Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

công pháp quốc tế chứng minh rằng, quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ là hạn chế, độc lập và phái sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.62 KB, 9 trang )

MỤC LỤC


GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ.
Trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu về hợp tác phát triển ngày càng
trở lên mạnh mẽ, sự ra đời của các tổ chức liên chính phủ vì th ế mà cũng
được đẩy mạnh. Nó có vai trò to lớn trong việc hợp tác quốc tế, giải quy ết
các vấn đề quốc tế quan trọng, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Các tổ
chức liên chính phủ là một khía cạnh quan trọng của công pháp quốc tế.
Thấy được vai trò quan trọng của nó, em xin chọn đề tài sau để hiểu rõ
hơn về tổ chức quốc tế liên chính phủ “ Chứng minh rằng, quyền năng chủ
thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ là hạn chế, độc l ập và
phái sinh”

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.

Một số khái niệm.
1. Chủ thể Luật quốc tế.
Chủ thể luật quốc tế là thực thể độc lập tham gia vào những quan hệ

do luật quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và kh ả năng gánh
vác trách nhiệm pháp lí quốc tế.
Chủ thể của luật quốc tế bao gồm quốc gia là chủ thể cơ bản và các
chủ thể khác là dân tộc đang đấu tranh đòi quyền tự quy ết, tổ ch ức quốc
tế liên chính phủ.
2. Quyền năng chủ thể Luật quốc tế.
Quyền năng chủ thể luật quốc tế là những phương diện thể hiện
khả năng pháp lí đặc trưng của những thực thể pháp lí được hưởng nh ững
quyền và gánh vác những nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí trong quan hệ qu ốc
tế theo qui định của luật quốc tế. Quyền năng chủ th ể bao gồm hai


phương diện và chỉ khi đầy đủ hai phương diện này thì m ới đ ược coi là
chủ thể luật quốc tế, đó là năng lực pháp luật quốc tế và năng l ực hành vi
quốc tế.


Năng lực pháp luật quốc tế là khả năng của chủ th ể luật quốc tế
được mang những quyền và nghĩa vụ pháp lí quốc tế, khả năng này đ ược
ghi nhận trong các quy phạm pháp luật quốc tế.
Năng lực hành vi quốc tế là khả năng chủ thể được th ừa nh ận trong
luật quốc tế bằng những hành vi pháp lí độc lập của mình, t ư t ạo ra cho
bản thân quyền năng chủ thể và có khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lí
quốc tế do các hành vi của mình gây ra.
3. Tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Tổ chức quốc tế liên chính phủ là thực thể liên kết chủ yếu các quốc
gia độc lập có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ s ở điều ước
quốc tế, phù hợp với Luật quốc tế hiện đại, có quyền năng ch ủ th ể riêng
biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng
đó theo đúng mục đích và tôn chỉ của tổ chức
Các tổ chức liên chính phủ khác nhau cả về chức năng, số thành viên
và tiêu chuẩn thành viên, tầm nhìn và mục đích. Một số tổ ch ức liên chính
phủ phát triển nhằm để đáp ứng nhu cầu về một diễn đàn trung l ập, n ơi
các bên có thể tranh luận hoặc đàm phán để giải quyết tranh chấp. Số
khác thì gom các lợi ích chung vào những mục tiêu thống nh ất đ ể gìn gi ữ
hòa bình thông qua giải quyết xung đột và cải thiện quan hệ quốc tế; phát
huy hợp tác quốc tế trong các vấn đề như bảo vệ môi trường; đề cao nhân
quyền; đẩy mạnh phát triển xã hội (giáo dục, y tế); cung cấp trợ giúp nhân
đạo và phát triển kinh tế. Một số tổ chức quốc tế liên chính phủ theo đuổi
nhiều nhiệm vụ ở tầm vĩ mô (ví dụ Liên Hiệp Quốc) trong khi m ột s ố t ổ
chức lại tập trung theo đuổi các mục tiêu liên quan đến một ch ủ đề cụ th ể.



II.

Chứng minh quyền năng chủ thể LQT của tổ chức liên chính phủ là
hạn chế, độc lập và phái sinh.
1. Tính phái sinh trong quyền năng chủ thể luật quốc tế liên chính phủ.
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ xuất hiện và tồn tại do các qu ốc gia

thành lập nên, chúng không tự nhiên mà có, mà do th ỏa thu ận c ủa các qu ốc
gia có chủ quyền với nhau.Các quốc gia thỏa thuận thành lập cũng nh ư
thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của các tổ chức liên chính ph ủ ph ải d ựa trên
cơ sở những nguyên tắc cơ bản luật quốc tế hiện đại. Vì ch ỉ đ ược xem là
chủ thể của luật quốc tế hiện đại khi các tổ chức này được thanh lập phù
hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.
Quyền năng chủ thể luật quốc tế của các tổ chức liên chính ph ủ không
phải là thuộc tính vốn có của nó, nhưng do nó được thành l ập bởi các qu ốc
gia độc lập, nên nó được các quốc gia thành viên này trao cho quy ền năng
chủ thể luật quốc tế. Như vậy, quyền năng đó là quyền năng phái sinh,
nghĩa là nó được sinh ra từ quyền năng chủ thể của quốc gia. T ư cách ch ủ
thể của tổ chức quốc tế liên Chính phủ có từ thời điểm các văn bản, hi ến
chương, điều lệ phát sinh hiệu lực.
Mỗi tổ chức quốc tế liên chính phủ có quyền năng chủ thể luật quốc tế
của riêng mình (quyền năng phái sinh), được các quốc gia là thành viên
thỏa thuận xây dựng lên và được ghi nhận trong điều ước qu ốc tế thành
lập lên tổ chức quốc tế. Đây là quyền năng riêng biệt chỉ giành riêng cho t ổ
chức quốc tế.
Để hiểu rõ hơn, em xin lấy một ví dụ về Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành l ập ngày 8 tháng 8
năm 1967 (viết tắt là ASEAN), đầu tiên chỉ có 5 thành viên và đ ến nay đã
phát triển lên 10 thành viên, trong đó có Việt Nam. Các thành viên c ủa

ASEAN đều là các quốc gia độc lập và có quyền năng ch ủ th ể luật qu ốc t ế,
được hoạt động trong tất cả mọi lĩnh vực của luật quốc tế, các quốc gia


này đã thỏa thuận và trao quyền và nghĩa vụ cho ASEAN, điều đó đ ược kí
kết trong Hiến chương ASEAN có hiệu lực từ tháng 12 năm 2008. Nh ư v ậy,
ASEAN đã có quyền năng chủ thể luật quốc tế và hoạt động trong các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á. Quyền năng đó không phải tự nhiên mà có, chính quy ền
năng chủ thể luật quốc tế của 10 quốc gia thành viên là c ơ sở và ti ền đề
để ASEAN có được quyền năng chủ thể luật quốc tế. Nghĩa là quy ền năng
chủ thể luật quốc tế của ASEAN được sinh ra từ quyền năng ch ủ th ể của
các quốc gia thành viên.
Ở đây, ta thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa quy ền năng ch ủ th ể lu ật
quốc tế của quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Quốc gia cũng
là một chủ thể của luật quốc tế, tuy nhiên, quy ền năng chủ th ể luật quốc
tế là quyền năng vốn có, tức là quyền năng nguyên sinh, khi quốc gia xu ất
hiện là đã có quyền năng đầy đủ và trọn vẹn nhất, ch ứ không ph ải quy ền
năng phái sinh như của các tổ chức liên chính phủ. Chính điều này đã t ạo
nên sự khác biệt to lớn giữa quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia
với các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
2. Tính độc lập trong quyền năng chủ thể luật quốc tế liên chính phủ.
Chủ thể của luật quốc tế hiện đại là một thực thể đang tham gia quan
hệ pháp lí luật quốc tế một cách độc lập có đầy đủ quyền và nghĩa vụ
pháp luật quốc tế đồng thời phải gánh chịu trách nhiệm pháp lí quốc tế
một cách độc lập do chính hành vi vi phạm pháp luật quốc tế gây ra trên
cơ sở các qui phạm pháp luật quốc tế. Luật quốc tế công nhận quốc gia là
chủ thể chủ yếu của luật quốc tế, bên cạnh đó còn các tổ ch ức liên chính
phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và tư cách chủ th ể Vatican
cũng được xem là chủ thể luật quốc tế. Như vậy, tổ chức liên chính phủ

chính là 1 trong những chủ thể độc lập của luật quốc tế. điều đó đ ược th ể


hiện trong tính độc lập khi tham gia các quan hệ pháp luật quốc t ế v ới các
thành viên khác của luật quốc tế.
Ví dụ tổ chức Ngân hàng thế giới (viết tắt tiếng Anh là WB) được thành
lập vào năm 1944, trụ sở chính đặt tại Washington. Đây là m ột ch ủ th ể c ủa
luật quốc tế, có quyền năng chủ thể luật quốc tế. WB tham gia vào quan
hệ pháp luật quốc tế với tư cách là một chủ thể độc lập, có đầy đủ quy ền
và nghĩa vụ pháp luật quốc tế. WB có thể tham gia kí kết các điều ước v ới
các quốc gia (là chủ thể cơ bản của Luật quốc tế), như WB đã kí k ết v ới
Việt Nam về chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CPS) giai đoạn 2012 – 2016 là
Chiến lược hỗ trợ đầu tiên của WB dành cho Việt Nam kể từ khi Việt Nam
chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Đây là Chi ến
lược được WB xây dựng để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam th ực hiện K ế hoạch
phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015. Nh ư vậy, WB v ới t ư cách
chủ thể luật quốc tế của mình, đã tham gia vào quan hệ quốc tế m ột cách
độc lập.
Tuy đều là chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế, tham gia vào các
quan hệ quốc tế với tư cách là một chủ thể độc lập, nhưng các tổ ch ức liên
chính phủ là chủ thể rộng lớn không có chủ quy ền bởi vì tổ ch ức qu ốc t ế
liên chính phủ không phải là chủ thể có chủ quyền của luật qu ốc t ế. Trái
lại, quốc gia lại là chủ thể có chủ quyền, vì chủ quy ền quốc gia là ch ủ
quyền độc lập trong luật quốc tế mà tổ chức liên chính ph ủ không th ể có
được chủ quyền đó.
3. Tính hạn chế trong quyền năng chủ thể luật quốc tế liên chính phủ.
Được sinh ra từ quyền năng chủ thể luật quốc tế của các quốc gia thành
viên và được các quốc gia này trao cho những quy ền riêng bi ệt. Nên t ổ
chức liên chính phủ không thể tham gia vào tất cả các quan h ệ lu ật qu ốc
tế, mà chỉ có thể tham gia vào các hoạt động đã đ ược các thành viên th ỏa

thuận, trao cho.


Các tổ chức liên chính phủ được thành lập nhằm những m ục đích nh ất
định và trong những lĩnh vực hoạt động, phạm vi họat động của tổ ch ức đó
do các quốc gia thành viên qui định cho nó. Vì m ỗi tổ ch ức liên chính ph ủ
chỉ giải quyết một công việc cụ thể, trong khuôn khổ sự thỏa thuận c ủa
các quốc gia giao cho nó. Tổ chức quốc tế liên chính phủ chỉ hoạt động gói
ghém trong phạm vi hiến chương, điều lệ của tổ chức đó qui đ ịnh, nếu
hoạt động ra ngoài điều lệ thì vi phạm hiến ch ương điều lệ c ủa t ổ ch ức,
hoạt động trong một số lĩnh vực chuyên môn, có lĩnh v ực hoạt đ ộng nh ất
định, nên quyền năng chủ thể luật quốc tế của nó là quy ền năng h ạn chế.
Ta có thể thấy được điều đó qua tìm hiểu về tổ chức Y tế thế giới, đ ược
thành lập ngày 7 tháng 4 năm 1948, viết tắt tiếng anh là WHO. . Để phù hợp
với vai trò và mục đích của các quốc gia đã thỏa thuận và trao cho nó là
“giúp cho mọi người có sức khỏe tốt nhất”, WHO chỉ được hoạt đ ộng trong
lĩnh vực y tế như: đóng vai trò thẩm quyền điều ph ối các vấn đ ề sức
khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế, tham gia giúp đỡ các các
quốc gia thành viên, cung cấp những thông tin chính xác, nh ững đ ịa ch ỉ
đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người, sẽ đứng ra để giải quyết
những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con
người… Phạm vi hoạt động của WHO bị giới hạn trong lĩnh v ực y tế, b ởi
các quốc gia thành viên chỉ trao cho nó quyền năng đó. WHO không th ể
tham gia vào hoạt động thương mại như WTO (tổ chức thương mại th ế
giới) hay hoạt động quân sự như NATO (Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương),
và cũng không thể lấn sân sang hoạt động tài chính của WB (ngân hàng th ế
giới).
Các chủ thể của Luật quốc tế đều tham gia quan hệ pháp luật qu ốc t ế
với tư cách là một chủ thể độc lập, tuy nhiên quốc gia th ực hiện quyền
năng chủ thể Luật quốc tế trong phạm vi rộng hơn so với các tổ ch ức quốc

tế liên chính phủ. Điều này thể hiện ở chỗ quốc gia có thể kí kết bất kì


điều ước quốc tế nào xuất phát từ lợi ích của quốc gia mình, tuy nhiên các
tổ chức quốc tế liên chính phủ chỉ có thể kí kết các điều ước trong ph ạm vi
hoạt động của mình mà các quốc gia thành viên đã trao quy ền cho nó. Điều
đó có nghĩa là, chỉ có các tổ chức quốc tế liên chính phủ m ới là ch ủ th ể h ạn
chế của luật quốc tế, còn quốc gia với tư cách là chủ th ể cơ bản có quy ền
năng chủ thể luật quốc tế đầy đủ, trọn vện nhất.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Hiện tại có hơn 250 tổ chức liên chính phủ trên toàn thế giới và con số
này vẫn tiếp tục tăng lên. Đó là nhờ tiến trình toàn cầu hóa đã làm gia tăng
và khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa giúp t ổ ch ức liên
chính phủ phát triển dễ dàng hơn nhờ sự gia tăng của quan hệ quốc tế
trên các mặt kinh tế, chính trị, quân sự cũng như ở phạm vi nội địa. Về mặt
kinh tế, các tổ chức quốc tế liên chính phủ giành thêm các nguồn l ực c ả v ật
chất và phi vật chất cho sự thịnh vượng kinh tế. Về mặt chính tr ị, các t ổ
chức quốc tế liên chính phủ cung cấp môi trường chính trị ổn định trong
phạm vi một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Về mặt quân s ự, các
liên minh quân sự thiết lập các tiêu chuẩn chung nhằm đ ảm bảo an ninh
cho các thành viên cũng như phòng tránh các mối đe dọa từ bên ngoài.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật quốc tế. Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội năm 2007.
2. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, giáo trình Luật quốc tế, Nxb.
ĐHQG, Hà Nội 1997.
3. Hiệp định Marrakessh về việc thành lập Tổ chức th ương mại thế giới

WTO.
4. Hiến chương ASEAN năm 2008.



×