Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Đánh giá tác động thủy thạch động lực của tuyến đê quai lấn biển Tiên Lãng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.33 KB, 30 trang )

I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tên nghiên cứu
Đánh giá tác động thủy thạch - động lực của tuyến đê quai lấn biển Tiên
Lãng.
1.2. Cơ quan chủ quản
UBND Thành phố Hải Phòng
1.3. Cơ quan chủ trì
Ban chuẩn bị dự án tuyến đê quai lấn biển Tiên Lãng
1.4. Cơ quan thực hiện
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Hoàng Hà
1.5. Các cơ quan phối hợp thực hiện
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng;
- Sở Tài chính Hải Phòng;
- Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng;
- Sở Xây dựng Hải Phòng;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng;
- UBND huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy (Hải Phòng), Thái Thụy (Thái
Bình).
1.6. Sự cần thiết thực hiện nghiên cứu
1.6.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đã thực hiện ở vùng Tiên Lãng
Từ năm 2000 đến nay, khu vực ven bờ Tiên Lãng đã có nhiều đề tài, dự án
nghiên cứu về vận chuyển bùn cát, hệ sinh thái rừng ngập mặn, xói lở - bồi tụ bờ
biển, tốc độ lắng đọng trầm tích, chất lượng môi trường nước và trầm tích được
tiến hành. Dưới đây là một số công bố của các tác giả liên quan đến thủy thạch –
động lực khu vực ven bờ Tiên Lãng.
1. Nguyễn Viết Chiến, Phạm Bách Việt, Lâm Đạo Nguyên, Nguyễn Văn
Vĩnh, 1999: Quản lý môi trường vùng rừng ngập mặn – sử dụng công nghệ viễn
thám và GIS. Kỷ yếu hội thảo ứng dụng viễn thám trong quản lý môi trường Việt
Nam, tháng 10 năm 1999, trang 80-89.

1




2. Trần Đình Lân, 2000. “Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên trong
quản lý tổng hợp đới bờ biển, nghiên cứu ở vùng bờ biển Hải Phòng”, Tài
nguyên và Môi trường biển, VII, NXB Khoa Học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 267280
3. Trần Đức Thạnh, Đỗ Công Thung và nnk, 2002. Báo cáo Đề án Khu dự
trữ Sinh quyển Cát Bà. Lưu trữ tại Viện TN & MT biển.
4. Tran Van Dien, 2003. Monitoring Coastal Erosion in the Red River
Delta, Vietnam - A Contribution from Remote Sensing Data. Asian Journal of
Geoinformatics, Vol.3, No.3, march 2003, pp 73 - 78.
5. Trần Đình Lân, Luc Hens, 2006: “Lồng ghép các yếu tố môi trường vào
qui hoạch phát triển khu kinh tế Đình Vũ, Hải Phòng”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Biển, 6 (1), tr. 28 - 40.
6. Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 2007. Phân vùng, qui hoạch sử
dụng vùng đất bồi Hải Phòng. Báo cáo tổng kết đề tài, Lưu tại Viện tài nguyên và
Môi trường biển.
7. Nghiên cứu phân vùng sinh thái - kinh tế và qui hoạch môi trường
thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến 2010. Báo cáo tổng
kết đề tài, Lưu tại Sở KHvà CN Hải Phòng.
8. Viện Sinh thái và Môi trường, 2007. Qui hoạch bảo vệ môi trường
thành phố Hải phòng đến 2020. Báo cáo tổng kết đề án, lưu tại Sở TN và MT Hải
Phòng.
9. Dao Manh Duc, 2007. Sediment distribution and transport at the
nearshore zone of the Red River Delta, Northern Vietnam. Journal Asian Earth
Science 29 (2007), pp 558 - 565.
10. Nguyễn Văn Cư, 2010. Nguyên cứu quá trình động lực, dự báo sự vận
chuyển bùn cát, bồi tụ, xói lở vùng ven biển, cửa sông phục vụ phát triển hệ
thống cảng, bến và cụm công nghiệp trên sông Văn Úc. Báo cáo kết quả đề tài
cấp thành phố.
1.6.2. Luận giải sự cần thiết của nghiên cứu

Vùng bãi bồi ven bờ Tiên Lãng nằm trong cung bờ bồi tụ vùng cửa sông
châu thổ sông Hồng từ Đồ Sơn đến Lạch Trường - Thanh Hoá. Vùng đất bồi ven
bờ châu thổ sông Hồng chủ yếu do phù sa bùn cát từ 6 cửa sông chính từ lục địa
đưa ra biển: Văn Úc, Thái Bình, Trà Lý, Ba Lạt, Ninh Cơ và Cửa Đáy, trong đó
đóng vai trò quan trọng nhất là 3 cửa sông là Văn Úc, Ba Lạt và Cửa Đáy. Tốc độ
bòi tụ tại ba khu vực cửa sông này hàng năm mở rộng ra phía biển đạt trên

2


50m/năm. Đây là tiềm năng lớn về tài nguyên đất đai liên tục được mở rộng ra
biển của các địa phương ven biển trong đó có vùng đất bồi ven bờ Tiên Lãng của
Hải Phòng.
Bản chất tự nhiên của tất cả các vùng cửa sông châu thổ trên thế giới là
bồi tụ thắng thế luôn mở rộng các vùng đất mới ra phía biển, mở rộng lãnh thổ
cho các quốc gia có các vùng cửa sông châu thổ. Vì vậy, khai thác các vùng đất
mới bồi của các vùng cửa sông châu thổ trên thế giới là một nhiệm vụ rất quan
trọng trong phát triển kinh tế biển bao gồm: Khai hoang nông nghiệp, nuôi trồng
hải sản, xây dựng các khu kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông… Để khai thác có
hiệu quả các vùng đất mới cần được chú trọng nghiên cứu về các lĩnh vự c như:
Địa hình nổi cao cả phần bồi và ngập nước, phân bố trầm tích và thảm thực vật
ngập mặn, tốc độ bồi tụ - xói lở bờ và phần bờ ngầm. Đặc biệt nghiên cứu đánh
giá về đặc điểm thuỷ thạch - động lực của khu vực và các vùng kế cận.
Điều kiện thuỷ thạch - động lực là khái niệm về sự di chuyển lắng đọng
trầm tích do khối nước vùng cửa sông bởi quá trình sóng, dòng chảy, dao động
mực nước thuỷ triều làm di chuyển và lắng đọng trầm tích. Hậu quả là tạo ra các
khu vực bồi tụ mở rộng và nổi cao, đồng thởi cũng phản ánh được tốc độ và
hướng di chuyển trầm tích gây xói lở bờ và xói mòn sâu bề mặt các khu vực đất
bồi vùng cửa sông. Mỗi một khu vực cửa sông châu thổ quá trình này có xu
hướng di chuyển gây bồi tụ thắng thế và quá trình đó luôn đạt đến cân bằng động

với điều kiện tự nhiên của hình thái địa hình, đường bờ và phân bố trầm tích bề
mặt. Khi thay đổi các hình thái này lập tức dẫn đến thay đổi điều kiện thuỷ thạch
- động lực để đạt được cân bằng động với các điều kiện mới. Đặc biệt nghiên cứu
đánh giá tác động của điều kiện thuỷ thạch động lực đến các vùng đất mới được
đê quai lấn biển đưa vào sử dụng theo mục đích của con người.
Vùng ven bờ Tiên Lãng có chiều dài dọc bờ khoảng 9km được bồi tụ mở
rộng ra phía biển nơi xa nhất gần 11km với độ cao của địa hình từ 0m đến 2,5m
so với 0m hải đồ (0mHĐ). Đây là vùng đất bồi được bồi tụ nổi cao và mở rộng ra
phía biển đang xảy ra nhanh với tốc độ lớn của vùng châu thổ sông Hồng, rất có
giá trị và đóng vai trò lớn với các chức năng về: môi trường, sinh thái, tài nguyên
sinh học và bãi giống, bãi đẻ cho các loài hải sản cho vùng cửa sông châu thổ
sông hồng. Ngoài ra quá trình cân bằng động về thuỷ thạch động lực có tác động
rất lớn đến quá trình bồi tụ và xói lở của các khu vực kế cận ven bờ Đồ SơnBàng La (Hải Phòng) và Diêm Điền (Thái Bình).

3


Vì vậy, để tạo được vùng đê quai lấn biển phục vụ xây dựng Sân bay
Quốc tế vùng tại ven bờ Tiên Lãng - Hải Phòng cần thiết phải tiến hành nghiên
cứu về điều kiện thuỷ thạch - động lực tác động đến đe quai lấn biển ven bờ Tiên
Lãng trong phạm vi chi tiết tại khu vực đất bồi ven bờ Tiên Lãng và các khu vực
phụ cân bị ảnh hưởng từ Đồ Sơn đến Diêm Điền. Về chiều ngang được mở rộng
ra phía biển đến độ sâu 20-25 m hết đới di chuyển và lắng đọng phù sa trầm tích
tại hai cửa sông Văn Úc và Thái Bình. Đồng thời đây cũng là đới bị tác động rất
lớn chủ yếu bởi dòng chảy dọc bờ thay đổi theo hai mùa di chuyển trầm tích bùn
sét và cát di chuyển ra khỏi khu vực ven bờ Tiên Lãng.
Nghiên cứu đặc điểm thủy thạch – động lực vùng ven bờ Tiên Lãng, nơi
tương tác sông biển diễn ra rất mạnh và luôn biến đổi theo mùa sẽ hỗ trợ rất đắc
lực trong việc xác định các tuyến đê quai lấn biển. Đồng thời, cũng giúp đánh giá
tác động của nó lên các tuyến đê quai, bảo đảm sự thành công của dự án tuyến đê

quai lấn biển ven bờ Tiên Lãng.
1.7 Căn cứ thực hiện nghiên cứu
1.7.1. Cơ sở pháp lý
+ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
+ Nghị định số 102/2008/NĐ-CP về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử
dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;
+ Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 của Chính phủ về quản lý
tổng hợp tài nguyên môi trường biển;
+ Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16-9-2009 của Thủ tướng Chính phủ
điều chỉnh quy hoạch (QH) thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2050.
+ Quyết định số 1465/QĐ –UBND ngày 01/9/2010 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hải Phòng về việc giao kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư cho Dự án tuyến
đê quai lấn biển huyện Tiên Lãng
+ Quyết định số 2249/QĐ –UBND ngày 24/12/2010 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt nhiệm vụ, kinh phí lập, thẩm tra các đề
cương cho công tác chuẩn bị lập dự án án tuyến đê quai lấn biển huyện Tiên
Lãng
1.7.2. Cơ sở khoa học
Để có các căn cứ ban đầu cho việc triển khai thực hiện nghiên cứu, Viện Tài
nguyên và Môi trường biển đã phối hợp với công ty cổ phần tư vấn xây dựng
Hoàng Hà xây dựng nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá tác động thủy thạch 4


động lực của hệ thống đê quai lấn biển phục vụ xây dựng Sân bay quốc tế tại khu
vực ven bờ Tiên Lãng - Hải Phòng”.
Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã khẩn trương tiến hành rà soát, đánh
giá lại các nguồn tài liệu hiện có, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng nghiên
cứu gồm:
- Các tài liệu về địa lý tự nhiên.

- Bản đồ địa hình được nhà nước thành lập có tỉ lệ 1/50.000 và 1:25.000
theo hệ quy chiếu VN 2000; Bản đồ hành chính Hải Phòng
- Tài liệu về tài nguyên sinh vật, phi sinh vật (các hệ sinh thái, đa dạng loài và
khu hệ động vật, khu di tích lịch sử...)
- Tài liệu về tai biến môi trường (xói lở bờ biển, bồi lấp luồng lạch), thiên
tai (bão lũ)
- Các tài liệu về đặc điểm khí hậu, thời tiết, hải văn, trầm tích, bão...
- Các bản đồ địa chất vùng nghiên cứu tỉ lệ 1/200.000 và 1:50.000 và các tài
liệu điều tra khảo sát, báo cáo thuyết minh đi kèm do Cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam đã xuất bản.
1.8. Mục tiêu của nghiên cứu
Gồm 2 mục tiêu sau:
Xác định điều kiện thủy thạch - động lực hiện đại khu vực ven bờ Tiên
Lãng phục vụ đê quai lấn biển xây dựng sân bay quốc tế.
Đánh giá tác động của sự thay đổi điều kiện thủy thạch - động lực bởi hệ
thống đê quai lấn biển xây dựng sân bay quốc tế khu vực ven bờ Tiên Lãng và
vùng phụ cận.
1.9. Nội dung của nghiên cứu
Gồm 6 nội dung sau:
1.9.1. Nghiên cứu đặc điểm địa hình bãi bồi và đất ngập nước triều khu vực
Tiên Lãng và vùng phụ cận bảo đảm điều kiện của thủy thạch - động lực phục
vụ đê quai lấn biển
- Đặc điểm địa hình các bãi bồi và sườn bờ ngầm đến độ sâu 20m từ bờ đê
quốc gia về phía biển.
- Các giai đoạn, quá trình bồi tụ nổi cao các bãi bồi và sườn bờ ngầm của
khu vực ven bờ và chú trọng vào các bãi bồi khu vực Tiên Lãng.

5



- Biến động các bậc địa hình cơ bản liên quan đến bồi tụ mở rộng ra biển,
bồi tụ nổi cao bề mặt và xói lở bờ bãi, các hình thái động lực
1.9.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố trầm tích khu vực Tiên Lãng và vùng phụ
cận bảo đảm điều kiện của thủy thạch - động lực phục vụ đê quai lấn biển
- Đặc điểm phân bố trầm tích bề mặt các bãi bồi và sườn bờ ngầm đến độ
sâu 20m từ bờ đê quốc gia về phía biển.
- Sự biến động trầm tích bề mặt tại các bãi bồi và sườn bờ ngầm đến độ
sâu 20m từ bờ đê quốc gia về phía biển.
- Đặc điểm phân bố và biến động các cồn cát vùng cửa sông liên quan đến
bồi tụ các khu vực bãi bồi.
- Đặc điểm cấu trúc trầm tích các bãi bồi tại khu vực ven bờ Tiên Lãng và
xu thế tiến hoá.
1.9.3. Nghiên cứu đặc điểm sóng, dòng chảy, thủy triều và tác động của nước
dâng do bão khu vực Tiên Lãng và vùng phụ cận bảo đảm điều kiện của thủy
thạch - động lực phục vụ đê quai lấn biển
- Đặc điểm về chế độ sóng theo hai mùa của khu vực ven bờ Tiên Lãng và
độ cao của sóng trong những ngày gió mùa đông bắc và bão.
- Đặc điểm về chế độ thuỷ triều, độ cao triều theo hai mùa và mực nước
dâng cao trong bão.
- Đặc điểm về chế độ dòng chảy tổng hợp theo hai mùa bao gồm dòng
chảy của hai sông Văn Úc, Thái Bình và dòng chảy triều, dòng chảy ven bờ Tây
Vịnh Bắc Bộ có ảnh hương đến khu vực.
- Các đe dọa về tai biến đến vỡ đê, xói lở bồi tụ do sóng, thủy triều và
dòng chảy của khu vực ven bờ Tiên Lãng.
1.9.4. Đề xuất phạm vi, không gian đê quai lấn biển phục vụ xây dựng sân bay
quốc tế khu vực Tiên Lang - Hải Phòng
- Xây dựng các căn cứ khoa học cho việc hoạch định phạm vi không gian
hệ thống tuyến đê biển khai thác khu vực đất bồi ven bờ để xây dựng Sân bay
Quốc tế tại Tiên Lãng - Hải Phòng.
- Đề xuất các phương án xây dựng hệ thống đê quai lấn biển về phạm vi

và không gian cùng với phương án san lấp mặt bằng cho khu vực được lấn biển.
- Đề xuất phương án kết cấu xây dựng các tuyến đê biển và độ cao bề mặt
được san lấp bảo đảm an toàn về điều kiện thuỷ thạch - động lực và các tai biến
do sóng bão và sự dâng cao mực nước biên toàn cầu.
6


1.9.5. Tác động đê quai lấn biển phục vụ xây dựng sân bay quốc tế đến tài
nguyên - môi trường vùng ven bờ Tiên Lãng.
- Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường từ hệ thống đê quai lấn biển
đến tài nguyên sinh vật vùng triều khu vực Tiên Lãng và các vùng gần kề bị ảnh
hưởng.
- Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường từ hệ thống đê quai lấn biển
đến biến đổi điều kiện thuỷ thạch động lực ven bờ Tiên Lãng và các vùng gần kề.
- Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường từ hệ thống đê quai lấn biển
đến bồi tụ - xói lở của khu vực ven bờ Tiên Lãng và các vùng gần kề.
1.9.6. Nghiên cứu mô hình dự báo theo các kịch bản về sự thay đổi điều kiện
thủy thạch - động lực di chuyển trầm tích do tác động của hệ thống đê quai
lấn biển xây dựng sân bay quốc tế.
- Xây dựng mô hình dự báo về đặc điểm thuỷ thạch - động lực theo các
kịch bản của hệ thống đê quai lấn biển khi đã được thực hiện.
- Dự báo về bồi tụ xói lở đến hệ thống đê biển được quai đắp lấn biển theo
các kịch bản khi đã được thực hiện.
- Dự báo các tai biến có thể xẩy ra do sóng bão và nước dâng trong bão
theo các kịch bản của hệ thống đê quai lấn biển khi đã được thực hiện và các giải
pháp phòng chống.
1.10. Phạm vi, đối tượng thực hiện nghiên cứu
1.10.1. Phạm vi
Vùng trọng điểm: chiều rộng là khu vực bờ biển Tiên Lãng từ chân đê quốc
gia đến độ sâu 20m nước (đây là đới chịu tác động mạnh nhất của tương tác sông

- biển, sự di chuyển bùn cát, tác động của dòng triều và sóng), chiều dài từ cửa
sông Văn Úc đến cửa sông Thái Bình (phạm vi tác động, di chuyển bùn cát của 2
vùng cửa sông Văn Úc và Thái Bình).
Vùng phụ cận: chiều rộng từ chân đên quốc gia đến độ sâu 20m, chiều dài
từ mũi Đồ Sơn – Hải Phòng đến cửa Văn Úc và từ cửa sông Thái Bình đến cửa
Diêm Điền – Thái Bình. Đây là 2 vùng phụ cận chịu tác động của 2 của sông Văn
Úc và Thái Bình.
1.10.2. Đối tượng thực hiện
- Các hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi triều, san hô, cỏ biển, loài sinh vật...;
- Các quá trình trầm tích, dòng chảy, sóng, gió...;

7


- Các thông số chất lượng môi trường nước, đất;
- Các tai biến môi trường (xói lở, bồi tụ bờ biển, thay đổi luồng lạch), các
dạng thiên tai (lũ lụt, bão...);
- Quá trình đê quai lấn biển;
1.11. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện nghiên cứu là 7 tháng
Thời gian bắt đầu (dự kiến): tháng 1/2011
Thời gian kết thúc (dự kiến): tháng 8/2011
1.12. Sản phẩm của nghiên cứu
- Bản đồ hiện trạng địa hình khu vực ven bờ Tiên Lãng và vùng phụ cận tỷ
lệ 1:25000.
- Bản đồ phân bố trầm tích bề mặt khu vực ven bờ Tiên Lãng và vùng phụ
cận tỷ lệ 1:25000.
- Sơ đồ dòng chảy, sóng, thủy triều khu vực ven bờ Tiên Lãng và vùng
phụ cận tỷ lệ 1: 25000.
- Bản đồ hình thái động lực khu vực ven bờ Tiên Lãng và vùng phụ cận tỷ

lệ 1:25000.
- Sơ đồ hệ thống đê quai lấn biển phục vụ xây dựng sân bay quốc tế tỷ lệ
1: 25000.
- Sơ đồ dự báo thay đổi điều kiện thủy thạch – động lực khu vực ven bờ
Tiên Lãng và vùng phụ cận khi đê quai lấn biển xây dựng sân bay quốc tế theo
các kịch bản.
- Báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng kết.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận

Tiếp cận hệ thống: Đối tượng thực hiện sẽ được coi là một chỉnh thể tự
nhiên, ở đây chính là một hệ thống sinh thái nhân văn. Hệ thống này sẽ được
phân tích thành các hệ thống cấp nhỏ hơn để xác lập các tập thông tin và thu thập
dữ liệu. Đồng thời phân tích hệ thống cũng sẽ được áp dụng để phân rã các tập cơ
sở dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu để xác lập các khối dữ liệu, các lớp dữ
liệu và các thực thể dữ liệu trong quá xây dựng các chuyên đề nghiên cứu.

8



Tiếp cận tổng hợp: Là nền tảng hiện đại để quản lí thống nhất các hợp
phần tự nhiên và các hoạt động khai thác, sử dụng của con người để đảm bảo
phát triển bền vững.


Tiếp cận ứng dụng công nghệ hiện đại

Công nghệ hiện đại đang phát triển nhanh và mạnh, đặc biệt là công nghệ
thông tin và các ứng dụng của nó trong phát triển của các chuyên ngành. Đặc biệt

ở đây là công nghệ GIS và viễn thám, mô hình số trị.
 Thừa kế các tài liệu đã có: Các kết quả nghiên cứu của các dự án, đề tài
đã được tiến hành trong khu vực. Cách tiếp cận này cho phép tận dụng nhiều số
liệu tốt đã có, giảm chi phí điều tra khảo sát bổ sung và giúp cho so sánh tài liệu
lịch sử để đánh giá biến động.
 Điều tra, khảo sát bổ sung: Việc tiến hành điều tra, khảo sát bổ sung số
liệu nhằm bổ sung các dữ liệu còn thiếu, hiệu chỉnh và kiểm tra độ chính xác của
dữ liệu.
2.2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp thu thập thông tin:
Lập phiếu thu thập thông tin. Liên hệ gửi phiếu thông tin đến các Sở Khoa
học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở
Giao thông Vận tải; Sở Xây dựng; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải
Phòng; UBND huyện Tiên Lãng; UBND huyện Kiến Thụy, UBND huyện Thái
Thụy, các viện nghiên cứu để thu thập dữ liệu phục vụ nội dung nghiên cứu
1.9.1, 1.9.2, 1.9.3.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh loại trừ sai số tài liệu
Các tài liệu sau khi thu thập sẽ được các chuyên gia đánh giá phân tích,
tổng hợp nhằm loại bỏ thông tin không cần thiết, bổ sung thông tin còn thiếu,
hiệu chỉnh các thông tin trùng với diễn biến hiện trạng.
- Phương pháp khảo sát thực địa
+ Phương pháp khảo sát tổng quan để xác định các trạm vị khảo sát về
trần tích, dòng chảy, các hệ sinh thái, môi trường nước, đất...
+ Các phương pháp điều tra khảo sát biển theo quy phạm của Uỷ ban
Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành năm 1982 về thu mẫu nước, trầm tích
dòng chảy, sóng...
+ Các phương pháp đo vẽ mặt cắt địa hình bằng dây và định vị GPS
+ Phương pháp đặt bẫy trầm tích
9



+ Phương pháp khoan trầm tích tầng mặt
+ Phương pháp đo nhanh các thông số môi trường trong nước
- Phương pháp phân tích mẫu vật
+ Thành phần cơ học trầm tích được xác định bằng máy ANALYSTE A20
+ Thành phần khoáng vật nặng chỉ thị cho quá trình bồi tụ và xói lở trên
vùng đất bồi của các bãi triều ven bờ.
+ Tinh toán thể tích địa hình
+ Phân tích tuổi trầm tích bằng phóng xạ
+ Thông số chỉ thị cho cấu trúc trầm tích
+ Thông số về tốc độ lắng đọng và nổi cao của các bãi bồi
+ Phương pháp xử lý ảnh vệ tinh:
Để thu thập số liệu và hoàn thiện các bản đồ về hiện trạng phân bố các hệ
sinh thái (rừng ngập mặn, bãi triều, rạn đá, bãi cát, đầm nuôi..), đường bờ biển....
Mỗi một đối tượng có một phổ phản xạ khác nhau trên ảnh vệ tinh, sử dụng các
kỹ thuật phân tích như tăng cường chất lượng ảnh, lọc ảnh loại bỏ nhiễu do khí
quyển, thiết bị bay chụp, tính toán giữa các kênh phổ nhằm làm rõ nét đối tượng.
Xây dựng các khóa giải đoán, phân loại đối tượng bằng cả 2 phương pháp tự
động và bằng mắt, đánh giá độ chính xác...
- Phương pháp chuyển đổi hệ tọa độ giữa các bản đồ:
Do có sự sai khác về vị trí của một đối tượng giữa các hệ tọa độ vì sử
dụng các mặt cầu mô phỏng bề mặt địa hình mặt đất khác nhau. Vì vậy, phải
chuyển đổi về hệ tọa độ VN 2000 (Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi
trường) bằng cách sử dụng các phép chuyển đổi giữa các hệ toạ độ khác nhau.
- Phương pháp xây dựng bản đồ số GIS:
Các lớp dữ liệu được số hóa, đưa về cùng 1 tỷ lệ 1/25 000, xây dựng quan
hệ hình học topo, tính toán diện tích, chu vi, xây dựng bảng thuộc tính, xây dựng
chú giải. lưới tọa độ, biên tập bản đồ số. Phân tích, đánh giá biến động của hệ
thống đường bờ biển, các hệ sinh thái qua các giai đoạn khác nhau.
- Phương pháp mô hình số trị:

- Phương pháp mô hình số trị để mô phỏng các quá trình diễn biến trầm
tích, dòng chảy, sóng, dự báo thay đổi thủy thạch - động lực theo các kịch bản,
bao gồm xử lý số liệu đầu vào, chạy mô hình, kiểm chuẩn mô hình, phân tích và
xử lý kết quả mô hình. Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm

10


DEL3D để xây dựng mô hình thủy động lực và dự báo biến đổi thủy thạch động
lực theo các kịch bản.
- Phương pháp chuyên gia, tư vấn và hội thảo (theo chuyên đề và tổng hợp):
Các cuộc hội thảo được tổ chức để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia
nhằm bổ sung và hoàn thiện các sản phẩm của nghiên cứu.
III. CÁC CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN
3.1. Lập đề cương nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của nghiên cứu, đặc điểm tài nguyên thiên
nhiên và môi trường, điều kiện kinh tế xã hội, mức độ điều tra trên địa bàn ven
bờ huyện Tiên Lãng và vùng phụ cận để xây dựng đề cương nghiên cứu, gồm các
nội dung:
1. Tiến hành thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp một cách khái quát các
tài liệu về thủy văn, trầm tích, tài nguyên, môi trường vùng ven bờ huyện Tiên
Lãng và vùng phụ cận;
Các loại tài liệu được thu thập tại các cơ quan chuyên ngành của Trung
ương và địa phương. Phương pháp thu thập tài liệu bằng các hình thức sao chép,
photocopy, biên vẽ các loại bản vẽ, bản đồ.
2. Đánh giá sơ lược về các nguồn tài liệu về thủy văn, trầm tích, tài
nguyên, môi trường vùng ven bờ huyện Tiên Lãng và vùng phụ cận làm cơ sở
cho việc thiết kế các dạng công tác điều tra thu thập tài liệu và khảo sát bổ sung
dữ liệu.
3. Tiến hành xây dựng các phương pháp, nội dung nghiên cứu. Tính toán

kinh phí đầu tư và dự kiến trình tự thi công các dạng công tác của nghiên cứu.
4. Xây dựng kế hoạch thực hiện nghiên cứu.
4. Trình nghiệm thu và xét duyệt nghiên cứu ở các cấp có thẩm quyền.
5. Hồ sơ trình duyệt của nghiên cứu gồm:
- Thuyết minh nghiên cứu
- Dự toán kinh phí thực hiện nghiên cứu
3.2. Thi công nghiên cứu
3.2.1. Thu thập và xử lý số liệu hiện có
 Các số liệu về vật lý hải văn biển
- Các số liệu về gió bão, tần suất bão và cấp bão.

11


- Các số liệu quan trắc sóng.
- Các số liệu quan trắc về mực nước và chế độ thuỷ triều.
- Các số liệu khảo sát về dòng chảy tổng hợp của hai cửa sông Văn Úc,
Thái Bình và vùng cửa sông về phía biển.
 Các số liệu về địa hình
- Các ảnh vệ tinh và bản đồ địa hình của khu vực theo các mốc thời gian
khác nhau phục vụ cho nghiên cứu biến động địa hình.
- Các bậc địa hình cơ bản của các bãi triều có rừng ngập mặn (RNM) và
không có RNM trên vùng nghiên cứu.
- Các bậc địa hình cơ bản của sườn bờ ngầm từ bãi triều thấp đến độ sâu
20m, bao gồm các cồn cát ngầm, lòng sông và đới bờ ngầm châu thổ trước các
cửa sông trên vùng nghiên cứu.
 Các số liệu về trầm tích
- Các số liệu về phân bố trầm tích bề mặt theo các khoảng thời gian khác
nhau, nhất là các số liệu về sự biến động trầm tích trước và sau đắp đập Hoà
Bình.

- Nguồn phù sa bùn sét từ hai cửa sông Văn Úc và Thái Bình cung cấp cho
khu vực bãi bồi cửa sông ven bờ Tiên Lãng theo hai mùa.
- Các cồn cát nổi cao, các cồn cát ngầm trước cửa sông và sự di chuyển,
biến đổi diện tích và mức độ nổi cao liên quan đến bồi tụ đất bồi vùng triều ven
bờ Tiên Lãng và các khu vực kế cận.
 Bồi tụ và xói lở bờ và các bãi bồi
- Các tư liệu và số liệu về quá trình bồi tụ và xói lở bờ và các bãi bồi, nhất
là các bãi bồi có RNM ven bờ Tiên Lãng.
- Tốc độ bồi tụ và xói lở bờ và các bãi bồi theo các mốc thời gian lịch sử
để làm sáng tỏ xu thế bồi tụ thắng thế của khu vực ven bờ Tiên Lãng là một phần
của vùng cửa sông châu thổ sông Hồng.
- Biến động diện tích và chiều dài đường bờ, các bãi bồi, luồng lạch và các
cồn cát nổi cao, các cồn cát ngầm trước vùng cửa sông Văn Úc, Thái Bình.
 Tài nguyên sinh học vùng triều
- Các bãi hải sản trên các vùng đất bồi của khu vực ven bờ Tiên Lãng và
các vùng kế cận, nhất là trên các bãi bồi cát và bùn sét.

12


- Các bãi giống , bãi đẻ và nơi ương nuôi nguồn giống cung cấp cho vùng
biển ven bờ của khu vực ven bờ Tiên Lãng và các vùng kế cận.
- Nguồn lợi hải sản đang được sản xuất và nuôi trên các đầm nước lợ của
ku vực đất bồi ven bờ Tiên Lãng.
3.2.2. Khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa được tiến hành theo 2 dạng: khảo sát trạm mặt rộng và
trạm liên tục. Khảo sát mặt rộng để thu thập mẫu trầm tích, đo đạc địa hình, phân
bố và diện tích các bãi bồi, sinh vật đáy, sóng, dòng chảy, thủy triều, phù sa trong
nước, bồi tụ - xói lở các bãi bồi, đường bờ biển. Trên cơ sở tỷ lệ bản đồ, bản chất
phân bố trầm tích, dòng chảy, sóng và thủy triều của vùng Tiên Lãng, tổng số

trạm khảo sát mặt rộng là 100 điểm theo 11 mặt cắt (5 mặt cắt cho vùng trọng
điểm với chiều rộng khoảng 1,8km/mặt cắt và chiều dài khoảng 18km/mặt cắt, 6
mặt cắt cho 2 vùng phụ cận với chiều rộng khoảng 3km/mặt cắt và chiều dài
khoảng 18km/mặt cắt). Khảo sát trạm liên tục được thực hiện tại 5 điểm, 2 điểm
trên sông Văn Úc và Thái Bình và 3 điểm vùng ven bờ Tiên Lãng để xác định lưu
lượng nước, bùn cát từ sông và vùng phụ cận đổ vào vùng ven bờ Tiên Lãng
(hình 1). Vì thời gian thực hiện nhiệm vụ trong 7 tháng nên khảo sát mặt rộng chỉ
được thực hiện vào mùa khô, số liệu mùa mưa sẽ được thu thập từ các đề tài dự
án đã thực hiện trong vùng. Riêng khảo sát trạm liên tục phải được thực hiện
trong 2 mùa phục vụ mô hình dự báo.
 Khảo sát tổng quan
Khảo sát tổng quan được thực hiện tại 5 điểm dọc bờ biển từ Bằng La đến
cửa Diên Điền để xác định nơi thu thập tài liệu, mặt cắt khảo sát, liên hệ phương
tiện khảo sát.
 Khảo sát địa hình
- Khảo sát địa hình các bãi bồi vùng triều ven bờ từ bán đảo Đồ sơn đến
Diêm Điền và chú trọng đến khu vực các bãi bồi Tiên Lãng theo hệ thống trạm vị
đạt tỷ lệ 1/25.000.
- Khảo sát địa hình phần sườn bờ ngầm, các luồng lạch trước cửa sông đến
độ sâu 20m từ bán đảo Đồ Sơn đến Diêm Điền và chú trọng đến khu vực trước
cửa sông ven bờ Tiên Lãng theo hệ thống trạm vị đạt tỷ lệ 1/25.000.
- Khảo sát địa hình các cồn cát nổi cao và các cồn cát ngầm trước cửa
sông từ bán đảo Đồ Sơn đến Diêm Điền và chú trọng đến khu vực trước cửa sông
ven bờ Tiên Lãng theo hệ thống trạm vị đạt tỷ lệ 1/25.000.
 Khảo sát trầm tích vùng cửa sông
13


- Khảo sát phân bố trầm tích bề mặt các bãi bồi vùng triều và nổi cao từ
bán đảo Đồ sơn đến Diêm Điền và chú trọng đến khu vực trước cửa sông ven bờ

Tiên Lãng theo hệ thống trạm vị đạt tỷ lệ 1/25.000.
- Khảo sát phân bố trầm tích bề mặt các cồn cát ngầm, các luồng lạch và
sườn bờ ngầm đến độ sâu 20m từ bán đảo Đồ sơn đến Diêm Điền và chú trọng
đến khu vực trước cửa sông ven bờ Tiên Lãng theo hệ thống trạm vị đạt tỷ lệ
1/25.000.
- Khảo sát câu trúc trầm tích các bãi bồi vùng triều từ bán đảo Đồ Sơn đến
Diêm Điền và chú trọng đến khu vực trước cửa sông ven bờ Tiên Lãng.
 Khảo sát hải văn
- Khảo sát bổ sung hai trạm thuỷ văn tại hai cửa sông Thái Bình và Văn
Úc về dòng chảy, lưu lượng nước, mực nước và lường phù sa lơ lửng trong 5
ngày liên tục theo các ốp quan trắc 4giờ/01 ốp.
- Khảo sát bổ sung ba trạm thuỷ văn tại vùng cửa sông ven bờ về phía biển
trước các cồn cát ngầm của hai cửa sông Thái Bình và Văn Úc về dòng chảy, lưu
lượng nước, mực nước và lường phù sa lơ lửng trong 5 ngày liên tục theo các ốp
quan trắc 4giờ/01 ốp.
- Quan trắc sóng, gió, thuỷ triều, mực nước trong thời gian khảo sát thuỷ
văn tại 05 trạm quan trắc hải văn trong sông và phía biển trong 5 ngày liên tục
theo các ốp quan trắc 4giờ/01 ốp.
 Khảo sát bồi tụ - xói lở
- Khảo sát các đoạn bờ bồi tụ - xói lở về diện tích và chiều dài đường bờ
bị xói lở và bồi tụ từ bán đảo Đồ sơn đến Diêm Điền và chú trọng đến khu vực
trước cửa sông ven bờ Tiên Lãng.
- Khảo sát bồi tụ - xói lở về diện tích và chiều dài các bãi bồi vùng triều bị
xói lở và bồi tụ từ bán đảo Đồ Sơn đến Diêm Điền và chú trọng đến khu vực
trước cửa sông ven bờ Tiên Lãng.
- Khảo sát bồi tụ - xói lở về diện tích và chiều dài các cồn cát nổi cao và
các cồn cát ngầm bị xói lở và bồi tụ từ bán đảo Đồ sơn đến Diêm Điền và chú
trọng đến khu vực trước cửa sông ven bờ Tiên Lãng.
- Khảo sát đánh giá xu thế bồi tụ - xói lở về diện tích và chiều dài đường
bờ, các bãi bồi, các cồn cát ngầm và nổi cao liên quan đến di chuyển trầm tích cát

và phù sa lơ lửng từ hai cửa sông và di chuyển trầm tích dọc bờ.
 Khảo sát sinh vật vùng triều

14


- Khảo sát thu mẫu động vật đáy theo các mặt cắt tại các trạm

Hình 1. Sơ đồ mặt cắt và trạm vị khảo sát
3.2.3. Phân tích mẫu
 Phân tích trầm tích
- Phân tích thành phần cơ học trầm tích của tất cả các mẫu khảo sát tại các
khu vực bãi bồi, cồn cát, lòng sông và phần sườn bờ ngầm.
Số lượng: 100 trạm x 1 mùa = 100 mẫu
- Phân tích thành phần khoáng vật nặng chỉ thị cho quá trình bồi tụ và xói
lở trên vùng đất bồi của các bãi triều ven bờ.
Số lượng: 100 trạm x 1 mùa = 100 mẫu
- Phân tích các mẫu trầm tích chỉ thị cho cấu trúc trầm tích các bãi bồi
vùng triều ven bờ Tiên Lãng.
Số lượng: 100 trạm x 1 mùa = 100 mẫu
 Phân tích các mẫu nước chứa phù sa trầm tích lơ lửng

15


- Phân tích hàm lượng DO hoà tan trong nước, Độ pH và độ mặn của nước
là các thông số thuỷ hoá lý cho điều kiện kết bông lắng đọng phù sa trầm lắng
đọng tại các bãi bồi ven bờ.
Số lượng: 100 trạm x 1 mùa = 100 mẫu
- Phân tích hàm lượng phù sa trầm tích lơ lửng tại các ốp quan trắc hải văn

của 05 trạm liên tục tại hai cửa sông và ba trạm phía ngoài cửa sông.
Số lượng: 5 trạm x 4h/mẫu x 3ngày x 2 tầng = 180 mẫu
- Phân tích thành phần cơ học của phù sa trầm tích lơ lửng tại hai trạm cửa
sông và ba trạm phía ngoài cửa sông để xác định điều kiện kết bông của các
khoáng vật sét gây bồi tụ nổi cao các bãi bồi.
Số lượng: 5 trạm x 4h/mẫu x 3ngày x 2 tầng = 180 mẫu
 Phân tích mẫu sinh vật vùng triều
- Mẫu động vật đáy
Số lượng: 100 trạm x 1 mùa = 100 mẫu
3.2.4. Xử lý và tính toán số liệu
 Xử lý số liệu địa hình
- Xử lý số liệu địa hình các bãi bồi liên quan đến mực nước và hiệu chỉnh
độ cao thuỷ triều về 0 mét Hải đồ (0mHĐ).
- Xử lý số liệu địa hình các các lòng sông và sườn bờ ngầm liên quan đến
mực nước và chỉnh độ cao thuỷ triều về 0 mét Hải đồ.
- Xử lý số liệu địa hình trên các ảnh vệ tinh xác định phạm vi giới hạn các
bãi bồi, luồng lạch, các cồn cát và sườn bờ ngầm dựa trên kết quả đo đạc kiểm
chứng ngoài hiện trường.
- Xử lý sai số, ảnh vệ tinh lên số liệu trên các bản đồ và thành lập bản đồ
địa hình của khu vực khảo sát tỷ lệ 1/25.000.
 Xử lý số liệu trầm tích
- Xử lý và tính toán số liệu phân tích thành phần cơ học trầm tích, cấu trúc
trầm tích tại tất cả các mẫu khảo sát tại vùng nghiên cứu.
- Xử lý và tính toán các số liệu phân tích thành phần khoáng vật nặng
thành lập tổ hợp khoáng vật chỉ thị cho quá trình bồi tụ-xói lở bãi bồi và đường
bờ.

16



- Xử lý các số liêu đo đạc tính toán cấu trúc trầm tích các bãi bồi ven bờ
thành lấp mô hình khối về cấu trúc trầm tích bãi bồi.
- Xử lý số liệu thành phần cơ học trầm tích trên các ảnh vệ tinh xác định
phạm vi giới hạn bù sét, bùn bột, cát trên các bãi bồi, luồng lạch, các cồn cát và
sườn bờ ngầm dựa trên kết quả phân tích mẫu đựơc khảo sát, kiểm chứng ngoài
hiện trường.
- Xử lý sai số, lên số liệu trên các bản đồ, ảnh vệ tinh và thành lập bản đồ
phân bố trầm tích bề mặt của khu vực khảo sát tỷ lệ 1/25.000.
 Xử lý số liệu hải văn
- Xử lý số liệu mực nước và biên độ thuỷ triều tại 04 trạm quan trắc liên
tục 05 ngày tại khu vực nghiên cứu và xây dựng dao động mực nước và Elipe
triều.
- Xử lý số liệu sóng và xây dựng hoa sóng xác định hướng sóng thống trị
tại hai trạm quan trắc liên tục tại phía biển.
- Xử lý số liệu dòng chảy tổng hợp tại 04 trạm quan trắc liên tục 05 ngày
tại khu vực nghiên cứu và xây dựng hoa dòng chảy xác định hướng sóng thống
trị tại 04 trạm quan trắc liên tục tại khu vực nghiên cứu.
- Xử lý số liệu tổng hợp gồm khảo sát bổ xung, thu thập số liệu và mô
hình tính để xây dựng bản đồ dòng chảy tổng hợp của khu vực nghiên cứu.
 Xử lý số liệu về bồi tụ xói lở
- Xử lý số liệu về bồi tụ bờ biển và các bãi bồi vùng nghiên cứu xác định
mức độ bôi tụ và xu hướng bồi tụ.
- Xử lý số liệu về xói lở bờ biển và các bãi bồi vùng nghiên cứu xác định
mức độ xói lở và xu hướng xói lở.
- Xử lý số liệu trên các ảnh vệ tinh với các mốc thời gian khác nhau xác
định phạm vi giới hạn bồi tụ - xói lở các bãi bồi, luồng lạch, cồn cát và sườn bờ
ngầm dựa trên kết quả phân tích mẫu đựơc khảo sát, kiểm chứng ngoài hiện
trường.
 Xử lý ảnh vệ tinh và bản đồ địa hình
- Xử lý tổng hợp các số liệu bồi tụ xói lở của các tài liệu khảo sát, ảnh vệ

tinh xác định tốc độ, xu hướng bồi tụ - xói lở các bãi bồi và đường bờ của khu
vực nghiên cứu.

17


- Xử lý tổng hợp các số liệu bồi tụ xói lở của các tài liệu khảo sát, ảnh vệ
tinh theo các mốc thời gian lịch sử để thành lập bản đồ biến động về bồi tụ - xói
lở các bãi bồi và đường bờ của khu vực nghiên cứu.
 Xử lý tổng hợp số liệu thuỷ thạch - động lực
- Xử lý tổng hợp các số liệu về thành phần cơ học trầm tích và phân bố
trầm tích để xác định xu thế di chuyển, lắng đọng trầm tích trên các bãi bồi, các
cồn cát nổi cao và ngậm nước tại sườn bờ ngầm của khu vực nghiên cứu.
- Xử lý tổng hợp các số liệu về thành phần khoáng vật nặng, khoáng vật
nhẹ và các tổ hợp khoáng vật chỉ thị cho di chuyển trầm tích gây bồi tụ - xói lở
trầm tích các bãi bồi, các cồn cát nổi cao và ngậm nước tại sườn bờ ngầm của
khu vực nghiên cứu.
- Xử lý tổng hợp các số liệu về biến động bồi tụ xác định xu thế và hướng
di chuyển trầm tích các bãi bồi, các cồn cát nổi cao và ngậm nước tại sườn bờ
ngầm của khu vực nghiên cứu.
- Xử lý số liệu tổng hợp trên các ảnh vệ tinh với các mốc thời gian khác
nhau xác định nguồn phù sa di chuển trầm tích lơ lửng ra vùng cửa sông gây bồi
tụ các bãi bồi, luồng lạch, cồn cát và sườn bờ ngầm dựa trên kết quả phân tích
mẫu đựơc khảo sát, kiểm chứng ngoài hiện trường.
- Xử lý tổng hợp các số liệu về hải văn: sóng, dòng chảy, thuỷ triều để xác
định động lực sóng, dòng chảy tổng hợp có liên quan đến di chuyển trầm tích tại
các bãi bồi, luồng lạch, cồn cát và sườn bờ ngầm.
- Xử lý tổng hợp các số liệu thành phần cơ học trầm tích, phân bố trầm
tích,tổ hợp các khoáng vật trong trầm tích, biến động địa hình về bồi tụ - xói lở,
ảnh vệ tinh và các điểu kiện hải văn: sóng, dòng chảy, thuỷ triều để thành lập bản

đồ thuỷ thạch động lực khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1/25.000.
 Xử lý số liệu tổng hợp hoạch định hệ thống đê quai lấn biển
- Xử lý số liệu tổng hợp địa hình toàn bộ các bãi bồi vùng triều và sườn bờ
ngầm khu vực nghiên cứu để lựa chọ phạm vi có địa hình phù hợp.
- Xử lý số liệu tổng hợp thành phần, phân bố trầm tích và cấu trúc trầm
tích để bảo đảm khi xây dựng công trình đê biển
- Xử lý số liệu tổng hợp bồi tụ - xói lở và xu hướng tốc độ bồi tụ xói lở
của khu vực ven bờ Tiên lãng để xác đinh hệ thống đê quai lấn biển phù hợp với
xu thế bồi tụ của khu vực.

18


- Xử lý số liệu tổng hợp các số liệu về sóng, dòng chảy tổng hợp và thuỷ
triều. Đặc biệt là sóng bão và nước dâng do bão để lựa chọn vị trí đê quain lấn
biển thích hợp.
- Xử lý số liệu tổng hợp về thuỷ thạch - động lực di chuyển trầm tích để
lựa chọn giới hạn vị trí hệ thống đê quai lấn biền phù hợp với quy luật tự nhiên
của thuỷ thạch động lực.
- Hoạch định không gian và vị trí các tuyến đê biển theo các kịch bản để
khai hoang lấn biển khu vực Tiên Lãng phục vụ xây dựng sân bay quốc tế đạt tỷ
lệ 1/25.000.
 Xử lý số liệu để dự báo thay đổi mô hình thuỷ thạch - động lực
- Xử lý số liệu đầu vào về trầm tích, di chuyển trầm tích, thay đổi bồi tụ,
xói lở, dòng phù sa, dòng chảy, triều, sóng và nước dâng trong bão theo các kịch
bản được đê quai lấn biển tại vùng đất bồi Tiên Lãng.
- Xây dựng mô hình dự báo tổng hợp về thuỷ thạch - động lực theo các
kịch bản đê quai lấn biển tại vùng đất bồi Tiên Lãng.
- Xử lý số liệu xây dựng bản đồ dự báo về thuỷ thạch - động lực của khu
vực Tiên Lãng và các vùng kế cận theo các kịch bản được đê quai lấn biển tại

vùng đất bồi Tiên Lãng.
- Xử lý số liệu dự báo bồi tụ - xói lở bờ, bãi bồi các khu vực gần kề từ bán
đảo Đồ Sơn đến Diêm Điền - Thái Bình.
3.2.5. Xây dựng báo cáo chuyên đề
- Đặc điểm hình thái - địa hình hiện đại khu vực đất bồi ven bờ Tiên Lãng
và vùng gần kề Đồ Sơn - Diêm Điền.
- Đặc điểm biến động hình thái - địa hình khu vực đất bồi ven bờ Tiên
Lãng và vùng gần kề Đồ Sơn - Diêm Điền.
- Đặc điểm trầm tích, cấu trúc trầm tích bãi bồi và phân bố trầm tích bề
mặt hiện đại khu vực đất bồi ven bờ Tiên Lãng và vùng gần kề Đồ Sơn - Diêm
Điền.
- Đặc điểm địa hình - trầm tích và sự biến động quá trình bồi tụ nổi cao
của các cồn cát trước cửa sông Văn Úc và Thái Bình.
- Đặc điểm các khoáng vật nặng và khoáng vật nhẹ chỉ thị cho quá trình
động lực gây bồi tụ và xói lở chỉ thị cho di chuyển và lắng đọng trầm tích hiện
đại.

19


- Đặc điểm thuỷ văn hai cửa sông Văn Úc, Thái Bình về lưu lượng nước,
tổng lượng phù sa bùn sét cung cấp trầm tích cho vùng đất bồi Tiên Lãng.
- Các quá trình hải văn vùng cửa sông ven bờ bao gồm: Sóng, triều và
dòng chảy tổng hợp theo hai mùa tại khu vực đất bồi ven bờ Tiên Lãng và vùng
gần kề Đồ Sơn - Diêm Điền.
- Đặc điểm về bồi tụ - xói lở bờ và bãi bồi hiện đại và biến động bồi tụ xói lở theo các mốc thờ gian lịch sử tại khu vực đất bồi ven bờ Tiên Lãng và
vùng gần kề Đồ Sơn - Diêm Điền.
- Quá trình thuỷ thạch - động lực di chuyển trầm tích theo hai mùa tại khu
vực đất bồi ven bờ Tiên Lãng và vùng gần kề Đồ Sơn - Diêm Điền.
- Nghiên cứu đề xuất hệ thống đê quai lấn biển với các kịch bản khả thi

cao có cơ sở khoa học tại khu vực đất bồi ven bờ Tiên Lãng HP.
- Dự báo về sự thay đổi đặc điểm thuỷ thạch - động lực và bồi tụ - xói lở
của đường bờ và bãi bồi tại khu vực Tiên Lãng và các vùng kế cận theo các kịch
bản được đê quai lấn biển tại vùng đất bồi Tiên Lãng HP.
- Đánh giá tác động môi trường từ hệ thống đê quai lấn biển đến tài nguyên
sinh vật vùng triều khu vực Tiên Lãng và các vùng gần kề bị ảnh hưởng.
- Dự báo các tai biến có thể xẩy ra do sóng bão và nước dâng trong bão
theo các kịch bản của hệ thống đê quai lấn biển khi đã được thực hiện và các giải
pháp phòng chống.
Tất cả các chuyên đề trên thuộc loại chuyên đề nghiên cứu khoa học tự
nhiên loại 2.
3.2.6. Lập báo cáo tổng kết
Lập báo cáo tổng kết nghiên cứu, nội dung chủ yếu của báo cáo ngoài
mở đầu và kết luận gồm các chương mục sau:
 Nguồn tài liệu và phương pháp thực hiện
 Đặc điểm thủy văn khu vực
 Đặc điểm trầm tích khu vực
 Đặc điểm sinh vật vùng triều
 Các kịch bản đê quai lấn biển
 Tác động của thủy thạch - động lực đến đê quai lấn biển và sinh vật vùng
triều khu vực theo các kịch bản.
+ Các phụ lục và bản vẽ kèm theo báo cáo
20


3.2.7. Tổng hợp khối lượng của nghiên cứu
Bảng 1. Tổng hợp nội dung và khối lượng công việc của nghiên cứu
Số TT

CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC


ĐVT

KL

A

LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

1

Khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ xây dựng đề
cương nghiên cứu

tháng/tổ

0,2/1

2

Tổng hợp, đánh giá tài liệu xây dựng đề cương
nghiên cứu

nt

0,3/1

3

Viết thuyết minh đề cương nghiên cứu


nt

0,5/1

4

Góp ý, sửa chữa và hoàn thiện thuyết minh đề
cương nghiên cứu

nt

nt

5

Phê duyệt đề cương nghiên cứu

nt

0,1/1

B

THI CÔNG ĐỀ ÁN

I

Thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu


1

Thiết kế các mẫu thu thập thông tin tư liệu

mẫu

6

2

Tài liệu về vật lý hải văn biển

báo cáo

2

3

Tài liệu về địa hình

nt

2

4

Tài liệu về trầm tích (hiện trạng và biến động)

nt


nt

5

Tài liệu về các bãi bồi nổi cao

nt

nt

6

Tài liệu về bồi tụ - xói lở

nt

nt

7

Tài liệu về môi trường trầm tích bề mặt

nt

1

8

Tài liệu về sinh học vùng triều (ĐVĐ, bãi hải
sản và nguồn giống)


nt

3

9

Phân tích, chuẩn hóa và tổng hợp tài liệu thu
thập được

tháng/tổ

1/1

II

Điều tra, khảo sát bổ sung, phân tích và xử lý
số liệu

chuyến

1

II.1

Khảo sát thực địa

1

Khảo sát tổng quan


21


2

Khảo sát địa hình

nt

1

3

Khảo sát trầm tích

nt

1

4

Khảo sát hải văn

nt

1

5


Khảo sát sinh vật và bồi tụ - xói lở

nt

1

1

Phân tích thành phần cơ học trầm tích của tất cả
các mẫu khảo sát tại các khu vực bãi bồi, cồn
cát, lòng sông và phần sườn bờ ngầm

mẫu

100

2

Phân tích thành phần khoán vật nặng chỉ thị cho
quá trình bồi tụ và xói lở trên vùng đất bồi của
các bãi triều ven bờ

nt

nt

3

Phân tích các mẫu trầm tích chỉ thị cho cấu trúc
trầm tích các bãi bồi vùng triều ven bờ Tiên

Lãng

nt

nt

4

Phân tích hàm lượng DO hoà tan trong nước,
Độ pH và độ mặn của nước là các thông số thuỷ
hoá lý cho điều kiện kết bông lắng đọng phù sa
trầm lắng tại các bãi bồi ven bờ.

nt

nt

5

Phân tích hàm lượng phù sa trầm tích lơ lửng tại
các ốp quan trắc hải văn của 05 trạm liên tục tại
hai cửa sông và hai trạm phía ngoài cửa sông.

nt

180

6

- Phân tích thành phần cơ học của phù sa trầm

tích lơ lửng tại hai trạm cửa sông mỗi trạm
5mẫu để xác định điều kiện kết bông của các
khoãng vật sét gây bồi tụ nổi cao các bãi bồi.

nt

nt

7

Mẫu động vật đáy

nt

100

II.2

II.3

Phân tích mẫu vật

Xử lý và tính toán số liệu

1

Xử lý số liệu địa hình

tháng/tổ


1/1

2

Xử lý số liệu trầm tích

nt

nt

3

Xử lý số liệu hải văn

nt

nt

4

Xử lý số liệu về bồi tụ xói lở

nt

nt

5

Xử lý ảnh vệ tinh và bản đồ địa hình


nt

2/1

22


6

Xử lý tổng hợp số liệu thuỷ thạch - động lực

nt

nt

7

Xử lý số liệu tổng hợp hoạch định hệ thống đê
quai lấn biển

nt

nt

8

Xử lý số liệu để dự báo thay đổi mô hình thuỷ
thạch - động lực

nt


nt

1

Chuyên đề đặc điểm hình thái - địa hình hiện
đại khu vực đất bồi ven bờ Tiên Lãng và vùng
gần kề Đồ Sơn - Diêm Điền.

chuyên đề

1

2

- Chuyên đề đặc điểm biến động hình thái - địa
hình khu vực đất bồi ven bờ Tiên Lãng và vùng
gần kề Đồ Sơn - Diêm Điền.

nt

nt

3

- Chuyên đề đặc điểm trầm tích, cấu trúc trầm
tích bãi bồi và phân bố trầm tích bề mặt hiện đại
khu vực đất bồi ven bờ Tiên Lãng và vùng gần
kề Đồ Sơn - Diêm Điền.


nt

nt

4

- Chuyên đề đặc điểm địa hình - trầm tích và sự
biến động quá trình bồi tụ nổi cao của các cồm
cát trước cửa sông Văn Úc và Thái Bình.

nt

nt

5

- Chuyên đề đặc điểm các khoáng vật nặng và
khoáng vật nhẹ chỉ thị cho quá trình động lực
gây bồi tụ và xói lở chỉ thị cho di chuyển và
lắng đọng trầm tích hiện đại.

nt

nt

6

- Chuyên đề đặc điểm thuỷ văn hai cửa sông
Văn Úc, Thái Bình về lưu lượng nước, tổng
lượng phù sa bùn sét cung cấp trầm tích cho

vùng đất bồi Tiên Lãng.

nt

nt

7

- Chuyên đề các quá trình hải văn vùng cửa
sông ven bờ bao gồm: Sóng, Triều và dòng chảy
tổng hợp theo hai mùa tại khu vực đất bồi ven
bờ Tiên Lãng và vùng gần kề Đồ Sơn - Diêm
Điền.

nt

nt

nt

nt

III

8

Các chuyên đề nghiên cứu và đánh giá

- Chuyên đề đặc điểm về bồi tụ - xói lở bờ và
bãi bồi hiện đại và biến động bồi tụ - xói lở theo

23


các mốc thờ gian lịch sử tại khu vực đất bồi ven
bờ Tiên Lãng và vùng gần kề Đồ Sơn - Diêm
Điền.

9

- Chuyên đề quá trình thuỷ thạch - động lực di
chuỷ trầm tích theo hai mùa tại khu vực đất bồi
ven bờ Tiên Lãng và vùng gần kề Đồ Sơn Diêm Điền.

nt

nt

10

- Chuyên đề nghiên cứu đề xuất hệ thống đê
quai lấn biển với các kịch bản khả thi cao có cơ
sở khoa học tại khu vực đất bồi ven bờ Tiên
Lãng HP.

nt

nt

11


- Chuyên đề dự báo về sự thay đổi đặc điểm
thuỷ thạch - động lực và bồi tụ - xói lở của
đường bờ và bãi bồi tại khu vực Tiên Lãng và
các vùng kế cận theo các kịch bản được đê quai
lấn biển tại vùng đất bồi Tiên Lãng HP.

nt

nt

12

- Chuyên đề đánh giá tác động môi trường từ hệ
thống đê quai lấn biển đến tài nguyên sinh vật
vùng triều khu vực Tiên Lãng và các vùng gần
kề bị ảnh hưởng.

nt

nt

13

- Chuyên đề dự báo các tai biến có thể xảy ra do
sóng bão và nước dâng trong bão theo các kịch
bản của hệ thống đê quai lấn biển khi đã được
thực hiện và các giải pháp phòng chống.

nt


nt

IV

Thành lập các loại bản đồ tỉ lệ 1/25.000 bằng
bằng công nghệ GIS

1

- Bản đồ hiện trạng địa hình khu vực ven bờ
Tiên Lãng và vùng vụ cận tỷ lệ 1:25000

tháng/tổ

1/1

2

- Bản đồ phân bố trầm tích bề mặt khu vực ven
bờ Tiên Lãng và vùng vụ cận tỷ lệ 1:25000.

nt

nt

3

- Sơ đồ dòng chảy, sóng, thủy triều khu vực ven
bờ Tiên Lãng và vùng vụ cận tỷ lệ 1: 25000.


nt

nt

4

- Bản đồ hình thái động lực khu vực ven bờ
Tiên Lãng và vùng vụ cận tỷ lệ 1:25000.

nt

nt

24


5

- Sơ đồ hệ thống đê quai lấn biển phục vụ xây
dựng sân bay quốc tế tỷ lệ 1: 25000.

nt

nt

6

- Sơ đồ dự báo thay đổi điều kiện thủy thạch –
động lực khu vực ven bờ Tiên Lãng và vùng
phụ cận khi đê quai lấn biển xây dựng sân bay

quốc tế theo các kịch bản.

nt

nt

V

Báo cáo tổng kết nghiên cứu

báo cáo

1

VI

Hội thảo khoa học 2 buổi (1 buổi triển khai
nghiên cứu, 1 buổi góp ý hoàn thành báo cáo
tổng kết và nghiệm thu)

lần

2

IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Bảng 2. Kế hoạch thực hiện nghiên cứu
Số TT

CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC


THỜI GIAN DỰ
KIẾN HOÀN
THÀNH

A

LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

1

Lập đề cương nghiên cứu

Trước tháng 10 năm
2010

2

Phê duyệt đề cương nghiên cứu

Trước tháng 12 năm
2010

B

THI CÔNG ĐỀ ÁN

I

Thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu


1

Thiết kế các mẫu thu thập thông tin tư liệu

Trước 15/1/2011

2

Tài liệu về vật lý hải văn biển

Trước 15/2/2011

3

Tài liệu về địa hình

nt

4

Tài liệu về trầm tích

nt

5

Tài liệu về các bãi bồi nổi cao

nt


6

Tài liệu về bồi tụ - xói lở

nt

7

Tài liệu về môi trường trầm tích bề mặt

nt

8

Tài liệu về sinh học vùng triều

nt

25

Giữa tháng 3 năm
2011


×