Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.98 KB, 8 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, ngay từ khi chào đời, con người đã hòa nhập vào đời
sống cộng đồng và chịu sự tác động của nhiều mối quan hệ xã hội và nhất là quan hệ
với pháp luật, và từ đó pháp luật đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình
phát triển của xã hội. Vai trò pháp luật đối với xã hội hiện nay là vô cùng quan trọng
bởi nó là cơ sở để bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động. Để đánh giá một cách chính
xác vai trò của pháp luật cần phải xem xét nó ở giác độ cụ thể, nghĩa là phải gắn nó với
việc thực hiện các chức năng của nhà nước và nhu cầu điều chỉnh pháp luật của xã hội.
Cùng với việc xây dựng một nhà nước kiểu mới, hệ thống pháp luật mới cũng nhanh
chóng được xây dựng để ghi nhận, củng cố, bảo vệ và phát triển những thay đổi cơ bản
của xã hội nước ta trong quá trình phát triển. Pháp luật là công cụ quản lý xã hội
không thể thiếu, pháp luật là công cụ quản lý xã hội, pháp luật là công cụ quản lý hiệu
quả. Qua lý do trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Phân tích vai trò của pháp luật
đối với nhà nước Việt Nam hiện nay”. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của pháp
luật đối với nhà nước ở Việt Nam và đưa ra các biện pháp để nâng cao vai trò trong đời
sống xã hội.
NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về nhà nước và pháp luật:

Trong bộ môn Lý luận nhà nước và pháp luật thì với một vấn đề luôn có nhiều
quan điểm khác nhau được đưa ra. Đặc biệt, đối với hai vấn đề cơ bản là khái niệm của
nhà nước và pháp luật. Trong đó, giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của trường
Đại học luật Hà Nội định nghĩa Nhà nước và pháp luật như sau:
“Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ để thực thi chủ


quyền quốc gia, tổ chức và quản lý xã hội bằng pháp luật, phục vụ lợi ích giai cấp, lợi
ích xã hội và thực thi các cam kết quốc tế ”.
“Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định
hướng cụ thể”.
Vậy tất yếu nhà nước và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Như
chúng ta đã biết, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội cùng ra đời, tồn tại và
phát triển trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của xã hội đó. Nhà nước đều hướng
đến mục đích bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm
quyền; cùng là những công cụ để điều hành và quản lý xã hội, nhằm thiết lập và giữ
gìn trật tự xã hội. Cho nên nhà nước và pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau tới
mức không thể tồn tại thiếu nhau. Pháp luật do nhà nước ban hành, song khi có hiệu
lực pháp lý thì pháp luật lại tạo ra cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của bộ
2


máy nhà nước. Pháp luật là phương tiện để cụ thể hóa nhằm thực hiện các đường lối,
chính sách, mục tiêu, kế hoạch của nhà nước trong thực tế, giúp cho nhà nước điều
hành và quản lý xã hội. Pháp luật còn là phương tiện để giới hạn và kiểm soát quyền
lực nhà nước, để giám sát hoạt động của nhân viên và các cơ quan nhà nước.
II.

Vai trò của pháp luật đối với nhà nước Việt Nam hiện nay
1. Pháp luật quy định cơ cấu, hoạt động của bộ máy nhà nước

Pháp luật quy định các loại cơ quan nhà nước, trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức
của từng loại, từng cấp và từng cơ quan, quy định thẩm quyền quyết định việc chia
tách, sáp nhập các cơ quan nhà nước. Ví dụ: Ở nước ta, toàn bộ việc tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước đều được quy định trong Hiến pháp, trong các luật tổ chức
bộ máy nhà nước như Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ…

Đồng thời, để bộ máy hoạt động đạt hiệu quả cao phải xác định đúng chức
năng, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan; phải xác lập mối quan hệ đúng
đắn giữa chúng. Pháp luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức và
phương thức hoạt đông của từng loại, từng cấp và từng cơ quan nhà nước; quy định
mối quan hệ giữa các cấp cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước trong cùng
một cấp, giữa các bộ phận cấu thành và giữa các nhân viên trong cùng một cơ quan
nhà nước với nhau. Ví dụ, Luật tổ chức chính phủ do Quốc hội ban hành, điều 16 quy
định về Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực tổ chức hệ thống hành
chính nhà nước; tại khoản 2: “Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của hệ thống bộ máy
hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm hiệu lực quản lý
nhà nước thông suốt trong hệ thống hành chính nhà nước, cơ quan hành chính cấp
dưới phải phục tùng sự lãnh đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ
quan hành chính cấp trên”. Nhờ có pháp luật, các hiện tượng lạm quyền, bao biện, vô
trách nhiệm… của đội ngũ công nhân viên chức nhà nước dễ dàng được phát hiện và
loại trừ.
Như vậy, khi có một hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động đầy
đủ, phù hợp làm cơ sở cho việc củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước thì sẽ không
còn tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng, thẩm quyền
của một số cơ quan nhà nước, có nghĩa là bộ máy sẽ hoạt động trơn chu và đạt hiệu
quả cao.
2. Pháp luật ràng buộc quyền lực nhà nước

Nhà nước ban hành ra pháp luật và dùng pháp luật để kiểm soát quyền lực nhà
nước, để giám sát hoạt động của nhân viên và cơ quan nhà nước. Mặc dù pháp luật do
nhà nước ban hành ra song khi có hiệu lực pháp lý thì pháp luật lại có giá trị ràng buộc
đối với nhà nước, trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước và nhân
viên nhà nước chỉ được hoạt động trong khuôn khổ các quy định của pháp luật, chỉ
làm những gì mà pháp luật cho phép… Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng
dẫn cách sử xự cho mọi người trong xã hội. Pháp luật đã quy định rất rõ ràng, cụ thể
về nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan nhà nước trong một số văn bản, ví dụ như

Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân,…đối
chiếu với các quy định đó có thể xác định được những hoạt động thực tế của các cơ
quan và nhân viên nhà nước là đúng thẩm quyền hay vượt quá thẩm quyền; là thực
3


hiện đầy đủ hay không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình… thông qua đó,
tránh biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền mà vẫn giữ được sự nhịp nhàng, phối
hợp trong hoạt động của từng cơ quan.Vì thế, pháp luật giúp cho mọi chủ thể trong xã
hội đều có thể tìm được cách sử xự cho phù hợp với ý chí, mong muốn của nhà nước,
giúp nhà nước quản lí xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.
3. Pháp luật quản lý đời sống xã hội, tạo ra một trật tự xã hội phù hợp với ý

chí nhà nước
Nhà nước sử dụng pháp luật để quản lý đời sống xã hội, tạo ra một trật tự xã hội
phù hợp với ý chí Nhà nước, mang lại đời sống hạnh phúc cho nhân dân. Pháp luật là
phương tiện triển khai chính sách của Nhà nước một cách nhanh nhất, quản lý xã hội
một cách hiệu quả nhất. Các chính sách, kế hoạch của Nhà nước trong từng giai đoạn,
muốn đưa vào xã hội và có hiệu quả thì phải thông qua pháp luật. Điều 12 - Hiến pháp
năm 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa...” Dựa vào những thuộc tính của mình, pháp luật trở
thành công cụ quản lý hiệu quả nhất trong các công cụ quản lý xã hội và là công cụ
không thể thay thế trong giai đoạn hiện nay.
Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách sử xự cho mọi người
trong xã hội cho phù hợp với ý chí, mong muốn của nhà nước. Từ đó, giúp nhà nước
quản lý quản lý xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Pháp luật là phương tiện để cụ thể hóa các đường lối, chính sách, mục tiêu, kế
hoạch của nhà nước trong thực tế, giúp nhà nước tổ chức, điều hành và quản lý các
lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống xã hội, từ kinh tế đến văn hóa, giáo dục, khoa
học kỹ thuật…

Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước và cũng là công cụ để thực hiện hóa các
mệnh lệnh của quản lý nhà nước. Pháp luật là do nhà nước ban hành ra nên nó có giá
trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan
trong xã hội, có phạm vi tác động rộng lớn trên toàn lãnh thổ. Đồng thời, pháp luật
được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các
biện pháp cưỡng chế nhà nước. Cưỡng chế là biện pháp cuối cùng nhà nước thực hiện
khi các biện pháp trên không thực hiện được. Ví dụ, quy định về mức xử phạt hành
chính khi tham gia giao thông đường bộ về việc không đội mũ bảo hiểm như sau:
“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi
trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ
bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”. Vì
thế, pháp luật có thể được triển khai, thực hiện một cách rộng rãi và có hiệu quả trên
toàn xã hội; nhờ đó, các chính sách, kế hoạch, quy định biện pháp quản lý cảu nhà
nước được thực hiện hóa trong xã hội.
Pháp luật giúp nhà nước thiết lập và phát triển các mối quan hệ ngoại giao, hữu
nghị và hợp tác quốc tế. Điều này được thể hiện rất rõ trong giai đoạn hội nhập phát
triển kinh tế, văn hoá, giáo dục như hiện nay. So với những năm 80, nước ta chỉ quan
hệ vơí các nước xã hội chủ nghĩa như: Trung Quốc, Liên Xô,…, hạn chế việc quan hệ
4


với các nước phương Tây do đó mà nền kinh tế trì trệ, kém phát triển. Sau khi tiến
hành Đổi mới (1986), đặc biệt năm 1988, Luật đầu tư nước ngoài ra đời đã cải thiện
mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác, tận dụng được vốn, khoa học – kĩ thuật
của nước ngoài để phát triển nền kinh tế.
Pháp luật còn góp phần giải quyết những tranh chấp mâu thuẫn, điều hòa lợi ích
giữa trung ương với địa phương, giữa các vùng, miền, giữa các lực lượng, các nhóm
xã hội khác nhau. Dựa vào pháp luật, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trên
các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.

Hiện nay, nhà nước có quyền ban hành pháp luật, còn các tổ chức khác nếu
được nhà nước cho phép thì có thể tham gia cùng nhà nước trong việc ban hành những
văn bản pháp luật nhất định. Một nhà nước hùng mạnh phải là một nhà nước có hệ
thống pháp luật tương đối hoàn thiện và có sự tổ chức pháp luật nghiêm minh.
4. Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội và mỗi người dân

Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội và mỗi người dân. Điều
này được thể hiện như sau:
Pháp luật bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các nhóm xã hội,
của mỗi người dân. Với mục tiêu xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, một đất nước của dân, do dân, vì dân và phát huy cao
độ tính dân chủ, pháp luật có những quy định để nhân dân tham gia vào các công việc
của nhà nước thông qua việc bầu ra những người đại diện ưu tú thay mặt nhân dân thể
hiên ý chí và khát vọng của nhân dân. Bên cạnh đó, pháp luật còn có những quy định
để nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình ví dụ như: quyền khiếu nại, tố cáo
trước những hành vi sai trái của các cơ quan nhà nước, theo dõi hoạt động chất vấn
của các đại biểu Quốc hội đối với các thành viên của cơ quan nhà nước,…
Pháp luật giữ vai trò trung gian, thực hiện điều tiết qua lại giữa các mối quan hệ
giữa các cá nhân, tổ chức và quan hệ giữa chúng với nhà nước và các quan hệ nảy
sinh. Như vậy, pháp luật bảo vệ các mối quan hệ hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa
xã hội; duy trì sự vận hành và phát triển ổn định của xã hội.
Pháp luật là hình thức thực hiện chính sách của nhà nước, là phương tiện quản
lí nhà nước, là hiện tượng xã hội quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhà nước.
Pháp luật là hệ thống những nguyên tắc sử xự chung được đảm bảo bằng quyền lực
nhà nước mà mọi người phải tuân theo. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
đều dựa vào pháp luật, trên cơ sở pháp luật. Nhà nước không thể thực hiện được chức
năng của mình nếu không có pháp luật. Bằng pháp luật, giai cấp thống trị bảo vệ, củng
cố và điều chỉnh các quan hệ phù hợp với lợi ích của nó. Hay nói cách khác, pháp luật
là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Có thể nói rằng, pháp luật bảo vệ quan hệ sở hữu, điều chỉnh những phương

pháp và hình thức phân công lao động, phân phối thành quả lao động; qui định và bảo
vệ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; đấu tranh với những hành vi xâm phạm
đến quan hệ xã hội; qui định trình tự và phương pháp giải quyết xung đột…
5


KẾT LUẬN
Tóm lại, vai trò của pháp luật đối với nhà nước ta hiện nay là vô cùng quan
trọng, pháp luật và nhà nước có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách
rời. Nhà nước xuất hiện dẫn đến sự xuất hiện của pháp luật, pháp luật là cơ sở để nhà
nước tồn tại và phát triển. Việt Nam đã, đang và sẽ không ngừng cải thiện, hoàn thiện,
đổi mới hệ thống pháp luật để pháp luật có thể phát huy tối đa vai trò của mình. Qua
bài tập này chúng ta đã hiểu thêm phần nào về pháp luật, nhà nước, vai trò của pháp
luật đối với nhà nước. Hơn nữa chúng ta còn biết thêm về mặt hạn chế và tích cực về
việc thực hiện pháp luật của Việt Nam. Là một người dân Việt Nam chúng ta hãy thực
hiện tốt quy định pháp luật, qua đó giúp pháp luật phát huy tối đa vai trò của mình đối
với nhà nước, góp phần xây dựng nhà nước Việt Nam phát triển vững mạnh.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật – Trường đại học Luật Hà Nội -

Nhà xuất bản Công an nhân dân – Năm 2013.

7



2. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội – Nguyễn Minh Đoan - Nhà xuất

bản chính trị quốc gia - Hà Nội (2008).
3. Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật – PGS. TS. Nguyễn Văn Động

– Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – Năm 2010.
4. Hướng dẫn ôn tập môn lý luận nhà nước và pháp luật - PGS. TS. Nguyễn

Thị Hồi – Nhà xuất bản Tư pháp – Năm 2010.
5. Nội dung cơ bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật - Nhóm giảng

viên bộ môn Lý luận nhà nước và pháp luật trường đại học luật Hà Nội –
NXB Giao thông vận tải.
6. />distribution=23330&print=true
7. />
nha-nuoc-o-viet-nam-hien-nay-39211/
8. />
van%2Fvai-tro-cua-phap-luat-doi-voi-nha-nuoc-o-viet-nam-hien-nay10413%2F&h=wAQGaOq9e
9. />
8



×