Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Các vấn đề có thể làm rõ thông qua việc nghiên cứu dấu vết hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.75 KB, 7 trang )

Bài tập nhóm số 1

Nhóm 1 – N03 –TL2

I. Những vấn đề chung về dấu vết hình sự và việc ngiên cứu dấu vết hình sự
1. Khái niệm
Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính
hình sự.
2. Ý nghĩa của dấu vết hình sự
Mỗi dấu vết hình sự la 1 phần của sự thật về các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình
sự. Việc phát hiện đầy đủ các loại dấu vết và khai thác triệt để mọi thông tin về chúng sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý các vụ án hình sự. Qua việc nghiên cứu
dấu vết hình sự, có thể làm rõ được 1 số vấn dể sau:
- Nội dung tính chất của vụ việc, quá trình diễn biến của vụ việc đó.
- Phương thức thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian địa điểm sảy ra vụ
việc. Truy nguyên đối tượng để lại dấu vết.
- Nhận định về điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm trên cơ sở đó đề xuất
các biện pháp phòng ngừa.
- Là cơ sở để dựng lại hiện trường phục vụ cho việc điều tra vụ án sau này.
II. Các vấn đề có thể làm rõ thông qua việc nghiên cứu dấu vết hình sự
1. Làm rõ nội dung, tính chất và quá trình diễn biến của vụ việc
.Giữa dấu vết và hành vi phạm tội có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau , chúng tác động
qua lại đồng thời phản ánh lẫn nhau .
Vì thế việc nghiên cứu dấu vết mà tội phạm để lại sẽ làm rõ nội dung, tính chất và quá
trình diễn biến của vụ việc,, cụ thể:
- thứ nhất, Về Nội dung của vụ án hình sự: chính là sự phản ánh các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm .Đó chính là việc xác định quan hệ xã hội bị xâm phạm, hành vi khách
quan, nguyên nhân, hậu quả cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả …..
Ví dụ: Trong 1 vụ án hình sự. Qua công tác khám nghiệm thu được 1 chiêc gậy gỗ
kích thước 67x7cm ,trên gậy có dính máu và tóc của người. Kiểm tra đồ vật ,tài sản của 2
người mang theo thì thấy mất 2 đôi bông tai bằng vàng . Thông qua dấu vết này mà cơ


quan điều tra có thể xác định được nội dung của vụ án là cướp của giết người.
- Thứ 2, về Tính chất của vụ án hình sự là việc xác định đó là tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng,tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng. Với những dấu vết để lại sẽ giúp cơ quan điều tra xác định được tính chất , mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi từ đó xác định tính chất của vụ việc.
1


Bài tập nhóm số 1

Nhóm 1 – N03 –TL2

Ví dụ như cùng phạm tội trôm cắp tài sản nếu trong 2 vụ án nhưng tội phạm để lại 2
dấu vết khác nhau như trong vụ thứ nhất tổng số tài sản bị mất là 55 triệu đồng còn vụ thứ
2 tổng giá trị tài sản bị mất là 195 triệu đồng thì chắc chắn ở vụ án trộm cắp thứ 2 tính
chất ,mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn .
- Thứ 3, Quá trình , diễn biến của vụ việc là việc xác định hành vi phạm tội diễn ra
như thế nào , việc tội phạm để lại các dấu vết sẽ có thể xác định hành vi phạm tội bắt đầu
như thế nào , diễn biến ra sao , kết thúc ra sao …
Ví dụ: Ngày 26/3/2-13 Tại huyện Kbang tỉnh Gia Lai xảy ra vụ án đặc biệt nghiêm
trọng. Một phụ nữ bị giết hại tàn nhẫn. Qua khám nghiệm thấy trên người nạn nhân có 3
vết cắt và 1 vết đâm gần cổ. Xác nhận chiếc di động nạn nhân thường dùng và 3 chỉ vàng
cùng tiền mặt 10triệu đồng trong tủ đã bị mất. Cơ quan điều tra xac định đây là vụ án giết
người cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng. Hiện trường cho thấy khóa cửa tầng 2 nhà nạn
nhân đã bị cậy tung, trên tường có nhiều vết dép. Trên thân cây gần bờ tường dưới vườn có
vết dép .Nhiều mảnh trai trên bờ tường bị gãy đứt. Cách đó không xa tại bụi cây phát hiện
có con dao dính nhiều vết máu. Qua đó cơ quan điều tra đã nhận định hung thủ đã bật
tường lẻn vào nhà, trèo lên ban công tầng 2 cậy khóa và vào phòng. Bị nạn nhân phát hiện
hung thủ đã dùng dao đâm chết nạn nhân sau đó lấy tài sản trong phòng và bỏ trốn qua bờ
tường

2. Làm rõ phương thức, thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội; thời gian, địa
điểm xảy ra vụ việc
Do đó mỗi dấu vết hình sự lại chứa đựng những thông tin nhất định phản ánh diễn biến
phương thức thủ đoạn và công cụ phương tiện phạm tội thời gian xảy ra vụ việc.Trong đó
phương tiện phạm tội là những đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng để thực hiện
hành vi phạm tội của mình .Công cụ phạm tội là dạng cụ thể của phương tiện phạm
tội.Phương pháp thủ đoạn pham tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội trong đó có
cách thức sử dụng công cụ phương tiện .
Một vụ án cụ thể: chị Nguyễn Thị Quỳnh, 31 tuổi, ở thôn Sơn Nam, xã Nam Sơn
(thành phố Bắc Ninh) đèo con gái 5 tuổi trên chiếc xe Dream ra khỏi nhà. Bỗng chiếc xe
máy phát nổ làm mẹ con chị Quỳnh thiệt mang và chị Quỳnh còn đang có mang 3 tháng.
Qua dấu vết để lại tại hiện trường, Các nhà khoa học tìm thấy có dấu vết thuốc nổ TNT, có
cả thuốc nổ công nghiệp a-mô-nít, có 15% thành phần thuốc nổ TNT. nhờ vào việc nghiên
cứu dấu vết này cơ quan điều tra xác định phương tiện phạm tội là chất nổ và công cụ
phạm tội ở đây là chiếc xe máy Suzuki được nhét thuốc nổ công nghiệp vào đèn sau. Cùng
2


Bài tập nhóm số 1

Nhóm 1 – N03 –TL2

với thêm nhiều tình tiết khác, cơ quan điều tra đã xác định được hung thủ và buộc hắn phải
trịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Truy nguyên đối tượng để lại dấu vết
Truy nguyên tội phạm là việc tìm ra đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Việc truy
nguyên đối tượng là một trong những vấn đề cơ bản phải làm rõ trong mỗi vụ án hình sự.
Sau khi thu thập các dấu vết ở hiện trường vụ án, có rất nhiều các dấu vết nhưng không
phải dấu vết nào cũng liên quan đến vụ án và cũng không phải dấu vết nào cũng có khả
năng truy nguyên tội phạm. Hiện nay, dấu vết có khả năng truy nguyên tội phạm cao nhất

là dấu vết đường vân bao gồm dấu vân tay, vân chân, vân môi. Trong đó, dấu vết vân tay
được coi là dấu vết hình sự cổ điển nhất và có giá trị truy nguyên cao bởi các tính riêng
biệt, tính ổn định về hình thức và khả năng phục hồi của đường vân.
Ví dụ: Ngày 27/9/2010 chị Phạm Thị B (trú tổ 9, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa)
đến cơ quan công an trình báo bị kẻ gian đột nhập vào nhà lấy trộm số tài sản gồm 1 tivi
LCD Samsung 32 inch; đôi giầy hiệu Italia, và một kính ngoại trị giá 1.5 triệu đồng. Qua
khám nghiệm hiện trường cơ quan công an đã thu giữ được 3 dấu vân tay ra vào và trên
thành ghế trong phòng bị mất tài sản.
Xác định đây chính là manh mối để phá án, cơ quan công an quận Đống Đa đã gửi
mẫu dấu vân tay lên Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát - Bộ Công an để xác định nghi can. Tra
cứu hồ sơ tàng thư lưu trữ, cơ quan này xác định 02 dấu vết là ngón trỏ và ngón giữa bàn
tay trái của đối tượng có tên Nguyễn Tiến Thịnh (sinh năm 1980 trú tại tổ 27, Ô Chợ Dừa,
quận Đống Đa). Và với dấu vết đó đối tượng đã k thể chối cãi hành vi của mình.
Không chỉ có dấu vết đường vân mới khả năng truy nguyên tội phạm. Khoa học phát
triển cũng đã phục vụ rất nhiều cho công tác điều tra tội phạm. Các dấu vết sinh vật rất
nhỏ như vết máu, lông tóc, tinh dịch… cũng có khả năng truy nguyên tội phạm do tính cá
thể trong cấu tạo các bộ phận cơ thể con người. Hơn nữa, những dấu vết này rất nhỏ nên
tội phạm rất khó nhận biết mình đã để lại dấu vết tại hiện trường và không thể xóa dấu vết
được. Bằng phương pháp giám định ADN là phương pháp nghiên cứu, phân tích mẫu vật
từ nguồn gốc cơ thể người có thể truy nguyên đồng nhất đối tượng để lại dấu vết.
4. Làm rõ được nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm từ đó đề xuất biện
pháp phòng ngừa.
Có thể thonong qua 1 ví dụ:
Ví dụ như trong một vụ trộm cắp tài sản, được phát hiện lúc 5 giờ sáng ngày
16/2/2006, tại căn hộ tầng 2 nằm trong ngõ 70 phố Quán Sứ. Nạn nhân là bà Cần Thị
3


Bài tập nhóm số 1


Nhóm 1 – N03 –TL2

Xuân, 86 tuổi. Khoảng 4 giờ sáng cùng ngày, chị Hoàng Thúy Dung, con gái lớn của bà
Xuân nhận được điện thoại của Hoàng Thị Lý (người giúp việc cho bà Xuân) thông báo bà
Xuân đang bị đau nặng. Khi đến nơi, chị Dung thấy cửa nhà bị khóa, gọi nhưng không có
ai trả lời, điện thoại và cầu dao điện đều bị cắt. Chị Dung cùng một số người phải phá cửa
nhà vào, phát hiện bà Xuân nằm tử vong trên giường, miệng bị nhét đầy giẻ. Hai tuần sau,
qua rà soát, xác minh tiến hành so sánh dấu vết đã tìm ra 2 đối tượng tình nghi là Đinh Thị
Hoa và Đinh Sỹ Dần ở xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Là cháu họ của bà
Xuân, từng có thời gian ngắn giúp việc nên Hoa khá rõ đường đi lối lại trong gia đình. Sau
khi về quê lấy chồng, biết nhà bà Xuân có tiền nên Hoa đã bàn bạc với em trai Đinh Sỹ
Dần ra Hà Nội thực hiện âm mưu đột nhập trộm cắp tài sản.
Như vậy, ta có thể thấy, việc nghiên cứu dấu vết hình sự có thể nhận định về nguyên
nhân, điều kiện phạm tội trong vụ án trên là nạn nhân là người già, không có khả năng
chống cự nên hung thủ dễ thực hiện hành vi phạm tội của mình, thời gian gây án là vào
đêm tối, nạn nhân là người có tiền. Hơn nữa, hung thủ đã có sự chuẩn bị trước khi thực
hiện tội phạm cho nên nạn nhân không thể lường trước mà đối phó lại. Và khi đã nhận
định được nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm có thể đưa ra các biện pháp
phòng ngừa cho các cá nhân khác. Ví dụ đối với việc trộm cắp thì buổi tối mọi người nên
khóa kỹ cửa, không nên để người già ở nhà một mình, cần xây dựng hệ thống bảo vệ, hay
ví dụ như là nuôi chó....
5. Là cơ sở để dựng lại hiện trường, phục vụ cho việc điều tra vụ án
Việc dựng lại hiện trường là, diễn lại một hành vi, tình huống hoặc các tình tiết khác
của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết khác như thực
nghiệm về khả năng hành động, khả năng quan sát, thụ cảm, khả năng diễn ra sự việc tại
hiện trường.
Việc nghiên cứu các dấu vết hình sự mà hung thủ để lại hiện trường, cơ quan điều tra
tiến hành thu thập, xác minh các dấu vết có liên quan đến vụ án để khoanh vùng đối tượng,
xác định các đối tượng có liên can đến vụ án xem xét các dấu vết để lại có trùng khớp với
lời khai của người làm chứng hay không. Thông qua đánh giá các dấu vết, vật chứng tại

hiện trường, cơ quan điều tra đã đưa ra được những nhận định đúng đắn về diễn biến, tính
chất của sự việc sảy ra, đặc điểm, thủ đoạn gây án, công cụ và phương tiện phạm tội, góp
phần cho định hướng điều tra tiếp theo đúng hướng và hiệu quả. Bằng việc dựng lại vụ án
hiện trường, cơ quan điều tra có thể xác minh, đối chiếu các vật chứng, dấu vết ở hiện
trường và bằng những biện pháp nghiệp vụ cơ quan điều tra xác minh xem có đúng bị cáo
4


Bài tập nhóm số 1

Nhóm 1 – N03 –TL2

là người thực hiện tội phạm hay có đồng phạm, người giúp sức hay đó có phải là hiện
trường chính của vụ án hay không.
III. Tình hình nghiên cứu dấu vết hình sự ở Việt Nam hiện nay
Với các phương châm tỉ mỉ, thận trọng, khách quan, khoa học, toàn diện và chính xác,
ngành Khoa học kỹ thuật hình sự Việt nam từ ngày thành lập ( 23-8-1957 ) đến nay, đã lập
nên nhiều chiến công xuất sắc, đóng góp nhiều thành tích đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ
pháp luật, thực thi công lý và những chiến công, đóng góp đó là hết sức thầm lặng. Điển
hình là đóng góp của công tác này trong phá các vụ án lớn như Năm cam, phước tám
ngón,…
Tuy nhiên thực tiễn công tác nghiên cứu dấu vết hình sự đã bộc lộ những khó khăn và
hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án
hình sự, cụ thể:
- Quá trình nghiên cứu dấu vết hình sự ở một số địa phương còn chưa tuân theo quy
trình nghiên cứu. Đặc biệt ở cấp quận, huyện, cán bộ nghiên cứu còn có biểu hiện bỏ qua,
xem nhẹ một số bước cần thiết của quá trình nghiên cứu.
- Việc phát hiện, ghi nhận dấu vết hình sự chưa được thực hiện một cách triệt để, tuân
thủ đúng yêu cầu về mặt nghiệp vụ. Ví dụ như chụp ảnh bằng máy kỹ thuật số, chụp ảnh
màu rồi mang ra ngoài tráng phim, phóng ảnh. Việc làm này vi phạm đến chế độ bảo mật

thông tin trong quá trình điều tra vụ án.
- Hoạt động thu lượm, bảo quản được dấu vết hình sự đủ yếu tố truy nguyên chưa cao.
Cụ thể là một số loại dấu vết như dấu vết đường vân, dấu vết sinh vật. Việc thu thập một
số loại dấu vết hình sự ở một số địa phương chưa được đảm bảo, dẫn đến làm mất, làm
hỏng dấu vết tồn tại ban đầu ở hiện trường.
- Mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể nghiên cứu chưa thực sự hiệu quả. Qua khảo
sát thực trạng về quá trình tiến hành công tác nghiên cứu dấu vết hình sự và mối quan hệ
phối hợp giữa các chủ thể trong quá trình nghiên cứu cho thấy vẫn còn sự thiếu chặt chẽ,
các chủ thể chưa thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình trong hoạt động này.
Nguyên nhân:
- Do một số quy định trong các văn bản pháp luật liên quan đến nghiên cứu dấu vết
hình sự còn chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất, đồng bộ chưa phù hợp với tình hình thực tế.
- Do hệ thống lý luận về dấu vết hình sự và nghiên cứu dấu vết hình sự trong điều tra
vụ án hình sự còn chưa hoàn thiện, nhất là quy trình nghiên cứu dấu vết hình sự cho mỗi
loại dấu vết còn thiếu chặt chẽ.
5


Bài tập nhóm số 1

Nhóm 1 – N03 –TL2

- Do công tác bảo vệ hiện trường chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều vụ việc xảy ra
hiện trường không được tiến hành bảo vệ nhanh chóng, kịp thời làm cho các dấu vết bị
biến đổi, nhất là các loại dấu vết sinh vật. Nhiều hiện trường đã được tiến hành bảo vệ
nhưng cán bộ bảo vệ chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc bảo vệ hiện trường, dẫn đến tạo
nên nhiều dấu vết mới; xóa mất hoặc làm thay đổi các dấu vết do tội phạm để lại.
- Do nhận thức của cán bộ điều tra các cấp về công tác nghiên cứu dấu vết hình sự còn
nhiều hạn chế. Kể cả việc quyết định trưng cầu giám định dấu vết của cơ quan điều tra
cũng còn nhiều bất cập, vẫn còn tồn tài hiện tượng viết tắt, mô tả sai hoặc không đầy đủ

mẫu vật, ra yêu cầu giám định không hợp lý.
- Do phương tiện, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu dấu vết hình sự còn hạn chế. Các
phương tiện được cấp phát hầu hết đều đã cũ, lạc hậu hoặc hư hỏng không đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn.
- Do chế độ chính sách đối với lực lượng kĩ thuật hình sự làm công tác nghiên cứu dấu
vết trong KNHT còn chưa được quan tâm đúng mức. Nhà nước, bộ công an chỉ mới có chế
độ bồi dưỡng cho giám định viên, bác sĩ pháp y còn đối với cán bộ khám nghiệm hiện
trường thì vẫn không có một chế độ bồi dưỡng nào.
Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế và đồng thời để nâng cao hiệu quả
công tác nghiên cứu dấu vết hình sự, chúng em đưa ra một số đề xuất sau:
Một là, nghiên cứu dấu vết hình sự được tiến hành chủ yếu thông qua hoạt động
KNHT Hai là, tăng cường công tác bảo vệ hiện trường
Ba là, nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nghiên
cứu dấu vết hình sự, từng bước tăng cường lực lượng cho các cấp, nhất là quận, huyện.
Bốn là, thường xuyên bổ xung các trang thiết bị mới, hiện đại, cải tiến hoặc thay thế
các trang thiết bị cũ, lạc hậu nhằm giúp cho công tác KNHT đạt được hiệu quả cao.
Năm là, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động nghiên cứu thực hiện đúng quy
trình nghiên cứu dấu vết hình sự, nhất là trong các giai đoạn như phát hiện, ghi nhận, thu
lượm… dấu vết nhằm đảm bảo tính khách quan, toàn vẹn của dấu vết.
Sáu là, mở rộng quan hệ hợp tác trong đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh
vực khoa học điều tra hình sự.

6


Bài tập nhóm số 1

Nhóm 1 – N03 –TL2

MỤC LỤC

I. Những vấn đề chung về dấu vết hình sự và việc ngiên cứu dấu vết hình sự....................1
1. Khái niệm.........................................................................................................................1
2. Ý nghĩa của dấu vết hình sự............................................................................................1
II. Các vấn đề có thể làm rõ thông qua việc nghiên cứu dấu vết hình sự............................1
1.Làm rõ nội dung, tính chất và quá trình diễn biến của vụ việc.........................................1
2.Làm rõ phương thức, thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội; thời gian, địa điểm xảy
ra vụ việc..............................................................................................................................2
3.Truy nguyên đối tượng để lại dấu vết...............................................................................3
4.Làm rõ được nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm từ đó đề xuất biện pháp
phòng ngừa..........................................................................................................................5
5.Là cơ sở để dựng lại hiện trường, phục vụ cho việc điều tra vụ án..................................6
III. Tình hình nghiên cứu dấu vết hình sự ở Việt Nam hiện nay.........................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................9

7



×