Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ CÔNG TRÌNH KÈ ĐẤT MŨI – CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

BÀI TIỂU LUẬN
THỰC TẬP CHUYÊN NGHÀNH QUẢN LÝ
XÂY DỰNG

TP. HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

BÀI TIỂU LUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ CÔNG
TRÌNH KÈ ĐẤT MŨI – CÀ MAU

Giáo viên hướng dẫn
Học viên:
Lớp:
Mã số học viên:

TP. HỒ CHÍ MINH

PGS.TS Nguyễn Trọng Tư


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................................... 2
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN KÈ ĐẤT MŨI ..................................................................... 3
1.1 Giới thiệu chung ....................................................................................................................... 3
1.2 Tên dự án .................................................................................................................................. 5
1.3 Địa điểm xây dựng công trình ................................................................................................. 5
1.4 Mục tiêu của dự án ................................................................................................................... 5
1.5 Chủ đầu tư ................................................................................................................................ 5
1.6 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính ...................................................................................... 6
1.7 Đặc điểm địa hình ..................................................................................................................... 7
1.8 Đặc điểm khí tượng – thủy văn ............................................................................................... 8
1.9 Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................................ 8
1.10 Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội....................................................................................... 9
2. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
CÔNG TRƯỜNG. .............................................................................................................................. 9
2.1 Mô hình quản lý dự án ............................................................................................................. 9
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công trường ....................................................................... 10
3. GIỚI THIỆU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG ............................ 10
3.1 Khái quát về mặt bằng và tổ chức quản lý mặt bằng ........................................................ 10
3.2 Tuyến công trình .................................................................................................................... 11
3.3 Vật liệu xây dựng.................................................................................................................... 13
3.4 Biện pháp thi công .................................................................................................................. 13
4. GIỚI THIỆU CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ .................................................................... 17
5. GIỚI THIỆU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ........ 19
6. GIỚI THIỆU CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG .......................................................................................................................................... 19
6.1 Giới thiệu công tác quản lý an toàn lao động ...................................................................... 19
6.2 Giới thiệu công tác quản lý vệ sinh môi trường .................................................................. 20
6.3 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng ............... 21

7. KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 25

Học Viên:

Trang 1


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo
Thạc sĩ của Trường Đại học Thủy Lợi nói chung cũng như của ngành Quản lý xây
dựng nói riêng, thông qua đợt thực tập sẽ giúp học viên tiếp cận được với môi trường
làm việc thực tế để từ đó hiểu rõ và sâu hơn về chuyên ngành mà học viên đang theo
học.
Xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng toàn thể thầy cô
Trường Đại học Thủy Lợi nói chung và thầy cô bộ môn Công nghệ &Quản lý xây
dựng nói riêng đã tạo điều kiện cho chúng tôi có được một môi trường học tập tốt, lý
thuyết đi đôi với thực tiễn công việc bên ngoài giúp chúng tôi có thêm những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Trọng Tư, thầy Dương Đức
Tiến cùng các Cán bộ đang công tác tại công trình “KÈ CHỐNG SẠT LỞ MŨI CÀ
MAU” đã tận tình giúp đỡ chúng tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình
thực tập, nhờ đó chúng tôi đã hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Xin chân thành cảm ơn ./.

Học Viên:


Trang 2


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN KÈ ĐẤT MŨI
1.1 Giới thiệu chung
Cà Mau có chiều dài bờ biển trên 254 km, là điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm
năng lớn để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế biển với các ngành nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản, phát triển du lịch biển và du lịch sinh thái rừng ngập
mặn ven biển.
Ngoài thế mạnh về thủy sản, Cà Mau còn có tiềm năng về tài nguyên về tài
nguyên rừng, khoáng sản, phát triển nông nghiệp, du lịch, …Rừng Cà Mau chủ yếu là
rừng ngập nước, có hai loại rừng chính là rừng đước Năm Căn và rừng tràm U Minh
Hạ. Rừng Cà Mau còn quy tụ một số lượng lớn về chủng loại và cá thể các loài động
vật, loài chim, trong đó có nhiều loài thuộc diện quý hiếm. Diện tích lâm phần hiện
nay khoảng 110.000 ha, trong đó đất rừng khoảng 61.000 ha, hành năm cho phép khai
thác từ 120.000 - 150.000 m³ gỗ làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ép,
ván dăm, gỗ ghép,…
Về lĩnh vực nông nghiệp, ngoài cây lúa với diện tích 110 nghìn ha, Cà Mau còn
có khả năng phát triển một số loại cây trồng khác phù hợp với điều kiện khí hậu, đất
đai, môi trường và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm,… tạo vùng nguyên liệu cho
ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Là một tỉnh nằm ở cực Nam của Việt Nam, điều kiện tự nhiên mang đậm nét
đặc thù của vùng đồng bằng Nam Bộ, nhiều sông ngòi, đầm phá, có hệ sinh thái rừng
ngập nước, trong đó quy tụ nhiều loài động vật và loài chim quý hiếm, đặc biệt có
một sân chim lớn ngay tại thành phố Cà Mau, đây là các điểm tham quan và nghỉ ngơi
cuối tuần lý tưởng cho doanh nhân và du khách.

Cà Mau còn có hệ thống du lịch sinh thái ven biển và biển đảo với các điểm
đến hấp dẫn như Bãi Khai Long, đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, đặc biệt nhất là khu du
lịch sinh thái rừng ngập bãi bồi Mũi Cà Mau, đây là một tài sản vô giá thiên nhiên ban
Học Viên:

Trang 3


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

tặng cho Cà Mau mà không một nơi nào có được. Với cảnh quan tươi đẹp, người Cà
Mau lại giàu lòng mến khách chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi du khách gần xa.
Về kinh tế xã hội: trong những năm qua, tỉnh đã và đang tích cực triển khai
nhiều dự án lớn như xây dựng Khu Công nghiệp Khánh An, khu Tiểu thủ công nghiệp
Phường 9 – xã An Xuyên; đồng thời cũng đang triển khai lập quy hoạch một số khu
công nghiệp khác như: Khu Công nghiệp Hòa Trung, khu Công nghiệp Sông Đốc,
khu công nghiệp Năm Căn,…
Để cụ thể hóa chủ trương của Ban lãnh đạo tỉnh Cà Mau về phát triển Cà Mau
thành một tỉnh trọng điểm về kinh tế của vùng ĐBSCL, bên cạnh đó không ngừng
quảng bá về du lịch, vốn là một ngành tiềm năng vẫn còn tiềm ẩn của Tỉnh nói chung
và Huyện Ngọc Hiển nói riêng thì công tác xây dựng và phát triển nguồn du lịch phải
tiến hành ngay từ bây giờ.
Huyện Ngọc Hiển là khu vùng cuối có Mũi Cà Mau là điểm mốc quốc gia cuối
cùng trên đất liền về phía Nam (có ý nghĩa như Mục Nam Quan ở biên giới phía Bắc),
là điểm đến của hành lang kinh tế phía Nam của tiểu vùng kinh tế Mê Kông mở rộng.
Địa bàn huyện Ngọc Hiển là một bán đảo, phía Bắc tiếp giáp với huyện Năm
Căn, còn lại có 3 mặt tiếp giáp biển với chiều dài bờ biển 98 km. Trên vùng biển có
cụm đảo Hòn Khoai cách đất liền khoảng 14 km. Cũng từ đây là nơi duy nhất được

đón cào vầng thái dương nhô lên từ biển Đông và ngắm nhìn những tia nắng le lói
cuối ngày ở biển Tây.
Huyện có cụm đảo Hòn Khoai gồm 5 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích 673 ha,
nằm cách đất liền 18 km. Bờ biển huyện Ngọc Hiển dài gần 100 km, ngư trường biển
rộng trên 15.000 km². Ngoài ra, phía Tây còn có bãi bồi, biển cạn với diện tích trên
240 km² thuận lợi cho các loài thủy hải sản trú ngụ, sinh sôi, nảy nở. Đặc biệt, vườn
Quốc gia Mũi Cà Mau vừa được Unesco công nhận là khu bảo tồn sinh quyển thế
Học Viên:

Trang 4


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

giới, với thảm động, thực vật phong phú, đa dạng. Nơi đây hàng trăm rừng ngập mặn
tiên phong lấn dần ra biển Tây, tọa nên những thảm rừng xanh tươi, trù phú.
Xã Đất Mũi là một xã trọng điểm của Huyện, từ nơi đây chúng ta có thể thăm
đảo Hòn Khoai và các khu du lịch Mũi Cà Mau. Tuy nhiên, xã Đất Mũi đang có một
khó khăn về giữ đất ven biển vì sự xói lở bờ biển ở đây đang diễn ra mạnh về chiều
sâu và cả chiều dài theo bờ biển. Vì thế, việc thành lập dự án đầu tư xây dựng tuyến
kè dài khoảng 2.700 m dọc theo bờ biển bao ngoài khu du lịch Đất Mũi để chống xói
lở và phát triển du lịch tương lai là một việc cần thiết và cấp bách, làm tăng tính đa
dạng trong du lịch, giữ du khách ở lại lâu hơn, góp phần vào việc phát triển kinh tế
của tỉnh Cà Mau nói chung và huyện Ngọc Hiển nói riêng. Du khách về lại Đất Mũi,
tình đất hiền hòa, tình người hào sảng, mến khách; mảnh đất anh hùng Phan Ngọc
Hiển luôn sẵn lòng chào đón khách thập phương đến tham quan, thưởng ngoạn cảnh
sắc đặc trưng của biển, rừng Đất Mũi – Cà Mau.
1.2 Tên dự án

- Kè chống sạt lở Mũi Cà Mau
1.3 Địa điểm xây dựng công trình
- Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
1.4 Mục tiêu của dự án
- Chống sạt lở bờ biển khu du lịch Đất Mũi, nhằm bảo vệ cột mốc Quốc gia, bảo vệ
khu dân cư hiện hữu và bảo tồn rừng phòng hộ ven biển.
- Tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch sinh thái biển, tạo tiền đề cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của vùng.
1.5 Chủ đầu tư
- Chủ đầu tư

: Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau

- Đại diện chủ đầu tư
Học Viên:

: Ban QLDA2 – Sở NN & PTNT Cà Mau
Trang 5


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng
- Địa chỉ

: số 20A, Nguyễn Tất Thành, phường 8, Tp. Cà Mau

- Điện thoại

: 0780. 3830707

- Fax


: 0780. 3551158

2014

1.6 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Dự án được thực hiện tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, thuộc khu du
lịch Đất Mũi, nằm kẹp giữa Rạch Mũi và kênh Hai Thiện với tổng chiều dài 2576m.
Tọa độ địa lý: - X = 951478.861  953401.270
- Y = 5243636.345  523618.792
Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp với kênh Hai Thiện
- Phía Tây giáp với Biển Đông
- Phía Đông giáp khu du lịch Đất Mũi
- Phía Nam giáp Rạch Mũi

Hình 1: Bản đồ vùng nghiên cứu
Học Viên:

Trang 6


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

Hình 2: Ví trí tuyến công trình trên Google map
Huyện Ngọc Hiển là một trong những nơi có tiềm năng du lịch của tỉnh Cà
Mau với các địa danh nổi tiếng như: Mũi Cà Mau (nơi có cột mốc quốc gia là điểm
mốc có ý nghĩa thiêng liêng, là điểm tận cùng cựa Nam của Việt Nam), vườn quốc gia

Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và những
địa danh đang được đánh thức tiềm năng du lịch: đảo Hòn Khoai (nơi gắn liền với
cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai và tên tuổi người anh hùng Phan Ngọc Hiển), bãi biển
Khai Long (khu du lịch Khai Long), khu du lịch Đất Mũi.
Dự án Kè chống sạt lở Mũi Cà Mau được xây dựng gần khu du lịch Đất Mũi,
một trong những nơi đã được UBND tỉnh quy hoạch phát triển du lịch.
1.7 Đặc điểm địa hình
Khu vực dự án là vùng bồi tích ven biển, được tạo thành trong quá trình biển
lùi và bồi tụ của phù sa ven biển. Địa hình bằng phẳng, cao trung bình từ +0,5 
Học Viên:

Trang 7


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

+0,7m, thường xuyên ngập triều biển, riêng vùng ven biển Đông có địa hình cao hơn
(+1,2  +1,5m). Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch tự nhiên và
kênh mương chằng chịt, các kênh đều bị bồi lắng nên hạn chế nhiều đến khả năng dẫn
và tiêu nước của hệ thống.
Địa hình khu vực dự án có độ dốc nhỏ và dốc dần ra phía biển. Cao độ bờ biển
cócao trình khoảng +0,2  0,7m. Bãi biển thoải và dốc đều.
1.8 Đặc điểm khí tượng – thủy văn
Cà Mau nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm,
một năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng V
đến tháng XI với lượng mưa chiếm khoảng 85÷90% tổng lượng mưa hàng năm. Mùa
khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV, hầu như không có mưa. Mưa có cường độ lớn
thường tập trung vào khoảng 3÷5 ngày liên tiếp.

1.9 Tài nguyên thiên nhiên
* Thực vật:
Thực vật tại khu vực Mũi Cà Mau phong phú với các thảm thực vật rừng ngập
mặn: đặc trưng là rừng mắm ven biển Đông, biển Tây và rừng đước, ngoài ra còn có
các dạng khác như rừng hỗn giao Mắm, Vẹt, Đước, Rừng Giá, Chà Là, Trảng cây bụi,
Dừa nước…Rừng ngập mặn khu vực đất Mũi là loại rừng có năng suất sinh học cao,
có vị trí rất đặc biệt và quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái cho khu vực
và quốc tế. Sự phong phú đa dạng của thảm thực vật rừng ngập mặn Mũi Cà Mau đã
tạo nên một môi trường sinh thái đặc biệt, có súc hút rất lớn đối với du khách.
* Động vật:
Động vật vùng Mũi Cà Mau rất phong phú, nổi bật nhất là các sinh vật thủy
sinh vùng ngập mặn.
Động vật nổi: Tại khu vực đã xác định được 19 loài thuộc 6 nhóm vói mật độ
3.250-15.950 con/m² mặt nước; trong đó tôm chiếm ưu thế.
Học Viên:

Trang 8


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

Động vật đáy: Đã xác định được 144 loài thuộc 4 nhóm; trong đó giáp xác
chiếm tới 85 loài; khối lượng 0,19 – 7,65g/m³ phân bố trong kênh rạch và 30,0 –
69,80g/m³ trong các vuông nuôi thủy sản.
Thủy sản khác: Sò, Vọp, Điệp, Ba Khía, Ốc Leng,…riêng sò Huyết có trữ
lượng rất cao.
1.10 Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội
Dân cư và lao động

Theo số liệu khảo sát, điều tra tại khu vực thì dân cư sống rải rác dọc theo các
tuyến kênh và các đê đất hiện hữu. Toàn khu vực có 20 căn nhà tạm bằng cây lá địa
phương, dân cư sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy và nuôi trông thủy sản, thu nhập
hằng năm còn thấp, đời sống kinh tế còn khó khăn.
Hiện trạng sử dụng đất rừng
Xã Đất Mũi phần lớn còn mang nét hoang sơ tự nhiên, theo khảo sát cho thấy
diện tích phần lớn là rừng Mắm, Đước tự nhiên một phần là rừng trồng bổ sung trên
đất nuôi tôm; một phần diện tích trồng hoa màu , cây ăn trái; còn lại là bãi cát, cụ thể:
- Diện tích đất có rừng: 122ha; Chiếm tỷ lệ 53,28%.
- Đất xây dựng cơ sở phục vụ du lịch: 10ha. Chiếm tỷ lệ 4,37%.
- Diện tích trồng cây ăn trái: 5ha; Chiếm tỷ lệ 2,18%.
- Diện tích ao, mương: 38ha; Chiếm tỷ lệ 16,59%.
- Diện tích bãi cát: 54ha. Chiếm tỷ lệ 23,58%.
2. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ CÔNG TRƯỜNG.
2.1 Mô hình quản lý dự án
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
- Chủ đầu tư
Học Viên:

: Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau
Trang 9


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng
- Đại diện chủ đầu tư

2014

: Ban QLDA2 – Sở NN & PTNT Cà Mau


Hình 3: Mô hình chủ đầu tư thực hiện dự án
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công trường
Các doanh nghiệp tham gia xây dựng: Doanh nghiệp tư nhân Tân Phát, Công ty
Quang Tiền

Hình 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công trường
3. GIỚI THIỆU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG
3.1 Khái quát về mặt bằng và tổ chức quản lý mặt bằng
Mặt bằng tuyến kè chống sạt lở Mũi Cà Mau đoạn từ Rạch Mũi đến kênh Hai
Thiện nằm trong giới hạn mép bờ hiện hữu tiến ra phía biển từ 20  150m.
Diện tích thi công rộng rãi, đủ khả năng bố trí bãi vật liệu, lán trại, thiết bị thi
công, đường thi công nội bộ.

Học Viên:

Trang 10


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

Kho bãi của công trường chủ yếu được tập trung gần bờ của khu vực thi công,
công tác vận chuyển các cấu kiện và vật liêu xây dựng tương đối khó khăn vì ở khu
vực sông nước thường có sóng gió.
Công tác quản lý công trường cũng không được thuận lợi bởi công trường chỉ
thi công trong mùa gió lặng và nghỉ làm việc trong mùa gió lớn, nên việc quản lý
công việc trong thời gian ngừng thi công là rất phức tạp.


Hình 5: Mặt bằng thi công kè Đất Mũi
3.2 Tuyến công trình
Công trình có thuận lợi là không phải giải tỏa, đền bù nên tim tuyến công trình
được lựa chọn đảm bảo về điều kiện dòng chảy và ổn định công trình, chiều dài toàn
tuyến bao gồm 4 tuyến chính khoảng 2700m:

Học Viên:

Trang 11


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

Hình 6: Tuyến kè

Hình 7: Kết cấu tuyến kè

Học Viên:

Trang 12


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

3.3 Vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng công trình: sắt, thép, xi măng, cát, đá dăm mua tại các đại

lý, công ty thương mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau hoặc các tỉnh lân cận. Riêng cừ bản
dự ứng lực mua tại Cần Thơ vận chuyển đến chân công trình.
Các loại vật liệu đưa vào xây dựng công trình phải đảm bảo chất lượng theo
các tiêu chuẩn, quy định hiện hành. Chú ý các loại vật liệu được lựa chọn phù hợp với
vùng nước mặn, xi măng sử dụng loại PCB40.
Các loại vật liệu mua ở chỗ khác vận chuyển đến Đất Mũi bằng đường thủy,
sau đó bốc dỡ đến địa điểm tập kết. Vận chuyển trong công trường bằng xe tải và các
thiết bị khác.
3.4 Biện pháp thi công
Trình tự thi công các hạng mục chính:
Các hạng mục kè bảo vệ bờ chống sạt lở được thi công từ ngoài vào trong và từ
dưới lên trên, cụ thể như sau:
- Xác định tim tuyến;
- Dọn dẹp và chuẩn bị mặt bằng công trường;
- Kiểm tra hiện trường trước khi thi công;
* Trình tư thi công kè đứng
- Đúc cọc BT DƯL SW và vận chuyển cọc đến công trường
- Định vị tim cọc và lắp đặt hệ sàn đạo đóng cọc
- Thi công đóng cọc BT DƯL đến cao trình thiết kế bằng sà lan thi công dưới nước
- Thi công tường chắn sóng BTCT đến cao trình thiết kế

Học Viên:

Trang 13


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014


- Thi công hệ cọc neo (kè đứng loại 1) đến cao trình thiết kế bằng sà lan thi công dưới
nước
- Thi công hệ dầm neo và mặt đương sau kè đến cao trình thiết kế
- Thi công hệ thống thoát nước (nếu có)
- Thi công hoàn thiện hệ thống lan can và chiếu sáng (nếu có)
* Trình tư thi công kè mái
- Chế tạo viên Bê tông đúc sẵn mái kè tại bãi đúc và vận chuyển đến chân công trình
- Định vị tim cọc BTCT 30x30cm và tiến hành đóng cọc bằng sà lan thi công dưới
nước
- Thi công đóng cọc tràm và bè đệm cây tràm
- Thi công đắp cát bù vênh
- Thi công lắp đặt các thảm và viên bê tông đúc sẵn làm mái kè theo hệ số mái thiết kế
- Thi công tường chắn sóng và đường sau kè đến cao trình thiết kế
- Thi công đá hộc xây vữa phần mái hạ lưu và hệ thống rãnh thoát nước (nếu có)
- Hoàn thiện lan can, hệ thống điện chiếu sáng, dọn dẹp mặt bằng thi công.
* Trình tư thi công các hạng mục phụ
- Thi công các cửa thoát nước
- Thi công các hạng mục đường, cầu dẫn tư khu du lịch vào tuyến đường cặp sau kè
Biện pháp thi công các hạng mục chính:
Đúc cọc BTCT, viên bê tông đúc sẵn, dầm mũ và hệ khung giằng:
- Tại khu vực xây dựng công trình tuy không phải giải tỏa mặt bằng nhưng để làm
công trường thi công các hạng mục đúc sẵn thì phải qui hoạch bãi và mặt bằng thi
Học Viên:

Trang 14


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014


công., Đúc cọc và sản xuất viên bê tông đúc sẵn, trộn bê tông và đúc tại chỗ, khuôn
đúc có thể bằng kim loại hoặc bằng nhựa phải đảm bảo kích thước như thiết kế.
- Cọc BTDUL mua ở các công ty sản xuất cọc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật vận
chuyển đến chân công trình.
- Hệ dầm mũ, tường tường hắt sóng và khung giằng: sau khi đóng cừ BTDUL và cọc
BTCT xong thì mới tiến hành đổ bê tông dầm mũ và khung giằng. Để thi công nhanh
và tăng tính ổn định cho công trình có thể thi công theo đơn nguyên, đóng cọc xong
đoạn nào thì tiến hành đổ bê tông đoạn đó.
Thi công đóng cọc:
Biện pháp thi công trong công tác thi công đóng cừ ván và đóng cọc vuông sử
dụng bằng đường thủy, các thiết bị, máy móc chuyên dụng sẽ được bố trí trên xà lan
không tự hành. Cụ thể như sau:
- Khu vực thi công có cao độ mực nước cao nhất là +1.61m, tuy nhiên cao độ mực
nước cao thi công phổ biến trong khoảng +0.00m. Như vậy độ sâu mực nước thi công
khi nước cao phổ biến là 1m. Chọn sà lan thi công loại 800T có kích thước mặt bằng
phổ biến tại khu vực Nam Bộ là 38x11.5m. Tổng trọng lượng sà lan, thiết bị và khối
lượng cọc để trên sà lan khoảng 300 tấn, mớn nước có tải của sà lan sẽ bằng 300 / (38
* 11.5) = 0.686m.
- Với tốc độ thi công đóng cọc tính cho một mũi thi công đạt trung bình 3 đến 4m dài
tuyến / ngày, như vậy việc di chuyển sà lan thi công trong ngày là không nhiều.
Phương án thi công là đơn vị thi công sẽ di chuyển sà lan và định vị vào vị trí thi công
trong khoảng thời gian nước cao (có độ sâu mực nước 1m); khi nước thấp sẽ để sà lan
nằm trên bùn để thi công, đây cũng là phương án thi công phổ biến của các đơn vị thi
công những khu vực có độ sâu mực nước thi công nhỏ.

Học Viên:

Trang 15



Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

- Trong quá trình thi công để đảm bảo sà lan thi công đứng trên bùn an toàn, tại một
số vị trí có mặt bằng nhấp nhô sẽ được tiến hành vét bùn và san tạo phẳng.
- Các loại cọc cừ ván, cọc vuông 30x30 BTCT sẽ được vận chuyển từ nhà máy sản
xuất bằng sà lan 400 – 600T đến gần vị trí thi công, sau đó được san tải qua sà lan tự
hành loại nhỏ (còn gọi là chẹt - có mớn nước di chuyển nhỏ) vận chuyển vào vị trí
tuyến thi công.
- Thi công đóng cọc bằng phương pháp búa treo với hệ sàn đạo dẫn hướng (xem bản
vẽ )
* Biện pháp thi công đóng cọc vuông 30x30 và cọc BT DƯL SW:
- Thi công đóng cọc vuông BTCT 30x30 trước vào đúng vị trí cọc thiết kế.
- Sau đó thi công đóng cừ ván dự ứng vào đúng vị trí thiết kế.
Công tác thi công đóng cừ ván và cọc vuông BTCT DƯL được triển khai qua những
trình tự cơ bản sau đây:
- Bước 1: Tập kế thiết bị, máy móc, nhân lực, vật tư, sản phẩm phục vụ thi công vào
vị trí thi công công trình (vị trí, tuyến thi công công trình có thể được bố trí, chia
tuyến nhằm mục đích tạo quá trình thi công thuận tiện nhất có thể được bố trí, hoạch
định bởi nhà thầu thi công).
- Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng thi công, dọn dẹp các chướng ngại trên tuyến thi công
công trình, lắp đặt các biển báo.
- Bước 3: Định vị tuyến thi công công trình từ bản vẽ thiết kế thi công ra thực địa
công trình dựa vào hệ tọa độ chuẩn quốc gia và lưới đường chuyền toàn đạc.
- Bước 4: Lắp dựng hệ sàn đạo, giá đỡ phục vụ quá trình thi công đóng cọc tại đúng vị
trí tuyến thi công (thực hiện định vị bằng máy toàn đạc). Định vị tim cọc bằng cọc
tiêu.


Học Viên:

Trang 16


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

- Bước 5: Tiến hành thi công đóng cọc bằng búa Diesel chuyên dụng xuống đến cao
trình thiết kế.
- Bước 6: Tháo dở hệ sàn đạo giá đở.
- Bước 7: Di chuyển hệ xà lan đóng cọc tới vị trí thi công mới.
- Các bước từ bước 4 đến bước 6 sẽ được thực hiện tuần tự và theo một chu trình tròn.
Vật Tư, Thiết Bị Phục Vụ Quá Trình Thi Công
- Sà lan không tự hành 800T, Sà lan tự hành (chẹt).
- Cần cẩu bánh xích 50T.
- Giàn trượt + búa Diesel chuyên dụng thi công đóng cọc
- Hệ sàn đạo, giá đở phục vụ thi công.
- Máy phát điện, máy hàn 350A.
- Xe đào.
- Vật tư phụ, lán trại.
4. GIỚI THIỆU CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ
Trước khi dự án được phê duyệt, Ban QLDA xây dựng tiến độ thực hiện dự án
trên cơ sở nguồn vốn được cung cấp. Tiến độ này cần được trình Sở NN&PTNT xem
xét phê duyệt.
Phương án tiến độ thực hiện dự án do đơn vị tư vấn đề xuất với trường hợp
nguồn vốn được đáp ứng đầy đủ:
- Lập dự án từ tháng 8-2011 đến 03-2012.
- Phê duyệt dự án tháng 04/2012.

- Lập thiết kế bản vẽ thi công từ tháng 04/2011-06/2012.
- Phê duyệt bản vẽ thi công từ tháng 6/2012

Học Viên:

Trang 17


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

- Lập hồ sơ mời thầu từ tháng 6/2012.
- Phê duyệt hồ sơ mời thầu từ tháng 6/2012.
- Tổ chức đấu thầu thi công 6/2012.
- Thi công xây dựng từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2013.
Trong quá trình thi công xây dựng kè Đất Mũi thì Ủy ban nhân dân tỉnh Cà
Mau luôn theo giỏi và kiểm tra quá trình thi công để công trình thi công đúng tiến độ
và đảm bảo được chất lượng.
Theo Ban Quản lý dự án công trình, do nguồn vốn địa phương còn hạn hẹp,
năng lực các nhà thầu còn hạn chế, trong 4 gói thầu (Doanh nghiệp tư nhân Tân Phát,
Công ty Quang Tiền) của dự án dù được triển khai khá lâu và mang tính cấp bách,
nhưng đến nay chưa có gói thầu nào hoàn thiện theo yêu cầu. Tuy nhiên, về cơ bản
Mũi Cà Mau đã được bảo vệ và tạo được vùng bãi bồi cho cây rừng phát triển tại
những điểm sạt lở trước đây.

Hình 8: Hình ảnh kè phải ngừng thi công do thiếu vốn

Học Viên:


Trang 18


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

5. GIỚI THIỆU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH
Trong quá trình thi công kè Đất Mũi thì Chủ đầu tư luôn yêu cầu giám sát túc
trực hàng ngày trên công trường để đảm bảo quá trình thi công đúng như yêu cầu của
bản vẽ yêu cầu.
Đồng thời để đảm bảo chất lượng của công trình cũng như của cải vật chất
trong quá trình thi công thì Chủ đầu tư chỉ yêu cầu thi công vào mùa sóng lặn còn
mùa sóng lớn thì không cho thi công.
Cần kiểm tra thường xuyên công trình bảo vệ bờ để theo dõi phát hiện những
hư hỏng và báo ngay với đơn vị quản lý để có giải pháp, phương án sủa chữa ngay,
tránh để tình trạng lan rộng gây ra hậu quả nghiêm trọng và khó sửa chữa.
Sau mỗi mùa bão lũ, đặc biệt trong những năm đầu khi công trình đưa vào hoạt
động cần xem xét đánh giá chi tiết về tình hình sạt lở trong vùng dự án, các vùng lân
cận để có cái nhìn tổng thể về những tác động. Phân tích đánh giá những tác động bất
thường để tìm nguyên nhân, có thể do công trình gây ra, từ đó đưa ra những giải pháp
kịp thời.
6. GIỚI THIỆU CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH
MÔI TRƯỜNG
6.1 Giới thiệu công tác quản lý an toàn lao động
- Giải pháp phòng tránh rủi ro trong xây dựng:
Nguyên tắc chung nhất trong việc tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình xây
dựng là:
+ Mở lớp đào tạo kỹ thuật an toàn lao động cho công nhân xây dựng và cấp chứng chỉ

cho họ.
Học Viên:

Trang 19


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

+ Trang bị quần áo và các dụng cụ phục vụ an toàn lao động cho công nhân.
+ Sử dụng các loại thiết bị đã qua kiểm tra an toàn.
+ Cần đưa cac điều khoản về đảm bảo an toan lao động vào hồ sơ thầu để có biện
pháp chế tài với các nhà thầu xây dựng vi phạm quy tắc về an toàn lao động.
- Các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho công nhân vùng dự án:
Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân tại công trường và người dân sống trong
vùng dự án trong thời gian thi công công trình cần áp dụng 1 số biện pháp sau đây:
+ Xây dựng trạm xử lý nước để cung cấp nước cho công nhân.
+ Tập huấn hướng dẫn cho công nhân lao động các biện pháp an toàn lao động và
phòng chống bệnh dịch thông thường.
+ Trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết tại từng khâu xây dựng riêng.
+ Tổ chức phun thuốc diệt muỗi và côn trùng trước mỗi mùa mưa.
+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng phát thuốc phòng chống dịch bệnh cho
công nhân xây dựng và người dân sống trong vùng dự án. Nên theo dõi các nguồn
phát sinh dịch bệnh (làm test cần thiết) để có biện pháp dập tắt dịch bệnh kịp thời.
6.2 Giới thiệu công tác quản lý vệ sinh môi trường
- Mục đích:
Môi trường, bao gồm các yếu tự nhiên và yếu tố nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau diễn ra thường xuyên xung quanh con người, nó ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

Bảo vệ môi trường là những hoạt động của con người nhằm bảo vệ, cải thiện,
khôi phục môi trường tự nhiên đảm bảo khai thác nhưng không làm tổn hại tới tương
lai.
Học Viên:

Trang 20


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

Dự án xây dựng công trình kè chống sạt lở Mũi Cà Mau, xã Đất Mũi được tiến
hành bao gồm các hạng mục có liên quan đến môi trường như xây dựng tuyến kè,
đường giao thông, phát triển hệ thống thủy lợi và nguồn nước, tăng cường sử dụng
đất, phát triển kinh tế xã hội thông qua hoạt động du lịch.
Đánh giá tác động môi trường đạt được 2 mục đích:
+ Thứ nhất xác định được đầy đủ các mặt tích cực và những mặt hạn chế của dựa án,
từ giai đoạn xây dựng tới khi khai thác công trình.
+ Thứ hai nghiên cứu đưa ra các biện pháp, giải pháp khắc phục những mặt hạn chế
và phát triển các mặt tích cực của dự án.
6.3 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng
Giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt:
* Thu gom nước thải và rác thải:
+ Nước thải được phân làm 2 loại là: nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.
+ Rác thải cũng được phân làm 2 loại là: rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất.
+ Vì tính chất của các loại chất thải khác nhau nên cần được thu gom riêng và có giải
pháp xử lý riêng biệt.
+ Thành lập tổ vệ sinh môi trường thu gom và xử lý các loại chất thải.
* Xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất:

+ Nước thải, chất thải sinh hoạt cần được xử lý riêng vì đây là nguồn lây nhiễm lớn
mặc dù lưu lượng nước không lớn: xử lý qua hố ga hay bể biogas, bể vệ sinh tự hoại
trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận.
+ Rác thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ các khu dân cư và khách du lịch được thu
gom riêng chuyển về bãi rác để chôn lấp hay đốt theo tiêu chuẩn. Địa điểm các bãi rác
Học Viên:

Trang 21


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

thường ở xa khu dân cư, và không bị ngập lụt tránh trở thành nguồn lây nhiễm cho
các vùng lân cận.
+ Nước thải từ hoạt động xây dựng cần được làm lắng đọng làm giảm độ đục trước
khi thải ra nguồn tiếp nhận.
+ Chất thải rắn xây dựng: phải được thu gom thường xuyên, thành lập các tổ vệ sinh
môi trường để thu gom, tập trung lại bãi rác và được xử lý là đốt hay chôn lấp như
tiêu chuẩn.
+ Với các bãi tập trung vật liệu: Một trong các tác nhân chính gây tăng độ đục trong
nước sông là do nước mưa rửa trôi đất tập trung trong bãi chứa.
+ Lựa chọn vị trí bãi vật liệu phù hợp tránh các khu vực gần vùng nhạy cảm như:
rừng nguyên sinh cần bảo vệ, các loài thủy sinh cần bảo vệ.
+ Che chắn bãi vật liệu, có hàng rào bao quanh để bảo vệ, làm giảm phát tán ra xung
quanh.
+ Để làm giảm độ đục từ nguồn này có thể áp dụng biện pháp đào mương tập trung
xung quanh bãi vật liệu để thu gom nước mưa chảy tràn trên bề mặt bãi thải, sau đó
lắng đọng trước khi xả ra sông.

Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí:
Để giảm thiểu ô nhiễm không khí xung quanh khu vực xây dựng công trình cấn
áp dụng một số biện pháp sau đây:
+ Tất cả các xe chuyên chở vật liệu xây dựng đều phải được che phủ kín khi vận
chuyển.
+ Áp dụng biện pháp phun ẩm trong quá trình san ủi mặt bằng vào thời điểm có nắng
to và gió.

Học Viên:

Trang 22


Thực tập chuyên nghành quản lý xây dựng

2014

+ Tiến hành phun nước trên các đoạn đường gần khu dân cư mà thường xuyên có xe
máy lưu thong qua lại. Chu kỳ phun ít nhất mỗi ngày 2 lần.
+ Có chế độ điều tiết xe phù hợp để tránh làm gia tăng mật độ xe quá cao.
+ Tiến hành san ủi vật liệu ngay khi đổ xuống bãi tập kết và phun ẩm để giảm sự
khuyếch tán bụi do gió.
+ Trang bị mũ cho công nhân vận hành các loại máy có gây tiếng ồn lớn.
+ Hạn chế thi công vào giờ nghỉ, buổi tối gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng đến khu dân
cư.
Các giải pháp khống chế các kho chứa nhiên liệu:
Đối với các kho chứa nhiên liệu sẽ thực hiện các biện pháp khống chế sau:
+ Hạn chế tối đa khả năng ngấm của các dầu mỡ thải xuống đất và các tầng nước
ngầm, để thực hiện công tác này sẽ có chế độ kiểm tra các bồn chứa nhiên liệu trước
khi đưa vào sử sụng và có chế độ kiểm tra định kỳ trong thời gian khai thác, nhất là

đối với các bồn chứa nước ngầm.
+ Xây dựng hệ thống phòng chống cháy nổ riêng cho khu vực chứa kho nhiên liệu
như các thiết bị phòng chống cháy, các quy định phòng chống cháy nổ, các phương án
hành động khi có sự cố cháy nổ xảy ra…
+ Xây dựng hệ thống đường ống thu gom nước mưa chảy tràn và thiết kế thi công hệ
thống tách dầu mỡ cho nước mưa chảy tràn từ khu vực kho bãi.
+ Dầu mỡ thất thoát thu gom sẽ được cho vào thùng chứa có nắp đậy trước khi
chuyển sang các cơ quan có chức năng xử lý.
Giải pháp phòng tránh rủi ro trong xây dựng:
Nguyên tắc chung nhất trong việc tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình xây
dựng là:
Học Viên:

Trang 23


×