Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

giá trị dược liệu cuả thực vật biển đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 28 trang )

Đề tài
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU CỦA
THỰC VẬT CỦA BIỂN ĐÔNG
VIỆT NAM
GV hướng dẫn: TS. Lê Năm
HV: Lê Minh Dương
Lớp: Cao học Địa lí K21
1

Huế, tháng 10/2013
1


ĐẶT VẤN ĐỀ
CƠSỞ
SỞLÝ
LÝLUẬN
LUẬNCỦA
CỦAVẤN
VẤNĐỀ
ĐỀ
I.I.CƠ

NỘI DUNG

II.GIÁ
GIÁTRỊ
TRỊVÀ
VÀHIỆN
HIỆNTRẠNG
TRẠNG


II.
KHAITHÁC
THÁCNGUỒN
NGUỒNDƯỢC
DƯỢCLIỆU
LIỆU
KHAI
TỪTHỰC
THỰCVẬT
VẬTCỦA
CỦABIỂN
BIỂNĐÔNG
ĐÔNG
TỪ
VIỆTNAM
NAM
VIỆT

III.ĐỊNH
ĐỊNHHƯỚNG
HƯỚNGPHÁT
PHÁTTRIỂN
TRIỂN
III.

KẾT LUẬN
2


ĐẶT VẤN ĐỀ

- Biển Đông là một vùng biển có ý nghĩa quan trọng
đối với Việt Nam nói riêng và các nước giáp Biển
Đông nói chung. Biển Đông với nguồn tài nguyên
dồi dào đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của
các quốc gia, do đó việc nghiên cứu tài nguyên Biển
Đông là rất cần thiết.
- Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc phát
triển tổng hợp kinh tế biển: đánh bắt nguồn lợi thủy
sản, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản biển,
phát triển công nghiệp cơ khí biển, phát triển giao
thông vận tải biển, xây dựng các trung tâm điều
dưỡng, nghỉ mát, khu du lịch (các danh lam thắng
3


cảnh, di tích lịch sử, các khu bảo tồn đa dạng sinh
học,…), cung cấp nguồn dược liệu.
- Trong các thế mạnh vừa nêu, vai trò cung cấp
nguồn dược liệu của sinh vật Biển Đông rất quan
trọng nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng
mức. Phạm vi đề tài này chỉ dừng lại ở việc tìm
hiểu giá trị dược liệu của thực vật dưới nước của
Biển Đông Việt Nam.

4


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái quát biển Đông
- Biển Đông là biển ven lục địa, ở trung tâm Đông

Nam Á, thuộc bờ Tây Thái Bình Dương.Phía Bắc
giáp Hoa Nam và Đông Hải của TQ; phía Tây là bờ
lục địa ĐNÁ, bao gồm lãnh thổ các nước VN,
Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
- Diện tích 3,447 triệu Km2 (gấp 1,5 lần Địa Trung
Hải, 8 lần Hắc Hải). Độ sâu trung bình: 1.140m =>
Tổng lượng nước: 3,928 triệu Km3; với 2 vịnh lớn:
Bắc Bộ (150.000 Km2) và Thái Lan (462.000 Km2).

5


BiểnĐông

6


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2. Khái quát nguồn thực vật ở Biển Đông Việt Nam
- Biển Đông là một biển (gần như) kín và mang nặng tính
chất nhiệt đới với nền nhiệt ở hầu hết các trạm quan trắc
trên biển Đông đều >20oC. Trung bình toàn vùng khoảng
26,60C, vì thế điều kiện này rất phù hợp cho sự phát triển
của thực vật biển, đặc biệt là nhóm thực vật dưới nước.
- Quá trình kiến tạo địa chất biển Đông cùng với sự đa
dạng về đáy địa hình ven bờ và thềm lục địa, thủy văn,
nồng độ nước biển,…làm cho nguồn thực vật dưới nước
càng trở nên phong phú hơn.
- Cụ thể: thực vật phù du có 1194 loài, >600 loài tảo, 662
loài rong biển, 15 loài cỏ biển,…

7


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
3. Khái niệm dược liệu
- Dược học tên tiếng Anh là Pharmacgnosy có nguồn gốc
từ tiếng Hi Lạp, được ghép bởi 2 từ: Pharmakon (thuốc) và
gnogis (hiểu biết) là môn học nghiên cứu về sinh học và
hóa học những nguyên liệu làm thuốc có có nguồn gốc từ
thực vật và động vật.
- Dược liệu là các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên
(động vật, thực vật hoặc khoáng chất) được sản xuất, bào
chế theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền của
các nước phương Đông để làm thuốc trong ngành Đông y.
- Môi trường biển là một nguồn dồi dào các hợp chất tự
nhiên có hoạt tính sinh học cao. Biển Đông Việt Nam cũng
được xếp vào nhóm những vùng biển dồi dào về nguồn
dược liệu tự nhiên từ sinh vật, nhất là thực vật dưới nước
Biển Đông.
8


II. GIÁ TRỊ VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC
NGUỒN DƯỢC LIỆU CỦA THỰC VẬT
BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM
1. Giá trị nguồn dược liệu từ thực vật của Biển
Đông Việt Nam:
a/ Tảo:
- Có >600 loài tảo, như tảo xanh lam, lục lam, roi
chi,…

- Thành phần: chứa nhiều icod, lignan, fucan…
- Cụ thể:
+ Tảo xanh lam, tên khoa học là Trichodesmium
erythraeum, có nhiều ở các thuỷ vực ven bờ biển
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận,... có
thể sản sinh ra các loại độc tố có giá trị dược liệu.
9


Tảo xanh lam
10


II. GIÁ TRỊ VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC
NGUỒN DƯỢC LIỆU CỦA THỰC VẬT
BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM
+ Từ loài tảo lục - lam ngoài biển, người ta đã chiết
ra được một chất có cấu trúc độc đáo: curacin A, có
khả năng ức chế các dòng ung thư trực tràng, ung
thư thận theo một cơ chế mới.
+ Từ các loài tảo roi chi (Prorocentrum), người ta
đã phân lập ra được lớp chất có thể ức chế các
enzim đặc hiệu - ức chế chọn lọc protein
phosphatase trước đây con người rất ít biết tới. Vài
năm gần đây, phân tử mới này đã trở thành một chất
cực kỳ quan trọng để nghiên cứu các hiện tượng
chuyển tín hiệu do di truyền ở các đơn bào có nhân.
11



Tảo lục lam
12


Tảo roi
13


II. GIÁ TRỊ VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC
NGUỒN DƯỢC LIỆU CỦA THỰC VẬT
BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM
b/ Rong biển
- Số lượng: trên 600 loài,trong đó 22 loài có chứa
các hoạt chất chữa bệnh
- Phân bố: chủ yếu vùng biển Quảng Ninh, Khánh
Hòa
- Công dụng: thành phần chứa nhiều vitamin A, B2,
icod, DHA
+ Lợi ích cho phụ nữ mang thai
+ Ngăn ngừa chứng táo bó
+ Phòng chống dị tật thai nhi
+ Đẹp da, đẹp tóc
+ Ngăn ngừa chảy máu chân răng.
14


Rong biển

15



II. GIÁ TRỊ VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC
NGUỒN DƯỢC LIỆU CỦA THỰC VẬT
BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM
c/ Cỏ biển
- Có tổng số 14 loài cỏ biển, đó là: Zostera
japonica, Halophila decipiens, H. minor, H.
beccarii, H. ovalis, Enhalus acoroides, Thalassia
hemprichii, Cymodocea serrulata, C. rotundata,
Halodule pinifolia, H. uninervis, Syringodium
isoetifolium, Thalassodendron ciliatum, Ruppia
maritima
- Giàu calcium, chứa hàm lượng vitamin trong đó
có B12 không tìm thấy trong thành phần các cây
trên đất liền, có tác dụng phân tán đàm.
16


Cỏ biển

17


II. GIÁ TRỊ VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC
NGUỒN DƯỢC LIỆU CỦA THỰC VẬT
BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM
d/ Khuẩn biển
Khuẩn biển có khả năng sản xuất ra những hợp chất
thiên nhiên có hoạt tính sinh học khác thường, chưa
từng thấy ở các nguồn trên cạn. Ví dụ, từ một dòng

trực khuẩn sống dưới biển sâu, nhóm nghiên cứu
của TS Fenical (Mỹ) đã tách chiết được một lớp chất
mới, độc tế bào và chống virus, có đặc tính hoàn
toàn tự nhiên mà trên cạn chưa hề có. Chẳng hạn,
chất macrolactin A có tác dụng ức chế tế bào ung
thư, bảo vệ các tế bào lympho T, chống virus HIV
nhân bản ở người.
18


Khuẩn biển
19


II. GIÁ TRỊ VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC
NGUỒN DƯỢC LIỆU CỦA THỰC VẬT
BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM
Ngoài ra, khi nghiên cứu thủy vực ven bờ biển Việt
Nam, đã phát hiện ra 12 loài thuộc giống tảo giáp,
45 loài vi tảo chứa độc tố gây hại. Theo TS Nguyễn
Thị Vân Thái, Viện Y học Cổ truyền Việt Nam, đối
với y học, những độc tố có trong các loại tảo nói
trên là những dược liệu quý có thể dùng làm thuốc
để chữa các bệnh nan y. Chẳng hạn, độc tố lectin từ
hải sâm có khả năng gây ngưng kết một số tế bào
như hồng cầu, tinh trùng.

20



Rong biển

21


II. GIÁ TRỊ VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC
NGUỒN DƯỢC LIỆU CỦA THỰC VẬT
BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM
2. Hiện trạng khai thác nguồn thực vật làm dược
liệu của Biển Đông Việt Nam
- Thực tế, nguồn thực vật dưới biển Đông Việt Nam
có tiềm năng lớn về mặt trữ lượng và giá trị dược
liệu. Tuy nhiên hiện nay, công tác khai thác rong, tảo
biển ở Việt Nam chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, tự
phát, vấn đề cung cầu chưa rõ ràng,…
- Cho đến nay, ngư dân Việt Nam gần như vẫn còn
thụ động khai thác rong biển theo kiểu “mạnh ai nấy
vớt” của trời cho. Đã có rải rác vài địa phương như
Khánh Hòa, Ninh Thuận…có nuôi trồng rong, tảo
22


biển, nhưng quy mô còn quá nhỏ lẻ, với xu
hướng thử nghiệm là chính nên chưa có giá trị
kinh tế bao nhiêu…Còn về vấn đề chế biến và
kinh doanh thị trường, nói chung còn quá thô
sơ, lạc hậu: rong biển vớt về một phần đưa vào
sử dụng thô, số còn lại phơi khô đóng thành
bánh và chở đi phân phối (dạng nguyên liệu
thô).

- Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về
giá trị dược liệu từ các loài, họ tảo ở biển Việt
Nam nhưng vẫn chưa khai thác hiệu quả tiềm
năng này.

23


III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC
GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU CỦA THỰC VẬT CỦA
BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM
- Cần phải đầu tư nghiên cứu nhiều hơn.
- Chủ động nuôi trồng, khai thác và chế biến hợp
lý theo công nghệ hiện đại như cả thế giới đã và
đang làm, để vừa tăng năng suất vừa có lợi nhuận
cao, hiệu quả.
- Có chính sách khai thác hợp lý đi đôi với bảo vệ
và phát triển bền vững.
- Với lợi thế có bờ biển dài hơn 3.260km, sinh vật
biển Việt Nam không chỉ giàu chất lượng mà còn
phong phú đa dạng về số lượng. "Nếu được đầu tư
nghiên cứu thỏa đáng, sinh vật biển không chỉ là


III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC
GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU CỦA THỰC VẬT CỦA
BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM
nguồn dược liệu chăm sóc sức khỏe cho cộng
đồng trong nước mà còn có thể xuất khẩu,
mang lại nguồn thu lớn cho đất nước.“ (Theo

PGS.TSKH Nguyễn Tác An, viện trưởng Viện
Hải Dương học Nha Trang).

25


×