Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tiểu luận tìm hiểu kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.15 KB, 31 trang )

Lời cam đoan
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực được các tác
giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả

Trương Thị Mỹ Hiền


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi
xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Tiểu học. Bộ
mô: Tự nhiên - xã hội và phương pháp dạy học 1
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của
Th.s Lê Thị Thu Hằng đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong
quá trình tìm hiểu nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn cố vấn học tập
và tập thể lớp K39A đã giúp đỡ và động viên chúng tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù rất cố gắng để hoàn thành đề tài nhưng
không tránh khỏi những thiếu sót vì năng lực còn hạn chế.
Rất mong có sự góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể các
bạn sinh viên.


CÁC TỪ VIẾT TẮT
GV: giáo viên
HS: học sinh
TĐC: trao đổi chất
SGK: sách giáo khoa
VBT: vở bài tập




MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề bài …...........................................................................................
2. Tình hình nghiên cứu............. .......................................................................................
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................…...........................................................
3.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................………..…....................................
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.............................................................................
4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................………............................................
4.2. Khách thể nghiên cứu...............................................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................
6. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................
7. Kết cấu đề tài ................................................................................................................
B. NỘI DUNG......................................................................................................................
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................................................
1.1. Sự trao đổi chẩt và năng lượng ở sinh vật trong.................................................
1.1.1. Khái niệm sự trao đổi chất và năng lượng........................................................
1.1.2. Đặc điểm cách trình bày nội về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong
chuơng trình môn khoa học ở tiểu học........................................................
1.2. Thực trạng bổ sung kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật.....
1.2.1. Thực trạng bổ sung kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật...
1.2.2. Thực trạng bổ sung kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương
trình môn khoa học ở tiểu học...............................................................
Chương II: Tìm hiểu kiến thức về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong


chương trình môn khoa học ở tiểu học...........................................................
2.1. Trao đổi chất và năng lượng ở người..................................................................

2.1.1 Nhu cầu không khí, nước, ánh sáng, nhiệ........................................................
2.1.2. Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường......................................
2.2. Trao đổi chất và năng lượng ở thực vật................................................................
2.2.1. Nhu cầu không khí, nước, thức ăn, ánh sáng, nhiệt.................................
2.2.2. Sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường........................................
2.3. Trao đổi chất và năng lượng ở động vật..............................................................
2.3.1. Nhu cầu không khí, nước, ánh sáng, nhiệt.......................................................
2.3.2. Sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường..............................................
2.4 Vận dụng kiến thức về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật vào một số bài
dạy cụ thể trong môn khoa học ở tiểu học............................................
2.4.1. Vận dụng vào bài: Trao đổi chất ở người (tiết 1).....................................
2.4.2. Vận dụng vào bài: Trao đổi chất ở thực vật.............................................
2.4.3. Vận dụng vào bài: Trao đổi chất ở động vật...................................................
C. Kết luận............................................................................................................................
D. Tham khảo........................................................................................................................

A. Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.


Một trong những sự kiện nổi trội nhất trong thế kỉ XXI là sự tiến bộ của khoa học và
ảnh hưởng của nó lên đời sống xã hội. Xây dựng dựa trên nền tảng của các thé hệ khoa học
trước, các njà khoa học ngày nay đang tiến hành mở rộng các lĩnh vực kiến thức khác. Đặc
biệt sự đóng góp nghiên cứu về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật là thực sự vô cùng
to lớn. Công việc không ngừng tăng lên và những thí nghiệm khoa học của thời kì này đã
mang tới nhiều kiến thức sau rộng về sự nghiên cứu này.
Ngày nay, ở trường tiểu học cũng đã có kiến thức cơ bản, ban đầu về sự trao đổi chất
của cơ thể con người với môi trường ( cơ thể người sử dụng những gì từ môi trường và thải
ra môi trường những gì); sự trao đổi chất của thực vật và động vật với môi trường (trong quá
trình sống thực vật và động vật sử dụng những gì từ môi trường và thải ra những gì từ môi

trường những gì?)
2. Tình hình nghiên cứu.
Ở thế kỷ XIX, khi mà hoá học phát triển như vũ bão thì ở ranh giới giữa sinh học và
hoá học đã xuất hiện một lĩnh vực khoa học mới nhằm nghiên cứu thành phần hoá học của
cơ thể sinh vật và những quá trình chuyển hoá hoá học của các chất và của năng lượng trong
quá trình hoạt động sống xảy ra trong cơ thể của chúng.
Có thể nói rằng, hoá sinh học là một phần lĩnh vực của khoa học cuộc sống, nhiệm vụ
của chúng nhằm nghiên cứu các hiện tượng sống bằng các phương pháp hoá học, trong
đó là những nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của khoa học nông lâm
ngư nghiệp, làm cơ sở, phương pháp luận cho các nghiên cứu chuyên ngành và khoa học
ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy chỉ mới gần đây, tất cả mọi quá trình sinh học
này mới được nghiên cứu một cách khoa học và được giải thích một cách đầy đủ.
Tính chất và phương hướng của hoá sinh học là nghiên cứu trên cơ thể sống, tìm ý
nghĩa chức phận của tất cả mọi thành phần, mọi sản phẩm chuyển hoá. Giáo dục nước ta đã
đưa kiến thức này vào ngay trong môn khoa học ở tiểu học vai trò quan trọng trong việc giúp
HS học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học sơ sở và các môn Vật lý, Hoá học, Sinh
học ở cấp trung học phổ thông. Môn học chú trọng tới việc khơi dậy trí tò mò khoa học,
bước đầu tạo cho HS cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, học cách giữ gìn sức khoẻ và ứng xử phù hợp với môi trường sống xung quanh
3. Mục đích và nhiệm vụ đề tài.


3.1. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu môn tự nhiên xã hội, tìm hiểu kiến thức về sự trao đổi chất và năng lượng ở
sinh vật trong chương trình môn Khoa học ở tiểu học.
Một là, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn
Hai là, tìm hiểu kiến thức ề sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình
môn Khoa học ở tiểu học
Ba là, Vận dụng kiến thức về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật vào một số bài
dạy trong môn Khoa học ở Tiểu học

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu, tổng hợp kiến về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương
trình môn khoa học ở tiểu học. Vận dụng kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật
vào một số bài trong chương trình môn khoa học ở tiểu học.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Tìm hiểu kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn
khoa học ở tiểu học.
4.2. Khách thể nghiên cứu.
Tìm hiểu kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê phân loại
6. Đóng góp của đề tài.
7. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu, đề tài gồm có 2 chương.

B. NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1. Tổng quan nội dung về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh trong chương trình
môn khoa học ở tiểu học.
1.1.1. Khái niệm trao đổi chất và năng lượng.
Trao đổi chất và năng lượng là bản chất của hoạt động sống của mọi cơ thể sinh vật, là
biểu hiện tồn tại sự sống. Sự trao đổi chất của cơ thể luôn gắn liền với sự trao đổi chất và
chuyển hóa năng lượng. chính vì vậy, rao đổi chất và trao đổi năng lượng là mặt của một quá
trình liên quan chặt chẽ với nhaunhau
* Khái niệm chung về sự trao đổi chất
Cơ thể sống tồn tại, phát triển trong môi trường và không ngừng liên hệ mật thiết với

môi trường đó. Nó hấp thụ các chất khác nhau từ môi trường ngoài, làm biến đổi các chất đó
và một mặt tạo nên các yếu tố cẩu tạo của bản thân cơ thể sống, mặt khác lại thải vào môi
trường ngoài các sản phẩm phân giải của chính cơ thể cũng như các sản phẩm hình thành
trong quá trình sống của cơ thể. Quá trình đó thực hiện được là do các biến đổi hóa học liên
tục xảy ra trong cơ thể. Người ta gọi toàn bộ các biến đổi hóa học đó là sự trao đổi chất.
Sự trao đổi chất bao gồm nhiều khâu chuyển hóa trung gian. Các quá trình này xảy ra
phức tạp trong từng mô, từng tế bào bao gồm 2 quá trình cơ bản là đồng hóa (tổng hợp) và dị
hóa (phân giải) tạo nên chu kỳ trao đổi chất liên tục giữa chất nguyên sinh và chất nhận vào.
Quá trình đồng hóa là sự hấp thụ các chất mới từ môi trường bên ngoài, biến đổi chúng
thành sinh chất của mình; biến đổi các chất đơn giản thành chất phức tạp hơn, sự tích lũy
năng lượng cao hơn. Đây là quá trình biến đổi các chất không đặc hiệu (các chất hữu cơ của
thức ăn như glucid, lipid, protein) từ các nguồn khác nhau (thực vật, động vật, vi sinh vật)
thành các chất hữu cơ khác (glucid, lipid, protein) đặc hiệu của cơ thể. Đặc điểm của quá
trình này là thu năng lượng. Năng lượng cần thiết cung cấp cho các phản ứng tổng hợp trên
chủ yếu ở dạng liên kết cao năng của ATP.
Quá trình dị hóa là quá trình ngược lại của quá trình đồng hóa, là sự biến đổi các chất
phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống.
Như vậy đây là quá trình phân giải các chất dự trữ, các chất đặc trưng của cơ thể thành các
sản phẩm phân tử nhỏ không đặc trưng và cuối cùng thành những chất thải (CO2,
H2O, NH3...) để thải ra môi trường. Năng lượng được tích trữ trong ATP và được sử
dụng cho nhiều phản ứng thu năng lượng khác.


Hai quá trình đồng hóa và dị hóa xảy ra liên tục liên quan với nhau và không tách rời
nhau. Quá trình đồng hóa là quá trình đòi hỏi năng lượng cho nên đồng thời phải xảy ra quá
trình dị hóa để cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa. Do đó sự trao đổi chất và trao
đổi năng lượng là hai mặt của một vấn đề.
Tùy theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật ra thành hai nhóm: nhóm sinh vật tự
dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.
Nhóm sinh vật tự dưỡng bao gồm tất cả các sinh vật tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần

thiết cho chúng. Để tồn tại và phát triển, nhóm này chỉ cần H2O, CO2, muối vô cơ và nguồn
năng lượng. Có hai hình thức tự dưỡng. Đó là hình thức tự dưỡng quang hợp và hình thức tự
dưỡng hóa hợp. Hình thức đầu thể hiện ở cây xanh và vi khuẩn tía, vi khuẩn lưu huỳnh vốn
dùng quang năng để tổng hợp chất hữu cơ. Hình thức sau được thể hiện ở một số vi khuẩn
nhận năng lượng trong quá trình oxy hóa các chất vô cơ.
Nhóm sinh vật dị dưỡng bao gồm các sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất
dinh dưỡng từ các chất vô cơ mà phải sống nhờ vào các chất dinh dưỡng của nhóm sinh vật
tự dưỡng tổng hợp nên.
Như vậy, quá trình trao đổi chất của thế giới sinh vật liên quan chặt chẽ với nhau, tạo
nên chu kỳ trao đổi chất chung.
Ngoài cách chia trên, cũng theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành hai
nhóm lớn: nhóm hiếu khí (aerob) và nhóm kỵ khí (anaerob).
Nhóm hiếu khí là kiểu trao đổi chất mà các quá trình oxy hóa có sự tham gia của oxy
khí quyển.
Nhóm kỵ khí là kiểu trao đổi chất mà các quá trình oxy hóa không có sự tham gia của
oxy khí quyển. Đa số các sinh vật thuộc nhóm hiếu khí. Nhóm kỵ khí chỉ là một phần
nhỏ của nhóm sinh vật dị dưỡng bậc thấp. Tuy vậy, giữa các cơ thể hiếu khí và kỵ khí không
có ranh giới rõ ràng. Sinh vật hiếu khí biểu hiện rõ ràng nhất như người chẳng hạn cũng có
thực hiện một phần các quá trình trao đổi chất theo con đường kỵ khí (ví dụ như mô cơ).
Quá trình chuyển hóa trong cơ thể sống mang tính thống nhất và riêng biệt. Các con
đường chuyển hóa lớn trong mọi cơ thể động vật, thực vật đơn bào, đa bào đều theo những
giai đoạn tương tự nhau. Tuy vậy, nếu đi sâu vào từng mô, cơ quan, cá thể từng loài thì lại có
những nét riêng biệt. Các phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra liên tục ở pH trung tính,


370C, dưới tác dụng xúc tác của enzyme.
Ở động vật, các quá trình chuyển hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh
* Khái niệm chung về trao đổi năng lượng và năng lượng sinh học
Trao đổi chất luôn gắn liền với trao đổi năng lượng. Đối với cơ thể người, động vật và phần
lớn vi sinh vật thì nguồn năng lượng duy nhất là năng lượng hóa học của các chất trong thức

ăn. Trong cơ thể, các chất dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng là glucid, lipid và protein đều
bị oxy hóa. Lipid và glucid đi vào cơ thể bị “đốt cháy” sẽ sinh ra CO2, H2O và NH3, chất
này tác dụng với CO2 chuyển thành carbamid (ure).
Các quá trình oxy hóa khử sinh học thuộc các phản ứng dị hóa có ý nghĩa rất quan
trọng. Chúng không những chỉ là nguồn năng lượng quan trọng dùng để thực hiện các phản
ứng tổng hợp khác nhau mà còn là nguồn cung cấp các hợp chất trung gian dùng làm nguyên
liệu cho các phản ứng tổng hợp và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc liên hợp các
quá trình trao đổi chất.
Để tồn tại và phát triển, cơ thể cần phải được cung cấp liên tục năng lượng. Trong hoạt
động sống của mình, cơ thể biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác và sự biến đổi
năng lượng trong cơ thể sống cũng tuân theo các quy luật vật lý như sự biến đổi năng
lượng ở giới vô cơ.
So sánh về năng lượng sinh học và năng lượng kỹ thuật ta thấy có những đặc điểm sau:
thứ nhất, cơ thể không sử dụng nhiệt năng thành công có ích được; thứ hai, sự giải phóng
năng lượng trong cơ thể là dần dần, từng bậc; thứ ba, sự giải phóng năng lượng đi kèm theo
sự phosphoryl hóa nghĩa là năng lượng giải phóng được cố định lại ở liên kết este
với phosphoric acid trong phân tử ATP vốn được gọi là liên kết cao năng.
Từ dạng năng lượng trung gian này (ATP) mà có thể dự trữ và sử dụng năng lượng vào
các hoạt động sống; thứ tư, có thể không sử dụng được năng lượng tự do của tất cả các loại
phản ứng phát nhiệt mà nguồn năng lượng duy nhất cơ thể sử dụng là của các quá trình oxy
hóa.
1.1.2. Đặc điểm cách trình bày nội dung về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong
chương trình môn khoa học ở tiểu học.
Trong chương trình môn khoa học ở tiểu học kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng
thuộc 2 môn vật lý và hoâ học, phân bố chủ yếu trong chương trình môn khoa học lớp 4.


Những kiến thức đó được lựa chọn ở mức độ đơn giản, chỉ trình bày về mặt định tính, phù
hợp với lứa tuổi HS tiểu học. Cấu trúc nội dung chương trình môn khoa học lớp 4 được xây
dựng theo cấu trức mở rộng và nâng cao dần.

Chương trình môn khoa học lớp 4 dành cho 3 tiết dạy có nội dung trao đổi chất ở người
(từ bài 1 đến bài 3) và 1 tiết dạy ôn tập (bài 18); 5 tiết dạy về các bài có nội dunh về trao đổi
chất ở thực vật (từ bài 57 đến bài 61), 3 tiết để dạy các bài có nội dunh về trao đổi chất về
động vật (từ bài 62 đến bài 64) và có 2 tiết ôn tập (từ bài 67 đến bài 68).
Nội dung chính trong kiến tgức trao đổi chất và năng luợng ở nguời trong chương trình
môn khoa học ở tiểu học:
- một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môin trường
- Vai trò của một số cơ quan tham gia trực tiếp vào quâ trình trao đổi chất
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
Nội dung chính teong kiến thức trao đổi chất và năng lượng ở thực vật, động vật trong
chương trình môn khoa học ở tiểu học:
- Trao đổi chất và năng lượng ở thực vật:
+ Nhu cầu về không khí, nước, chất khoáng, ánh sáng, nhiệt độ với đời sống thực vật
+ Sự trao đổi chất giữa thực vật vố môi trường.
- Trao đổi chất và năng lượng ở động vật:
+ Nhu cầu về không khí, nước, thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ với đời sống của động vật
+ Sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường.
1.2. Thực trạng bổ sung kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong
chương trình môn khoa học.
1.2.1. Thực trạng bổ sung kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương
trình môn khoa học.
1.2.2. Thực trạng bổ sung kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương
trình môn khoa học ở tiểu học.
Kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở
tiểu học đã tổng hợp kiến thức chuẩn phù hợp với lứa tuổi học sinh: sự trao đổi chất của cơ
thể con người với môi trường ( cơ thể người sử dụng những gì từ môi trường và thải ra môi


trường những gì); sự trao đổi chất của thực vật và động vật với môi trường (trong quá trình
sống thực vật và động vật sử dụng những gì từ môi trường và thải ra những gì từ môi trường

những gì?)
Chương II: Tìm hiểu kiến thức về trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương
trình khoa học ở tiểu học.
2.1 Trao đổi chất và năng lượng ở con người.
2.1.1. Nhu cầu không khí, nước, thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ
Cơ thể con người được tạo nên bởi các yếu tố vật chất con người tồn tại, phát triển về thể
chất và tinh thần là do được cung cấp đầy đủ các yếu tố vật chất, tinh thần, xã hội. Các nhu
cầu cần thiết để tồn tại và phát triển con người là thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt
độ thích hợp.
* Nhu cầu không khí ở con người
Không khí rất quan trọng đối với con người về sự sinh tồn và phát triển. Con người cần
có không khí để thở mới sống được. Ô-xi trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối
với hoạt động hô hấp của con người, con người không thể sống thiếu ô-xi quá 3 - 4 phút.
Cơ quan hô hấp lấy ô-xi từ không khí vào cơ thể và thải ra các-bô-níc ra ngoài không khí
để duy trì sự sống ở con người
* Nhu cầu nước ở con người
Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể.
Nước giúp cho cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡnh hòa tan và tạo thành các chất
cho sự sống. Ngoài ra còn tham gia vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Nước còn giúp cho việc thải chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể
Vì vậy, hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
* Nhu cầu thức ăn ở con người.
Vì thức ăn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong trao dồi và chuyển hóa các chất trong cơ
thể. Thức ăn có vai trò quan trọng không thể nhịn ăn trong 28-30 ngày liên tiếp
Thức ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng và kháng thể. Giúp chung ta chống chịu mọi bệnh
tật, cơ thể khỏe mạnh, phát triển và cân bằng cơ thể.
Ví dụ như:


+ Thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, ngô, bánh quy, chuối, khoai lang, ...

Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
+ Thức ăn chứa nhiều chất đạm: trứng gà, thịt lợn, đậu nành, cua, ốc, ... Giúp xây
dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế
bào già bị hủy hoại trong hoạt động sống của con người.
+ Thức ăn giàu chất béo: mỡ lợn, lạc, dầu thực vật, dừa,... Rất giàu năng lượng và
giúp cơ thể hấp thụ các vitamin: A, D, E, K.
Thức ăn chứa nhiều vitamin: cam, cà chua, cà rốt,... Rất cần cho hoạt động cơ thể. Nếu thiếu
vitamin, cơ thể có thể bị bệnh
+ Thức ăn chứa nhiều chất khoáng như sắt, canxi,... Có trong sữa, cua,... tham gia
vào việc xây dựng cơ thể. Ngoài ra, cơ thể còn cần một lượng nhỏ một số chất khoáng khác
để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động. Nếu thiếu các chất khoáng, cơ thể sẽ bị
bệnh.
Không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống
của cơ thể. Tất cả những chất mà cơ thể cần đều phải lấy từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau.
Để có sức khỏe tốt, chúng ta phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
* Nhu cầu ánh sáng ở con người
Nếu mặt trời không chiếu sáng, khi đó khắp nơi sẽ tối đen như mực. Chúng ta sẽ không
nhìn thấy mọi vật.
Ánh sáng tác động lên mỗi chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Nó sẽ giúp chúng ta có thức
ăn, sưởi ấm và cho ta sức khỏe. Nhờ ánh sáng mà chúng ta cảm nhân được tất cả vẻ đẹp của
thiên nhiên
Ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất bao gồm nhiều loại tia sáng khác nhau. Trong
đó có một loại tia giúp cơ thể tổng hợp vitamin D giúp cho răng và xương cứng hơn, giúp trẻ
em tránh đc bện còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ rất nhỏ tia này. Tia này
sẽ nguy hiểm khi ta ở ngoài nắng quá lâu.
* Nhu cầu nhiệt độ ở con người
Nếu con người phải sống trong điều kiện không thích hợp mà cơ thể không tự điều
chỉnh được hoặc không có biện pháp nhân tạo để khắc phục con người sẽ chết
Ví dụ những biện pháp nhân tạo khắc phục nhiệt độ của con người:



+ Biện pháp chống nóng cho người: bật quạt điện, ở nơi thoáng mát, tắm rửa
sạch sẽ, ăn những loại thức ăn mát, bổ, uống nhiều nước hoa quả, mặc quần áo mỏng, …
+ Biện pháp chống rét cho người: sưởi ấm, nơi ở kín gió, ăn nhiều chất bột
đường, mặc quần áo ấm, luôn đi giày, tất, găng tay, đội mũ len,
2.1.2. Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra
phân, nước tiểu, khí cac-bô-níc để tồn tại. Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước,
không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã. Con người trao đổi
chất với môi trường mới sống được.

Trong cơ thể người, cơ quan hô hấp thực hiện việc trao đổi khí: lấy khí ô-xi và thải ra khí
các-bô-níc. Cơ quan tiêu hóa thực hiện chức năng trao đổi thức ăn: lấy nước và các thức ăn
có chứa các chất dinh dưỡng cầb cho cơ thể và thải chất cặn bã (phân). Cơ quan bài tiết đã
bài tiết nước tiểu( thải ra nước tiểu) và da (thải ra mồ hôi).
Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng (hấp thụ được từ cơ quan
tiêu hóa) và ô-xi (hấp thụ từ phổi) tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem các chất thải, chất
độc từ cơ quan của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải chúng ra ngoài và đem khí các-bôníc đến phổi để thải ra ngoài.
2.2 Trao đổi chất và năng lượng ở thực vật.
2.2.1. Nhu cầu không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ
Để duy trì sự sống và phát triển thực vật cần có đủ không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ


* Nhu cầu nước của thực vật
Các loại cây khác nhau, có nhu cầu khác nhau. Có cây ưu ẩm như cây dương xỉ, cây rau
má, cây lúa nước,.. Cây chịu được khô hạn như cây: xương rồng, cây lô hội,...
Cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác
nhau. Ví dụ như:
- Cây lúa nước: khi lúc mới cấy, đẻ nhánh, lên đòng lúc này cây rất cần nước nên người ta
bơm nước vào ruộng. Nhưng đến giai đoạn lúa chín cây lúa cần ít nước hơn và phải tháo

nước ra.
- Cây ăn quả lúc còn non cần được tưới đầy đủ để cây lớn nhanh hơn, khi quả chín cây cần ít
nước hơn.
Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi nhu cầu nước của cây cũng thay đổi. Vài những ngày nắng,
nóng lá cây thoát hơi nước nhiều hơn nên nhu cầu nước của cây nhiều hơn
* Nhu cầu chất khoáng của cây
Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển
kém, không ra hoa kết trái được hoặc nếu có sẽ cho năng suất thấp. Điều đó chứng tỏ các
chất khoáng đã tham gia vào thành phần cấu tạo và các hoạt động của cây. Nitơ (có trong
phân đạm) là chất khoáng mà cây cần nhiều.
Đất trồng được coi là màu mỡ nếu các thành phần chính trong đất là mùn, cát, đất sét, các
chất khoáng, không khí và nước có tỉ lệ thích hợp. Trên thực tế, người ta thường phải bón
thêm phân cho đất trồng, nhằm cung cấp cho cây đầy đủ các chất khoáng cần thiết.
Các loại cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lươnj khác nhau ví dụ: lúa, ngô,
cà chua,.. cần nhiều nitơ (có trong phân đạm) và phốt pho (có trong phân lân),.. Cà rốt, khoai
lang, cải củ,.. cần nhiều kali; các loại ra và cây lấy sợi như đay, gai,.. cần nhiều nitơ
Cùng một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng
khác nhau. Ví dụ như: trong cây ăn quả, cần bón phân vào lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay
sắp ra hoa vì ở những giai đoạn đó cây cần được cung cấp nhiều chất khoáng.
Trong trồng trọt, nếu biết bón đủ phân đúng lúc, đứng cách sẽ cho thu hoạch rất cao.

* Nhu cầu không khí của thực vật
Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất


khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được.
Khí ô-xi cần cho quá trình hô hấp của thực vật. Thiếu ô-xi, thực vật sẽ ngừng hô hấp và chết.
Khí các-bô-níc cần cho quá trình quang hợp. Người ta đã phát hiện khí các-bô-níc có
trong không khí chỉ đủ cho cây phát triển bình thường. Nếu tăng lượng khí các-bô-níc lên
gấp đôi thì cây trồng sẽ cho năng suất cao hơn. Nhưng nếu lượng khí các-bô-níc cao hơn

nữa, cây trồng sẽ chết.
Biết được nhu cầu không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng
suất cây trồng như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa
cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi, xốp, thoáng khí.
* Nhu cầu ánh sáng của thực vật
Ánh sáng có vai trò quan trọng ở thực vật. Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng
tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. Mặt trời đã đem lại sự sống cho thực vật
Mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng mạnh, yếu, nhiều, ít kjác nhau. Vì vậy có những
loài cây chỉ sống ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng thoáng đãng đầy đủ ánh sáng, đó là
những cây ưu sáng. Một số loài cây khác ưu sống ở nơi ít ánh sáng nên có thể sống được
trong hang động. Một số loài cây lại không thích hợp ánh sáng mạnh nên cần được che bớt
nhờ bóng của cây khác. Ví dụ:
+ Những cây cho quả và hạt cần được chiếu sáng nhiều. Khi trồng những loại cây đó,
người ta phải chú ý đến khoảng cách giữa các cây vừa đủ để cây này không che mất ánh
sáng cây khác của cây kia.
Ảnh hưởng của ánh sáng đến hình thái cây: tính hướng sáng, sự mọc vống, hình thái
loại cây, sự tỉa cành tự nhiên.
Ánh sáng ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý của cây, như: quang hợp, hô hấp, thoát
hơi nước, sinh sản.
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phân bố của cây
Ví dụ: Hạt nảy mầm cần ánh sáng: phi lao, thuốc lá, lúa…; và loại không cần ánh
sáng: cà nộc dược...
* Nhu cầu nhiệt độ của thực vật
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của thực vật, gồm quang hợp, hô hấp, thoát
hơi nước, sự hình thành và hoạt động của diệp lục.


Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phan bố của thực vật. Mỗi loài thực vật
có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp
mà cơ thể không tự điều khiển được hoặc không có biện pháp khắc phục thì thì thực vật đó

sẽ chết
Ví dụ: Những cây thân cỏ sống ở vùng đất cát nóng, có thân chính không phát triển,
nhưng có sự phân cành nhiều từ gốc, tạo ra một tán cây sát mặt đất, có tác dụng hạn chế
nhiệt độ
2.2.2. Sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường
Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, nước, khí ôxi và thải ra hơi nước, khí các-bô-níc, chất khoáng khác,... Qúa trình đó được gọi là quá trình
trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.

Khí ô-xi

THỰC VẬT

Hấp thụ

Khí các-bô-nic
Thải ra

Sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật
Thực vật dùng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ (ví dụ như đường, bột) từ các
chất vô cơ (nước, chất khoáng, khí các-bô-níc). Các chất hữu cơ này dùng để nuôi cây.
Ánh sáng mặt trời
Hấp thụ

Thải ra

Khí các-bô-nic

Nước

Khí ô-xi


THỰC VẬT

Các chất khoáng

Hơi nước

Các chất khoáng
khác
Sơ đồ sự trao đổi thức ăn ở thực vật

2.3 Trao đổi chất và năng lượng ở động vật.


2.3.1. Nhu cầu không khí, nước, thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ
Động vật cần đủ không khí, thức ăn, nước uống, ánh sáng và nhiệt độ thì mới tồn tại,
phát triển bình thường.
* Nhu cầu không khí ở động vật
Không khí rất quan trọng đối với động vật về sự sinh tồn và phát triể. Động vật cần có
không khí để thở moíw sống được. Ô-xi trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối
với hoạt động hô hấp của động vật.
Không khí có thể hòa tan trong nước. Một số động vật có khả năng lấy ô-xi hòa tan trong
nước để thở. Ví dụ như các loài động vật sống dưới nước: cá, tôm, ốc, nghêu,...
* Nhu cầu nước ở động vật
Nước chiếm phần lớn trong trọng lượng cơ thể động vật. Mất từ mười đến hai mươi
phần trăm (10℅ - 20℅) nước trong cơ thể, động vật sẽ chết
Nước giúp cho cơ thể động vật hấp thụ được những chất dinh dưỡnh hòa tan và tạo
thành các chất cho sự sống động vật. Ngoài ra còn tham gia vận chuyển máu và các chất
dinh dưỡng trong cơ thể động vật. Và nước giúp cơ thể thải ra các chất thừa, chất thải ra
ngoài cơ thể.

Nước còn là môi trường sống của nhiều loài động vật như cá, tôm, mực, nghêu,...
* Nhu cầu thức ăn ở động vật
Vì thức ăn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong trao dồi và chuyển hóa các chất trong
cơ thể động vật.
Thức ăn sẽ cung cấp các dinh dưỡng nuôi cơ thể động vật và duy trì các hoạt động
sống của cơ thể cũng như kiếm ăn hay thực hiện các chức năng của cơ thể.
Ở mỗi loài động vầt thì có nguồn thức ăn riêng: động vật ăn thực vật ( như: bò, trâu, ngựa,
hươu cao cổ,...) và động vật ăn thịt (như: hổ, linh cẩu, cá sấu,...). Với mọi loài thức ăn như
vậy sẽ cung cấp đủ chất cho hoạt động sống và sinh trưởng của cơ thể động vật.
* Nhu cầu ánh sáng ở động vật
Tất cả các loài vật đều phát triển trong tối và trong sáng. Tuy nhiên, ánh sáng rất cần
thiết cho động vật.
Ánh sáng cần cho sự định hướng thị giác trong không gian của động vật. Nhờ ánh sáng


loài vật dễ di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hiện những nguy hiểm cần tránh như
nhữngKhí
loài ô-xi
vật bò, trâu, dê, cừu,..

Khí các-bô-níc

Ảnh hưởng của ánh sáng tới sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản và tử vong của
động vật. Ví dụ: Tẩy cá chép đẻ sớm, bằng cách hạ mực nước trong ao vào mùa xuân,
để tăngNước
cường độ ánh sáng chiếu trong lớp
nước nông và tăng nhiệt độ
nước,
giúp cho cá
ĐỘNG

Nước
tiểu
thành thục sớm

VẬT

* Nhu cầu nhiệt độ ở động vật
Nhiệt độ ảnh hưởng của nhiệt độ lên hình thái động vật. Ví dụ như: thú có lông ở vùng
lạnh như gấu bắc cực sẽ có lông dày hơn so với lông của thú vùbg nóng như gấu ngựa ở Việt
Nam
Nhiệt độ ảnh hưởng của nhiệt độ đến các hoạt động sinh lý của động vật. Nó ảnh
hưởng nhất là đến quá trình tiêu hóa và trao đổi khí.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự trú đông, sinh dục, ngủ hè, ngủ đông của động vật như
gấu bắc cực ngủ đông,
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh sản của động vật. Ví dụ như cá chép đẻ khi nhiệt
độ nước không thấp hơn 15°C.
2.3.2. Sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường.
Động vật cũng giống như con người và thực vật cần trao đổi chất với môi trường để duy
trì sự sống và phát triển.
Động vật thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn
bã, khí các-bô-níc, nước tiểu,... Qúa trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động
vật và môi trường
Hấp thụ

Thải ra


Sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật
2.4 Vận dụng kiến thức về sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật vào một số bài
dạy cụ thể trong môn khoa học ở tiểu học

2.4.1. Vận dụng vào bài: Trao đổi chất ở người (tiết 1)

Các chất hữu cơ khác (lấy
từ động vật hay thực vật)

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Các chất thải

Môn: Khoa học 4.
BÀI 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI

I. Mục tiêu
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
như: Lấy vào ôxi, thức ăn, nước uống, thải ra khí cácbôníc, phân và nước tiểu .
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường .
II. Đồ dùng dạy học
-

Hình vẽ trong SGK

-

Giấy A4, VBT, bút vẽ

III. Các hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
A. Ổn định


HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HS hát + múa

B. Kiểm tra bài cũ
- Như mọi sinh vật khác, con người cần gì
để sống?
- Hơn hẳn những sinh vật khác con người
cần gì để sống?

- 2HS trả lời
- HS nhận xét


GV nhận xét, tuyên dương
C. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự TĐC ở người
Mục tiêu:
- Kể ra những gì cơ thể lấy vào và thải ra trong
quá trình sống.
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận, làm việc theo cặp
Quan sát hình trong sgk/6 và trả lời câu hỏi:
Tìm xem cơ thể người lấy những gì và thải tra - HS quan sát, kể tên những gì có trong
môi trường những gì trong quá trình sống?

hình
Các nhóm thảo luận trao đổi:
- Phát hiện những thứ đóng vai trò
quan trọng đối với sự sống của con

người được thể hiện trong hình.
- Phát hiện thêm những yếu tố cần cho
sự sống của con người mà không được
thể hiện qua hình vẽ.

- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm
* Hoạt động cả lớp

- Tìm xem cơ thể người lấy những gì và
thải tra môi trường những gì trong quá
trình sống
HS thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn
theo nhiệm vụ trên.
- Các nhóm trình bày kết quả:

GV lắng nghe, nhận xét, tuyên dương

+ Con người cần thức ăn, nước uống,

- GV yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết và trả

ánh sáng, nhiệt độ, không khí

lời câu hỏi:

+ Con người phải thải ra: Phân, nước

+ Trao đổi chất là gì?

tiểu, khí các-bô-nít


+ Nêu vai trò của trao đổi chất đối với con

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm


người, thực vật và động vật
GV nêu kết luận

- HS trả lời

Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự
trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
Mục tiêu: HS biết trình bày một cách sáng tạo
những kiến thức đã học về sự trao đổi chất
giữa cơ thể người với môi trường
Cách tiến hành:
* Làm việc theo nhóm
- GV gợi ý cho HS có thể vẽ sơ đồ hoặc hình
vẽ tùy sự sáng tạo
Bước 2: Trình bày sản phẩm
- GV và HS cùng nhận xét các sản phẩm của

- HS trong nhóm tham gia làm việc

các nhóm, nhóm nào tốt trưng bày ở lớp

- HS viết hoặc vẽ sơ đồ theo trí tưởng

D. Củng cố dặn dò


tượng của mình

- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài mới

- Các nhóm trình bày sản phẩm của
nhóm
- Nhóm khác nghe, nhận xét

- Hs nghe
2.4.2. Vận dụng vào bài: Trao đổi chất ở thực vật
Môn: Khoa học 4
TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Nêu được trong quá trình sống thực vật thường xuyên lấy gì từ môi trường và thải ra


môi trường những gì ?
- Vẽ và trình bày được sự trao đổi thức ăn ở thực vật.
II.Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ trang 122 SGK.
- Sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật viết vào bảng phụ.
- Giấy A 3.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định

Hoạt động của HS

Hs hát

2. KTBC
- Gọi HS lên trả lời câu hỏi:

- HS lên trả lời câu hỏi.

+ Không khí có vai trò như thế nào đối với
đời sống thực vật ?
+ Hãy mô tả quá trình hô hấp và quang hợp
ở thực vật ?
+ Để cây trồng cho năng suất cao hơn,
người ta đã tăng lượng không khí nào cho cây
?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới
+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ở người?
+ Là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước
uống, không khí từ môi trường và thải
+ Nếu không thực hiện trao đổi chất với môi
trường thì con người, động vật hay thực vật
có thể sống được hay không ?

ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
+Nếu không thực hiện trao đổi chất với
môi trường thì cả con người, động vật,
thực vật đều không thể sống được.

a. Giới thiệu bài:
Thực vật không có cơ quan tiêu hoá, hô hấp


- Lắng nghe.


riêng như người và động vật nhưng chúng
sống được là nhờ quá trình trao đổi chất với
môi trường. Quá trình đó diễn ra như thế
nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm
nay.
Hoạt động 1: Trong quá trình sống thực vật
lấy gì và thải ra môi trường những gì?

- HS quan sát, trao đổi nhóm đôi.

- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang
122 SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà
em biết được.

- Lắng nghe.

- GV gợi ý : Hãy chú ý đến những yếu tố
đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của
cây xanh và những yếu tố nào mà cần phải bổ
sung thêm để cho cây xanh phát triển tốt.
- Gọi HS trình bày.

- HS trình bày, bổ sung.

+ Những yếu tố nào cây thường xuyên phải +Trong quá trình sống, cây thường
lấy từ môi trường trong quá trình sống ?


xuyên phải lấy từ môi trường : các chất
khoáng có trong đất, nước, khí các-bô-

+ Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi níc, khí ô-xi.
trường những gì ?

+ Trong quá trình hô hấp, cây thải ra
môi trường khí các-bô-níc, hơi nước,

+ Quá trình trên được gọi là gì ?

khí ô-xi và các chất khoáng khác.
+ Quá trình trên được gọi là quá trình

+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực trao đổi chất của thực vật.
vật ?

+ Quá trình trao đổi chất ở thực vật là
quá trình cây xanh lấy từ môi trường
các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ôxi, nước và thải ra môi trường khí cácbô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất
khoáng khác.


- GV giảng: Trong quá trình sống, cây xanh - Lắng nghe.
phải thường xuyên trao đổi chất với môi
trường. Cây xanh lấy từ môi trường các chất
khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải
ra môi trường hơi nước, khí các-bô-níc, khí ôxi và các chất khoáng khác. Vậy sự trao đổi
chất giữa thực vật và môi trường thông qua sự

trao đổi khí và trao đổi thức ăn như thế nào,
các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Sự trao đổi chất giữa thực vật
và môi trường
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời
các câu hỏi:

- Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật + Quá trình trao đổi chất trong hô hấp ở
diễn ra như thế nào ?

thực vật diễn ra như sau: thực vật hấp

+ Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
thế nào ?

+ Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra
như sau: dưới tác động của ánh sáng
Mặt Trời, thực vật hấp thụ khí các-bôníc, hơi nước, các chất khoáng và thải ra
khí ô-xi, hơi nước và chất khoáng khác.
- Quan sát, lắng nghe.

- Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi
khí trong hô hấp ở thực vật và sơ đồ trao đổi
thức ăn ở thực vật và giảng bài.
+ Cây cũng lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bôníc như người và động vật. Cây đã lấy khí ôxi để phân giải chất hữu cơ, tạo ra năng lượng
cung cấp cho các hoạt động sống của cây,
đồng thời thải ra khí các-bô-níc. Cây hô hấp



×