS tự lực trả lời. Sau
khi HS trả lời GV nêu đáp án và yêu cầu HS tự chấm điểm. GV cũng có thể cho
HS chấm điểm lẫn nhau. GV thu nhận kết quả và kiểm tra lại.
Bước 6: Thiết kế bài tập áp dụng
Từ những kiến thức đã thu thập được, GV yêu cầu HS đối chứng với những
trường hợp cụ thể khác để tổng hợp lại kiến thức. Khuyến khích HS giải quyết đặt
vấn đề, tình huống thực tế.
GV khuyến khích HS giải quyết đặt vấn đề, tình huống thực tế, cũng như
đưa ra những vấn đề, tình huống thực tiễn. HS được GV hỗ trợ, tư vấn để tiếp tục
tìm hiểu và đưa ra những ý tưởng, dự đoán, kiểm nghiệm, giải thích, phương án
nhằm giải quyết nhưng vấn đề gặp phải.
Bước 7: Tổng kết
GV khái quát, so sánh những kiến thức HS trải nghiệm với kiến thức chuẩn.
Mở rộng, tăng hứng thú cho HS về các chủ đề khác.
2.2.3. Đặc điểm của dạy học trải nghiệm
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Trong quá
trình DH, người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và

chỉ đạo, thông qua đó họ tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không
phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt.
+ DH chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Phương pháp tích cực xem xét việc rèn luyện phương pháp học tập của HS
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả mà còn là mục tiêu của DH. Trong
các PPDH thì cốt lõi là dạy HS phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học
có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham
học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ nhân lên gấp
bội.
+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa trình độ
HS ngày càng lớn. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng
yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS. Học
tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay
cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm
vụ chung. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho
các HS quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.
+ Phát triển kĩ năng mềm, kĩ năng sống


Kỹ năng là các khả năng có được qua học tập và rèn luyện. Kỹ năng không
phát triển đơn lẻ mà đồng thời đạt được thông qua các chương trình rèn luyện và
phát triển chung hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện theo khung kỹ năng sống
4H. Khung kỹ năng sống 4H là Phương pháp tiếp cận và phân loại Kỹ năng cần
thiết cho cuộc sống. Theo đó, kỹ năng sống được chia thành 4 nhóm lớn:
+ Kỹ năng cho "cái đầu" (Head) : Kỹ năng tư duy, Kỹ năng quản lý
+ Kỹ năng cho đôi tay (Hand): Kỹ năng làm việc, Kỹ năng cống hiến - đóng
góp
+ Kỹ năng cho trái tim (Heart): Kỹ năng chăm sóc - chia sẻ, Kỹ năng giao
tiếp - duy trì và phát triển các mối quan hệ

+ Kỹ năng cho sức khoẻ (Health): Kỹ năng sống khoẻ về thể chất và tinh
thần - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn tạo điều kiện nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của GV. Trong phương pháp tích cực, GV
phải hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học.
* Ưu điểm DH TNST
+ Với học sinh:
Với hình thức dạy học dựa vào trải nghiệm thì có sự gắn kết giữa kiến thức với
thực tiễn trong hoạt động học tập. Điều này là động cơ kích thích hứng thú học tập
của HS. Đồng thời phát huy tính tự lực, trách nhiệm, sáng tạo của HS. Không
những thế còn phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, mang tính
tích hợp.
+ Với giáo viên:
Với hình thức dạy học dựa vào trải nghiệm sáng tạo GV sẽ trau dồi và phát triển
thêm được các kỹ năng đánh giá (quan sát, vấn đáp) cả về kiến thức và năng lực.
Vì vậy, việc đánh giá HS sẽ toàn diện hơn so với các PP dạy học khác. GV ngày
càng có ý thức ý thức tìm hiểu và gắn kết kiến thức lý thuyết với thực tiễn làm cho
bài học ngày càng đa dạng, sâu sắc hơn.
* Hạn chế DH TNST
Tuy nhiên, phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo cũng có một số hạn
chế như: phương pháp này không phải bất kỳ bài học nào cũng áp dụng được,
những PPDH trải nghiệm đòi hỏi lượng thời gian lớn của cả GV và HS, cần có
phương tiện vật chất và nguồn tài chính phù hợp.Dạy học trải nghiệm không phù
hợp để truyền thụ kiến thức mang tính hệ thống.


2.2.4. Vai trò của học sinh và giáo viên trong dạy học trải nghiệm sáng tạo
+ Vai trò của học sinh:
HS phải chủ động và tích cực trong việc đón nhận tình huống học tập mới,

chủ động trong việc huy động kiến thức, kỹ năng đã có vào khám phá, giải quyết
các tình huống học tập mới đồng thời HS phải chủ động bộc lộ những quan điểm
và những khó khăn của bản thân khi đứng trước tình huống học tập mới. HS đạt
được tri thức, tư duy và nhân cách qua quá trình dự đoán, kiểm nghiệm, thất bại từ
đó rút ra bài học cần thiết. phải chủ động tích cực trong việc thảo luận, trao đổi
thông tin với bạn học và GV. Việc trao đổi này phải xuất phát từ nhu cầu của chính
HS trong việc tìm những giải pháp để giải quyết tình huống học tập mới hoặc
khám phá sâu hơn các tình huống đó.HS phải tự điều chỉnh lại kiến thức của bản
thân sau khi lĩnh hội được các tri thức mới, thông qua việc giải quyết các tình
huống học tập. Không chỉ chú trọng vào quá trình thu nhận kiến thức mà còn nắm
cách học, mô tả được những nhiệm vụ cần thực hiện để giải quyết vấn đề.HS phải
có kỹ năng sử dụng các phương tiện học tập thành thạo như biết khai thác thông tin
trên internet, sử dụng các phần mềm... Luôn nỗ lực biến những ý tưởng trong học
tập thành sản phẩm cụ thể. Và phải học thực hiện đánh giá người khác và tự đánh
giá bản thân qua quá trình học tập.
+ Vai trò của giáo viên:
Theo quan điểm của PPDHTNST giáo viên không còn là nguồn kiến thức,
không là hoạt động học diễn ra trong môi trường lớp học được cấu thành từ nhiều
yếu tố. Nói như vậy, không có nghĩa là vai trò của GV trở thành thứ yếu mà ngược
lại GV là mắt xích quyết định chất lượng hoạt động DH. Ở vai trò mới, GV chuyển
từ “người quản lý” sang “người thúc đẩy” và HS từ “người bị quản lý” sang vai trò
“người được ủy quyền”.
GV là người thiết kế các tình huống học tập, người nêu vấn đề, người biên
soạn, giới thiệu tài liệu học tập, điều phối mọi hoạt động trong lớp học, tiếp nhận
những phản hồi, điều chỉnh hoạt động học đi đúng hướng, luôn bên cạnh người học
với vai trò nhà tư vấn tạo môi trường cho người học kiến tạo kiến thức cho mình.
Vai trò của GV trong DHTNST được mô tả như sau:
GV khuyến khích, chấp nhận sự tự điều khiển và sáng kiến của người học,
tích cực tìm hiểu kiến thức đã có và nhu cầu học tập của HS, khuyến khích HS trao
đổi, tranh luận với nhau và cả với GV, cũng như thay đổi cách hướng dẫn và thay

đổi nội dung khi cần thiết, Khuyến khích HS tư duy phê phán và tìm hiểu các vấn
đề trong những tình huống bằng những câu hỏi tư duy, hay các câu hỏi mở.


Đồng thời GV theo dõi những câu hỏi và tìm hiểu cẩn thận những phản hồi
ban đầu của HS đối với vấn đề, tình huống đưa ra.
GV đặt HS vào những tình huống có thể thách thức những quan niệm trước
đó của HS bằng những vấn đề có thể gây ra mâu thuẫn với giả thuyết ban đầu của
HS và sau đó động viên các em thảo luận với nhau. Dành thời gian để HS xây
dựng mối liên kết và tạo ra các sơ đồ nhận thức khi học kiến thức mới. Hướng dẫn
người học cách học, cách điều chỉnh các kỹ năng học tập và cách định hướng, điều
khiển những nỗ lực học tập. Nuôi dưỡng động cơ đam mê học tập của HS bằng
cách sử dụng thường xuyên các mô hình thúc đẩy hoạt động học. Cũng luôn luôn
tạo điều kiện cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
2.2.5. Trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn hóa học
Trải nghiệm sáng tạo trong dạy học hóa học là việc thực hiện các hoạt động
dạy học nhằm hướng đến nơi học sinh các năng lực trong trải nghiệm sáng tạo và
các năng lực đặc thù trong môn Hóa học. Các năng lực trong môn Hóa học có quan
hệ mật thiết đối với các năng lực trong trải nghiệm sáng tạo cụ thể:
+ Năng lực sáng tạo trong TNST có mối quan hệ với năng lực sáng tạo, năng
lực nghiên cứu và thực hành Hóa học.
+ Năng lực tham gia và tổ chức các hoạt động trong TNST có mối quan hệ
với năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực định hướng nghề nghiệp trong TNST có mối quan hệ với năng
lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc
sống.
+Năng lực tích cực hóa bản thân trong TNST có mối quan hệ với năng lực
vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.
Như vậy, các năng lực trong dạy học hóa học và năng lực trải nghiệm sáng
tạo có sự thống nhất, đan xen với nhau. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học và

năng lực tính toán là hai năng lực đặc thù của hóa học.
2.2.6. Các hoạt động trải nghiệm có thể triển khai trong chương trình hóa học 11
2.2.6.1. Chương 1: Sự điện ly:
Nội dung
1. Khảo sát môi trường
nước tại địa phương và
đề xuất hướng khắc
phục

Cách thức thực hiện
- Chia nhóm theo học
sinh từng vùng.
- Mỗi nhóm được phát
chỉ thị vạn năng để khảo
sát pH của nước tại địa

Mục tiêu đạt được
- Xác định pH của mẫu:
Nước mưa, nước giếng,
nước qua thiết bị lọc và
nước vùng hồ tôm


phương.
2.Tìm hiểu về bệnh dạ - Học sinh tìm hiểu - Học sinh giải thích
dày và thuốc chữa bệnh thông tin về bệnh dạ dày được cơ chế của việc
dạ dày
qua nhiều tài liệu
dùng thuốc chữa bệnh dạ
dày

3. pH và bệnh sâu răng - Học sinh tìm hiểu - Học sinh giải thích
thông tin về sâu răng được mối liên hệ của
qua nhiều tài liệu
bệnh sâu răng và giá trị
pH
2.2.6.2. Chương 2 : Nitơ- Photpho
Nội dung
1. Khảo sát môi trường đất
tại địa phương và đề xuất
cách bón các loại phân
thích hợp

Cách thức thực hiện
- Chia nhóm theo học
sinh từng vùng.
- Mỗi nhóm tìm hiểu về
các loại phân bón trên
thị trường. Xác định
thành phần định tính và
cách sử dụng, tác dụng
của từng loại phân bón
trên.

2. Tìm hiểu về thực trạng
sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật và thuốc trừ sâu tại địa
phương.

- Chia học sinh theo
vùng.

- Các nhóm khảo sát
thực tế về quá trình sử
dụng thuốc bảo vệ thực
vật và thuốc trừ sâu tại
các hộ gia đình và tại
địa phương.

2.2.6.3. Chương: Cacbon – Silic:

Mục tiêu đạt được
- Xác định môi trường
đất tại địa phương.
- Loại đất đó có thích
hợp để trồng các loại
cây chuyên biệt tại địa
phương không? Giải
thích?
- Cách bón phân phù
hợp vào từng thời
điểm cho một số cây
tròng chuyên biệt tai
địa phương như: lúa,
ngô, khoai tây, lạc,
đậu xanh…
- Học sinh biết được
một số loại thuốc bảo
vệ thực vật thường
dùng và cách sử dụng.
- Học sinh có ý thức
bảo vệ môi trường và

cách sử dụng thuốc
trừ sâu hợp lý.


Nội dung
Cách thức thực hiện
1.Tìm hiểu về chu trình - Học sinh tìm hiểu qua
cacbon trong tự nhiên.
tài liệu về các vấn đề:
- Than đá - nguồn năng
lượng hóa thạch:
- khai thác, ô nhiễm;
nguyên nhân gây nổ mỏ
than; sập hầm than
- sử dụng than an
toàn.Vấn đề năng lượng,
năng lượng sạch
2. Hợp chất cacbon
Học sinh tìm hiểu thông
tin về:
- Hiệu ứng nhà kính.
Hiện tượng hình thành
thạch nhũ trong hang
động. Hiện tượng hình
thành núi đá vôi. Hiện
tượng ấm nước đóng cặn
sau một thời gian sử
dụng. Hiện tượng ngộ
độc khí cacbon mono
oxit khi sử dụng than đá

đun nấu hoặc sưởi ấm.
- Tận dụng vỏ sò, vỏ ốc
từ biển với mục đích làm
sạch môi trường biển và
làm các sản phẩm mĩ
nghệ, sản xuất ghạch
nung không khói.
3. Công nghiệp silicat
- Học sinh tìm hiểu
thông tin về nghành công
nghiệp silicat và một số
sản phẩm của công
nghiệp silicat tại địa

Mục tiêu đạt được
Học sinh biết được:
- Cách sử dụng các
nguồn năng lượng
sạch, an toàn.
- Các mỏ than ở địa
phương và cả nước

- Học sinh giải thích
được các hiện tượng
trên bằng kiến thức
hóa học.

- Học sinh có được
các sản phẩm từ vỏ
sò, vỏ ốc để trưng

bày, giới thiệu và có
thể đề xuất phương
án kinh doanh bán
cho khách du lịch
hoặc làm quà lưu
niệm

- Học sinh biết được
mô hình sản xuất,
nguyên liệu và cách
tạo sản phẩm trên.
- Giải thích một số


phương qua nhiều tài
liệu.
- Tham quan mô hình
sản xuất gạch nung
không khói, sản xuất
gạch đỏ, ngói tại địa
phương.
- Học sinh tìm hiểu
thông tin về silic và các
hợp chất silic: Sợi thủy
tinh, sợi quang

đặc tính của sản
phẩm.
- Biết được một số
sản phẩm của địa

phương.

Nội dung
Cách thức thực hiện
1. Hidrocacbon no là nguồn - Học sinh tìm hiểu qua
nhiên liệu trọng yếu đối với tài liệu về các vấn đề:
con người
- Tìm hiểu về thành
phần khí ga, khí thiên
nhiên
- Tìm hiểu cách tạo hầm
Bioga và cách sử dụng
tại địa phương.

Mục tiêu đạt được
Học sinh biết được:
- Cách sử dụng các
nguồn năng lượng
sạch, an toàn tại địa
phương.
- Cách sử dụng
nguồn năng lượng
thay thế ga, than đá,
củi…
- Học sinh hiểu được
ý nghĩa cách kí hiệu
từng loại xăng trên.
- Cách sử dụng các
loại xăng phù hợp với
động cơ.

- Học sinh biết được
mô hình sản xuất,
nguyên liệu và cách

4.Silic và hợp chất của silic

- Học sinh biết silic
tinh khiết được dùng
trong vô tuyến điện,
Cách sử dụng sợi cáp
quang hiện nay trong
thiết bị điện tử, viễn
thông

2.2.6.4. Hidrocacbon no

2. Hidrocacbon no cũng là - Tìm hiểu về xăng A90,
nguồn nguyên liệu quan A92, A95. Cách đánh giá
trọng của công nghiệp hóa chất lượng xăng và thực
chất
trạng pha xăng hiện nay

3. Hidrocacbon no chất - Học sinh tìm hiểu
rắn
thông tin về nến thắp,
giấy nến trên thị trường


hiện nay.


tạo sản phẩm trên.

2.2.6.5. Hidrocacbon không no:
Nội dung
Cách thức thực hiện
1. Terpen – mang hương sắc - Học sinh tìm hiểu qua
cho đời
tài liệu về các vấn đề:
- Vai trò hương liệu
đối với công nghiệp mỹ
phẩm và thực phẩm.
- Công thức của
những mùi hương.

Mục tiêu đạt được
Học sinh biết được:
- Nguồn gốc của
những mùi hương,
màu sắc của thực vật
- Tạo ra những sản
phẩm từ thiên nhiên
như: Nước hoa hồng,
tinh dầu dừa, tinh
dầu tràm…Có thể đề
xuất hướng kinh
doanh các sản phẩm
tự làm.
2. Polime – Vật liệu của Học sinh tìm hiểu thông - Học sinh biết các
hiện tại và tương lai
tin về:

đặc tính, thông tin
- Tìm hiểu về chất dẻo: cách sử dụng an toàn
PE, PVC, chất chống đối các vật liệu trên
dính Teflon
3. Cao su – Vàng trắng của - Học sinh tìm hiểu - Học sinh biết được
nhân loại
thông tin về các loại cao mô hình sản xuất,
su: Cao su thiên nhiên, nguyên liệu và cách
cao su tổng hợp…
tạo sản phẩm trên.
- Thực trạng xử lí các - Giải thích một số
sản phẩm cao su sau khi đặc tính của sản
sử dụng tại địa phương. phẩm.
Cách khắc phục
- Có kiến thức xử lí
- Tìm hiểu cách sử các sản phẩm từ cao
dụng đèn xì hàn cắt kim su đã qua sử dụng để
loại.
bảo vệ môi trường.


4. Ankin

- Thực trạng sử dụng
đất đèn để ủ hoa quả. Lợi
ích và tác hại.
Học sinh tìm hiểu thông
tin:
- Tìm hiểu cách sử dụng
đèn xì hàn cắt kim loại.

- Thực trạng sử dụng đất
đèn để ủ hoa quả. Lợi ích
và tác hại.

- Học sinh biết
nguyên tắc sử dụng
đèn xì an toàn.
- Tác hại của việc ủ
hoa quả bằng đất đèn
và giải thích được
những tác hại trên
bằng kiến thức hóa
học.

2.2.6.6. Chương: Hidrocacbon thơm
Nội dung
Cách thức thực hiện
1. Aren- nguồn nguyên liệu - Học sinh tìm hiểu qua
quan trọng của công nghiệp tài liệu về các vấn đề:
tổng hợp polime, phẩm
- Tìm hiểu về thuốc
nhuộm, dược phẩm…
nổ TNT: Thành phần,
điều chế, lịch sử phát
minh, ứng dụng
- Băng phiến và cách
sử dụng

Mục tiêu đạt được
Học sinh biết được:

- Cách sử dụng của
thuốc nổ TNT an toàn
trong các lĩnh vực
quân sự
- Tác dụng của băng
phiến và cách sử
dụng

2.2.6.7. Chương: Dẫn xuất Halogen – Ancol – Phenol
Nội dung
Cách thức thực hiện
1. Etanol: Dược phẩm và - Học sinh tìm hiểu qua
thuốc độc
tài liệu về các vấn đề:
- Tìm hiểu quy trình sản
xuất rượu truyền thống
tại địa phương. Các sản
phẩm của rượu trên thị
trường. Các sản phẩm
rượu tự làm từ nguyên

Mục tiêu đạt được
Học sinh biết được:
- Quy trình sản xuất
rượu truyền thống và
các sản phẩm từ
rượu. Tác hại của
rượu?
- Tuyên truyền về tác
hại của rượu với mọi



liệu tự nhiên.
- Thực trạng sử dụng
rượu bia ở nước ta?
Những tác động tiêu cực
của rượu bia và giải pháp
cho vấn đề bia rượu.
2. Etanol – nguồn nhiên Học sinh tìm hiểu thông
liệu cho động cơ
tin về:
- Tìm hiểu về xăng sinh
học E5. Thực trạng sản
xuất và sử dụng xăng E5
hiện nay
3. Phenol – Phẩm nhuộm, - Tìm hiểu vùng nước xả
thuốc diệt cỏ, thuốc nổ
thải của các nhà máy
luyện thép bị ô nhiễm
phenol.
- Cá ở vùng biển Quảng
Nam bị nhiễm phenol.
Tác hại của phenol đối
với đời sống con người
và môi trường.

người xung quanh.

- Học sinh giải thích
được các hiện tượng

trên bằng kiến thức
hóa học.
- Lợi ích của việc sử
dụng xăng E5 so với
các loại xăng khác
- Học sinh giải thích
được vì sao nước thải
của nhà máy luyện
thép bị nhiễm phenol
- Giải thích một số
độc tính của phenol
đối với sức khỏe của
con người

2.2.6.8. Chương: Andehit – xeton – Axit cacboxylic
Nội dung
1. Fomalin

Cách thức thực hiện
- Học sinh tìm hiểu qua
tài liệu về các vấn đề:
- Tìm hiểu về chất
fomalin và thực trạng
lạm dụng fomalin trong
chế biến thực phẩm hiện
nay.
2. Hoa, quả , thực vật - Tìm hiểu về giấm ăn,
thường có chứa các hợp giấm công nghiệp
chất thuốc loại andehit,
xeton và axit cacboxylic


Mục tiêu đạt được
Học sinh biết được:
- Một số loại thực
phẩm chế biến sử
dụng fomalin và tác
hại đối với đời sống
của con người
- Học sinh giải thích
được cách chế biến
và sử dụng giấm ăn.


2.2.7. Thiết kế một số hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo trong môn Hóa học
lớp 11 THPT
2.2.7.1. Đề tài 1: Phân bón hóa học – Thuốc trừ sâu – Thuốc bảo vệ thực vật
a) Tổng quan về đề tài
Phạm vi kiến thức: kiến thức về các loại phân bón, tính chất và những ứng
dụng của phân bón đối với từng loại cây trồng; những tác động đến môi trường và
sức khỏe con người từ việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không hợp
lí.
Bài học liên quan: Bài 12: Phân bón hóa học, bài 13 và bài 14 SGK lớp 11
THPT.
Tình huống triển khai: Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều sản phẩm nông
sản trên thị trường hiện nay do tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều.
Người sản xuất chưa ý thức được việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật một
cách hợp lí trong sản xuất. Vấn đề sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực
vật còn tự phát, chưa quan tâm đến vấn đề an toàn cho môi trường và người sử
dụng. Thông qua dự án này, giáo viên mong muốn học sinh có một trải nghiệm
thực sự về thực trạng sử dụng phân bón hóa học tại địa phương từ đó có ý thức hơn

trong việc sử dụng và bảo vệ môi trường.
I. Mục tiêu :
1. Về kiến thức
+ Trình bày được các thành phần chính của các loại phân bón
+ Trình bày được tác dụng của các loại phân bón đối với từng loại cây và từng
loại đất của địa phương.
+ Mô tả và giải thích được tính chất của các loại phân bón đối với đất và cây
trồng .
+ Tác hại của việc lạm dụng phấn bón và thuốc bảo vệ thực vật đối với môi
trường sống và sức khỏe của con người.
+ Đề xuất được một số giải pháp hạn chế tác hại đối với môi trường sống và
sức khỏe của nhân dân
+ Giải thích được một số phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không phù hợp với
loại đất hoặc cây trồng.
2. Về kĩ năng
+ Rèn luyện được kĩ năng tư duy sáng tạo, cách xử lý và giải quyết tình huống
thực tế.


+ Rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu khoa học: kỹ năng đặt câu hỏi, xây dựng
giả thuyết, xác định phương pháp thực hiện, quan sát hiện tượng trong các thí
nghiệm,
+ Rèn luyện kĩ năng giải thích và kết luận.
3. Về thái độ
+ Rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học thông qua thực hiện các hoạt động,
thí nghiệm.
+ Biết cách bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và những người xung quanh.
+ Xây dựng được các thói quen tốt trong học tập và trong đời sống.
4. Về năng lực
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực sáng tạo.
Năng lực tính toán.
Ngoài 5 năng lực phát triển cho HS trong đặc trưng môn hóa, dạy học trải
nghiệm sáng tạo còn có thể hình thành các năng lực khác như:
+ Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động trong tập thể.
+ Năng lực định hướng nghề nghiệp.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Giáo án, bài giảng PowerPoint.
Phiếu theo dõi 1 và 2, Phiếu đánh giá 1 và 2 và phiếu học tập 1.
2. Học sinh
Đọc lại các bài: Bài 12,13,14 ở chương trình lớp 11 CB
Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo ( DHTNST).
Quan sát và đàm thoại nêu vấn đề.
Phát hiện và giải quyết vấn đề.
Thực nghiệm.
b) Tìm kiếm thông tin
Đối với HS chưa quen với việc tìm thông tin trên mạng internet, GV cần có
sự hướng dẫn cụ thể như: công cụ tìm kiếm; cách chọn từ khóa; những trang web
tin cậy; tìm hình ảnh và đoạn phim, cách sao lưu và tải về để minh họa cho bài làm


của mình… giúp các em có được phương pháp và thói quen sử dụng công nghệ
thông tin phục vụ cho học tập.
Yêu cầu các em ghi lại nguồn tài liệu tham khảo (nhằm chứng minh tính tin
cậy của thông tin, có thể tra cứu lại dễ dàng và thể hiện ý thức tôn trọng quyền tác
giả).

c) Xử lí thông tin
Chọn lọc những thông tin cần thiết và bổ ích, trình bày một cách cô đọng, sử
dụng sơ đồ, bảng biểu để làm phong phú thêm bài làm.
d) Phân công nhiệm vụ
Dựa vào sơ đồ tư duy, các nhóm phân công nhiệm vụ các thành viên: tìm
kiếm thông tin và hình ảnh liên quan đến từng nội dung của tiểu dự án; trao đổi bài
viết trong nhóm, nhận xét, góp ý và hoàn thiện; thảo luận, thống nhất về cách trình
bày sản phẩm.
Các nội dung kiến thức cần sự chính xác – khoa học, phân tích – tổng hợp
thông tin nên giao cho các bạn khá giỏi; Phần thiết kế và trình bày sản phẩm giao
cho những bạn có năng khiếu về thẩm mỹ; Trong nhóm cần có sự hướng dẫn, giúp
đỡ nhau hình thành các kĩ năng cần thiết như tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin…
e) Báo cáo, thuyết trình
- Cách mở đầu hiệu quả:
+ Mở đầu bằng những câu hỏi bất ngờ: có tác dụng kích thích tư duy và trí
tưởng tượng của người nghe. Nên dùng những câu hỏi đơn giản, hài hước và
hướng về chủ đề mà người thuyết trình muốn dẫn dắt.
+ Mở đầu bằng một câu chuyện hay một tình huống bất ngờ, hoặc hài hước.
+ Mở đầu bằng cách chiếm lấy tình cảm người nghe.
Kĩ năng sử dụng lời nói: ngữ điệu cao thấp; giọng nói thể hiện sự nhiệt tình,
cử chỉ - điệu bộ… Bài thuyết trình sẽ gây được sự chú ý và ấn tượng nếu có sự gợi
ý, các câu hỏi thu hút sự tham gia của người nghe, có điểm nhấn và sự sáng tạo.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh minh họa phù hợp; cỡ chữ và màu sắc nổi bật ý
trọng tâm: đây là các phương tiện trực quan sinh động, lôi cuốn và dễ hiểu đối với
người xem.
Vấn đáp: nhằm thu hút sự chú ý, khơi gợi sự tò mò hiểu biết khám phá của
người nghe.
Lật ngược vấn đề: giúp làm nổi bật tầm quan trọng của vấn đề đang tìm hiểu.
Kĩ năng soạn powerpoint: không quá nhiều chữ trong một slide, cỡ chữ ≥ 22;
hình ảnh minh họa rõ ràng và thẫm mỹ; không quá nhiều hiệu ứng gây phản cảm



đối với người xem; có dàn ý trình bày, theo một trật tự hợp lí và có tiêu đề cho mỗi
slide.
f) Câu hỏi dẫn dắt hình thành các chủ đề trong dạy học trải nghiệm sáng tạo
Câu hỏi dẫn dắt
-Thế nào là phân đạm?
Phân đạm có những loại
nào?
- Tác dụng của phân đạm?
- Môi trường của từng loại
phân đạm cụ thể? Giải
thích?
- Cách xác định độ dinh
dưỡng của phân đạm.
- Kể tên một số nhà máy
sản xuất phân đạm hiện
nay?
- Ở gia đình, địa phương em
thường sử dụng các loại
phân bón đạm nào? Tác
dụng của loại phân bón
trên? Thời gian tối thiểu để
thu hoạch rau, quả khi bón
phân đạm trên?
- Tác động của phân bón
hóa học đối với môi trường.
-Thế nào là phân lân?
Phân lân có những loại
nào?

- Tác dụng của phân lân?
- Cách xác định độ dinh
dưỡng của phân đạm.
- Kể tên một số nhà máy
sản xuất phân lân hiện nay
- Ở gia đình, địa phương em

Nhiệm vụ cần thực hiện
Từ khóa
Nhóm 1: Tìm hiểu về - Phân đạm
phân đạm.
- Tác động với môi
- Giải thích được môi trường và xã hội.
trường của từng loại
phân đạm và khả năng
phù hợp với các loại đất
trồng.

Nhóm 2: Tìm hiểu vềPhân lân
phân Lân.
- Tác động với môi
- Giải thích được ưu, trường
nhược điểm của việc sử
dụng phân Lân trong quá
trình sản xuất.


thường sử dụng các loại
phân lân nào? Tác dụng của
loại phân bón trên? Thời

gian tối thiểu để thu hoạch
rau, quả khi bón phân lân
trên?
- Tác động của phân bón
hóa học đối với môi trường
- Em hiểu thế nào là thuốc
trừ sâu? Thuốc bảo vệ thực
vật?
- Ở gia đình, địa phương em
thường sử dụng những loại
thuốc nào? Mục đích?
- Mức độ sử dụng như thế
nào? Tác động đến môi
trường sống tại địa phương:
Môi trường đất, nước,
không khí?
- Thời gian tối thiểu để thu
hoạch nông sản sau khi sử
dụng các loại thuốc trên là
bao lâu?
Kể tên một số loại phân
kali, phân phức hợp và phân
vi lượng?
- Tác dụng của các loại
phân trên đối với cây trồng?
- Ở gia đình em có sử dụng
các loại phân bón này
không? Cần lưu ý điều gì
khi sử dụng loại phân bón
trên.


Nhóm 3: Thuốc trừ sâu, - Thuốc trừ sâu
thuốc bảo vệ thực vật.
- Thuốc bảo vệ thực
- Nêu được thực trạng sử vật
dụng thuốc tại địa
phương

- Nhóm 4: Tìm hiểu về - Phân kali
phân kali, phân phức - Phân phức hợp
hợp, phân vi lượng.
- Phân vi lượng

TIẾT 1: Thông báo triển khai chủ đề


Thời gian
Hoạt động của GV và HS
20’
- GV giới thiệu sơ qua về phương
pháp dạy học mới được áp dụng
trong bài (DHTNST).

15’

GV thông báo cụ thể chủ đề:
Phân bón hóa học – Thuốc trừ sâu
và thuốc bảo vệ thực vật
- GV đưa ra vấn đề cần giải thích:
Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng

các sản phẩm nông sản là không thể
thiếu được đối với mọi người. Tuy
nhiên, hiện nay các sản phẩm này
thường sử dụng phân bón hóa học,
thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
một cách tràn lan gây hại cho sức
khỏe của người sử dụng.
Việc trồng các loại cây nông sản là
thế mạnh của các vùng trên địa
phương đã phù hợp với môi trường

Nội dung
Dạy học trải nghiệm sáng
tạo:
a. Khái niệm
Nếu như ngày xưa, với kiểu
học truyền thống: cô đọc, trò
chép thì với phương pháp
dạy học trải nghiệm sáng
tạo: kiến thức sẽ được rút ra
từ thực tế kết hợp với các
kinh nghiệm có sẵn của HS:
b. Các bước tiến hành HS
tiến hành qua 4 bước sau:
Bước 1: Trải nghiệm (thu
thập thông tin).
Bước 2: Phân tích trải
nghiệm, rút ra bài học.
Bước 3: Áp dụng vào một
nhiệm vụ cụ thế do GV giao.

Bước 4: Củng cố, Dặn dò.
Nhiệm vụ
Chia lớp thành 4 nhóm theo
từng địa phương:
Mỗi nhóm với chủ đề về sản
phẩm như sau:
+ Nhóm 1,2: Khảo sát môi
trường đất tại địa phương,
tìm hiểu về các loại phân
bón trên thị trường và đề
xuất cách bón các loại phân
thích hợp với từng loại cây
chuyên dụng tại địa phương
đang canh tác.
+ Nhóm 3, nhóm 4: Tìm hiểu
về thực trạng sử dụng thuốc


10’

đất hay chưa? Thực trạng sử dụng
thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
hiên nay như thế nào?
Trình chiếu một số hình ảnh về các
loại phân bón hóa học, thuốc trừ
sâu, thuốc bảo vệ thực vật cho HS
quan sát và đưa ra câu hỏi: Vậy có
phải tất cả các sản phẩm đó đều gây
hại cho sức khỏe không? Và thực
trạng sử dụng các sản phẩm đó như

thế nào? Dựa vào các thông số nào
để nhận biết được độ an toàn của
sản phẩm?
- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ
và giao nhiêm vụ chung cho các
nhóm.
Các nhóm thảo luận, tự phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân
trong nhóm
- HS báo cáo kế hoạch phân công
nhiệm vụ của nhóm.
GV hướng dẫn điều chỉnh phân
công và đưa ra bảng tiêu chí đánh
giá mức độ tham gia hoạt động của
các thành viên trong nhóm theo
Phiếu đánh giá 1

bảo vệ thực vật và thuốc trừ
sâu tại địa phương
Mỗi nhóm cần tìm hiểu:
+ Thực trạng sử dụng các
loại phân bón hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc trừ
sâu tại địa phương
+ Các thành phần chính chứa
trong sản phẩm.
+ Các thành phần và ngưỡng
gây hại của chúng cho sức
khỏe của người sử dụng.
+ Giải thích cơ chế hoạt

động của những thành phần
gây hại này.
Yêu cầu: Mỗi nhóm phải có
hình ảnh hoặc video quay lại
từng nhiệm vụ hoàn thành

TIẾT 2: Kiểm tra kết quả thông tin học sinh thu thập được và giao bài tập áp dụng
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
35’
- GV cho HS trình bày kết quả thu Kết quả của các nhóm ghi
được.
trong
- Mỗi nhóm có 10 phút để trình
bày kết quả của nhóm mình, bao ( phiếu học tập)
gồm:


+ Các tiêu chí như bảng bên.
+ Đánh giá mức độ tham gia hoạt
động của các thành viên trong
nhóm.
GV cho HS tổng kết các kết quả
thu được vào Phiếu học tập
10’

- Các nhóm thảo luận và

phân công nhiệm vụ cụ thể

cho từng cá nhân trong
nhóm.
- HS báo cáo kết quả lựa
chọn và kế hoạch phân công
nhiệm vụ của nhóm.
GV hướng dẫn điều chỉnh và
đưa ra bảng tiêu chí đánh giá
mức độ tham gia hoạt động
của các thành viên trong
nhóm theo Phiếu theo dõi
Giáo viên kiểm tra tiến trình làm Báo cáo tiến trình thực hiện
của HS
chung của nhóm, việc làm
Theo dõi HS thực hiện, hướng dẫn của từng cá nhân, kết quả đã
HS, kịp thời tháo gỡ những vướng đạt được và những khó khăn
mắc.
gặp phải khi thực hiện đề tài.

TIẾT 3 + 4: HS báo cáo kết quả, GV củng cố - dặn dò
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
70’
- GV tổ chức cho các nhóm báo
cáo và phát vấn, thời gian cho mỗi
nhóm là 20 phút.
HS lắng nghe, thảo luận và phát
vấn những thắc mắc về kết quả thu
được của nhóm bạn.

Nội dung

Các nhóm trình bày kết quả:
+ Nhiệm vụ được giao đã
hoàn thành
+ các nhóm thuyết trình về
sản phẩm
của nhóm và bảng so sánh
sản phẩm của các nhóm đã


×