Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

VAI TRÒ CỦA CỤM ĐẢO CÙ LAO CHÀM ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 38 trang )

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN BIỂN ĐÔNG

VAI TRÒ CỦA CỤM ĐẢO CÙ LAO
CHÀM ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN

Đề tài:

Một góc cụm đảo Cù Lao Chàm

Giáo viên hướng dẫn:
Học viên:
Lớp:

TS. LÊ NĂM
ĐINH THỊ LỰU
CHĐ K21
Huế 10/2013


I. Đặt vấn đề
A. PHẦN
MỞ ĐẦU

II. Nhiệm vụ nghiên cứu.
III. Phạm vi đề tài.
IV. Phương pháp nghiên cứu.

CẤU
TRÚC
ĐỀ


TÀI

Chương 1: Cơ sở lý luận.
B. PHẦN
NỘI
DUNG

C. PHẦN
KẾT
LUẬN

Chương 2: Khái quát về cụm đảoCù Lao
Chàm
Chương 3. Vai trò của cụm đảo Cù Lao
Chàm với phát triển kinh tế biển.

1. Những kết quả đạt được
2. Những hạn chế


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hệ thống đảo ven bờ có ý nghĩa rất quan trọng và
vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế biển của
mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vai
trò của các đảo ven bờ chưa được nhìn nhận đầy đủ
và khai thác tương xứng với tiềm năng đang là vấn
đề cấp thiết, đáng quan tâm, trong đó cụm đảo Cù
Lao Chàm là một điển hình về thực trạng trên.
Xuất phát từ thực tiễn, tôi chọn đề tài “Vai trò của

cụm đảo Cù Lao Chàm đối với phát triển kinh tế
biển” làm đề tài nghiên cứu.


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu ngiêm cứu.
Xác định được vai trò của Cù Lao Chàm trong phát triển kinh tế biển.
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tổng quan các vấn đề lí luận về đảo ven bờ
Nghiên cứu vai trò của cụm đảo Cù Lao Chàm đối với phát triển kinh tế
biển. Đặc biệt quan tâm đến vai trò đối với sự phát triển Du lịch
3. Đối tượng
Những tiềm năng mà Cù Lao Chàm có để phục vụ phát triển kinh tế
biển, trong đó đặc biệt quan tâm tới tiềm năng phục vụ phát triển du
lịch.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Cụm đảo Cù Lao Chàm
5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp bản đồ, lược đồ


Chương 1. Cơ sở lí luận
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về đảo
Điều 121 của Công ước Luật biển 1982 quy định: “Một

đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều
lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”
1.1.2. Khái niệm về vùng ven bờ

Vùng ven bờ là nơi tập trung các đảo ven bờ giới hạn
đến đường cơ sở. Được con người quan tâm do nguồn tài
nguyên của nó, là nơi có vùng đồng bằng màu mỡ và tài
nguyên biển phong phú, vùng ven bờ cũng là nơi dễ dàng cho
sự tiếp cận của thị trường quốc tế. Nó tạo ra không gian sống,
các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật cho các hoạt động của
con người và có chức năng điều hoà đối với môi trường tự
nhiên cũng như môi trường nhân tạo.


1.2. Vai trò của đảo ven bờ
1.2.1. Đối với tự nhiên

- Là nơi trú ngụ sinh trưởng và phát triển nhiều loài động thực vật
quý hiếm.
- Là nơi trú chân của một số loài chim trên đường di trú.
- Là yếu tố cơ bản để xác định đường cơ sở trên biển.
- Là cơ sở để dự báo những cơn bão xa.
1.2.2. Đối với hoạt động kinh tế - xã
Đảohội
là địa bàn cư trú của một bộ phận

dân cư
- Là nơi diễn ra các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Là nơi kiểm soát các hoạt động kinh tế biển.
- Địa điểm tham quan, nghỉ dưỡng rất có giá trị du lịch.

- Nơi trú ngụ tránh bão, thiên tai khác trên biển của các tàu
thuyền.
1.2.3 Đối với an ninh quốc phòng

- Khẳng định chủ quyền nước ta đối với vùng biển và thềm lục
địa.
- Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.


Chương 2. Khái quát chung về Cù Lao Chàm
2.1. Khái quát biển Đông
và hệ thống đảo ven bờ
2.1.1. Khái quát biển Đông
- Biển Đông là biển ven lục địa,
ở trung tâm Đông Nam Á, thuộc
bờ Tây Thái Bình Dương.
- Hệ toạ độ địa lý: 00 – 250B và
1000Đ – 1210Đ.
- Biển Đông kéo dài theo trục TN
– ĐB, từ Singapore đến Đài
Loan, dài khoảng 3000km, chiều
rộng khoảng 1000km (từ bờ biển
Nam
Bộ
đến
bờ
biển
Kalimantan). => Đây là biển lớn
thứ hai trong số các biển ở TBD,
diện tích 3,447 triệu km2.



- Việt Nam là một quốc
gia ven biển Đông có
chiều dài đường bờ biển
trên 3260 km.
- Trong biển Đông có
nhiều đảo và quần đảo
(riêng ven biển nước ta có
khoảng 3000 đảo), như:
Cái Bầu, Cái Bàn, Cát Bà,
Cù Lao Chàm,Lý Sơn, Côn
Đảo, Phú Quốc…Đặc biệt
có 2 quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa thuộc chủ
quyền VN.


2.1.2.. Khát quát hệ thống đảo ven bờ Việt Nam
Bảng thể hiện hệ thống đảo ven bờ của các vùng so
với cả nước

Các đảo có diện tích
trên 1 km2

Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam
T
T

Số

đảo

%

DT
(km2)

%

Số
đảo

%

DT
(km2)

%

2321

83.70

841.16

48.88

50

59.52


761.19

47.68

2 Ven bờ B. Trung Bộ

57

2.06

14.25

0.83

3

3.57

9.42

0.59

3 Ven bờ N. Trung Bộ

200

7.21

172.00


9.99

18

21.43

153.54

9.61

4 Ven bờ Đ. Nam Bộ

30

1.05

80.13

4.66

5

5.59

76..91

4.82

5 Vịnh Thái Lan


165

6.96

613.34

35.64

8

9.53

595.49

37.30

2773

100

1720.8

100

84

1000

1596.5


100

Vùng

1 Ven bờ Bắc Bộ

Tổng


2.2. Khát quát cụm đảo Cù Lao Chàm

2.2.1. Nguồn gốc tên gọi
Cụm đảo Cù lao Chàm là một di tích văn hoá
lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô
thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa
thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello“, lấy
từ tiếng Nam-Ấn "Pulau Champa". Cù lao Chàm
còn có các tên gọi khác như Chiêm Bất Lao, Tiên
Bích.


2.2.2 Vị Trí Địa Lý.
Cụm đảo Cù Lao Chàm nằm ở vị trí tọa độ : 15 052’30’’ đến
16000’00’’B và 108024’30’’ đến 108034’30’’Đ, là một xã đảo có
tên hành chính là xã Tân Hiệp, cách thành phố Hội An 18 Km về
phía biển Đông. Gồm có 8 hòn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ,
Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lá. Được
công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới ngày 29/5/2009, có
tổng diện tích gần 371 km2, với 3 phân vùng chức năng

Vùng lõi: có diện tích 235 km2 gồm toàn bộ diện tích Khu bảo
tồn biển Cù Lao Chàm . 
Vùng đệm: có diện tích 136 km2, trong đó có 8,96 km2 rừng cây
dừa nước và các cây ngập mặn khác. Vùng đệm bao gồm vùng
cửa sông Thu Bồn và dọc theo sông Thu Bồn đến Đô thị cổ Hội
An. 
Vùng chuyển tiếp: là diện tích còn lại của khu dự trữ sinh quyển
nhưng quan trọng nhất là đô thị cổ Hội An với diện tích 30 km2. 


Khu dự trữ sinh quyển thế giới –
Cù Lao Chàm


2.2.3. Lịch sử hình thành và cấu tạo địa chất
-Theo các nhà địa chất, cụm đảo Cù Lao Chàm  là
phần kéo dài về phía đông nam của khối Bạch Mã –
Hải Vân – Sơn Trà được hình thành cách đây khoảng
230 triệu năm.
- Địa chất của cụm đảo Cù Lao Chàm chủ yếu là các
đá mác-ma trước Cambri, chủ yếu các đá xâm nhập axit và phong hóa. Khu vực này có hai loại đá khác
nhau. Hòn Lao, Hòn Ông, và Hòn Tai gồm các đá
granit và granit mica có tuổi Paleozoi-Mesozoi. Hòn
Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Khô chủ yếu là granit,


2.2.4.Địa
Địahình
hìnhcụm đảo Cù Lao Chàm chủ yếu là núi,
không có sông ngoại trừ Hòn Lao có các suối nhỏ với rừng

tự nhiên.
Điểm cao nhất là đỉnh Hòn Lao cao 570 m, các đỉnh khác
có độ cao thấp hơn từ 70-20 m.

2.2.5. Khí hậu

Nằm trong vùng biển Đông, cụm đảo Cù Lao Chàm
chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa đông
nhiệt độ từ 21oC đến 220C, mùa hè khoảng 280C đến 290C.
Lượng mưa trung bình từ 2000 - 2400mm/năm. Đây là khu
vực chịu ảnh hưởng nặng nề của áp thấp nhiệt đới trong
vùng biển Đông.


2.2.6. Sinh vật
Cụm đảo Cù Lao Chàm được đánh giá là một
trong những khu vực có độ đa dạng sinh học vào loại
cao nhất tại Việt Nam với hơn 300 loài san hô, thuộc
40 giống và 17 họ. Các thảm cỏ biển có 5 loài ở các
vùng nước sâu từ 10 m trở lại. Quần đảo này có 97
loài thân mềm có liên hệ với các rạn san hô, thuộc 61
giống và 39 họ. 4 loài tôm hùm quen thuộc được tìm
thấy trên các rạn san hô, cùng với khoảng 270 loài cá
rạn thuộc 105 giống, 40 họ .


Một Thoáng Cù Lao

Đảo Vĩnh Thực



Quang cảnh trên đảo

Hòn Mê


Kỳ Quan Dưới Biển Cù Lao Chàm

Hòn Mê


Chương 3. Vai trò của cụm đảo Cù Lao Chàm đối với phát
triển kinh tế biển

Đảo là hệ thống tiền đồ vững chắc từ xa trên
biển giữ gìn an ninh và bảo vệ đất nước, là địa bàn
thuận lợi phục vụ khai thác tài nguyên biển (hải sản,
du lịch biển đảo…) và dịch vụ biển (giao thông, cứu
hộ) là cầu nối phát huy thế mạnh của dải ven biển để
tiến ra đại dương, là cửa ngõ giao lưu với nước ngoài.
Đặc biệt, đảo còn là vị trí trung chuyển từ đất liền nối
với các đảo và quần đảo khơi xa .


3.1. Vai trò đối với du lịch

- Cụm đảo Cù Lao Chàm có tiềm năng to lớn về phát triển
du lịch biển đảo, 8 hòn đảo lớn, nhỏ với hàng loạt những
bãi tắm cát trắng, nước trong xanh đã tạo những điều kiện
thuận lợi cho du lịch biển phát triển.

- Tính đa dạng của cảnh quan, thắng cảnh, đặc thù nổi bật
về địa chất, địa mạo, phong phú về nguồn gen, giống cây
con trên đảo và sinh vật biển.
- Điều kiện khí hậu thuận lợi, môi trường trong sạch, đa
dạng các loại hình du lịch.
- Khả năng liên kết chặt chẽ với các trung tâm và tuyến
du lịch đã hình thành ở trên bờ tạo thành một thể thống
nhất.


Nắng Vàng – Biển Xanh – Cát Trắng

Hòn Mê


Sản phẩm du lịch gắn với các loại hình tắm
biển, nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh và các di
tích lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái, thể thao, vui
chơi giải trí, cắm trại, mua sắm, tham quan làng nghề
truyền thống, … Hình thành các tuyến du lịch trên
đảo trên cơ sở các sản phẩm du lịch đặc trưng ở từng
khu vực phục vụ du khách. Kết nối hệ thống đảo với
các trung tâm du lịch quốc gia, các nước trong khu
vực và quốc tế.


Loại hình du lịch phong phú
Đảo Vĩnh Thực



Lượt khách đến tham quan Cù Lao Chàm
Nguồn: Ban quản lý khu biển Cù Lao Chàm


Năm 2012 Cù Lao Chàm đã đón đến 105 nghìn lượt
khách, doanh thu từ hoạt động du lịch tại xã đảo là 30,6 tỷ
đồng. Cơ cấu doanh thu dịch vụ vận chuyển chiếm 63%, các
dịch vụ ăn uống gần 25%, lặn biển 5%, tham quan gần 3,4%,
và nghỉ trọ 2%.
Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có
90.400 lượt khách đến Cù Lao Chàm tham quan, tăng 102%
so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê: 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật trung
tuần tháng Bảy vừa qua đã có trên 4 nghìn lượt khách đến
đây. Bình quân mỗi ngày một khách đến tham quan Cù lao
Chàm chi tiêu chừng 300 nghìn đồng thì doanh thu du lịch
dự kiến đến năm 2015 tại đây khoảng 60 - 62 tỷ đồng, đến
năm 2020 đạt 120 tỷ đồng và mục tiêu đặt ra mỗi năm đón
khoảng 200 nghìn lượt khách đến tham quan.


×