Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập nhóm hình sự 2 (8đ) a và b là vợ chồng trước khi cưới, b đã có người yêu nhưng do gia đình ép gả nên phải lấy a vì thế, dù đã có chồng như

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.24 KB, 14 trang )

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày :………………………………Địa điểm:……………….…………………….......
Nhóm số:……………Lớp:…….…...Khóa:….................................................................
Tổng số sinh viên của nhóm:………………sinh viên
+ Có mặt:…………sinh viên
+ Vắng mặt:………sinh viên. Có lí do:………… Không có lí do:……..…........
Nội dung:…………………………………………………………………..…...……......
Tên bài tập:………………………………………………………………….……...........
Môn học:……………………………………………………………...…...………..........
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện
bài tập nhóm số…….Kết quả như sau:
Đánh giá
Đánh giá
của SV
của GV
SV ký
STT Mã SV
Họ và Tên
GV
tên
Điểm Điểm
A
B
C

(số) (chữ)
tên
1
2
3


4
5
6
7
8
9
1
0
11
12
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
TRƯỞNG NHÓM
- Kết quả bài viết:
+ Giáo viên chấm thứ nhất:……………..
+ Giáo viên chấm thứ hai:………………
- Kết quả điểm thuyết trình:…………….
Giáo viên cho thuyết trình:.......................
- Điểm kết luận cuối cùng:…………........
Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………...


MỤC LỤC
A. ĐỀ BÀI ............................................................................................................0
B. BÀI LÀM .........................................................................................................1
I. LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..........................................................................1
1. Định tội cho hành vi của A trong vụ án trên?................................... 1
2. Giả thiết rằng khi thấy H (mà A tưởng là C) A phang bừa vào người
H với ý thức “sống cũng được mà chết cũng mặc”. Nếu thực tế H
chỉ bị thương tích (tỉ lệ thương tật là 45 %) thì tội danh của A là gì?

Tại sao? Nếu thực tế H bị chết thì tội danh của A là gì? Tại sao? ....4
3. Có ý kiến cho rằng A phạm hai tội; Thứ nhất: Tội vô ý làm chết
người (đối với H) vì H không phải là người mà A muốn giết, A đã có
sự sai lầm về đối tượng; Thứ hai: Tội giết người chưa đạt (đối với C)
vì C mới là người mà A muốn giết nhưng C đã không bị chết. ........6
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ .............................................................................9
C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................10


CHÚ THÍCH TỪ VIẾT TẮT

BLHS
CTTP
TNHS

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
Cấu thành tội phạm
Trách nhiệm hình sự


A. ĐỀ BÀI
A và B là vợ chồng. Trước khi cưới, B đã có người yêu nhưng do gia
đình ép gả nên phải lấy A. Vì thế, dù đã có chồng nhưng B vẫn nói dối A là đi
bệnh viện để lén gặp C (người yêu cũ) và thuê nhà sống với nhau như vợ chồng
nhiều lần mỗi lần vài ngày. Biết chuyện, hai bên gia đình đã khuyên B chấm dứt
quan hệ với C nhưng B vẫn lén lút quan hệ với C nhiều lần nữa nên A rất tức
giận. Một hôm B lại lấy lý do đi khám bệnh nhưng thực tế là hẹn hò với C. A
không tin nên chạy ra đường cách nhà 200 mét thì thấy một thanh niên đang ngồi
trên xe máy (xe có biển kiểm soát trùng với biển kiểm soát của C mà A được
thông báo). Quá tức giận kẻ đã quyến rũ vợ mình, A nhặt một khúc gỗ bên lề

đường to bằng cổ tay, dài 60 cm phang mạnh mấy nhát vào đầu người ngồi trên
xe máy (mà A nghĩ là C) khi thấy nạn nhân gục ngã A mới dừng tay bỏ đi. Giám
định Pháp y kết luận: nạn nhân chết do bị đánh vỡ đầu. Khi kiểm tra chứng minh
thư của nạn nhân thì mới biết nạn nhân không phải là C mà là H bạn của C. Do
không biết mặt C nên A đã đánh nhầm người. Lúc đó, C đang mua thuốc lá gần
đó.
Hỏi:
1. Định tội cho hành vi của A trong vụ án trên? (2 điểm)
2. Giả thiết rằng khi thấy H (mà A tưởng là C) A phang bừa vào người H
với ý thức “sống cũng được mà chết cũng mặc”. Nếu thực tế H chỉ bị thương tích
(tỉ lệ thương tật là 45 %) thì tội danh của A là gì? Tại sao? Nếu thực tế H bị chết
thì tội danh của A là gì? Tại sao? (2 điểm)
3. Có ý kiến cho rằng A phạm hai tội; Thứ nhất: Tội vô ý làm chết người
(đối với H) vì H không phải là người mà A muốn giết, A đã có sự sai lầm về đối
tượng; Thứ hai: Tội giết người chưa đạt (đối với C) vì C mới là người mà A
muốn giết nhưng C đã không bị chết. Anh (chị) hãy phân tích ý kiến này là đúng
hay sai và giải thích rõ tại sao? (3 điểm)


B. BÀI LÀM
I. LỜI MỞ ĐẦU
Con người là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được luật hình sự
nnói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Bảo vệ con người cũng chính là
bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của họ, bởi lẽ đó chính là những
điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với mỗi con người. Mọi con người đều
bình đẳng như nhau, không ai có quyền xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm của người khác. Chính vì thế mà Bộ luật hình sự 1999 sửa
đổi bổ sung 2009 đã dành riêng chương XII gồm 30 điều luật chia làm 3 nhóm
tội quy định chặt chẽ về những hàng vi bị coi là xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm của con người. Tuy nhiên ranh giới giữa các nhóm tội nói

chung và giữa các tội nói riêng không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định để có
thể định đúng người đúng tội. Để tìm hiểu thêm về các nhóm tội và các tội cụ thể
trong chương XII này, cũng như các cơ sở để phân biệt các tội với nhau, nhóm
chúng em xin chọn đề bài số 2 như trên.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Định tội cho hành vi của A trong vụ án trên?
Hành vi của A cấu thành tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự
1999 sửa đổi bổ sung 2009.
Theo đề bài đã nêu, hành vi của A là nhằm vào C, người đã ngoại tình với
B. Nhưng trên thực tế, do sự hiểu lầm, nhìn thấy H đang ngồi trên xe máy“có
biển kiểm soát trùng với biển kiểm soát của C mà A được thông báo”, lại “do
không biết mặt C”, nên A đã dùng một khúc gỗ to bên đường đánh chết. Đây là
sự sai lầm về đối tượng, đối tượng của A là C chứ không phải H. Hay nói cách
khác, A đã có sự sai lầm về đối tượng tác động khi thực hiện hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, sự sai lầm về đối tượng tác động này không ảnh hưởng gì đến TNHS
của A.
Muốn định tội cho một hành vi cụ thể, chúng ta phải căn cứ vào các CTTP
đã được quy định trong BLHS. CTTP là căn cứ pháp lí duy nhất của việc định
tội. Chỉ có thể căn cứ vào CTTP đã được quy định trong BLHS mới có thể định
tội và định tội đúng được. Do đó, nó muốn xem xét một hành vi phạm tội nào
trong BLHS, ta phải xét xem của nó đã thoả mãn hết các dấu hiệu của CTTP của
tội đó hay chưa, nếu hành vi đó không thoả mãn dù chỉ 1 dấu hiệu của CTTP tội
đó thì không thể coi là đã phạm tội đó.
“Điều 93. Tội giết người


1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất
nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này,
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm
cư trú từ một năm đến năm năm.”
 Về khách thể
A đã xâm phạm đến sức khoẻ tính mạng của H, do đó, A đã xâm phạm một
trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ đó là quyền
sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của H.
 Về mặt khách quan
- Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp
luật tính mạng của người khác. Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác


được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết của con người, chấm dứt sự

sống của họ; có thể là hành động phạm tội như hành động bắn, đâm, chém,...
hoặc không hành động phạm tội như hành động của người mẹ không cho con bú
dẫn đến đứa con chết... Mọi hành vi tước đoạt tính mạng của người khác đều trái
pháp luật trừ trường hợp thi hành án tử hình theo Điều 259 - Bộ luật Tố tụng
hình sự hoặc phòng vệ chính đáng theo Điều 15 - BLHS.
Trong trường hợp này, A đã có hành vi “nhặt một khúc gỗ bên lề đường to
bằng cổ tay, dài 60 cm phang mạnh mấy nhát vào đầu người ngồi trên xe máy
(mà A nghĩ là C)” là hành vi trái pháp luật có khả năng gây ra cái chết cho người
khác. Hành vi của A là hành động phạm tội.
- Hậu quả của tội phạm và quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu
quả: Tội giết người là tội phạm có CTTP vật chất, vì vậy nên hậu quả chết người
là dấu hiệu bắt buộc. Cụ thể, trong trường hợp này, đã có hậu quả là cái chết của
H. Và “giám định Pháp y kết luận: nạn nhân chết do bị đánh vỡ đầu”, như vậy
chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng giữa hành vi “phang mạnh mấy nhát vào đầu”
H của A và hậu quả H chết có mối quan hệ nhân quả với nhau.
 Về chủ thể
Tội giết người không đòi hỏi chủ thể đặc biệt, do đó, ta có thể thấy chỉ cần
A có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định là đủ điều kiện chủ thể
của tội này. Theo như đề bài ta có A đã lấy vợ là B, do đó theo quy định của Luật
Hôn nhân gia đình 2000 (Khoản 1 Điều 9), ta có thể khẳng định A đã đủ tuổi chịu
TNHS, tuy nhiên, do đề bài không nói đến năng lực trách nhiệm hình sự của A tại
thời điểm phạm tội do đó ta công nhận A có đủ năng lực trách nhiệm hình sự khi
thực hiện hành vi phạm tội.
 Về mặt chủ quan
Lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp là “người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành
vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra” (Khoản 1 Điều 9 BLHS). Ở đây, A nhận
thức rõ về hành vi nguy hiểm của mình là gây thiệt hại đến tính mạng của nạn
nhân , thấy trước hậu quả là nạn nhân có thể sẽ chết nếu hành vi của A được thực
hiện, và có mong muốn cho hậu quả xảy ra là nạn nhân chết.

- Thứ nhất, về mặt lý trí, A có thể nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho
nạn nhân của hành vi dùng khúc gỗ to đánh nhiều nhát vào đầu người đó, và thấy
trước hậu quả của hành vi đó là nạn nhân sẽ bị thương và có thể chết. Ở đây, A
hoàn toàn nhận thức được tính chất nguy hiểm do hành vi của mình là tước đoạt
tính mạng, tước đoạt quyền sống của H (mà A tưởng nhầm là C), điều đó biểu
hiện qua việc A biết rằng phải “phang mạnh mấy nhát” vào đầu, nơi gây ra chấn


thương nặng nhất cho nạn nhân chứ không phải chỉ đánh một nhát, có thể không
khiến H (mà A tưởng nhầm là C) chết hay đập “bừa” vào bất kỳ chỗ nào khác
trên người sẽ gây thương tích nhẹ hơn cho nạn nhân, điều đó sẽ khiến khả năng
thành công trong việc giết “C” của A giảm đi, hay có thể nói rằng, A đã thực hiện
những hành vi mang tính chất nguy hiểm cao nhất, khả năng tước đoạt tính mạng
của A cao nhất với công cụ là khúc gỗ nhặt được ở bên đường. Thấy nạn nhân
gục ngã A mới dừng tay bỏ đi. Do đó, ta cũng có thể khẳng định rằng, A thấy
trước được hậu quả của hành vi mà mình gây nên.
- Thứ hai, về mặt ý chí, “Quá tức giận kẻ đã quyến rũ vợ mình” nên A
mới có ý định đánh C, như vậy, A hoàn toàn mong muốn hậu quả nạn nhân chết
phát sinh từ hành vi của mình dùng khúc gỗ to đập nhiều lần vào đầu “C” của
mình. Rõ ràng, A được tự do về mặt ý chí, không phải chịu áp lực hay sự ép buộc
nào từ bên ngoài mà do mâu thuẫn với C mới thúc đẩy A đến hành vi giết người,
A hoàn toàn có thể lựa chọn cách giải quyết mâu thuẫn khác phù hợp với yêu cầu
của xã hội và pháp luật, nhưng A đã không làm vậy mà lựa chọn cách giết người.
Tóm lại, xét về mặt lý trí và ý chí, ta khẳng định lỗi của A là lỗi cố ý trực
tiếp.
Như vậy, hành vi của A đã thoả mãn đủ cả 4 dấu hiệu của CTTP tội
giết người quy định tại Khoản 2 Điều 93 BLHS.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng A đã phạm tội giết người trong tình trạng
tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại điều 95 BLHS bởi A đã “quá tức
giận” vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng - hành vi ngoại tình xảy ra quá

nhiều lần của B với C dù đã được khuyên nhủ, can ngăn khiến A rơi vào tình
trạng không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình.
Nhóm em không đồng tình với quan điểm này bởi nó có nhiều điều bất hợp lí
như sau:
Thứ nhất, một người phạm tội bị xác định là giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh thì người đó phải phạm tội trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh và trạng thái này phải do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân của người phạm tội
gây ra. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể là một hành
động cụ thể và tức thì dẫn đến trạng thái thần kinh bị kích động mạnh. Nhưng
cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là chuỗi
những hành vi khác nhau diễn ra có tính lặp đi lặp lại trong suốt thời gian dài và
liên tiếp tác động đến tinh thần người phạm tội làm cho họ bị dồn nén về mặt
tâm lí. Đến thời điểm nào đó khi có hành vi trái pháp luật cụ thể xảy ra thì trạng
thái tinh thần của người phạm tội bị đẩy đến cao độ và người phạm tội lâm vào


trọng thái tinh thâng bị kích động mạnh. Như vậy có nghĩa là: dù nguyên nhân
gây ra trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một hành vi cụ thể hay một
chuỗi hành vi thì liền trước hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh phải có hành vi trái pháp luật.
Thứ hai, trong trường hợp này, có thể xác định hành vi ngoại tình của B
và C là một chuỗi hành vi trái pháp luật lặp đi lặp lại, tuy nhiên ta có thể thấy rõ
ràng thời điểm A ra thực hiện hành vi giết người không hề có hành vi trái pháp
luật nào của C cả. Tất cả chỉ là do A quá “quá tức giận kẻ đã quyến rũ vợ mình”
mà thực hiện hành vi giết người.
Vì vậy, đây không thể là hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh.
Tóm lại, hành vi của A cấu thành tội giết người theo Điều 93 BLHS
2. Giả thiết rằng khi thấy H (mà A tưởng là C) A phang bừa vào người

H với ý thức “sống cũng được mà chết cũng mặc”. Nếu thực tế H chỉ bị
thương tích (tỉ lệ thương tật là 45 %) thì tội danh của A là gì? Tại sao? Nếu
thực tế H bị chết thì tội danh của A là gì? Tại sao?
Với giả thiết thứ nhất, A phạm tội cố ý gây thương tích hoặc đe dọa gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 BLHS. Trong giả thiết
thứ hai, A phạm tội giết người theo Điều 93 BLHS.
 Giả thiết thứ nhất: Giả thiết rằng khi thấy H (mà A tưởng là C) A phang
bừa vào người H với ý thức “sống cũng được mà chết cũng mặc”. Nếu thực tế H
chỉ bị thương tích (tỉ lệ thương tật là 45 %) thì tội danh của A là gì? Giải thích.
Trong trường hợp này, A phạm tội cố ý gây thương tích hoặc đe dọa gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 BLHS.
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành
vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khoẻ.
Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm:
- Về khách thể: Điều 71 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 quy định: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm."
Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài
sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân đều có thể bị xử lý nghiêm
minh trước pháp luật. Ở đây, A đã xâm phạm đến sức khoẻ của H, do đó, A đã
xâm phạm một trong những khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ đó
là quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khoẻ của H.


- Về chủ thể: Tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS không đòi hỏi
chủ thể đặc biệt, do đó, ta có thể thấy chỉ cần A có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ tuổi luật định là đủ điều kiện chủ thể của tội này. Theo như đề bài ta có
A đã lấy vợ là B, do đó theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2000 (Khoản 1
Điều 9), ta có thể khẳng định A đã đủ tuổi chịu TNHS, tuy nhiên, do đề bài
không nói đến năng lực trách nhiệm hình sự của A tại thời điểm phạm tội do đó

ta công nhận A có đủ năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm
tội.
- Về mặt khách quan: Trong trường hợp này hành vi nhặt một khúc gôc
bên đường, to bằng cổ tay (sử dụng hung khí nguy hiểm) phang mạnh vào đầu
H (do A nhầm lẫn về đối tượng) gây thương tích với tỉ lệ thương tật là 45%
(thể hiện mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả). Điều này thỏa mãn các dấu
hiệu về hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc đe dọa gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 BLHS.
- Về mặt chủ quan: Động cơ thực hiện tội phạm của A là do ghen tuông;
mục đích của việc phạm tội là làm dịu đi sự tức giận khi vợ ngoại tình; hành vi
A phang mạnh vào đầu H với ý thức “sống cũng được mà chết cũng mặc” có
lỗi cố ý (gián tiếp). Mặc dù A biết hành vi này là nguy hiểm, thấy trước được
rằng hậu quả C (nhưng thực tế là H) có thể chết nhưng có ý thức để mặc cho
hậu quả xảy ra (nạn nhân sống cũng được mà chết cũng được).
Như vậy, với các phân tích trên đây có thể định tội danh cho A theo Điều
104 BLHS: phạm tội cố ý gây thương tích hoặc đe dọa gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác.
 Giả thiết thứ hai: Giả thiết rằng khi thấy H (mà A tưởng là C) A phang
bừa vào người H với ý thức “sống cũng được mà chết cũng mặc”. Nếu thực tế
H bị chết thì tội danh của A là gì? Tại sao?
Như đã phân tích các dấu hiệu pháp lí về mặt khách quan, mặt chủ quan.
Chủ thể, khách thể ở trên nhưng hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi là làm nạn
nhân chết. Ở đây, không thể xác định tội danh của A là phạm tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điều 104 BLHS với tình
tiết định khung tăng nặng là “dẫn đến chết người” vì tội này yêu cầu người phạm
tội có lỗi cố ý với hành vi “gây thương tích” của mình nhưng là lỗi vô ý với hậu
quả “chết người” xảy ra. Người phạm tội chỉ mong muốn gây thương tích cho
nạn nhân và chấp nhận hậu quả đó nhưng nạn nhân chết là ngoài ý muốn của
người phạm tội. Trong khi đó, A có lỗi cố ý gián tiếp với cái chết của H, do đó,
nếu nạn nhân chết, hành vi của A không thể là tội cố ý gây thương tích tại Điều



104 với tình tiết tăng nặng là hậu quả chết người được mà là tội giết người theo
Điều 93 BLHS .
Cố ý gián tiếp là “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy
không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”. Trong tình
huống trên A nhận thức rõ hành vi phang bừa vào H là nguy hiểm, thấy trước
được hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý
thức để mặc cho H chết (A với ý thức “sống cũng được mà chết cũng mặc” khi
phang vào H)
3. Có ý kiến cho rằng A phạm hai tội; Thứ nhất: Tội vô ý làm chết người
(đối với H) vì H không phải là người mà A muốn giết, A đã có sự sai lầm về đối
tượng; Thứ hai: Tội giết người chưa đạt (đối với C) vì C mới là người mà A
muốn giết nhưng C đã không bị chết.
Ý kiến này là sai.
Về tội vô ý làm chết người đối với H
- Về mặt khách quan: Đối với mặt khách quan của tội vô ý làm chết
người thì người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là những quy
tắc nhằm đảm bảo về tính mạng, sức khẻo của con người trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, có thể được quy phạm hóa hoặc có thể chỉ là những cách xử sự thông
thường đã trở thành tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận.
Ngoài ra, hành vi vi phạm những quy tắc an toàn thuộc một số lĩnh vực cụ
thể đã được quy định ở những điều luật riêng nên không là hành vi khách quan
của tội vô ý làm chết người mà là hành vi của những tội phạm cụ thể khác.
Ở đây A có hành vi “Nhặt một khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài
60cm phang mạnh mấy nhát vào đầu người ngồi xe máy”. Như vậy, trong trường
hợp này thì A không thể thuộc trường hợp vô ý làm chết người vì A không vi
phạm quy tắc an toàn nào gây nên cái chết cho H. Mặc dù, A có sự sai lầm về đối
tượng khi giết chết H (A tưởng H là C đối tượng mà A hướng tới), nhưng sự sai

lầm của A không thuộc vào những hành vi đảm bảo quy tắc an toàn hay cách sử
sự thông tường nào mọi người đều biết và thừa nhận.
- Về mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội đối với tội vô ý làm chết
người phải là lỗi vô ý, trong khi đó lỗi của A lại là lỗi cố ý (trực tiếp). Lỗi vô ý
có thể là vô ý người quá tự tin hoặc vô ý người cẩu thả, tuy nhiên, dù là lỗi vô ý
vì quá tự tin hay vô ý vì cẩu thả thì người phạm tội đều không mong muốn hậu
quả xảy ra A hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của mình làm nguy hiểm


cho xã hội, gây ra hậu quả chết người và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Như
vậy, lỗi của A ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.
Do đó, hành vi của A không thoả mãn các dấu hiệu thuộc mặt khách quan
và chủ quan của tội vô ý làm chết người, do đó không thể cấu thành tội vô ý làm
chết người (đối với H).
 Về tội giết người chưa đạt đối với C
Điều 18 BLHS có quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội
phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý
muốn của người phạm tội”.
Thêm vào đó, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
số 01/2000/NQ- HĐTP ngày 4 tháng 8 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số qui
định trong phần chung của Bộ luật hình sự 1999 cũng quy định:
“ 2. Phạm tội chưa đạt (Điều 18).
a. Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội phạm chưa
đạt là trường hợp đã bắt đầu cố ý thực hiện tội phạm, nhưng không thực hiện
được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người tội phạm. Khác
với chuẩn bị phạm tội, thì người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm chưa đạt (bất kỳ tội phạm nào do cố ý). Tuy nhiên, cần chú ý là
chỉ khi có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng tội phạm mà người phạm tội không
thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ
thuộc khoản nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì mới áp

dụng khoản, điều luật tương ứng đó. Trong trường hợp không xác định được tội
phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của điều
luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì áp dụng khoản nhẹ nhất của điều
luật tương ứng đó”.
Ở đây do có sự nhầm lẫn về đối tượng mà A đã giết nhầm H, chứ không
phải là C. Trong trường hợp này, mặc dù A có ý định thực hiện hành vi đối với C
(quá tức giận C kẻ đã quyến rũ vợ mình, A nhặt một khúc gỗ bên lề đường to
bằng cổ tay, dài 60 cm phang mạnh mấy nhát vào đầu người ngồi trên xe máy
(mà A nghĩ là C) khi thấy nạn nhân gục ngã A mới dừng tay bỏ đi) nhưng do
nhầm lẫn nên thực tế đối tượng mà A thực hiện là H và làm H chết. Như vậy,
ngoài việc làm chết H thì thực chất A chưa thực hiện hành động nào đối với C,
không xâm phạm được bất kỳ quan hệ nào mà Luật hình sự bảo vệ làm ảnh
hưởng đến C, chưa gây được thương tích hay tổn hại sức khỏe nào đối với C, do
vậy không thể kết luận A bị truy cứu trách nhiệm về tội giết người chưa đạt.


Mặt khác theo quy định của thì một hành vi phạm tội không thể bị tuyên
hai hình phạt. Nếu hành vi của A đã bị tuyên với tội vô ý làm chết người với H
thì không thể tuyên A có thêm tội giết người chưa đạt với C và ngược lại, hành vi
giết người của A chỉ có thể tuyên một tội.
Như vậy từ những phân tích trên đây có thể khẳng định ý kiến trên hoàn
toàn sai
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo trật tự an
toàn xã hội, nhưng các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con
người vẫn đang diễn ra từng ngày. Để có thể hạn chế được tình trạng đó, chúng
ta không chỉ áp dụng pháp luật một cách máy móc mà còn phải hiểu về hoàn
cảnh, tâm lý, khả năng trình độ nhận thức ... của con người nói chung và những
người phạm tội nói riêng để không những có thể định tội đúng, vừa hợp tình vừa
hợp lý mà còn có thể trị tận gốc các hành vi coi thường tính mạng sức khoẻ của

người khác như vậy. Vì thế việc trừng trị những kẻ xâm phậm tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân là một trong những yêu cầu quan trọng
của pháp luật Hình sự. Thông qua tình huống trên, ta có thể phần nào hiểu được
về tội giết người, tội cố ý gây thương tích, sự giống và khác biệt giữa các tội... để
qua đó có thể rút kinh nghiệm và nhận thức đúng đắn hơn trong quá trình làm
việc cũng như học tập nghiên cứu bộ môn Luật hình sự Việt Nam.


C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt
Nam, Tập I, Nxb. CAND, Hà Nội, 2011
2.
Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự
(Phần chung), Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2005
3.
Nguyễn Ngọc Hoà, Mô hình luật hình sự Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2008
4.
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam, Nxb. CTQG,
Hà Nội, 2000;
5.
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam
(bình luận chuyên sâu), Tập 1, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
6.
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi năm 2009);
7.
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
số 01/2000/NQ- HĐTP ngày 4/8/2000 hướng dẫn áp dụng một số qui định
trong phần chung của Bộ luật hình sự 1999
8.

/>9.

10.

1.



×