Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Các hình thức giáo dục pháp luật ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.35 KB, 9 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã và đang khẳng định
vị trí, vai trò rất quan trọng, rất cấp thiết trong đời sống xã hội, đặc biệt trong điều kiện nước
ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa. Với vai trò là cầu nối
giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật, là khâu đầu tiên của quy trình triển
khai thực hiện pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu
quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Vì vậy, ngày 20 tháng 6 năm 2012,
Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định
nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; quyền được thông tin về pháp luật và trách
nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Để có thể giáo dục pháp luật một cách hiệu quả nhất thì cần có phương pháp đúng
đắn. Thực trạng hiện nay cho thấy, có rất nhiều hình thức giáo dục pháp luật đang được sử
dụng và đem lại nhiều tác động tích cực đến nhận thức và thực thi pháp luật của toàn thể
nhân dân. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế, tồn tại chưa được khắc phục. Để hiểu rõ
hơn về vấn đề này, em xin trình bày đề tài: “Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam
hiện nay. Thực trạng và giải pháp”.
NỘI DUNG
I.

Khái niệm và các hình thức giáo dục pháp luật

1. Khái niệm hình thức giáo dục pháp luật

Hình thức giáo dục pháp luật là cách thức mà nhà nước sử dụng để thực hiện quá
trình tác động có mục đích các nội dung, yêu cầu giáo dục pháp luật vào ý thức và tâm lý


của các chủ thể nhằm định hướng cho các hoạt động pháp lý đối với từng chủ thể và đối với
cả xã hội.
2. Các hình thức giáo dục pháp luật

Hoạt động giáo dục pháp luật có nội dung rất rộng, phức tạp, đối tượng của hoạt động
này lại rất đa dạng, bởi vậy hình thức tiến hành hoạt động này cũng rất đa dạng, phong phú,
trong đó mỗi hình thức có những ưu điểm, hạn chế nhất định, vì vậy không nên quá coi
trọng hoặc xem nhẹ một hình thức nào. Hiện nay có một số hình thức giáo chủ yếu sau:
+ Giáo dục pháp luật trong các nhà trường với các cấp độ phổ thông, trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học… Kết hợp với đó là các chương trình sinh
hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp.

2


+ Giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng: sóng phát thanh,
truyền hình, mạng internet, qua các xuất bản phẩm như sách, báo, tạp chí, tài liệu thông tin,
phổ biến, tuyên truyền pháp luật, qua tờ rơi, panô – áp – phích…
+ Giáo dục pháp luật qua các thiết chế pháp lý nghề nghiệp, qua các phiên tòa lưu
động, qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các loại hình câu lạc bộ, các hình thức sinh hoạt
văn hóa văn nghệ, thực hiện “Ngày pháp luật”, tuyên truyền miệng, biên soạn, phát hành tài
liệu, thi tìm hiểu pháp luật, khai thác tủ sách pháp luật, câu lạc bộ pháp luật, qua tuyên
truyền, phổ biến pháp luật trong quần chúng…
II.

Thực trạng giáo dục pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả của hình thức
giáo dục pháp luật ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng của hoạt động giáo dục pháp luật qua các hình thức giáo dục
pháp luật
1.1 Thực trạng giáo dục pháp luật ở các trường học

1.1.1 Giáo dục pháp luật qua chương trình học chính khóa

+ Trong chương trình giáo dục ở các bậc học phổ thông từ Tiểu học đến Trung học
phổ thông (THPT), những kiến thức cơ bản về pháp luật đã được đưa vào giảng dạy.
Chẳng hạn, từ bậc Tiểu học đến Trung học cơ sở, học sinh đã được làm quen với một số
biển báo và những kiến thức cơ bản cần thiết khi tham gia giao thông. Hay học sinh THPT
được học về một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Giáo dục pháp luật ở cấp
THPT không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức pháp luật mà còn chú trọng đến việc
giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật
góp phần hình thành hành vi tự giác chấp hành pháp luật trong học sinh.
Bên cạnh những mặt tích cực kể trên, việc giáo dục pháp luật hiện nay còn nhiều
tồn tại, hạn chế. Những kiến thức về pháp luật vốn khô khan, trừu tượng, cần những hình
thức giảng dạy sinh động, linh hoạt để người học dễ tiếp thu. Tuy nhiên, một số giáo viên
giảng dạy môn Giáo dục công dân (GDCD) còn mặc cảm cho rằng: Môn của mình không
thi tốt nghiệp, thi đại học nên không cần phải dành quá nhiều thời gian cho việc đổi mới
phương pháp giảng dạy. Chính cách truyền thụ của giáo viên chưa thực sự sinh động, hấp
dẫn nên học sinh xảy ra tình trạng “học trước, quên sau”. Thêm vào đó, trong suy nghĩ của
không ít học sinh hiện nay, GDCD vẫn được xem là một “môn phụ” nên không mấy quan
tâm. Do vậy, hiện nay nhiều hành vi vi phạm của học sinh, nhất là ở những lớp cuối của
bậc học phổ thông vẫn “vô tư” diễn ra. Đặc biệt là tình trạng vi phạm luật lệ giao thông.
+ Đối với trình độ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học (không chuyên
về luật) có môn học Pháp luật đại cương với nội dung tiếp tục hoàn thiện chương trình, giáo
trình, sách giáo khoa về pháp luật với nội dung cụ thể hơn nhằm nâng cao kiến thức pháp
luật đã học trong chương trình phổ thông, củng cố lòng tin vào pháp luật, biết lựa chọn hành
vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực pháp luật và rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật trong
cuộc sống.
Tuy nhiên, trong nhiều chuyên ngành đào tạo, môn Pháp luật đại cương vẫn thuộc
môn học tự chọn, giáo trình do các trường tự biên soạn nên thiếu tính thống nhất, chất lượng
3



không đồng đều, sinh viên học theo kiểu “chống đối” sao cho qua được môn học, không
đam mê tìm hiểu. Do vậy, hiểu biết pháp luật của sinh viên tại trường đào tạo không chuyên
luật khi ra trường còn hạn chế. Hiện tượng vi phạm pháp luật của sinh viên vẫn xảy ra trong
đó có cả những vi phạm nghiêm trọng như cướp của, giết người, hiếp dâm… Có nhiều
trường hợp người vi phạm vẫn không nhận thức được những việc làm của mình là hành vi vi
phạm pháp luật.
+ Đối với các trường đào tạo chuyên luật, chương trình giáo dục pháp luật đã được
thiết kế và đưa vào giảng dạy tương đối khoa học. Giảng viên thường xuyên cập nhật những
kiến thức mới, những thay đổi về pháp luật để giúp sinh viên có kiến thức thực tế nhất về
pháp luật. Từ các môn học cơ sở, sinh viên hiểu được những kiến thức chung nhất về nhà
nước và pháp luật. Sau đó sinh viên được học chuyên sâu các vấn đề pháp luật theo từng
chuyên ngành cụ thể, ví dụ như: Luật hình sự, Luật dân sự, Luật lao động… Hệ thống sách,
giáo trình, tạp chí, luận án… trong thư viện nhà trường với lượng kiến thức pháp luật lớn đa
dạng là những tài liệu rất hữu ích cho sinh viên, giúp sinh viên hiểu sâu kiến thức, mở rộng
hiểu biết về pháp luật. Hiện nay, hình thức học theo tín chỉ mà phương pháp học theo nhóm
là chủ yếu được áp dụng phổ biến ở các trường, việc học giờ thảo luận nhóm được diễn ra
hằng tuần là cơ hội để sinh viên trao đổi, học hỏi lẫn nhau, từ đó chất lượng đào tạo được
nâng cao hơn.
1.1.2 Giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khóa:
Hiện nay, song song với việc đưa nội dung kiến thức pháp luật vào chương trình giáo
dục chính khóa qua các môn học, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh
viên thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động ngoài giờ lên
lớp thường xuyên được triển khai trong các trường học. Đó có thể là một cuộc trò chuyện,
cùng nhau trao đổi, đánh giá về các tình huống pháp luật; hoặc là những trò chơi liên quan
đến pháp luật; hay là những cuộc thi vẽ, thi diễn kịch về các chủ đề như tình hình an toàn
giao thông, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội… Nhìn chung có rất nhiều ý tưởng đã
được áp dụng ở các trường học trên cả nước và được đông đảo học sinh, sinh viên tham gia,
hưởng ứng.
Ưu điểm của phương pháp này là khắc phục được những khó khăn mà hình thức giáo

dục thông qua việc học trong sách, giáo trình gặp phải. Thông qua hoạt động giáo dục ngoại
khóa, ngoài giờ lên lớp học sinh, sinh viên sẽ được tiếp thu kiến thức pháp luật một cách tự
nhiên, sinh động với nhiều hình thức phù hợp, hấp dẫn, tạo nên sân chơi lành mạnh cho học
sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa còn nhiều khó khăn
như: chưa thường xuyên, chưa có phối hợp giữa các ngành liên quan trong hoạt động phổ
biến pháp luật cho học sinh sinh viên. Ngân sách dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật hết sức khó khăn. Nhiều địa phương chưa bố trí kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật
trong trường học thành khoản riêng để chủ động trong hoạt động.
Riêng đối với sinh viên nghiên cứu luật, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật đa dạng và mang tính chất chuyên sâu về luật hơn như thông qua các câu lạc bộ
4


pháp luật, qua buổi tọa đàm trao đổi về các vấn đề pháp lý thời sự với các luật sự hay các
thầy cô trong trường, đặc biệt qua các phiên tòa tập sự, hay những phiên tòa lưu động… Nhờ
đó, sinh viên luật được trải nghiệm thực tế và rèn luyện rất nhiều kỹ năng cho bản thân, là
tiền đề quan trọng đối với công việc sau này.
1.2 Giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
Hiện nay, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông
tin đại chúng phát triển mạnh và chiếm vị trí quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết và
pháp luật trong nhân dân. Hình thức giáo dục pháp luật này được coi là rất đa dạng, phong
phú như: báo in, báo điện tử, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình. Trong mỗi loại hình đó
lại có rất nhiều cách thể hiện. Cụ thể:
1.2.1 Báo in, báo điện tử, tạp chí
Đa dạng về thể loại như tin, bài, phóng sự, các tranh cười, tranh biếm họa… Có thể
nói các báo và tạp chí đã có rất nhiều cố gắng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
trong nhân dân. Trên mạng Internet, có rất nhiều trang báo điện tử có những trang nhỏ riêng
dành cho chuyên mục pháp luật, ví dụ như: Báo Dân trí, VN Express, Báo người đưa tin…
Như vậy, thông qua các trang báo, tạp chí, các tình huống pháp luật, các câu chuyện pháp

luật gây xôn xao dư luận… được đăng tải nhanh chóng và kịp thời. Tuy nhiên, hiệu quả giáo
dục của các trang báo này chưa đạt hiệu quả cao vì nó chỉ mang tính cục bộ, tức là chủ yếu
là giới văn phòng, cán bộ công chức mới có điệu kiện theo dõi thường xuyên, còn những
người công nhân, nông dân thì hầu như không có điều kiện tiếp xúc với loại hình này.
Một ưu điểm khá nổi trội của các báo đó là: Ngoài nội dung mà các bài báo đã cung
cấp, người đọc có thể gửi những thắc mắc về vấn đề pháp luật của mình đến các báo này để
được tư vấn cụ thể. Hoặc đối với một số báo, người đọc có thể gọi điện trực tiếp đến đường
dây nóng. Ví dụ như báo Lao động, tư vấn pháp luật từ 9h đến 11h sang thứ ba, thứ năm
hằng tuần. Điều này góp phần quan trọng giúp mọi thắc mắc của người dân về pháp luật
được giải đáp một cách rõ ràng.
Trong vài năm gần đây, các báo, tạp chí đã tăng về số lượng đầu báo, tăng kỳ phát
hành, tăng chuyên mục… Với số lượng lớn bài đăng cùng lượng thông tin pháp luật đa dạng,
các báo, tạp chí đã đóng một vị trí quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật
cho người dân.
1.2.2 Đài phát thanh
Có các chương trình cụ thể chuyên về pháp luật và các chương trình khác nhưng nội
dung được lồng ghép vào việc giáo dục pháp luật để tiến hành giáo dục pháp luật. Trước tiên
phải nói đến Đài tiếng nói Việt Nam: Hiện đang có khung phát sóng tương đối ổn định. Từ
khung chương trình phát sóng của đài cho thấy: Các nội dung chuyển tải, tuyên truyền về
pháp luật đều dựa trên ngân hàng tin từ thông tấn xã Việt Nam và từ các báo, tạp chí.
Các đài phát thanh cấp tỉnh, thành phố, quận (huyện), xã được đánh giá cao vì họ nắm
bắt những thông tin trên địa bàn mình một cách kịp thời để chuyển tải cho nhân dân, thu hút
sự chú ý, quan tâm của người dân.
5


Ưu điểm lớn nhất của loại hình này là về phạm vi. Thông qua hệ thống loa truyền
thanh mà một chương trình của đài có thể đưa đến được số lượng đông đảo người dân trên
mọi miền tổ quốc. Người dân có thể dễ dàng cập nhật thông tin pháp luật qua việc nghe mà
không phải mất thời gian theo dõi. Chi phí mà người dân bỏ ra qua hình thức theo dõi này

dường rất thấp vì hiện nay ở hầu hết các địa phương đều có hệ thống loa truyền thanh, được
phát đều đặn vào các khung giờ nhất định để phục vụ người dân.
Tuy nhiên, hiệu quả việc giáo dục pháp luật qua hình thức này chưa được cao. Do
nhiều nguyên nhân: Khung giờ phát sóng còn hạn chế, thường thì một chương trình về hỏi
đáp, giáo dục pháp luật hay câu chuyện pháp luật chỉ được diễn ra trong một tuần một lần và
chủ yếu là phát lại. Các thông tin pháp luật đưa ra chưa mang tính giáo dục cao.
1.2.3 Đài truyền hình
Phong phú hơn về các thể loại. Đài truyền hình Việt Nam đóng vai trò quan trọng
trong việc truyền tải thông tin pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng. Hiện nay,
Đài truyền hình Việt Nam đã dành nhiều thời lượng phát sóng các chương trình về pháp luật
nhân dân như: Chương trình Quốc hội với cử tri, Xây dựng pháp luật, Dân hỏi Bộ trưởng trả
lời, Tòa tuyên án… Các chương trình này mang tính cập nhật, tạo được sự chú ý rất lớn
trong nhân nhân. Tiêu biểu như kênh Truyền hình công an (ANTV) được phát sóng 24/24h,
phủ sóng toàn quốc và nước ngoài với nhiều vụ án, nhiều tình huống pháp luật… đã gây
được sức hút rất lớn số lượng người dân theo dõi, giúp người dân tiếp cận với kiến thức
pháp luật một cách đơn giản, thuận tiện. Hiện nay các chương trình liên quan đến giáo dục
pháp luật thường có thêm mục hỏi đáp về pháp luật, cung cấp các thông tin pháp luật cần
thiết cho người dân, giúp thu hẹp khoảng cách giữa người dân với pháp luật.
Các đài truyền hình ở địa phương có nhiều ưu thế bởi cung cấp được các thông tin
gần gũi trong địa phương mình. Tuy nhiên hầu hết các chương trình về pháp luật của các đài
này vẫn còn ít ỏi, nếu có cũng chỉ có số lượng ít và chủ yếu phát đi phát lại. Nguyên nhân
lớn nhất là do kinh phí, ngoài ra còn do trình độ của các phóng viên, biên tập viên còn chưa
cao. Do vậy các chương trình không tạo sự thu hút của người dân, thiếu tính hấp dẫn.
1.3 Thực trạng của một số hình thức giáo dục pháp luật khác
- Giáo dục pháp luật qua các thiết chế pháp lý nghề nghiệp. Hiện nay hình thức giáo
dục này phát triển khá đa dạng thông qua các tổ chức luật gia, luật sư, hòa giải, trợ giúp pháp
luật... Pháp luật được trực tiếp giải thích, phân tích đối với từng trường hợp mà người dân
đang trong tình trạng tranh chấp hoặc vi phạm cụ thể.
- Giáo dục pháp luật qua các phiên tòa lưu động. Trong những năm gần đây, phiên tòa
lưu động được sự quan tâm đông đảo của nhân dân, đã được các địa phương triển khai tích

cực, nhất là những vụ án liên quan đến ma túy, trật tự xã hội. Điều này góp phần không nhỏ
vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và nâng cao ý thức pháp luật cho người dân.
- Giáo dục pháp luật qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các loại hình câu lạc bộ, các
hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ.
6


+ Thi tìm hiểu pháp luật thông qua các hình thức thi nói, thi viết, thi qua mạng… có
tác dụng rất rộng rãi trong cán bộ, nhân dân, thu hút nhiều người tham gia và hiệu quả rất rõ
rệt.
+ Câu lạc bộ pháp luật như: câu lạc bộ phòng chống tội phạm, câu lạc bộ thanh niên
với pháp luật, câu lạc bộ hôn nhân và gia đình đang được triển khai ở khắp các vùng miền
của đất nước, thu hút hàng vạn người tham gia với hình thức sinh hoạt đa dạng, phong phú.
+ Các hình thức văn hóa văn nghệ (tiểu phẩm, kịch, lễ hội dân gian, truyện, thơ…)
lồng ghép với công tác giáo dục pháp luật được triển khai ở nhiều địa phương, dễ được quần
chúng tiếp nhận và có hiệu quả nhanh.
Ngoài ra còn một số hình thức giáo dục pháp luật khác được triển khai khá đa dạng
và có sự kết hợp hài hòa với nhau như thực hiện “Ngày pháp luật”, tuyên truyền miệng, biên
soạn, phát hành tài liệu, thi tìm hiểu pháp luật, khai thác tủ sách pháp luật…
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của các hình thức giáo dục pháp luật
2.1 Đối với hình thức giáo dục pháp luật ở các trường học
- Cần không ngừng đổi mới nội dung, chương trình học, cách truyền thụ bài học sao cho
phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh, sinh viên cũng như các điều kiện trên thực tế
đồng thời đề cao tính tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Từ đó
hình thành ý thức tự giác, nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật cho các em.
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cũng như đảm bảo chuyên môn
đối với các giáo viên đang trực tiếp được phân công nhiệm vụ giảng dạy tại các lớp học,
tránh tình trạng giáo viên dạy không đúng chuyên môn.
- Có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những học sinh, sinh viên vi phạm pháp
luật.

- Tổ chức thường xuyên các giờ hoạt động ngoại khóa; phát huy những ưu điểm của hình
thức giáo dục pháp luật này, đồng thời đa dạng hóa các chương trình một cách sáng tạo, hấp
dẫn hơn nữa nhằm thu hút học sinh, sinh viên tham gia.
- Sự hình thành, phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên nói chung, việc tiếp thu
các kiến thức pháp luật nói riêng không chỉ chịu tác động từ quá trình giáo dục trong nhà
trường mà còn bị chi phối từ gia đình, môi trường xã hội, các phương tiện thông tin đại
chúng… Do đó, giáo dục pháp luật cho học sinh nhất thiết phải có sự đồng thuận, thống
nhất từ gia đình, nhà trường đến cộng đồng nhằm xây dựng môi trường xã hội lành mạnh,
từ đó, ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi học sinh, sinh
viên.
2.2 Đối với hình thức giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Hình thức giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng là hình thức
có nhiều mặt tích cực, do đó cần phát huy chúng, đồng thời không ngừng đổi mới, mở rộng
các chuyên đề pháp luật trên phạm vi rộng hơn nữa.
7


- Những người hoạt động trong lĩnh vực thông tin đại chúng phải có kiến thức pháp
luật... Những thông tin giáo dục pháp luật phải chính xác, hệ thống, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu,
dễ nhớ, có ấn tượng khó quên.
- Hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chịu sự tác động nhất định của
chất lượng các tài liệu pháp luật, vì vậy, việc biên soạn, phát hành các tài liệu này cũng được
chú trọng cả hình thức và nội dung.
- Nhà báo cần thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật. Bản thân
coi việc tự học, tự trang bị kiến thức pháp luật là một đòi hỏi nghề nghiệp cao, một ý thức
trách nhiệm xã hội lớn đối với nhà báo hiện nay.
2.3 Đối với hình thức giáo dục pháp luật khác
- Cần khai thác và phát huy tác dụng, hiệu quả của hình thức trợ giúp pháp luật, luật
sư, tư vấn pháp luật, hòa giải cơ sở… khi thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Đối với các hình thức giáo dục đã trình bày ở trên, cần có kỹ năng thật tốt nhằm

đảm bảo cho hoạt động giáo dục pháp luật có hiệu quả. Cụ thể là: biết thâm nhập vào đời
sống xã hội, nắm được tình hình thực hiện pháp luật trong cuộc sống, phát hiện được vai trò
định hướng phát triển xã hội của pháp luật, những tính chất ưu việt của pháp luật xã hội chủ
nghĩa, chuyển được tư duy pháp luật thành tư duy nghệ thuật…
KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua việc trình bày lý luận và thực trạng các hình thức giáo dục pháp
luật trên đây, chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò hết sức quan trọng và nhiều ý nghĩa của công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay. Thực tế cho thấy, kiến
thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân đã từng bước
được nâng lên, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của các hình thức
giáo dục pháp luật thì vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Mong rằng với một số giải pháp khắc
phục đã nêu trong bài sẽ được áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhất để góp phần làm
cho vai trò của công tác giáo dục pháp luật nước ta thực sự mang tính toàn diện và hiệu quả.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Hà Nội (2010).
2. Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật, PGS.TS
Nguyễn Thị Hồi, Nxb Tư pháp, Hà Nội (2010).
3. Luật số 14/2012/QH13 của Quốc hội: Luật phổ biến giáo dục pháp luật.
4. Giáo dục pháp luật qua hoạt động báo chí – Luận văn thạc sĩ luật học, PGS. TS Lê
Minh Thông, Hà Nội (2003)
5. Giáo dục pháp luật trong các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
( không chuyên luật) ở nước ta hiện nay – Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Luật học,
Đinh Xuân Thảo, Hà Nội (1996).

6. Bàn về giáo dục pháp luật, Trần Ngọc Đường, Dương Mai Thanh, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội (1995).
7. Báo Lao động
8. Báo Pháp luật Việt Nam
9.
10.infonet.vn/Van-hoa/Giao-duc/
11. baophapluat.vn/
12.
13. chinhphu.vn/
14.

9



×