Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập nhóm tháng 1 ASEAN (8 điểm) phân tích và so sánh pháp luật cộng đồng ASEAN với liên minh châu âu qua 4 nội dung nguồn luật, bản chất pháp luậ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.51 KB, 12 trang )

Bài Tập Nhóm Tháng I

Nhóm II-Lớp NO2.TL2
A.LỜI NÓI ĐẦU

Trong đời sống quốc tế hiện nay, bên cạnh quốc gia- chủ thể đầu tiên và cơ bản của luật
quốc tế thì sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức liên chính phủ ngày càng đóng vai
trò quan trọng là trung tâm phối hợp hành động nhằm bảo vệ lợi ích về chính trị, kinh tế,
văn hóa của các thành viên. Hai trong số đó có Cộng đồng ASEAN và Liên minh Châu
Âu. Trong khuôn khổ bài tập nhóm tháng I nhóm em xin chọn đề sau là đề tài cho bài tập
nhóm của mình : Phân tích và so sánh pháp luật Cộng đồng ASEAN với Liên minh Châu
Âu qua 4 nội dung : nguồn luật, bản chất pháp luật, cơ chế xây dựng pháp luật, cơ chế
thực thi và tuân thủ pháp luật.
B.NỘI DUNG
I. Khái quát về pháp luật Cộng Đồng ASEAN và pháp luật Liên minh Châu Âu
1. Pháp luật Cộng đồng ASEAN
1.1. Khái niệm của pháp luật Cộng đồng ASEAN
Pháp luật cộng đồng ASEAN là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do
ASEAN xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ trong khuôn khổ cộng đồng
ASEAN phát sinh trên mọi lĩnh vực kinh tế, an ninh, văn hóa-xã hội.
1.2. Đặc điểm của pháp luật Cộng đồng ASEAN
- Pháp luật Cộng đồng ASEAN là cơ sở pháp lí cho mọi hoạt động của Cộng đồng.
- Pháp luật Cộng đồng ASEN là hệ thống độc lập với pháp luật quốc gia thành viên.
- Pháp luật Cộng đồng ASEAN chỉ mang tính quốc tế không mang tính quốc gia.
-Pháp luật Cộng đồng ASEAN (pháp luật của AC ) được áp dụng trực tiếp thông qua các
thiết chế cộng đồng và được các quốc gia thành viên nội luật hóa để áp dụng.Cần chú ý
rằng trong các quốc gia ASEAN thì hiếp pháp là tối cao. Như vậy phải trải qua giai đoạn
nội luật hóa thì các quốc gia thành viên mới có thể áp dụng.
1.3. Phạm vi của pháp luật Cộng đồng ASEAN
Theo quy định tại hiến chương ASEAN, Cộng đồng ASEAN chỉ có thẩm quyền ban
hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng của của cộng đồng. Không có


quyền ban hành trong các thẩm quyền thuộc các quốc gia.
1

Đại Học Luật Hà Nội

Môn: PL Cộng Đồng ASEAN


Bài Tập Nhóm Tháng I

Nhóm II-Lớp NO2.TL2

2. Pháp luật Liên minh Châu Âu
2.1. Khái niệm của pháp luật Liên minh Châu Âu
Pháp luật Liên Minh Châu Âu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do
Liên minh Châu Âu xây dựng và ban hành, có hiệu lực áp dụng thống nhất và trực tiếp
đối với các thể nhân, pháp nhân các quốc gia thành viên và các cơ quan thiết chế của
Liên minh Châu Âu.
2.2. Đặc điểm của pháp luật Liên minh Châu Âu
Pháp luật Liên minh Châu Âu mang những đặc điểm cơ bản như sau :
- Pháp luật Liên minh Châu Âu là cơ sở pháp lí cho mọi hoạt động của Liên minh.
- Pháp luật Liên minh Châu Âu là hệ thống độc lập với pháp luật quốc gia thành viên và
có giá trị cao hơn nội luật.
- Pháp luật Liên minh Châu Âu có hiệu lực trực tiếp gồm hiệu lực trực tiếp theo chiều
dọc và theo chiều ngang.
- Pháp luật Liên minh Châu Âu không phải luật quốc tế cũng không phải luật quốc gia.
2.3. Phạm vi của pháp luật Liên minh Châu Âu
Theo quy định tại hiệp ước Lisbon, Liên minh Châu Âu chỉ có thẩm quyền ban hành
pháp luật trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng của liên minh ( được quy định tại
điều 3 TFEU) như liên minh thuế quan, chính sách thương mại chung, chính sách tiền

tệ… và những lĩnh vực mà có sự chia sẻ thẩm quyền giữa liên minh vầ các quốc gi thành
viên (quy định tại điều 4 TFEU) như thị trường nội địa, môi trường, bảo vệ người tiêu
dùng...Ngoài hai lĩnh vực trên thì Liên minh Châu Âu chỉ có thể hỗ trợ hành động cho
các quốc gia thành viên về các lĩnh vực.
II. Phân tích đặc trưng pháp luật cộng đồng ASEAN
1.Đặc trưng của phá p luật cộng đồng ASEAN
-Nguồn luật : bao gồn hai nguồn : Nguồn cơ bản (Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế) và
Nguồn bổ sung (Phán quyết của Tòa án công lý quốc tế, nghị quyết của các tổ chức quốc
tế, hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia và các học thuyết của các học giả danh
tiếng về luật quốc tế). Trên cơ sở khoa học luật tổ chức quốc tế và thực tiễn tồn tại của
ASEAN, có thể phân chia nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN thành 3 nhóm. Bao
2

Đại Học Luật Hà Nội

Môn: PL Cộng Đồng ASEAN


Bài Tập Nhóm Tháng I

Nhóm II-Lớp NO2.TL2

gồm: Nhóm 1: các điều ước quốc tế được kí kết trong khuôn khổ của ASEAN: Các quy
tắc, nguyên tắc và quy phạm pháp luật của Cộng đồng ASEAN được ghi nhận tại các văn
bản có giá trị pháp lý bắt buộc của ASEAN, như hiến chương, tuyên bố, hiệp định, nghị
định thư, thỏa thuận... Nhóm 2: Các điều ước được kí kết giữa ASEAN với các đối tác
của mình: Hiệp định về đầu tư ASEAN – Hàn Quốc năm 2009, Hiệp định về cơ chế giải
quyết tranh chấp ASEAN – Trung Quốc năm 2004, Hiệp định về đầu tư ASEAN – Trung
Quốc năm 2009, Hiệp định về đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)
năm 2008. Nhóm 3: các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của ASEAN thông qua:

riêng với nhóm này nó chỉ phụ thuộc vào tính chất, nội dung và thẩm quyền, các văn bản
này có thể có giá trị ràng buộc đối với các thành viên ASEAN hoặc chỉ có tính chất
khuyến nghị. Như vậy, Trong thời gian qua, hệ thống nguồn của Pháp luật Cộng Đồng
ASEAN chủ yếu là những điều ước quốc tế được kí kết giữa các quốc gia thành viên với
nhau. Nội dung các văn bản đã kí kết chủ yếu mang tính chính trị, vạch phương hướng
mục tiêu nhiều hơn là ràng buộc pháp lí. Ngay cả hiệp định, hiệp ước chủ yếu chỉ nêu
nguyên tắc, không có cơ chế ràng buộc hoặc xử lí nếu các quốc gia không tuân thủ điều
này dẫn đến tính cam kết yếu của ASEAN. Đặc biệt với sự chênh lệch phát triển kinh tế
không được sự bình đẳng trong những cơ hội mà khu vực mang lại dẫn đến việc chậm
trễ trong viêc thực hiện các cam kết. Quá trình nội luật hóa, quá trình hài hòa các chính
sách… diễn ra không như mong đợi.
-Bản chất pháp luật :Pháp luật Cộng đồng ASEAN chỉ mang tính chất quốc tế không
mng tính chất quốc gia. Điều này xuất phát từ nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN.
-Cơ chế xây dựng pháp luật : thực thi và tuân thủ theo các thiết cộng đồng : Hội nghị cấp
cao – ASEAN Sumit, Hội đồng điều phối , Các hội đồng Cộng đồng, Các cơ quan
chuyên ngành cấp bộ trưởngTổng thư kí và Ban thư kí, Ủy ban đại diện thường trực bên
cạnh ASEAN, Ủy ban ASEAN ở nước thứ ba và các tổ chức quốc tế. Ngoài các cơ quan
trên, Hiến chương còn quy định sẽ thành lập một Cơ quan nhân quyền hoạt động theo
Quy chế do Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao quyết định để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền
và các quyền tự do cơ bản, phù hợp với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương.
Với sự ra đời của hiến chương ASEAN cơ chế xây dựng pháp luật Cộng đồng ASEAN
3

Đại Học Luật Hà Nội

Môn: PL Cộng Đồng ASEAN


Bài Tập Nhóm Tháng I


Nhóm II-Lớp NO2.TL2

chính thức được ghi nhận tại điều 20 của hiến chương: “ Việc ra quyết định dựa trên
tham vấn và đồng thuận là một nguyên tắc cơ bản của ASEAN”.Theo đó, việc ban hành
và ra quyết định của Cộng đồng ASEAN phải dự trên nguyên tắc tham vấn và đồng
thuận nghĩa là các quyết định và văn bản pháp lí của cộng đồng chỉ được thông qua khi
có sự nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên tức là dù chỉ có một nước phản đối thì
quyết định hay văn bản pháp lí đó sẽ không được thông qua. Ưu điểm của nguyên tắc
này là đảm bảo cho tất cả các nước trong cộng động có sự bình đẳng với nhau trong các
quyết định của cộng đồng, đảm bảo cho ASEAN tồn tại và phát triển theo hướng “thống
nhất trong đa dạng”. Mặt khác, làm cho các quốc gia thỏa mãn khi được bày tỏ thái độ
phản đối hay đồng ý thậm chí im lặng nhưng cũng sẽ được cân nhắc tất cả trong việc ra
quyết định chứ không bị lệ thuộc vào tiếng nói chung và góp phần giữ ổn định chính trị
của mỗi quốc gia từ đó giữ gìn ổn định cho khu vực. Tuy nhiên, Với nguyên tắc này lại
làm chậm tiến trình hợp tác của cộng đồng nói riêng và của ASEAN nói chung vì quá
trình thương lượng để dẫn đến đồng thuận là một quá trình lâu dài và điều là hệ quả của
sự chậm trẽ dẫn đến những cơ hội sẽ mất đi nếu không nắm lấy.
-Cơ chế thực thi và tuân thủ pháp luật : Cơ chế thực thi pháp luật là một trong những đặc
điểm của pháp luật cộng đồng Asean. Thực thi pháp luật cộng đồng Asean là nghĩa vụ
của các bên có liên quan, được thực hiện thông qua hoạt động của các quốc gia thành
viên, các thiết chế cộng đồng và đối tác của Asean.Thực thi pháp luật Cộng đồng Asean
của các quốc gia Asean được thực hiện thông qua hoạt động pháp lý của các quốc gia
thành viên, theo cơ chế chung hoặc cơ chế riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.
-

Cơ chế riêng : Trên cơ sở của pháp luật cộng đồng Asean về từng lĩnh vực, các
quốc gia Asean sẽ tự xây dựng cho mình cơ chế quốc gia để thực hiện các quy

-


định của pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể đó.
Cơ chế chung : Bên cạnh việc thực thi pháp luật bằng cách xây dựng các cơ chế
quốc gia thì các nước trong cộng đồng Asean tiến hành thực thi pháp luật theo cơ
chế chung thông qua các hành động mang tính tập thể. Diển hình của việc thực
hiện cơ chế chung là việc các quốc gia thành viên cùng tiến hành hành động tập
thể trong khuôn khổ diễn đàn khu vực Asean.- ARF.
4

Đại Học Luật Hà Nội

Môn: PL Cộng Đồng ASEAN


Bài Tập Nhóm Tháng I

Nhóm II-Lớp NO2.TL2

Thực thi pháp luật của các thiết chế cộng đồng thực hiện thông qua hoạt động chức năng
theo nhiệm vụ của các thiết chế trong cộng đồng, cụ thể :
-

Hội nghị cấp cao sẽ thực thi những biện pháp thích hợp để xử lí các tình huống

-

khẩn cấp tác động tới Asean.
Hội đồng điều phối thực thi các hoạt động được nêu trong hiến chương hoặc

-


những hoạt động khác do hội nghị cấp cao chỉ thị.
Các hội đồng cộng đồng đảm bảo việc triển khai các quy định có liên quan của

-

Hội nghị cấp cao.
Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng thực hiện các thỏa thuận và quyết định

-

của hội nghị cấp cao trong lĩnh vực của mình.
Ủy ban thường trực Asean thực thi các nhiệm vụ do Hội đồng điều phối Asean
quyết định.

2.Đặc trưng của Pháp luật liên minh Châu Âu
- Nguồn luật : nguồn luật của Pháp luật liên minh Châu Âu có ba loại nguồn cơ bản đó
là : nguồn luật gốc (primary law), nguồn luật phái sinh (secondary law), nguồn luật bổ
sung ( Supplemantary law). Đối với nguồn luật gốc, bao gồm Hiệp ước thành lập Liên
minh Châu Âu với các phụ lục và Nghị định đính kèm : Hiệp ước Pari 1951, Hiệp ước
rome 1957, Hiệp ước Masstricht 1992 ; các điều ước quốc tế sửa đổi bổ sung các hiệp
ước trên gồm : Hiệp ước Brussel 1967, định ước Châu Âu duy nhất 1986, Hiệp ước
Amsterdam 1997, Hiệp ước Nice 2001, Hiệp ước Lisbon 2009 ; các điều ước quốc tế
khác gồm : Hiệp ước Schengen, Hiến chương về quyền cơ bản, Hiệp ước về ổn định và
tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực đồng EURO. Đối với nguồn luật phái sinh
bao gồm : Quy định, Quyết định, Chỉ thị, Khuyến nghị và Ý kiến. Đối với nguồn luật bổ
sung gồm Án lệ và các nguồn luật khác (các văn kiên riêng, các nguyên tắc chung của
pháp luật). Như vậy, trong hệ thống nguồn luật của Pháp luật Liên minh Châu Âu gồm
luật thành văn và bất thành văn và luật gốc có ý nghĩa là cơ sở nền tảng để xây dựng
nguồn luật phái. Dù là nguồn luật phái sinh hay nguồn luật bổ sung thì về nguyên tắc là
không được trái với những quy định của luật gốc. Và Án lệ và các nguồn luật khác chỉ


5

Đại Học Luật Hà Nội

Môn: PL Cộng Đồng ASEAN


Bài Tập Nhóm Tháng I

Nhóm II-Lớp NO2.TL2

được viện dẫn trong trường hợp nguồn luật gốc và nguồn luật bổ sung đề cập đến vấn đề
đo nhưng chưa rõ ràng.
-Bản chất pháp luật : Pháp luật liên minh Châu Âu không phải là luật quốc tế cũng
không phải là luật quốc gia. Đặc điểm này xuất phát từ những đặc điểm trong cấu trúc
nguồn của pháp luật liên minh Châu Âu. Trong quá trình hoạt động, các thiết chế của
Liên minh Châu Âu cũng ban hành các văn bản (được gọi là nguồn luật phái sinh) có
hiệu lực bắt buộc chứ không chỉ mang tính chất khuyến nghị như các văn bản do các tổ
chức khác ban hành. Có thể thấy rẳng bản chất của loại luật phái sinh này giống với các
văn bản pháp luật của các quốc gia do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (đối với Liên
minh Châu Âu là các thiết chế có thẩm quyền của liên minh) ban hành. Ngoài ra, khẳng
định Pháp luật liên minh không phải là luật quốc tế là do bởi trong hệ thống nguồn của
pháp luật liên minh có sự xuất hiện của các điều ước quốc tế được kí kết giữa liên minh
với các tổ chức hay quốc gia khác điều này thể hiện tính nhất thể hóa của Liên minh
Châu Âu. Tuy vậy, Pháp luật của Liên minh Châu Âu cũng không phải là luật quốc gia,
bởi trong hệ thống nguồn của luật liên minh có sự xuất hiện của các điều ước quốc tế
được coi là luật gốc. Ngoài ra, bản thân Liên minh Châu Âu là một tổ chức quốc tế với
rát nhiều quốc gia thành viên và mặc dù hướng tới sự nhất thể hóa nhưng pháp luật liên
minh thống nhất trên cơ sở hài hòa giữa các quốc gia. Vì thế, các quy phạm Pháp luật

của liên minh phần lớn không quy định cụ thể.
-Cơ chế xây dựng pháp luật : các thiết chế pháp lí chính gồm : Hội đồng châu Âu, Nghị
viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng châu Âu. Ngoài ra còn có hệ thống cơ quan giúp
việc: Ủy ban đặc biệt về nông nghiệp; Ủy ban đại diện thường trực; Các nhóm công tác;
Tổng thư ký. Ủy ban châu Âu: Gồm 27 thành viên, trong đó mỗi quốc gia có 1 thành
viên, có nhiệm kỳ 5 năm. Gồm 1 chủ tịch và 5 phó chủ tịch, có 1 phó chủ tịch là đại diện
cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh chung, và chỉ chịu trách nhiệm trước
Nghị viện châu Âu. Thành viên của Ủy ban hoạt động độc lập với quốc gia, chỉ phục vụ
lợi ích của cộng đồng.Tòa án châu Âu: Được chia làm 2 loại : Tòa công lý châu Âu và
Tòa chung châu Âu Ngân hàng trung ương châu Âu : Cơ cấu gồm có Hội đồng điều
hành (cơ quan quyết định cao nhất), Ban quản trị, Hội đồng chung. Kiểm toán châu Âu :
6

Đại Học Luật Hà Nội

Môn: PL Cộng Đồng ASEAN


Bài Tập Nhóm Tháng I

Nhóm II-Lớp NO2.TL2

Gồm 27 thành viên do Hội đồng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 6 năm và có thể được tái bổ
nhiệm. Ngoài ra còn có kiểm toán viên, biên dịch viên, thành viên khác.Các cơ quan
chuyên ngành: Gồm có Ủy ban kinh tế xã hội châu Âu, Ủy ban vùng, Ngân hàng đầu tư
châu Âu. Trong đó thẩm quyền ban hành pháp luật của liên minh là Hội đồng châu Âu,
Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu. Nguyên tắc xây dựng dự trên ba nguyên tắc cơ
bản: nguyên tắc tự nguyện bình đẳng trong quá trình kí kết điều ước quốc tế, nguyên tắc
điều quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế,
nguyên tắc Pacta sunt servanda. Quá trình xây dựng trải qua quá trình đàm phán trực tiếp

và được thông qua dựa trên nguyên tắc “Đa số phiếu kép” dựa trên một tỷ lệ nhất định.
Chữ “kép” ở đây có nghĩa là phải thỏa mãn hai điều kiện là được sự ủng hộ của đa số các
quốc gia và phải được sự ủng hộ của toàn dân. Như vậy tiếng nói cộng đồng đã xuất hiện
trong việc xây dựng pháp luật của Liên minh việc này có ý nghĩa to lớn trong việc đảm
bảo thực thi pháp luật trên thưc tế. Và với nguyên tắc này sẽ làm cho quá trình ban hành
diễn ra nhanh hơn và hiệu quả cao hơn. Đây là nét khác biệt cơ ban so với Cộng đồng
ASEAN và khiến cho Pháp luật Liên minh Châu Âu có tính ràng buộc cưỡng chế cao hơn
rất nhiều so với Pháp luật Cộng Đồng ASEAN.
-Cơ chế thực thi và tuân thủ pháp luật : Các nước trong liên minh phải tân thủ theo Luật
của EU và Mỗi nước thành viên có trách nhiệm thực hiện pháp luật EU (thông qua việc
thực hiện các biện pháp trước thời hạn, phù hợp và áp dụng đúng quy định) trong hệ
thống pháp luật riêng của mình. Theo điều ước quốc tế (Điều 258 của Hiệp ước về các
chức năng của Liên minh châu Âu (TFEU); Điều 106A của Hiệp ước Euratom), Ủy ban
của Cộng đồng châu Âu chịu trách nhiệm đảm bảo rằng luật pháp của EU được áp dụng
một cách chính xác. Do đó, nơi mà một nước thành viên không tuân thủ luật pháp của
EU, Ủy ban có quyền hạn riêng của mình để cố gắng khiến hành vi xâm phạm chấm dứt
và khi cần thiết, có thể đưa vụ việc ra Tòa án châu Âu xử lý.Thực thi pháp luật của các
thiết chế công đồng được thực hiện như sau:

7

Đại Học Luật Hà Nội

Môn: PL Cộng Đồng ASEAN


Bài Tập Nhóm Tháng I

Nhóm II-Lớp NO2.TL2


- Ủy ban châu Âu là tổ chức chịu trách nhiệm đảm bảo luật pháp của EU được áp
dụng trong tất cả các nước thành viên. Ủy ban có quyền thực hiện bất cứ hành động mà
họ cho là thích hợp để đáp ứng với đơn khiếu nại hoặc dấu hiệu vi phạm mà tự nó phát
hiện ra. Không tuân thủ có thể bao gồm một trong các hành động hoặc thiếu sót. Việc vi
phạm pháp luật của EU của các nước thành viên không phân biệt thẩm quyền; có thể là
sự vi phạm xảy ra ở trung ương, khu vực hoặc địa phương.Ủy ban sẽ có trách nhiệm xử
lý đơn khiếu nại phù hợp với các biện pháp hành chính quy định trong Thông tin từ Ủy
ban về cập nhật việc xử lý mối quan hệ với người khiếu nại đối với các ứng dụng của
Liên minh pháp luật. Nếu chúng ta cảm thấy rằng trong việc xử lý khiếu nại của mình,
Ủy ban đã không làm theo những quy tắc thích hợp thì có thể liên hệ với Thanh tra châu
Âu, theo quy định tại Điều 24 và Điều 228 của TFEU (Hiệp ước về các chức năng của
Liên minh châu Âu).
- Ban Thư ký Tổng giúp Ủy ban quản lý các công việc liên quan, là cơ quan quản lý
quy trình ra quyết định của Ủy ban liên quan đến việc nghi ngờ và thành lập hành vi vi
phạm pháp luật của EU.Những hành vi này có thể là hành vi vi phạm bị cáo buộc. Nói
chung điều này đòi hỏi ban thư ký tổng phải theo dõi các biện pháp thực hiện bởi các nhà
chức trách trong các nước thành viên để kết hợp luật pháp của EU vào luật pháp quốc gia
và can thiệp khi họ không làm đúng như vậy. Ủy ban cũng có trách nhiệm đặc biệt cho
việc thực thi chính sách cạnh tranh của EU - điều này liên quan đến việc hỗ trợ giám sát
(được biết đến tại Ủy ban như "viện trợ của Nhà nước") do cơ quan nhà nước với các tổ
chức thương mại.
-Chỉ thị trong pháp luật EU : Chỉ thị của EU đặt ra kết quả cuối cùng nhất định cần
được thực hiện trong tất cả các nước thành viên.
III. So sánh pháp luật Cộng đồng ASEAN với pháp luật Liên minh Châu Âu
1.Giống nhau
Cộng đồng ASEAN và Liên minh châu Âu đều tổ chức theo cấu trúc hình chóp quyền
lực, đều có cơ quan hoạch định chính sách và các cơ quan chấp hành. Giống như tổ chức
8

Đại Học Luật Hà Nội


Môn: PL Cộng Đồng ASEAN


Bài Tập Nhóm Tháng I

Nhóm II-Lớp NO2.TL2

quốc tế truyền thống khác như ASEAN, EU cũng có những thiết chế có sự tham gia của
mỗi nước thành viên đại diện cho quyền lợi của nước mình như Hội đồng châu Âu có
nhiệm vụ xác định mục tiêu phát triển, hoạch định đường lối chính trị chung và những
ưu tiên trong hoạt động của EU. Quyết định của Hội đồng châu Âu được thông qua trên
cơ sở đa số tuyệt đối hoặc đồng thuận. Nguồn của Pháp luật EU hay Pháp luật ASEAN
đều là những hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật do các quốc gia thành viên
của hai tổ chức này thỏa thuận ký kết hoặc do các cơ quan của hai tổ chức ban hành hoặc
thừa nhận, có giá trị ràng buộc các quốc gia thành viên, được áp dụng để điều chỉnh các
quan hệ pháp sinh trong thực tiễn hoạt động của hai tổ chức này. Nguồn của pháp luật
EU và pháp luật ASEAN đều mang tính quốc tế. Bản chất nguồn luật cơ bản này chính là
các điều ước quốc tế - được ký kết và thể hiện dựa trên các quy định của luật quốc tế.
Pháp luật ASEAN và pháp luật EU đều có hai loại nguồn chủ yếu đó là nguồn luật cơ
bản và nguồn bổ trợ hay nguồn phái sinh.
2.Khác nhau
- Nguồn luật : Từ những phân tích trên có thể thấy nguồn của pháp luật cộng đồng
ASEAN và nguồn của pháp luật Liên minh Châu Âu khác nhau ở những điểm cơ bản
sau: Về hình thức: nguồn của pháp luật EU bao gồm nguồn luật thành văn (các điều ước
quốc tế; các văn bản QPPL do thiết chế của EU ban hành…) và nguồn luật không thành
văn (Tập quán quốc tế và các nguyên tắc pháp luật chung). Trong khi đó nguồn của pháp
luật cộng đồng ASEAN chủ yếu là nguồn luật thành văn. Về nội dung: nguồn của pháp
luật EU chứa đựng các quy phạm quy định quyền và nghĩa vụ có giá trị bắt buộc đối với
quốc gia thành viên, các thiết chế của EU áp dụng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong

thực tiễn hoạt động của EU. Còn nguồn của pháp luật cộng đồng ASEAN có nội dung
thiên về tính chính trị, vạch phương hướng hay mục tiêu hướng tới nhiều hơn là ràng
buộc pháp lý, và nó có giá trị bắt buộc như nhau. Về tính chất: Nguồn của pháp luật EU
vừa mang tính chất quốc tế vừa mang tính quốc gia. Còn đối với pháp luật cộng đồng
ASEAN thì nguồn luật chỉ mang tính quốc tế, không mang tính quốc gia. Chỉ khi các
văn bản pháp luật được chuyển hóa thành nội luật thì nó mới hiệu lực trực tiếp đối với
các thể nhân của các quốc gia thành viên.
9

Đại Học Luật Hà Nội

Môn: PL Cộng Đồng ASEAN


Bài Tập Nhóm Tháng I

Nhóm II-Lớp NO2.TL2

- Bản chất pháp luật : Pháp luật Liên minh Châu Âu mang tính quốc gia và quốc tế
nhưng nó không phải là luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế. Còn Pháp luật
Cộng đồng ASEAN chỉ mang tính quốc tế không mang tính quốc gia. Đây là nét khác
nhau cơ bản nhấy về bản chất khiến cho quá trinh xây dựng, tuân thủ pháp luật ở hai tổ
chức này cũng khác nhau.
- Cơ chế xây dưng pháp luật : Thứ nhất, về cách thức tổ chức: Sự khác nhau giữa hai tổ
chức về cơ cấu thể chế là đương nhiên. Nhưng sự khác biệt quyết định không phải ở cơ
cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ mà ở tính chất của toàn hệ thống. Trong khi hệ thống tổ
chức của AC gồm những cơ cấu có sự tham gia của mỗi nước thành viên đại diện cho
quyền lợi của nước mình thì hệ thống tổ chức của EU không chỉ có vậy, EU có những
thiết chế mang tính chất siêu quốc gia, tiêu biểu là Ủy ban châu Âu, mà ở đó đại diện của
các nước thành viên hoạt động là vì lợi ích chung của cả cộng đồng. Các thiết chế hiện

nay của EU chưa phải là một “nhà nước” với những đặc điểm truyền thống nhưng đã
hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cấp độ liên minh và các nước thành viên, có các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự khác biệt đó xuất phát tư bản chất hợp tác của
mỗi tổ chức.
Thứ hai, về số lượng các cơ quan: Hệ thống các thiết chế của EU gồm có các thiết chế
pháp lý chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng bộ trưởng châu Âu, Nghị viện châu Âu,
Ủy ban châu Âu, Tòa án châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu, Kiểm toán châu Âu
và các cơ quan chuyên ngành. So với EU, AC không có tòa án tư pháp để theo dõi và
thực thi pháp luật chung của Hiệp hội, chưa có 1 cơ quan hành chính độc lập, đủ mạnh
để giám sát việc thực thi các chính sách…Cho đến nay, AC vẫn duy trì sự lỏng lẻo về
mặt thể chế, một bộ máy điều hành phi tập trung.
Thứ ba, về tổ chức của từng thiết chế: Khác với AC, hệ thống tổ chức của EU là một
thiết chế ngày càng chặt chẽ được hình thành và phát triển qua các Hiệp ước theo hướng
tạo ra một châu Âu thống nhất theo kiểu liên bang. Đặt trong mối quan hệ so sánh với
EU thì trong các cơ quan của AC vẫn chưa có nhiều các cơ quan hoạt động thường kỳ
(chỉ có 2 cơ quan là Ủy ban đại diện thường trực và Ban thư ký so với các cơ quan còn
lại chỉ tiến hành họp theo định kỳ hoặc khi cần thiết). Điều này một mặt khiến cho mối
10

Đại Học Luật Hà Nội

Môn: PL Cộng Đồng ASEAN


Bài Tập Nhóm Tháng I

Nhóm II-Lớp NO2.TL2

liên kết giữa các cơ quan của Hiệp hội còn lỏng lẻo, mặt khác do chỉ hoạt động theo cơ
chế kỳ họp nên có thể sẽ làm hạn chế khả năng chỉ đạo, điều hành của các cơ quan này

trước những biến động, khó khăn bất thường.
Thứ tư, về nguyên tắc thông qua quyết định hay văn bản pháp lí : Nêu Cộng đồng
ASEAN chọn nguyên tắc tham vấn và đồng thuận làm nguyên tắc chính thì Liên minh
Châu Âu chọn nguyên tắc đa số phiếu kép làm nguyên tắc chính. Chúng ta thấy rõ rằng,
nguyên tắc của Liên minh Châu Âu sử dụng phù hợp hơn và có nhiều ưu điểm hơn so
với Cộng đồng ASEAN. Vì thế, Cộng đồng ASEAN cần có cái nhìn đúng đắn hơn về
vấn đề này.
- Cơ chế thực thi và tuân thủ pháp luật : cách thể hiện ý chí cũng như cơ chế ban hành
luật dẫn đến bản chất của pháp luật của Liên minh châu Âu có sự khác biệt hơn so với
pháp luật Cộng đồng ASEAN. Bên cạnh đó, có thể thấy, pháp luật của AC được áp dụng
trực tiếp thông qua các thiết chế cộng đồng và được các quốc gia thành viên nội luật hóa
để áp dụng. Pháp luật EU thì đa số được áp dụng trực tiếp ngoại trừ một số loại văn bản
pháp luật trong đó có Chỉ thị là phải tiến hành nội luật hóa mới áp dụng.
3.Nguyên nhân khác biệt
Về động cơ ra đời: Trên cơ sở “ nhận thức được sự tồn tại của các mối quan tâm lẫn
nhau và các vấn đề chung giữa các nước Đông Nam Á và tin tưởng vào sự cần thiết phải
tăng cường hơn nữa các mối đoàn kết sẵn có trong khu vực; mong muốn xây dựng một
nền tảng vững chắc cho hành động chung nhằm thúc đẩy hợp tác ở khu vực Đông Nam
Á” (Tuyên bố Băng Cốc), ngày 08/08/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) ra đời. Như vậy động cơ ra đời và khởi nguồn hợp tác của ASEAN là hợp tác,
liên kết về chính trị, an ninh. Khác với ASEAN, động cơ ra đời và khởi nguồn hợp tác
của EU trước hết là từ lĩnh vực kinh tế.
Về cơ cấu tổ chức và trình độ phát triển: Cộng đồng ASEAN có nhiều nét khác biệt với
liên minh Châu Âu EU về cơ cấu tổ chức vì giữa các nước ASEAN có nhiều nét khác
nhau về tôn giáo, trình độ phát triển, các nước có trình độ phát triển cao hơn cũng khó có
thể hỗ trợ tài chính cho các nước kém phát triển trong khối nhằm giảm bớt khoảng cách
11

Đại Học Luật Hà Nội


Môn: PL Cộng Đồng ASEAN


Bài Tập Nhóm Tháng I

Nhóm II-Lớp NO2.TL2

giàu nghèo. Sự khác biệt về kinh tế, dân trí và quan điểm xã hội cũng như thông tin lẫn
nhau giữa các thành viên ASEAN. Thu nhập GDP trên mỗi đầu người rất khác biệt nếu
như các nước trong liên minh châu âu đều là những nước dẫn đầu thế giới thì các nước
ASEAN một nữa là những nước kém phát triển vì thế khả năng tạo nên sự liên kết bền
chặt giữa quốc gia là rất khó đòi hỏi phải có sự phấn đấu của mỗi quốc gia và cả tổ chức
ASEAN là rất lớn.
Về ý tưởng liên kết : Điểm khác biệt sâu xa cho sự ra đời của EU và AC chính là ở ý
tưởng liên kết. Khác với người dân Đông Nam Á luôn muốn chung sống hòa bình,
“thống nhất trong đa dạng”, người dân châu Âu đã nuôi dưỡng ý tưởng thống nhất châu
Âu từ thởi khá xa xưa và khi hội đủ điều kiện chi việc hiện thực hóa ý tưởng và nguyện
vọng đó thì sự ra đời của EU là tất yếu. Quá trình liên kết châu Âu thực chất là quá trình
tái liên kết, tái hội nhập châu Âu trong điều kiện mới. Quá trình này tuy gặp một số khó
khăn nhưng rõ ràng diễn ra tương đối thuận lợi, ít gặp phải vật cản từ phía nội tại của
châu Âu.
Một số lí do khác : Về quá trình nhận thức về xu thế phát triển của hai tổ chức này khác
nhau và mục tiêu ra đoeì cũng vây. Mặt khác, Vị trí Đông Nam Á là một vị trí chiến lược
mà cả thế giới nhòm ngó mấy thế kỉ qua nên chính sách của các nước này có vẻ mềm dịu
hơn các nước Châu Âu.
C.KẾT BÀI
Đến nay, ASEAN đã đi được một chặng đường khá dài trên con đường phát triển của
mình, các mục tiêu đề ra từ Tuyên bố Băng Cốc cho đến các hội nghị cấp cao đều đang
được ASEAN thực hiện. So với EU thì AC vẫn còn khoảng cách khá xa. Trong xu hướng
khu vực hoá ngày càng sâu rộng với nhiều khác biệt, từ những bước đi đầu tiên cho đến

thực chất của quá trình liên kết, AC cần hoàn thiện hơn về cơ cầu tổ chức để Cộng đồng
ngày càng vững chắc, đạt được những mục tiêu đã đề ra.

12

Đại Học Luật Hà Nội

Môn: PL Cộng Đồng ASEAN



×