Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Công ty a (trụ sở chính ở hà nội) kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, muốn có sự hiện diện trên thị trường miền trung để dần mở rộng hoạt kin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.06 KB, 19 trang )

Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

TM2.NT1 - 2.
Công ty A (trụ sở chính ở Hà Nội) kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, muốn có sự
hiện diện trên thị trường miền Trung để dần mở rộng hoạt kinh doanh tại đây, song không
muốn mở chi nhánh hay văn phòng đại diện do băn khoăn về vấn đề kinh phí còn hạn
chế.
1. Tư vấn cho công ty A giải pháp tiết kiệm nhất để thực hiện được ý định trên đây.
2. Trong trường hợp này, hãy tư vấn cho Công ty A lựa chọn một loại hợp đồng
phù hợp, hãy trình bày đặc điểm pháp lý của hợp đồng đó.
3. Phân tích để thấy rõ, Công ty B, đối tác ký kết hợp đồng với Công ty A trong
quan hệ thương mại trên đây, có cần thiết phải có đăng ký kinh doanh đồ thủ công mỹ
nghệ hay không? Tại sao?
4. Phân tích phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với công ty A và đối với khách
hàng (nếu có).

Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 1


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

MỤC LỤC
A.
B.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.................................................................................................................5
1.Tư vấn cho công ty A giải pháp tiết kiệm nhất để thực hiện được ý định trên đây...........................5
2.Trong trường hợp tư vấn cho Công ty A lựa chọn ký kết một hợp đồng, hãy trình bày đặc điểm
pháp lý của hợp đồng đó......................................................................................................................9
3.Phân tích để thấy rõ, Công ty B, đối tác ký kết hợp đồng với Công ty A trong quan hệ thương mại
trên đây, có cần thiết phải có đăng ký kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ hay không? Tại sao?........14


4.Phân tích phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với công ty A và đối với khách hàng (nếu có). 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................19

Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 2


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

BÀI LÀM
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I.

KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI.
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các

thương nhân thông qua mua bán là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của
xã hội. Khi giao dịch hàng hóa trên thị trường, tùy thuộc vào từng đối tượng giao dịch,
thời gian giao dịch, thị trường cũng như tính chất, thời cơ của từng thương vụ, thương
nhân có thể lựa chọn phương thức giao dịch cho phù hợp. Theo Luật thương mại 2005
(LTM 2005), hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để
thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác
định và bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác
mua bán hàng hóa và đại lí thương mại.
Khi sử dụng hình thức trung gian thương mại thì thương nhân không cần phải mở
chi nhánh hay văn phòng của mình nữa. Với hình thức này thì thương nhân trung gian
thường hiểu biết, nắm vững tình hình thị trường, pháp luật và tập quán địa phương. Do
đó, họ có khả năng đẩy mạnh việc giao lưu buôn bán, hạn chế rủi ro và nhiều khi mua
bán được hàng hóa, cung ứng dịch vụ với giá cả có lợi hơn cho bên thuê dịch vụ của họ.

Thương nhân trung gian thường là những tổ chức, cá nhân có những điều kiện nhất định
về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân việc thực hiện các giao dịch kinh doanh chuyên nghiệp,
như thế sẽ giảm bớt được các chi phí để mở rộng phát triển kinh doanh. Cũng từ đó, các
nhà kinh doanh có thể hình thành mạng lưới buôn bán, tiêu thụ, cung cấp các loại dịch vụ
trên một phạm vi rộng, tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đồng
thời hoạt động trung gian thương mại giúp cho khối lượng hàng hóa lưu thông trên thị
trường tăng lên, giao lưu kinh tế giữa các địa phương được đẩy mạnh.
II.
CÁC HÌNH THỨC TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI.
1. Đại diện cho thương nhân.
Theo Điều 141 LTM 2005 thì đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân
nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để
Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 3


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó
và được hưởng thù lao về việc đại diện. Trong trường hợp thương nhân cử người của
mình làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định tại Điều 139 BLDS 2005. Quan hệ đại
diện cho thương nhân phát sinh giữa các bên đại diện và bên giao đại diện. Nội dung
được quy định trong hợp đồng với phạm vi một phần hoặc toàn phần. Hợp đồng này là
một dạng của hợp đồng ủy quyền trong dân sự. Nghĩa vụ của bên đại diện được quy định
tại Điều 145 LTM. Nghĩa vụ của bên giao đại diện được quy định tại Điều 146 LTM.
2. Môi giới thương mại:
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung
gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên
được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và

được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. Chủ thể của môi giới thương mại là bên môi
giới và bên được môi giới, trong đó bên môi giới phải là thương nhân và phải có giấy
phép đăng kí kinh doanh môi giới ngành nghề cần môi giới đó. Nội dung bao gồm tìm
kiếm và cung cấp thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt
động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần môi giới,…Quan hệ môi giới thương mại được
thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới thương mại. Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới
và bên được môi giới lần lượt được quy định tại Điều 151 và Điều 152 LTM.
3. Ủy thác mua bán hàng hóa:
Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực
hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận
với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác. Quan hệ ủy thác hàng hóa được thiết lập
giữa bên ủy thác và nhận ủy thác hàng hóa. Nội dung của hoạt động ủy thác mua bán
hàng hóa bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng ủy thác giữa các bên. Việc ủy thác
mua bán hàng hóa được thiết lập và đảm bảo bằng hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ của bên
ủy thác và bên nhận ủy thác được lần lượt quy định tại Điều 162, 163, 164, 165 LTM.
4. Đại lý thương mại:
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý
thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý
Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 4


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Quan hệ đại
lý mua bán hàng hóa phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Nội dung của hoạt động
đại lý bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý giữa các bên đại lý và bên giao
đại lý và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, hoặc cung ứng dịch vụ giữa
bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lý. Quan hệ đại lí thương mại

được thực hiện bằng hợp đồng giữa thương nhân làm đại lý và thương nhân giao đại lý.
Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện và bên đại diện lần lượt được quy định tại Điều
172, 173, 174, 175 LTM.
B. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Tư vấn cho công ty A giải pháp tiết kiệm nhất để thực hiện được ý định trên
đây.
Công ty A trụ sở chính ở Hà Nội, kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, muốn có sự
hiện diện trên thị trường miền Trung để dần mở rộng hoạt động kinh doanh ở đây, song
không muốn mở chi nhánh hay văn phòng đại diện do băn khoăn về vấn đề kinh phí còn
hạn chế. Do vậy, để thực hiện được ý định mở rộng sản xuất kinh doanh với giải pháp tiết
kiệm nhất thì công ty A sẽ phải lựa chọn một trong số các hoạt động trung gian
thương mại để tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn và hạn chế rủi ro.
LTM 2005 quy định các loại trung gian thương mại sau: đại diện cho thương nhân,
môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lí thương mại. Vậy, trong các
hình thức trung gian thương mại trên, loại hình trung gian nào là ít chi phí nhất và phù
hợp nhất với trường hợp của công ty A, bài viết sau đây sẽ làm rõ.
Thứ nhất, hình thức trung gian đại diện cho thương nhân.
Theo Điều 141 LTM 2005, đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân
nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để
thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó
và được hưởng thù lao về việc đại diện. Trong quan hệ đại diện thương mại, bên đại diện
thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện. Các
Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 5


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

hoạt động thương mại bên đại diện được giao thường là tìm kiếm các cơ hội kinh doanh,

lựa chọn bên thứ ba có nhiều khả năng trở thành đối tác kinh doanh của bên giao đại diện,
tiến hành giao kết hợp đồng với bên thứ ba. Trong phạm vi đại diện, bên đại diện thực
hiện các hoạt động thương mại nói trên nhân danh bên giao đại diện chứ không được
nhân danh mình. Công ty A (trụ sở chính ở Hà Nội) muốn có sự hiện diện của mình ở thị
trường miền Trung để dần mở rộng hoạt động kinh doanh ở đây, và không muốn mở chi
nhánh hay văn phòng đại diện do vấn đề kinh phí thì lựa chọn phương án ký hợp đồng đại
diện thương mại với một thương nhân khác (thương nhân B) tại miền Trung là hợp lý.
Bởi với hợp đồng đại diện, thương nhân B (bên đại diện) sẽ nhân danh công ty A thực
hiện hoạt động thương mại, nên công ty A có thể xuất hiện trên thị trường miền Trung.
Mặt khác, phương án ký hợp đồng đại diện thương mại với công ty B cũng tiết kiệm chi
phí rất nhiều so với mở chi nhánh hay văn phòng đại diện. Qua đó, ta thấy hình thức
đại diện cho thương nhân khá hợp lý với yêu cầu của công ty A.
Thứ hai, hình thức trung gian môi giới thương mại có phải là lựa chọn tốt?
Trong hoạt động môi giới thương mại, bên môi giới không được nhân danh bên
được môi giới để giao dịch với bên thứ ba và thường không đứng ra để giao kết các hợp
đồng với bên thứ ba, mà sau khi được bên môi giới giới thiệu, các bên được môi giới trực
tiếp giao kết hợp đồng với nhau. Như vậy, bên môi giới chỉ là bên giúp các bên được môi
giới tiếp xúc, hiểu biết về nhau; do đó quan hệ giữa bên môi giới và bên được môi giới có
thể là quan hệ theo từng vụ việc hoặc quan hệ lâu dài theo nhu cầu tìm kiếm cơ hội để
giao kết hợp đồng thương mại của bên được môi giới. Nếu sử dụng biện pháp này, công
ty A vẫn phải trực tiếp kí kết hợp đồng với bên thứ ba. Do trụ sở ở Hà Nội mà muốn mở
rộng thị trường tại miền Trung thì công ty A ngoài thù lao môi giới còn phải tốn các chi
phí phục vụ cho việc trực tiếp kí hợp đồng với bên thứ 3. Như vậy, theo đánh giá của
nhóm môi giới thương mại sẽ không phải là hình thức trung gian phù hợp với tiêu chí
mà công ty A đặt ra.
Thứ ba, hình thức trung gian ủy thác mua bán hàng hóa.

Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 6



Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

Trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa, bên nhận ủy thác nhân danh chính mình
để giao dịch với bên thứ ba. Do đó, mặc dù hoạt động vì lợi ích của bên uỷ thác nhưng
bên nhận uỷ thác không phải là đại diện cho bên uỷ thác trong các quan hệ với bên thứ
ba.Quan hệ uỷ thác thường phát sinh trong từng vụ việc cụ thể, thời gian tồn tại không
dài và bên uỷ thác sẽ có ít quyền kiểm soát hoạt động của bên nhận uỷ thác hơn so với
bên giao đại diện trong quan hệ đạị diện cho thương nhân. Đồng thời, theo LTM 2005
hoạt động uỷ thác chỉ được thực hiện trong lĩnh vực mua bán hàng hoá. Như vậy, với
hình thức ủy thác, thương nhân B nhận ủy thác của công ty A không nhân danh công ty A
thực hiện hoạt động thương mại như hình thức đại diện. Hoạt động ủy thác cũng chỉ bó
hẹp trong việc thực hiện mua bán hàng hóa. Như vậy việc xác lập hợp đồng cung ứng
dịch vụ và các hoạt động thương mại khác không được thực hiện. Mục đích mở rộng thị
trường của công ty A không được thực hiện hiệu quả. Việc giám sát của công ty A với bên
nhận ủy thác cũng không thể chặt chẽ. Vậy, ủy thác mua bán hàng hóa cũng không
phải là hình thức trung gian phù hợp.
Thứ tư, có nên lựa chọn đại lý thương mại?
Trong quan hệ đại lý thương mại, bên đại lý nhân danh chính mình và trực tiếp
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với bên thứ ba. Đại lý thương
mại cũng được mở rộng trong cả hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Tuy
nhiên, đại lý chỉ là người nhận hàng rồi tiếp tục bán cho bên thứ ba. Chỉ khi hàng hóa
được bán, quyền sở hữu hàng hóa mới chuyển từ bên giao đại lý cho bên đại lý. Như vậy,
việc bán được hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào bên đại lý. Nếu bên đại lý thực
hiện kém hiệu quả sẽ dẫn đến hàng tồn kho, giảm chất lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến
việc kinh doanh của công ty A. Mặt khác, hình thức đại lý trung gian thường chú trọng
tới việc bán hàng hơn là cung ứng các dịch vụ thương mại. Như vậy, nếu chọn hình thức
trung gian là đại lý thương mại thì hiểu đơn giản nhất là công ty A chọn người làm nhiệm
vụ bán hàng thay mình chứ mục tiêu ban đầu của công ty sẽ không đạt được. Vậy, đại lý

thương mại cũng sẽ không được nhóm lựa chọn là hình thức trung gian hợp lý nhất
cho công ty A.
Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 7


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

Như vậy, qua phân tích trên theo quan điểm của nhóm, đại diện cho thương nhân
là hình thức trung gian được đánh giá là giải pháp hữu hiệu và tiết kiệm để công ty A thực
hiện ý định mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Lý do nào khiến nhóm lựa chọn đại
diện cho thương nhân mà không phải là hình thức trung gian khác? Bởi lẽ giải pháp này
có những ưu điểm vượt trội so với các hình thức còn lại. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, bản chất của hoạt động đại diện thương mại là bên giao đại diện ủy
quyền cho bên đại diện thay mặt và nhân danh bên giao đại diện thực hiện một số giao
dịch thương mại và bên đại diện sẽ được hưởng thù lao sau khi hoàn thành công việc
được giao. Trong hoạt động đại diện thương mại, sự đại diện là yếu tố cơ bản, bên đại
diện (bên được uỷ quyền) không hành động cho mình, không nhân danh mình mà nhân
danh và vì lợi ích của bên uỷ quyền (bên giao đại diện). Trong phạm vi được uỷ quyền,
bên đại diện hành động trên danh nghĩa, vị trí của bên giao đại diện, vì vậy, khi bên đại
diện giao dịch với bên thứ ba (trong phạm vi được uỷ quyền) thì về mặt pháp lý được
xem như chính bên giao đại diện giao dịch với bên thứ ba. Như vậy, với việc công ty A ủy
quyền cho một thương nhân khác, thương nhân này sẽ thực hiện hành vi trên danh nghĩa
của công ty A, vì lợi ích của công ty A. Họ thường hiểu biết, nắm vững tình hình thị
trường, pháp luật và tập quán địa phương. Do đó, họ có khả năng đẩy mạnh giao lưu
buôn bán, hạn chế rủi ro, cung ứng dịch vụ với giá cả có lợi hơn cho bên đại diện. Có sự
ràng buộc khá chặt chẽ giữa công ty A và bên đại diện.
Thứ hai, hoạt động đại diện cho thương nhân có phạm vi rộng bao gồm tìm kiếm
các cơ hội kinh doanh cho thương nhân giao đại diện và được tiến hành trong suốt thời

gian đại diện, không giới hạn vào một vụ việc cụ thể mà tồn tại trong quan hệ hợp tác lâu
dài giữa hai bên. Bên đại diện có thể được ủy quyền tiến hành các hoạt động nghiên cứu
thị trường, lựa chọn đối tác, đàm phán, giao kết hợp đồng với bên thứ ba trên danh nghĩa
của bên giao đại diện. Cùng một lúc, bên đại diện có thể tiến hành hoạt động này cho
nhiều thương nhân trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, khi công ty A ủy
quyền cho thương nhân khác đại diện thực hiện các hành vi thương mại. Bên đại diện sẽ
tiến hành các hoạt động tìm kiếm, xác lập quan hệ mua bán, cung ứng dịch vụ thương
Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 8


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

mại với bên thứ ba. Bên thương nhân có thể cùng lúc lựa chọn, giao kết hợp đồng với
nhiều đối tác trên danh nghĩa của công ty A. Vì vậy, hàng hóa của công ty A sẽ nhanh
chóng lan rộng ra thị trường mà không phải tốn nhiều chi phí cho việc giao dịch trực tiếp
với từng đối tác.
Thứ ba, hoạt động đại diện rất có lợi cho cả bên giao đại diện và bên thứ ba, ở chỗ:
bên giao đại diện vẫn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh với bên thứ ba mà không cần
quan hệ trực tiếp với họ, còn bên thứ ba thì rất yên tâm tin tưởng rằng mình đã quan hệ
với bên giao đại diện (thường là bên có uy tín trong kinh doanh) thông qua bên đại diện.
Khi thương nhân đại diện cho công ty A kí kết các hợp đồng với bên thứ ba, thương hiệu,
danh tiếng của công ty A sẽ đến với các đối tác. Qua khâu trung gian này, việc ký kết hợp
đồng với các đối tác tại thị trường mới – miền Trung sẽ dễ dàng hơn. Công ty A không
phải tốn các chi phí để tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ tại thị
trường mới. Chi phí thù lao cho bên đại diện cũng nhỏ hơn rất nhiều so với các chi phí
mở rộng , phát triển thị trường khi công ty A lập chi nhánh, trụ sở hay sử dụng các hình
thức trung gian khác.
Thứ tư, so với các hình thức trung gian thương mại khác, đại diện cho thương

nhân có những ưu thế vượt trội hơn đáp ứng mục tiêu mở rộng thị trường, tiết kiệm chi
phí của công ty A.
 Kết luận: đại diện cho thương nhân là phương án tiết kiệm và có hiệu
quả nhất cho công ty A.
Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng việc tiết kiệm chi phí cho công ty còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như thù lao trung gian, đặc điểm thị trường, chi phí vận chuyển…. mà
công ty A cần phải tính toán để hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất.
2. Trong trường hợp tư vấn cho Công ty A lựa chọn ký kết một hợp đồng, hãy

trình bày đặc điểm pháp lý của hợp đồng đó.
Giải pháp phù hợp và tiết kiệm nhất để công ty A ( trụ sở ở Hà Nội ) hiện diện
được ở thị trường miền Trung mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là lựa chọn hình
Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 9


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

thức trung gian thương mại đại diện cho thương nhân như ở phần trên đã trình bày, do
đó nên công ty A phải ký kết một hợp đồng đại diện cho thương nhân với một thương
nhân khác (thương nhân B) làm đại diện cho mình. Vì quan hệ đại diện cho thương nhân
chỉ phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện. Việc ký kết hợp đồng giữa công ty A và
thương nhân B phải tuân thủ những quy định của pháp luật hay nói cách khác cũng
chính là tuân thủ những đặc điểm pháp lý của hợp đồng đại diện cho thương nhân. Hợp
đồng đó có những đặc điểm pháp lý như sau :
 Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại diện cho thương nhân:
Điều 141 LTM 2005 quy định “đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân
nhận ủy nhiệm ( gọi là bên đại diện ) của thương nhân khác(gọi là bên giao đại diện) để
thực hiện các hoạt động thương mại ….”. Như vậy, điều kiện cần để các chủ thể tham gia

quan hệ hợp đồng này là cả bên giao đại diện và bên đại diện đều phải có tư cách
thương nhân. Từ cơ sở pháp lý trên, trong tình huống này thì công ty A (có trụ sở chính
ở Hà nội) kinh doanh đồ thủ công mĩ nghệ đã có tư cách thương nhân, nhưng để hợp
đồng giữa các bên có hiệu lực thì bên đại diện cho công ty A (thương nhân B) cũng phải
có tư cách thương nhân theo quy định của pháp luật. Đó là đặc điểm pháp lý thứ nhất về
chủ thể của hợp đồng đại diện mà công ty A cần ký kết. Tuy nhiên để xác định chủ thể
tham gia quan hệ đại diện cho thương nhân, ngoài điều kiện cần (cả hai bên đều phải là
thương nhân) còn phải xem xét các điều kiện đủ là thương nhân B – bên đại diện phải có
đăng ký kinh doanh dịch vụ trung gian thương mại (hoặc là đăng ký dịch vụ đại diện
thương mại; hoặc đăng ký ngành nghề phù hợp với yêu cầu đại diện)(*).
 Hình thức hợp đồng đại diện cho thương nhân.
Theo Điều 142 LTM, hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn
bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax,
thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luât. Theo đó, đặc
điểm pháp lý cần lưu ý trong hợp đồng đại diện cho thương nhân mà công ty A ký kết là:

Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 10


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

hình thức của hợp đồng này bắt buộc phải bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá
trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.
 Phạm vi đại diện.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên đại diện (thương nhân B ) thực hiện một
phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diên
– công ty A (Điều 143 LTM 2005). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, điều này cũng đồng nghĩa
với việc, nếu bên giao đại diện ủy quyền cho bên đại diện thực hiện các hoạt động thương

mại ngoài phạm vi hoạt động của mình thì sự ủy quyền đó bị vô hiệu. Theo đó, công ty
A chỉ được ủy quyền cho bên đại diện là thương nhân B thực hiện những công việc thuộc
phạm vi hoạt động thương mại của mình. Vậy, đặc điểm pháp lý cần lưu ý ở đây là các
bên có thể thỏa thuận về phạm vi đại diện nhưng trong khuôn khổ của pháp luật là: sự
ủy quyền được giới hạn trong phạm vi hoạt động thương mại của công ty A.
 Nội dung của hợp đồng đại diện cho thương nhân.
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết
hợp đồng đã thỏa thuận. Trong đó có nêu rõ quyền và nghĩa vụ của công ty A và thương
nhân B với tư cách là bên đại diện và bên giao đại diện. Trừ khi các bên có thỏa thuận
khác, thì nội dung của hợp đồng có những nội dung cơ bản như sau :
a)

Quyền và nghĩa vụ của các bên:

a1) Bên giao đại diện - công ty A:


Nghĩa vụ của công ty A:

Được quy định tại Điều 146 LTM 2005, bao gồm:
- Bên công ty A phải có nghĩa vụ thông báo ngay cho bên đại diện - B về việc giao
kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch,việc thực hiện hợp đồng mà B đã giao kết,
việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà B đã thực
hiện.
- Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên B thực hiện hoạt động đại
diện.
- Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho B.
Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 11



Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

- Thông báo kịp thời cho B về khả năng không giao kết được, không thực hiện
được hợp đồng trong phạm vi đại diện.


Quyền của công ty A:

Trên thực tế, quyền của bên giao đại diện- công ty A không được quy định cụ thể
trong điều khoản nào của LTM 2005. Tuy vậy, căn cứ trên việc hợp đồng đại diện cho
thương nhân là hợp đồng song vụ, ưng thuận, ta có thể xác định quyền của công ty A dựa
trên các nghĩa vụ của B. Do đó, các quyền của bên công ty A gồm:
- Quyền không chấp nhận hợp đồng do B ký không đúng thẩm quyền. Bên công ty
A có quyền yêu cầu B phải bồi thường thiệt hại phát sinh do việc bên này cố ý xác lập,
thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện.
- Quyền yêu cầu bên đại diện cung cấp các thông tin liên quan đến việc thực hiện
hoạt động thương mại được ủy quyền.
- Quyền đưa ra những chi dẫn và yêu cầu bên đại diện tuân thủ các chỉ dẫn đó.
a2) Bên đại diện – thương nhân B:


Nghĩa vụ của thương nhân B:

Nghĩa vụ dành cho bên đại diện được quy định tại Điều 145 LTM 2005 gồm
những nghĩa vụ sau:
1. Thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại
diện – công ty A . Bên đại diện (B) thực hiện các hoạt động thương mại vì lợi ích của
bên công ty A chứ không phải vì lợi ích của mình.

2. Thông báo cho bên công ty A về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động
thương mại đã được ủy quyền.
3. Tuân thủ chỉ dẫn của bên công ty A nếu chỉ dẫn đó không vi phạm pháp luật.
4. Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc
của người thứ ba trong phạm .
5. Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt
động thương mại của bên công ty A trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai
năm kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện.
Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 12


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

6. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.


Quyền của thương nhân B:

- Quyền hưởng thù lao đại diện: Bên đại diện – B được hưởng thù lao đối với hợp
đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao được phát sinh từ
thời điểm do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện. Trường hợp không có thỏa
thuận, mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo quy định tại Điều 86 của LTM
2005.
- Quyền yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác,
bên đại diện có quyền yêu cầu được thanh toán các khoản chi phí phát sinh hợp lý để thực
hiện hoạt động đại diện.
- Quyền cầm giữ: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có quyền cầm
giữ tài sản, tài liệu được giao để bao đảm việc thanh toán các khoản thù lao và chi phí đã

đến hạn.
Trên đây là các đặc điểm cần lưu ý về nội dung của hợp đồng đại diện. Tuy nhiên,
liên quan đến quyền của bên đại diện, một vấn đề đặt ra là liệu cùng một lúc, bên đại diện
có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân không, đặc biệt có thể làm đại diện cho đối
thủ cạnh tranh của bên giao đại diện không? LTM 2005 quy định: trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác thì bên đại diện có nghĩa vụ “không thực hiện các hoạt động
thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện”.
Khoản 5 Điều 144 BLDS 2005 cũng quy định, bên đại diện không được xác lập, thực
hiện các giao dịch dân sự với người thứ 3 mà mình cũng là đại diện của người đó. Áp
dụng vào trường hợp này thì công ty A và công ty B ký hợp đồng đại diện cho thương
nhân, theo đó, công ty B làm đại diện cho công ty A để tìm hiểu nhu cầu thị trường và các
đối tác ở hà nội nhằm mở rộng thị trường và được nhân danh công ty A ký hợp đồng mua
bán hàng hóa với các bên thứ 3. Đồng thời công ty B cũng ký hợp đồng làm đại diện cho
công ty C để thực hiện các công việc tương tự như nội dung hợp đồng đã ký với công ty
A. Theo quy định của pháp luật, công ty B không được xác lập thực hiện các giao dịch
thương mại với công ty C nhân danh công ty A.
Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 13


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)
 Thời hạn đại diện :

Theo Điều 144 LTM thì thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận. Trường hợp
không có thỏa thuận thì thời hạn đại diện chấm dứt khi bên công ty A thông báo cho B về
việc chấm dứt hợp đồng hoặc bên B thông báo cho công ty A về việc chấm dứt, một trong
hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì thời hạn đại diện sẽ chấm dứt. Ngoài ra còn
một số điều khoản khác nữa như là: thời điểm phát sinh quyền được hưởng thù lao ,thời
gian và phương thức thanh toán tiền thù lao cho việc đại diện ,trách nhiệm do vi phạm

hợp đồng ,hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh …Các bên có thể thỏa thuận them
các điều khoản khác vì pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.
Trên đây là những đặc điểm pháp lý của hợp đồng đại diện cho thương nhân mà
công ty A và thương nhân B ký kết nhằm làm phát sinh quan hệ đại diện cho thương nhân
giữa công ty A và B.
3. Phân tích để thấy rõ, Công ty B, đối tác ký kết hợp đồng với Công ty A trong
quan hệ thương mại trên đây, có cần thiết phải có đăng ký kinh doanh đồ thủ
công mỹ nghệ hay không? Tại sao?
Khoản 1 Điều 141 LTM 2005 quy định: “Đại diện cho thương nhân là việc một
thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao
đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo chỉ dẫn của
thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện”.
Theo đó, chủ thể trong quan hệ đại diện cho thương nhân đều phải là thương nhân,
hoàn toàn độc lập về tư cách pháp lí. Như vậy, không phải bất kỳ tổ chức, cá nhân nào
cũng có thể làm đại diện thương nhân. Họ chỉ đủ tư cách làm đại diện thương nhân khi đã
thỏa mãn những điều kiện của pháp luật quy định về thương nhân như: tổ chức kinh tế
được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên
và có đăng ký kinh doanh (theo khoản 1 Điều 6 LTM 2005).
Bản chất của hoạt động đại diện cho thương nhân là bên giao đại diện ủy quyền
cho bên đại diện thay mặt và nhân danh bên giao đại diện thực hiện một số giao dịch
thương mại và bên đại diện sẽ được hưởng thù lao sau khi hoàn thành công việc được
Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 14


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

giao. Trong hoạt động đại diện cho thương nhân, sự đại diện là yếu tố cơ bản, bên đại
diện (bên được uỷ quyền) không hành động cho mình, không nhân danh mình mà nhân

danh và vì lợi ích của bên uỷ quyền (bên giao đại diện). Trong phạm vi được uỷ quyền,
bên đại diện hành động trên danh nghĩa, vị trí của bên giao đại diện, vì vậy, khi bên đại
diện giao dịch với bên thứ ba (trong phạm vi được uỷ quyền) thì về mặt pháp lý được
xem như chính bên giao đại diện giao dịch với bên thứ ba. Như vậy, khi công ty B kí hợp
đồng làm đại diện cho công ty A, tức là công ty B sẽ hoạt động cho công ty A, nhân danh
công ty A và vì lợi ích của công ty A chứ hoàn toàn không nhân danh mình.
Để có thể ký hợp đồng đại diện với công ty A hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
đồ thủ công mỹ nghệ thì công ty B có ba lựa chọn, đó là: Đăng ký kinh doanh lĩnh vực
mua bán đồ thủ công mỹ nghệ; Đăng ký kinh doanh dịch vụ thương mại; hoặc Đăng ký
kinh doanh dịch vụ trung gian thương mại.
Thứ nhất, đăng ký kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, phù hợp với lĩnh vực kinh
doanh của công ty A. Như vậy, khi ký hợp đồng đại diện thương mại với công ty A, công
ty B sẽ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, như vậy lĩnh vực kinh
doanh mà công ty B đã đăng ký hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh mà công ty B
sẽ hoạt động khi ký hợp đồng đại diện với công ty A.
Thứ hai, Công ty B đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện thương mại. Khi đó công
ty B có thể ký hợp đồng đại diện thương mại với công ty A, và tiến hành các hoạt động
thương mại trong phạm vi đại diện. Nhưng hạn chế ở đây đó là nếu đăng ký kinh doanh
lĩnh vực đại diện thương mại thì công ty B chỉ có thể ký hợp đồng đại diện mà không thể
hoạt động các loại hình trung gian thương mại khác như mô giới, uỷ thác, hay đại lý.
Nhưng với hợp đồng đại diện thương mại, công ty B vẫn đủ cơ sở pháp lý để nhân danh
công ty A tiến hành các hoạt động thương mại trong lĩnh vực kinh doanh đồ thủ công mỹ
nghệ.
Thứ ba, công ty B đăng ký kinh doanh dịch vụ trung gian thương mại. Với sự lựa
chọn này thì công ty B có thể hoạt động cả bốn loại hình trung gian thương mại đó là đại
diện, uỷ thác, môi giới và đại lý. Nên công ty B hoàn toàn có thể giao kết hợp đồng đại
Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 15



Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

diện với công ty A và tiến hành các hoạt động thương mại trong lĩnh vực kinh doanh đồ
thủ công mỹ nghệ một cách bình thường, hợp pháp. Ta có thể thấy rõ rằng, đăng ký kinh
doanh dịch vụ trung gian thương mại sẽ cho công ty B có phạm vi hoạt động rộng hơn là
đăng ký dịch vụ đại diện thương mại.
Qua những phân tích trên ta có thể thấy rõ rằng đối tác ký hợp đồng với công ty A
(công ty B) không nhất thiết phải có đăng ký kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, mà chỉ
cần có đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện thương mại hoặc có đăng ký kinh doanh dịch
vụ trung gian thương mại là được.
4. Phân tích phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với công ty A và đối với
khách hàng (nếu có).
Phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với công ty A và đối với khách hàng (nếu
có).
 Khi thực hiện hoạt động thương mại trong phạm vi được ủy quyền.
Trong quan hệ với công ty A, công ty B sẽ nhân danh chính mình nhưng trong
quan hệ với khách hàng thì họ sẽ thực hiện công việc được ủy quyền nhân danh công ty A
– tức bên giao đại diện. Mà về nguyên tắc, “phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập
theo sự ủy quyền”( Khoản 2 Điều 144 BLDS 2005). Như vậy, đối với hợp đồng đại diện
cho thương nhân, thì bên B chỉ được thực hiện những công việc mà công ty A đã ủy
quyền cho mình. Theo đó, khi công ty B làm đúng quy định trong phạm vi đại diện cuả
mình thì không đặt ra vấn đề trách nhiệm đối với khách hàng vì theo quy định của pháp
luật, hành vi của công ty B trong phạm vi đại diện được xem như chính công ty A thực
hiện và trực tiếp mang lại hậu quả pháp lý cho công ty A. Vậy, phạm vi trách nhiệm của
công ty B trong trường hợp này là:
+ đối với công ty A: công ty B phải thực hiện các hoạt động thương mại trong
phạm vi được ủy quyền và sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ bên nào
khi thương nhân B thực hiện đúng phạm vi này.


Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 16


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

+ đối với khách hàng: không đặt ra vấn đề trách nhiệm khi công ty B thực hiện
đúng phạm vi công việc mà công ty A đã ủy quyền.
Có một vấn đề đặt ra ở đây là, trường hợp công ty B thực hiện đúng phạm vi ủy
quyền nhưng lại có lỗi trong khi thực hiện mà gây thiệt hại cho người thứ ba thì trách
nhiệm pháp lý đặt ra sẽ như thế nào? Liệu công ty B có phải chịu trách nhiệm với bên thứ
3 – khách hàng, do lỗi của mình không? Pháp luật thương mại cũng như dân sự không
quy định cụ thể về điều này. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích của mình, các bên thương thỏa
thuận về vấn đề này và thông thường nếu bên đại diện là công ty B nếu có lỗi sẽ phải chịu
trách nhiệm độc lập đối với công ty A – bên giao đại diện.
 Khi thực hiện các hoạt động thương mại không nằm trong phạm vi đại diện
hoặc vượt quá phạm vi đại diện.
Trong quá trình thực hiện hoạt động đại diện, vì lợi ích của bản thân, bên đại diện
có xu hướng nhân danh bên giao đại diện thực hiện các hoạt động thương mại không nằm
trong phạm vi đại diện, hoặc vượt quá phạm vi đại diện. Về trường hợp này, BLDS 2005
đã có những quy định tương đối rõ ràng.
Thứ nhất, trách nhiệm pháp lý đối với những giao dịch do công ty B thực hiện
nhưng vượt quá hoặc không nằm trong phạm vi đại diện. Sẽ có hai khả năng xẩy ra như
sau:
- Bên công ty A biết mà không phản đối hoặc chấp thuận những giao dịch vượt quá
hoặc ngoài phạm vi đại diện do công ty B thực hiện thì trách nhiệm thực hiện cam
kết đối với bên thứ 3 không thuộc về công ty B mà thuộc về công ty A (khoản 1
Điều 145, khoản 1 Điều 146 BLDS 2005).
- Bên công ty A không biết về việc công ty B thực hiện các công việc vượt quá hoặc

không thuộc phạm vi ủy quyền. Trong trường hợp này, những giao dịch vượt quá
hoặc không thuộc phạm vi đại diện do công ty B thực hiện sẽ không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của công ty A đối với bên thứ ba, thay vào đó, sẽ trực tiếp làm
phát sinh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của công ty B với bên thứ ba, nếu bên

Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 17


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

này không biết về việc thương nhân B không có hoặc vượt quá thẩm đại diện về
các giao dịch đã thực hiện (khoản 1 Điều 145, khoản 1 Điều 146 BLDS 2005).
Như vậy, mặc dù giao dịch do công ty B xác lập, thực hiện không thuộc hoặc vượt
quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công ty A nhưng nó làm
phát sinh quan hệ giữ công ty B với bên thứ ba đã xác lập thực hiện giao dịch trong
trường hợp họ không biết hoặc không thể biết về việc vượt quá phạm vi đại diện này. Lúc
này bên thứ ba cũng có quyền lựa chọn:
+ Yêu cầu công ty B phải thực hiện nghĩa vụ về phần vượt quá phạm vi đại diện;
hoặc
+ Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ giao dịch đối với phần
vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch và yêu cầu bồi thường thiệt hại( khoản
2 Điều 145, khoản 2 Điều 146 BLDS 2005).
Thứ hai, trách nhiệm pháp lý đối với công ty B nếu thương nhân B và bên thứ ba
cố ý xác lập các giao dịch vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho công ty A.
Trường hợp này, công ty B thì phải chịu trách nhiệm liên đới với bên thứ 3 bồi thường
thiệt hại cho công ty A theo quy định tại khoản 3 Điều 146 BLDS 2005. Quy định này
nhằm tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi cho bên giao đại diện.


Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 18


Bài tập nhóm tháng số 1 – Môn Luật Thương mại (module 2)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Thương mại tập II - Trường Đại học Luật Hà Nội - Nhà xuất bản
Công an nhân dân/ Hà Nội – 2006.
2. Luật Thương mại 2005.
3. Bộ luật Dân sự 2005
4. Luật doanh nghiệp 2005

Nhóm 1. Lớp N05- TL3

Page 19



×