Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

phân tích sự khác biệt cơ bản về hình thức chính thể của nhà nước ở anh và mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.01 KB, 8 trang )

MỤC LỤC.
A: ĐẶT VẤN ĐỀ.
B: NỘI DUNG .
I.

Sự khác biệt cơ bản về hình thức chính thể của nhà nước ở Anh và Mỹ……
1. Hình thức chính thể quân chủ nghị viện ở nhà nước tư sản Anh………
a. Nguyên thủ quốc gia được thành lập theo nguyên tắc thế tập. ……………
b. Nghị viện có quyền lực tối cao trong lĩnh vực lập pháp……………………
c.

Chính phủ là cơ quan đứng đầu bộ máy hành pháp……………………

2. Hình thức chính thể cộng hòa Tổng Thống ở nhà nước tư sản Mĩ………
a. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu bộ máy hành
Pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra………………………………
b. Áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực một cách triệt để trong tổ chức bộ
máy nhà nước………………………………………….........................................
II.
III.

Nhận xét……………………………………………………………………

C: KẾT LUẬN

1


A: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Các nhà nước Tư sản trên thế giới ra đời trên cơ sở của một cuộc cánh mạng hoặc
cải biến xã hội do giai cấp Tư Sản lãnh đạo nhằm thiết lập chính quyền của giai cấp này.


Ngay khi được thành lập các nhà nước Tư Sản đều chọn cho mình một hình thức chính
thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước. Cuộc cánh mạng tư sản
Anh thắng lợi đã đưa đến sự thiết lập hình thức chính thể quân chủ nghị viện (quân chủ
đại nghị) và đây là nhà nước có nền quân chủ nghị viện sớm nhất. Khác với Anh thì nhà
nước Mỹ ra đời đã xác lập hình thức chính thể cộng hòa tổng thống, đây là hai hình thức
chính thể tiêu biểu cho hình thức chính thể quân chủ và cộng hòa của nhà nước tư sản.
Giữa hai hình thức này có những điểm khác nhau cơ bản, để tìm hiểu rõ hơn về hình thức
chính thể của hai nhà nước này, phạm vi bài viết sẽ đi vào phân tích sự khác biệt cơ bản
về hình thức chính thể của nhà nước ở Anh và Mỹ.

B: NỘI DUNG.
I. Sự khác biệt cơ bản về hình thức chính thể của nhà nước ở Anh và Mỹ.
1. Hình thức chính thể quân chủ nghị viện ở nhà nước tư sản Anh.
a. Nguyên thủ quốc gia được thành lập theo nguyên tắc thế tập.
Ở chính thể quân chủ đại nghị, nguyên thủ quốc gia là nhà vua hay Hoàng đế
thường lên ngôi bằng con đường thế tập (cha truyền con nối). Nhà vua không có thực
quyền mà chỉ mang tính chất hình thức, nghi lễ và tượng trưng, vua được coi là biểu
tượng cho truyền thống và sự vững bền của dân tộc, sự thống nhất của quốc gia. Nhà vua
là nguyên thủ quốc gia là người đại diện chính thức cho quốc gia dân tộc trong các quan
hệ đối nội và đối ngoại nhưng không trực tiếp giải quyết các công việc của nhà nước,
không có thực quyền. Hiện nay nguyên thủ quốc gia của nhà nước Anh là Nữ Hoàng, về
hình thức Nữ Hoàng Anh có rất nhiều quyền hạn như phê chuẩn các đạo luật, triệu tập
nghị viện, nội các…Nhưng trên thực tế mọi hoạt động của Nữ Hoàng chỉ nhằm một mục

2


đích chính thức hóa về mặt nhà nước các hoạt động của Nghị viện và chính phủ, mọi
quyết định của Nữ hoàng chỉ có hiệ lực thực thi khi có chữ kí kèm theo của Thủ Tướng.
Nữ hoàng Anh được hưởng những đặc quyền nhất định trong đó có đặc quyền “vô trách

nhiệm”.
Tóm lại: Hoàng đế Anh không có thực quyền nặng về vai trò tượng trưng, chỉ “ngự
trị nhưng không cai trị”.
b. Nghị viện có quyền lực tối cao trong lĩnh vực lập pháp.
Nước Anh là quê hương của Nghị viện tư sản, nghị viện có ưu thế hơn hẳn các cơ
quan nhà nước khác. Nghị viện có quyền giải quyết mọi vấn đề của đất nước, đặc biệt có
toàn quyền lập pháp, có quyền quyết định ngân sách và thuế, giám sát hoạt động của nội
các. Ngoài ra Nghị viện có thể thong qua bất kỳ đạo luật nào để điều chính các mối quan
hệ trong xã hội “Nghị viện có quyền được làm tất cả, chỉ trừ việc biến đàn ông thành đàn
bà” .Nước Anh có cơ cấu hai viện là Thượng nghị viện( viện nguyên lão) và Hạ nghị viện
(viện dân biểu), trung tâm quyền lực tập trung ở Hạ nghị viện nên Hạ nghị viện mới có
thực quyền, hạ nghị viện do dân chúng bầu ra nên được gọi là quốc hội nước Anh.
Thượng nghị viện chỉ đóng vai trò tư vấn, bổ xung cho hạ nghị viện chứ không có tính
độc lập, đảng chiếm đại đa số tại hạ nghị viện có quyền ấn định chính sách và lập trường
của nhà vua nên bộ trưởng như là một ủy ban của hạ nghị viện. Bộ trưởng phải chịu trách
nhiệm về những văn kiện do nhà vua kí, do nghị viện Anh còn có quyền giám sát hoạt
động của bộ máy hành pháp nên nội các phải chịu trách nhiệm chính trị liên đới trước nữ
hoàng, còn bộ máy hành pháp được thành lập khi nào vẫn còn sự tín nhiệm của Hạ nghị
viện, phải chịu trách nhiệm trước cơ quan lập pháp.
c. Chính phủ là cơ quan đứng đầu bộ máy hành pháp.
Thủ tướng là người đứng đầu nội các, cũng là người đứng đầu bộ máy hành pháp,
Thủ tướng được hoàng đế bổ nhiệm là lãnh tụ của đảng cầm quyền- đảng có đa số ghế
trong Hạ nghị viện. Hay nói cách khác thực chất hạ nghị viện cử ra thủ tướng, sau khi
được hoàng đế bổ nhiệm, thủ tướng đứng ra thành lập chính phủ. Thủ tướng là trung tâm
3


quyền lực nhà nước, là người đứng đầu chính phủ, chủ trì các cuộc họp nội các, sử dụng
hoặc bãi miễn các quan chức cao cấp…Nội các là trụ cột và trung tâm quyết sách của
toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước. các thành viên nội các do Thủ tướng lựa chọn,

thường là những nhân vật trọng yếu của đảng cầm quyền và là các bộ trưởng quan trọng.
Thủ tướng là người quyết định cuối cùng về những vấn đề nội các đã bàn bạc.
Như vậy hình thức chính thể quân chủ nghị viện ở nhà nước tư sản Anh là hình thức
tổ chức tiêu biểu của nhà nước tư sản đương đại, hoàng đế chỉ nặng về vai trò tượng
trưng. Nước Anh có cơ cấu hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện, trong đó quyền
lực lập pháp của nghị viện có ưu thế hơn hẳn và những thành viên của nghị viện do nhân
dân bầu ra có nhiều đặc quyền nhưng họ lại không phải chịu trách nhiệm trước cử tri.
Trong khi đó chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở của lập pháp thì phải chịu trách
nhiệm lập pháp (Hạ nghị viện ).
2. Hình thức chính thể cộng hòa Tổng Thống ở nhà nước tư sản Mĩ.
Cộng hòa tổng thống là hình thức tổ chức bộ máy nhà nước thể hiện sự áp dụng
nguyên tắc phân quyền một cách cứng rắn, rõ rệt nhất. Hiến pháp 1787 thiết lập nên
chính thể cộng hòa tổng thống ở Mỹ.
a, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu bộ máy hành
pháp do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra.
Nếu như ở chính thể quân chủ nghị viện của Anh, hoàng đế chỉ “ngự trị nhưng
không cai trị” thì ở chính thể cộng hòa tổng thống, tổng thống có quyền lực rất lớn, là
trung tâm của quyền lực nhà nước, quyền lực to lớn này được thể hiện rõ qua thiết chế
nhà nước không có Thủ tướng. Tổng thống do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra
nên chỉ chịu trách nhiệm trước công dân mà không phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội,
độc lập trước Quốc hội và nắm trọn vẹn quyền hành pháp trong tay, điều 2 Hiến pháp Mỹ
“Quyền hành pháp sẽ được giao cho Tổng thống Hoa Kỳ”, nên Tổng thống có toàn
quyền trong việc quyết định nhân sự chính phủ trừ quyền phê chuẩn của Thượng viện.
4


Về nguyên tắc các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan bàn bạc chịu trách nhiệm
tập thể trước nghị viện, mà chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống. Đây là điểm khác biệt
căn bản so với chính thể đại nghị (chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện và phải
chịu trách nhiệm trước nghị viện, gây nên sự lật đổ và giải tán lẫn nhau). Trong chính thể

cộng hoà tổng thống, các bộ trưởng chỉ là những người giúp việc cho Tổng thống, thực
hiện những chính sách của Tổng thống, không được mâu thuẫn với đường lối, chính sách
của Tổng thống. Ngoài ra tổng thống còn thay mặt quốc gia thực hiện các chính sách đối
ngoại, đối nội, nhân danh liên bang Hoa Kì kí kết các điều ước quốc tế, tuyên bố tình
trạng chiến tranh và hòa bình. Tổng thống có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các thẩm phán
Tòa án tối cao và các thẩm phán Tòa án tối cao liên bang, các viên chức cao cấp trong bộ
máy hành pháp, các tướng lĩnh trong quân đội, các đại sứ, tổng lãnh sự của Hoa Kì ở
nước ngoài.
b. Sự áp dụng học thuyết phân chia quyền lực một cách triệt để trong tổ chức bộ
máy nhà
Hiến pháp Mỹ thể hiện sự áp dụng đầy đủ và triệt để thuyết tam quyền phân lập,
quyền lực nhà nước được chia ra làm 3 nhánh quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, các
quyền lực này được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện; các cơ quan đó
ngang bằng nhau,độc lập với nhau,kiềm chế và đối trọng hoặc kiểm soát lẫn nhau trong
quá trình hoạt động theo nguyên tắc “quyền lực ngăn cản quyền lực”.Nếu như ở chính
thể quân chủ nghị viện nguyên tắc phân quyền được áp dụng một cách mềm dẻo thì ở
chính thể cộng hòa thổng thống cách phân chia này có phần cứng rắn, mạnh mẽ và dứt
khoát hơn. Tổng thống và nghị viện độc lập với nhau, tổng thống không có quyền giải tán
nghị viện trước thời hạn, đồng thời nghị viện cũng không có quyền lật đổ chính phủ. Một
trong những nguyên tắc hiến định của chính thể cộng hoà tổng thống là: các thành viên
hành pháp và Tổng thống không có quyền trình dự án luật trước Nghị viện. Điểm này
cũng rất khác so với chế độ đại nghị (các dự án luật của Nghị viện về nguyên tắc chỉ
được xuất phát từ Chính phủ - hành pháp).Chính việc áp dụng nguyên tắc phân quyền
5


chặt chẽ này là cơ sở cho việc không chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp và hành
pháp. Thay vào đó là cơ chế kìm chế và đối trọng. Lập pháp và hành pháp kìm chế và đối
trọng lẫn nhau để không cơ quan nào có thể tiếm quyền. Nghị viện không có quyền lật đổ
Chính phủ và ngược lại, Tổng thống - nguyên thủ quốc gia - cũng không có quyền giải

tán Nghị viện trước thời hạn.Theo quy định của Hiến pháp Mỹ, Tổng thống không có
sáng quyền lập pháp. Nhưng trên thực tế, Tổng thống Mỹ, bằng nhiều biện pháp khác
nhau, thường can thiệp rất sâu vào hoạt động lập pháp của Quốc hội Mỹ. Ngoài việc sử
dụng quyền phủ quyết để cản trở việc ban hành các đạo luật trái với ý chí của tổng thống,
tổng thống Hoa Kì còn được coi là tác giả chủ yếu của các dự luật quan trọng nhất.
Điểm nổi bật nữa trong hình thức chính thể cộng hòa tổng thống là không những
áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực một cách cứng rắn, mà còn tiến xa hơn tới một
hệ thống kìm chế và đối trọng. Phương tiện kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước của
Nghị viện Mĩ không đa dạng bằng ở chính thể quân chủ đại nghị nhưng việc kiểm tra này
lại có kết quả hơn. Vì Nghị viện có thể truy cứu trách nhiệm của hành pháp đến cùng mà
không bị giải thể. Tổng thống có nhiều quyền lực trong lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo bộ
lực lượng vũ trang, bộ máy hành chính dân sự, can thiệp vào các hoạt động lập pháp
nhưng không có quyền lập pháp. Quyền lực tư pháp được đề cao. Tòa án xét xử mọi hành
vi trong các nhánh quyền lực còn lại.
3. Nhận xét.
Lênin đã từng nói : “Chế độ đại nghị là chế độ mà ở đó nhà nước được tổ chức theo
nguyên tắc phân chia quyền lực, quyền lực lập pháp , quyền lực tư pháp, quyền lực hành
pháp. Trong đó quyền lực lập pháp của nnghị viện có ưu thế hơn hẳn và những thành
viên của nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra có nhiều đặc quyền, đặc lợi nhưng họ lại
không chịu trách nhiệm trước cử tri”.
Hình thức chính thể quân chủ nghị viện ở nhà nước tư sản Anh là hình thức mà trong
đó Nữ Hoàng chỉ tượng trưng cho quốc gia, đại diện cho xứ sở, là biểu tượng cho tinh
thần ái quốc. Nước Anh cũng là nước có cơ cấu 2 viện vào loại sớm nhất bao gồm
6


Thượng nghị viện và Hạ nghị viện, thẩm quyền của 2 viện là không cân bằng nhau nhưng
đều chung mục đích là hạn chế tối đa quyền lực của vua.
Còn hình thức chính thể cộng hòa tổng thống ở Mỹ là đại diện điển hình cho nhiều
hình thức tổ chức nhà nước tư sản hiện đại, trong đó Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc

gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra,
với sự phân quyền rõ rệt giữa lập pháp và hành pháp và sự độc lập ở mức cao của 2 cơ
quan này. Điều này làm cho người Mỹ rất tự hào rằng họ đã tìm ra một cơ cấu chính trị
mới lạ chưa từng có trong lịch sử, đó là “một chính thể cộng hòa Liên bang với sự phân
quyền cân đối giữa Chính phủ Trung ương mới và Chính phủ cũ của các Tiểu bang”.

C: KẾT LUẬN.
Như vậy qua phân tích trên ta đã thấy được sự khác biệt cơ bản về hình thức chính
thể của nhà nước ở Anh và Mỹ, đó cũng chính là sự khác biệt cơ bản giữa hai hình thức
chính thể quân chủ nghị viện và cộng hòa tổng thống. Đồng thời với sự khác nhau này
giúp ta thấy được những biểu hiện, đặc trưng cơ bản của từng dạng chính thể. Từ đó có
những hiểu biết sâu sắc hơn về cách thức tổ chức bộ máy nhà nước tư sản.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Trường Đại học Luật hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế

giới, Nxb.CAND, Hà Nội, 2008.
2.

Khoa Luật – Đại học Quốc gia hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và

pháp luật thế giới, nxb. ĐHQG, Hà Nội,1997.
3.


Viện thong tin khoa học xã hội, Thuyết “Tam quyền phân lập” và tổ chức

bộ máy nhà nước tư sản hiện đại, Hà Nội, 1992.
4.

Nguyễn Thị Hồi, “ Hình thức chính thể nhà nước Anh”, Tạp chí luật học,

số 1/1998.
5.

Nguyễn Đăng Dung, Hình thức các nhà nước đương đại, Nxb. Thế giới,

Hà Nội, 2004.
6.

Thái Vĩnh Thắng, Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại – lí luận và

thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004.

8



×