Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính và cho ví dụ minh họa (k36HLU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.07 KB, 3 trang )

ĐỀ BÀI: Phân tích khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính và cho ví
dụ minh họa.
BÀI LÀM:
1. Khái niệm
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo
thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích nhất định. Những quy
phạm pháp luật được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước là các
quy phạm pháp luật hành chính. Trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về khái niện
quy phạm pháp luật hành chính, trong đó khái niệm“Quy phạm pháp luật hành chính là
một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình quản lý hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương”
là khái niệm thể hiện khá rõ bản chất cũng như phạm vi và phương pháp điều chỉnh của
quy phạm pháp luật hành chính. Bản chất của nó nghĩa là một quy phạm pháp luật trong
một ngành luật cụ thể; phạm vi của nó là điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình quản lý hành chính nhà nước chứ không phải một quan hệ xã hội phát sinh trong một
quá trình, hoạt động nào khác; và phương pháp điều chỉnh của nó là mệnh lệnh – đơn
phương. Khái niệm này giúp ta có được cái nhìn đầu tiên khá bao quát và rõ ràng về quy
phạm pháp luật hành chính.
2. Đặc điểm
a. Đặc điểm chung: là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật nên quy phạm pháp
luật hành chính cũng có những đặc điểm chung của quy phạm pháp luật
_ Là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung thể hiện ý chí nhà nước;
_ Được nhà nước đảm bảo thực hiện;
_ Là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về mặt tính
hợp pháp.
b. Đặc điểm riêng
* Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước
ban hành: Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà
nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành trên cơ sở cụ
thể hóa, chi tiết hóa các quy định của hiến pháp, luật, pháp lệnh trong các lĩnh vực quản lý
hành chính nhà nước, bởi các văn bản pháp luật do các cơ quan quyền lực nhà nước ban


hành trong lĩnh vực quản lý hành chính mới chỉ quy định một cách chung nhất nên chúng
đòi hỏi phải được cụ thể hóa trong từng lĩnh vực của quản lý hành chính.
Ví dụ như Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Ủy ban thường vụ Quốc hội
thông qua ngày 02/07/2002, được sửa đổi bổ sung ngày 2/4/2008 quy định một cách chung
nhất về vấn đề xử lý vi phạm hành chính. Dựa trên những quy định chung này, Chính phủ
ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hành chính quy định cụ thể như: Nghị
định 128/2008/ND-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008; nghị định
41/2009/NĐ-CP ngày 5/5/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh


doanh bảo hiểm; nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 quy định xử phạt vi phạm hành
chính về quyền tác giả, quyền liên quan…
* Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lý khác
nhau: do phạm vi điều chỉnh của các quy phám pháp luật hành chính rất rộng và tính chất
đa dạng về chủ thể ban hành nên các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn hơn
nhiều so với các ngành luật khác.Trong đó có những quy phạm có hiệu lực pháp lý trên
phạm vi cả nước và chung cho các ngành, lĩnh vực quản lý (như nghị định số 43/2010/NĐCP ngày 15/4/2010 của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp), nhưng có những quy phạm
chỉ có hiệu lực trong một ngành, một lĩnh vực hay trong một địa phương nhất định (như
nghị quyết số 68/NQ-CP của chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Bộ Tài chính ngày 27/12/2010). Mặt khác cũng có những quy phạm
được áp dụng chung đối với cá nhân và tổ chức (như Nghị định 98/2007/NĐ-CP của Chính
phủ quy định về xử lý vi phạm luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
thuế), lại có những quy phạm chỉ được áp dụng đối với cá nhân (như Nghị định của Chính
phủ số 96/1998/CP-NĐ quy định về chế độ thôi việc đối với cán bộ cung chức ngày
17/8/1998) hoặc chỉ được áp dụng đối với tổ chức (như Nghị định của Chính phủ số
171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 quy định tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
* Các quy phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sở các
nguyên tắc pháp lý nhất định:

Do yêu cầu điều chỉnh thống nhất pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước, nên
mặc dù quy phạm pháp luật hành chính được ban hành bởi những cơ quan khác nhau, có
hiệu lực pháp lý cũng như phạm vi thi hành khác nhau nhưng về cơ bản chúng cần phải hợp
thành một hệ thống thống nhất.
Tính thống nhất của các quy phạm pháp luật hành chính được bảo đảm bởi hệ thống
các nguyên tắc trong luật hành chính, đặc biệt là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và
nguyên tắc tập trung dân chủ. Các chủ thể ban hành cần tuân thủ những nguyên tắc pháp lý
thống nhất sau:
_ Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải
phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan cấp trên ban hành.
Chẳng hạn như Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khi ban hành quyết định số 23/QĐ-UB
về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải căn cứ vào Luật đất đai 2003, Nghị định số
88/2009/NĐ-CP của chính phủ nếu không sẽ dẫn tới sự chồng chéo, mâu thuẫn trong giải
quyết vụ việc
_ Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước, chủ tịch
nước, tòa án nhân dân, viện kiểm soát nhân dân ban hành phải phù hợp với nội dung và
mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành. Ví dụ như
Chính phủ ban hành nghị định số 34/2010/NĐ-CP về việc xử phát hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ phải căn cứ vào pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban
thường vụ Quốc hội và Luật giao thông đường bộ của Quốc Hội.


Các cơ quan quyền lực nhà nước có trách nhiệm và thẩm quyền trong việc giám sát,
phát hiện và xử lý các văn quản quy phạm pháp luật trái pháp luật của cơ quan hành chính
nhà nước hay những cơ quan khác do mình quyết định thành lập và những người giữ chức
vụ do mình bầu. Chẳng hạn như Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước,
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội
_ Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước có thảm
quyền chuyên môn ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của các quy phạm

pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp ban hành. Ví dụ
Bộ tài chính muốn ra một quyết định về chế độ lương thưởng cho cán bộ công chức thì
phải phù hợp với luật cán bộ công chức của Quốc Hội và các văn bản khác của các cơ quan
nhà nước cấp trên.
Mặt khác Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm và thẩm quyền kiểm tra, phát hiện,
và xử lý các văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật của Bộ, cơ quan ngang bộ. Ví dụ
như Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần
hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trương cơ quan ngang bộ trái
hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ban hành
_ Các quy phạm pháp luật hành chính do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà
nước ban hành phải phù hợp với nội dung mục đích của quy phạm pháp luật hành chính do
tập thể cơ quan đó ban hành. Ví dụ như Thủ tướng Chính phủ khi ban hành Quyết định số
33/2009/QĐ-TT về ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu phải
căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP 14/3/2008 của Chính phủ về khu công nghiệp, khu
chế xuất và khu kinh tế.
_ Bảo đảm tính thống nhất phù hợp giữa các quy phạm pháp luật hành chính do các chủ
thể có thẩm quyền ngang cấp cùng địa vị pháp lý ban hành
+ Các chủ thể có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính có trách
nhiệm kiểm tra và bảo đảm tính thống nhất, phù hợp giữa các quy phạm pháp luật do mình
ban hành .
+ Các chủ thể có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính có trách
nhiệm tôn trọng thẩm quyền ban hành pháp luật của các chủ thể khác ngang cấp cùng địa vị
pháp lý. Ví dụ như văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường về lương thưởng cho
cán bộ không trái với văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài chính về vấn đề này.
+ Các chủ thể có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính ngang cấp
cùng địa vị pháp lý có trách nhiệm chủ động bàn bạc, phối hợp trong công tác ban hành
pháp luật, phát hiện và xử lý các văn bản quy phạm pháp luật sai trái
_ Các quy phạm pháp luật hành chính phải được ban hành theo đúng thủ tục và dưới
hình thức nhất định do pháp luật quy định nhằm đảm bảo thể hiện ý chí nhà nước một cách
nhất quán đầy đủ và chặt chẽ trong công tác ban hành quy phạm pháp luật hành chính.




×