Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Vai trò của pháp luật đối với nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.44 KB, 8 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Pháp luật là nhân tố quan trọng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là phương
tiện để nhà nước quản lý các mặt quan trọng của đời sống xã hội và thực hiện các
chức năng của mình. Pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng đối với nhà nước bởi
nó là cơ sở pháp lý để bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động.Để đánh giá một cách
chính xác vai trò của pháp luật thì cần phải xem xét nó ở giác độ cụ thể, nghĩa là
phải gắn nó với việc thực hiện các chức năng của nhà nước và nhu cầu điều chỉnh
pháp luật của xã hội. Sau đây tôi xin phân tích để làm nổi bật vai trò của pháp luật
đối với nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Định nghĩa.
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định
hướng cụ thể.
Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ để thực thi chủ
quyền quốc gia, tổ chức và quản lý xã hội bằng pháp luật, phục vụ lợi ích giai cấp,
lợi ích xã hội và thực thi các cam kết quốc tế.
2. Vai trò của pháp luật đối với nhà nước.
Nhà nước Việt Nam là nhà nước xã hội chủ nghĩa, pháp luật xã hội chủ nghĩa là
công cụ chuyên chính giai cấp, là phương tiện để bảo vệ lợi ích cho giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, thực hiện những mục đích mà nhà nước và nhân dân đề
ra; mặt khác pháp luật là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính quy
phạm và tính bắt buộc chung để tổ chức quản lý các mặt khác nhau của đời sỗng xã
hội vì sự tồn tại và phát triển của mỗi con người và của cả xã hội;ngoài ra pháp luật
còn là công cụ để bảo vệ công lý và công bằng xã hội.Vai trò của pháp luật là hết
sức quan trọng,cụ thể vai trò của pháp luật đối với nhà nước ở Việt nam hiện nay
được thể hiện như sau:
2.1. Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý hiệu quả các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội.
Pháp luật được sử dụng để phối hợp, quy tụ những hoạt động của các cá
nhân riêng rẽ trong xã hội nhằm đạt được những mục đích mong muốn, duy trì đời


sống cộng đồng xã hội. Có thể nói, hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã
hội như kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội,... đều được nhà nước quản lý bằng xã
1
hội. Và chỉ quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng đó của đời sống xã
hội thì mục đích của việc quản lý mới đạt được và có hiệu quả cao. Thông qua pháp
luật nhà nước đề ra các chính sách phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội; xác định
cơ cấu, tổ chức và hoạt động, các biện pháp kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với
lĩnh vực xã hội đó; đưa ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý những hiện tượng tiêu
cực trong đời sống xã hội. Pháp luật có thể thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển và có thể kìm hãm sự phát triển của lĩnh vực hoạt động xã hội nào đó vì
sự tiến bộ xã hội và hạnh phúc nhân dân .
2.2. Pháp luật là phương tiện để thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách
của nhà nước làm cho đường lối đó có hiệu lực thi hành và bắt buộc chung trên
quy mô toàn xã hội.
Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước và cũng là công cụ để thực hiện hóa
các mệnh lệnh quản lý của nhà nước. Pháp luật là do nhà nước ban hành ra nên nó
có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân có
liên quan trong xã hội, có phạm vi tác động rộng lớn, trên toàn lãnh thổ; đồng thời,
pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến
áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Vì thế, pháp luật có thể được triển khai
và thực hiện một cách rộng rãi và có hiệu quả trên toàn xã hội, nhờ đó, các chính
sách, kế hoạch, quy định biện pháp quản lý ...của nhà nước được thực hiện hóa
trong xã hội.
2.3. Pháp luật là công cụ để cho nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của
các tổ chức, các cơ quan, các nhân viên nhà nước và mọi công dân.
Đối chiếu với các quy định của hiến pháp và các luật tổ chức bộ máy nhà
nước , có thể xác định được những hoạt động thực tiễn của các cơ quan và nhân
viên nhà nước là đúng thẩm quyền hay vượt quá thẩm quyền; là thực hiện đầy đủ
hay không hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình... Vì vậy, mặc dù do nhà nước

ban hành ra song khi có hiệu lực pháp lý thì pháp luật lại có giá trị ràng buộc đối
với nhà nước; trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước phải theo
đúng quy định của pháp luật, các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước chỉ
được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, chỉ được hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật cho phép. . Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách sử xự
cho mọi người trong xã hội, vì thế, pháp luật giúp cho mọi chủ thể trong xã hội đều
có thể tìm được cách xử sự phù hợp với ý chí, mong muốn của nhà nước, giúp nhà
2
nước quản lý xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.Đồng thời pháp luật giúp nhà
nước tổ chức và quản lý các lĩnh vực khác của đòi sống như văn hóa, giáo dục,
khoa học, kỹ thuật, y tế,... thông qua việc thể chế hóa các chính sách, kế hoạch của
nhà nước trong các lĩnh vực đó; qua việc quy định các phương tiện, biện pháp,
nhân lực, vật lực... để bảo đảm thực hiện các chính sách kế hoạch đó.
2.4. Pháp luật là công cụ để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội, tính mạng,
tài sản, danh dự, nhân phẩm của các cá nhân, tài sản, danh dự, uy tín của các tổ
chức.
Muốn bảo vệ lợi cích nhà nước, xã hộ, nhân dân, nhà nước, dựa trên căn cứ
pháp lý và theo những trình tự thủ tục luật định. Ngược lại, nhân dân muốn đấu
tranh bảo vệ quyền lợi của mình cũng phải tuân theo các quy định pháp luật. Dựa
vào pháp luật, nhà nước giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội, đồng thời đấu
tranh chống lại những hiện tượng tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật, đặc
biệt là tội phạm. để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhà nước phảo thông
qua các hình thức hoạt động pháp luật và xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện
pháp luật và bảo vệ pháp luật. Như vậy, nhà nước không thể thiếu được pháp luật,
còn pháp luật có vai trò vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
Một nhà nước hùng mạnh phảo là một nhà nước có hệ thông pháp luật tương đối
hoàn thiện và phải có sự tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh.Pháp luật còn
giúp nhà nước có thể đảm bảo công lý , công bằng xã hội. Bằng việc quy định
quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội nhất
định,pháp luật đảm bảo cho các chủ thể ngang quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm với

nhau trong các mối quan hệ xã hội nhất định. Pháp luật cũng là công cụ để kiểm
nghiệm, để đánh giá sự đúng đắn, hợp lý của các chính sách của nhà nước.Như vậy,
pháp luật luôn tác động, hỗ trợ, tạo tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của nhà
nước.
2.5. Pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý, khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của
Bộ máy nhà nước.
Điều đó thể hiện ở chỗ Bộ máy nhà nước là một thiết chế phức tạp bao gồm
nhiều loại cơ quan. Để cho bộ máy đó hoạt động được có hiệu quả đòi hởi phải xác
định đúng chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan, mỗi cơ quan;
phải xác lập mối quan hệ đúng đắn giữa chúng; phải có những phương pháp tổ
chức và hoạt động phù hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập
và thực thi quyền lực của nhà nước.Thực tiễn đã chỉ ra rằng khi chưa có một hệ
3
thống pháp luật về tổ chức đầy đủ và đồng bộ, phù hợp làm cơ sở cho việc củng cố
và hoàn thệin bộ máy nàh nươc 1thì dễ dẫn đến tình trang trùng lặp, chồng chéo,
thực hiện không đúng chức năng, thẩm quyền của một số cơ quan nhà nước, bộ
máy nhà nước sẽ cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả.Pháp luật giúp nhà nước có
thể tổ chức và vận hành bộ máy của mình thông qua việc quy định các loại cơ quan
nhà nước , trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức của từng loại, từng cấp và từng cơ
quan; quy định rõ chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức và phương pháp hoạt
động của từng loại,từng cấp và từng cơ quan nhà nước, mối quan hệ giữa các cấp
cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan trong cùng một cấp, giữa các bộ phận cấu
thành và giữa các nhân viên trong cùng một cơ quan nhà nước với nhau.Ví dụ, ở
Việt Nam, toàn bộ việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều được quy
định trong hiến pháp,trong các luật tổ chức bộ máy nhà nước như luật tổ chức quốc
hội, luật tổ chức chính phủ... nhờ đó, pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước.
2.6. Pháp luật cũng là phương tiện để nhà nước kiểm tra tính đúng đắn trong
đường lối lãnh đạo chỉ đạo của mình đối với xã hội.
Ví dụ: Thông qua đường lối mở cửa của Đại hội VI chúng ta thấy chủ trương

trên là đúng đắn đã thúc đẩy kinh tế phát triển đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng
kinh tế.
2.7. Pháp luật là công cụ giúp nhà nước tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh
tế.
Thông qua việc xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình
thưc sở hữu,chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập, cơ chế kinh
tế, các phương pháp quản lý kinh tế..., pháp luật góp phần tích cực vào việc sắp
xếp, cơ cấu các ngành kinh tế, tác động đến sự tăng trưởng và sự ổn định, cân đối
của nền kinh tế. Pháp luật điều chỉnh các hợp đồng kinh tế, quy định trình tự và thủ
tục giải quyết các tranh chấp kinh tế để bảo vệ lợi ích kinh tế chính đáng của các
chủ thể. Nhờ các quy định đó mà nhà nước có thể tổ chức và quản lý được nền kinh
tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng trong sự ổn định, cân đối và điều tiết
nền kinh tế theo chiều hướng mà nó mong muốn.
Vai trò điều tiết và can thiệp của Nhà nước
Sự vận động của tổng cung-tổng cầu trong nền kinh tế thị trường, vai trò điều
tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm vào 4 mục tiêu kinh tế: Tăng trưởng GDP; tạo việc
làm mới, giảm thất nghiệp; ổn định giá cả và tăng xuất khẩu ròng. Thông thường để
4
thực hiện 4 mục tiêu kinh tế vĩ mô như nêu ở phần trên, nhà nước thường sử dụng 4
nhóm chính sách hay còn gọi là các nhóm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô.
Chính sách tài khóa bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.
Nhóm các chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết thị
trường tài chính, mà trọng tâm là thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định giá
cả. Thông thường chính sách tiền tệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến điều chỉnh tổng
cầu của nền kinh tế thông qua các công cụ như: lãi suất, tín dụng, các nghiệp vụ của
thị trường mở .v..v..
Chính sách chi tiêu nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng
và điều tiết tổng cầu của nền kinh tế.
Chính sách ngoại thương nhằm điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu, bảo đảm mục
tiêu tăng xuất khẩu ròng (xuất trừ nhập khẩu); điều tiết tổng cung và tổng cầu của

nền kinh tế; đồng thời góp phần vào chính sách tỷ giá.
Bốn nhóm công cụ chính sách nêu trên tùy theo tính chất của một nền kinh tế
và trong mỗi giai đoạn nhất định được điều chỉnh nhằm bảo đảm phục vụ có hiệu
quả cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô nói chung và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nói riêng.
Như đã trình bày ở Bài I, mô hình kinh tế thị trường luôn luôn tồn tại 3
khuyết tật cố hữu, gắn liền với bản chất của nó. Năng lực quản trị có hiệu quả của
một Nhà nước thể hiện ở khả năng sử dụng các công cụ để hạn chế những hệ quả
tiêu cực do các “ khuyết tật “ đó gây ra.
Sử dụng các tổ chức kinh tế của Nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế mà Nhà
nước nắm vai trò chi phối chính là sự can thiệp vào thị trường bằng sức mạnh vật
chất của Nhà nước. Do đó, vấn đề cải cách doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chính
là “tái cấu trúc“ lực lượng này để làm tốt vai trò tham gia điều tiết thị trường, cung
cấp tốt hơn các loại “hàng hoá và dịch vụ công cộng” phục vụ mục tiêu phát triển
bền vũng.
Tái cấu trúc lực lượng DNNN để lực lượng này thực sự là sức mạnh vật
chất, cùng với thể chế kinh tế trở thành công cụ điều tiết thị trường có hiệu quả.
Đây là một nội dung rất quan trọng, không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà nước về kinh tế, mà còn gắn kết được vấn đề đề kinh tế với tiến bộ và công
bằng xã hội trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Áp dụng rộng rãi mô hình công - tư hợp tác trong phát triển kinh tế
Hiện nay ở nước ta nhiều dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng được thực hiện theo
hình thức này, trong đó có các dự án về giao thông, cấp nước, thu hút công nghiệp
công nghệ cao....
Với phương thức này, vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước trở thành "vốn
mồi" để thu hút đầu tư của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay chưa có khung
pháp lý rõ ràng cho hình thức đầu tư này, mà còn mang tính tự phát, nên cần được
chế định khung pháp lý ở tầm quốc gia.
5

×