Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Vấn đề tội phạm khủng bố và dẫn độ tội phạm trong hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm khủng bố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.3 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………...……………………………………………..1
MỤC LỤC.........................................................................................................................................................................1

MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và xu hướng hội nhập của
toàn thế giới đã kéo theo một hệ lụy đó là sự hoạt động ngày một tinh vi của tội phạm khủng bố.
Muốn làm tốt công tác phòng chống tội phạm khủng bố quốc tế, trước tiên chúng ta cần phải
nắm chắc xu thế phát triển hiện nay của bọn tội phạm. Hoạt động dẫn độ tội phạm là một hoạt
động song song trong hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm đóng vai trò quan trọng trong việc
gìn giữ nền hòa bình chung của thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, sau đây bài
viết xin được trình bày chi tiết về vấn đề tội phạm khủng bố và dẫn độ tội phạm trong hợp tác
quốc tế phòng chống tội phạm khủng bố.
NỘI DUNG
I.
Đặc điểm tình hình tội phạm khủng bố và sự cần thiết hợp tác quốc tế chống tội
phạm khủng bố
1. Khái niệm và đặc điểm của tội phạm khủng bô
a.Khái niệm
Khủng bố là một trong những loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm, trực tiếp xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ của con người và đe doạ nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội của quốc gia
1


và cộng đồng quốc tế. Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam do Nhà xuất bản
Công an nhân dân xuất bản năm 2000 thì: “ Khủng bố là hành động dùng bạo lực của cá nhân,
của một tổ chức, một nhà nước hoặc liên minh nhà nước để đe doạ, cưỡng bức đối phương,
khiến họ vì khiếp sợ mà phải chịu khuất phục. Các hình thức khủng bố thường là bắt cóc, ám
sát, đánh bom,… Khủng bố quốc tế là khủng bố nhằm vào cá nhân, tổ chức hoặc mục tiêu được
pháp luật quốc tế bảo vệ: giết người đứng đầu nhà nước, Chính phủ, đại diện ngoại giao và các
đại diện khác, phá huỷ tấn công đại sứ quán, trụ sở của phái đoàn đại diện của các tổ chức giải


phóng dân tộc, các tổ chức quốc tế; phá hoại hệ thống giao thông quốc tế… với mục đích gây
sức ép đối với chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia”. Cho đến thời điểm hiện tại, cộng
đồng quốc tế vẫn chưa đưa ra được định nghĩa chung hoàn chỉnh về tội phạm khủng bố mà mới
chỉ ghi nhận một số hành vi nhất định là khủng bố và các biện pháp để hợp tác đấu tranh chống
lại các hành vi này.
b. Đặc điểm của tội phạm khủng bố.
Tội phạm khủng bố có những đặc điểm chính như sau:
+ Tội phạm khủng bố thường nhằm đến mục tiêu là cộng đồng dân cư với mục đích gieo rắc sự
sợ hãi, nỗi kinh hoàng trong một bộ phận nhân dân.
+ Tội phạm khủng bố quốc tế thường sử dụng nhiều hình thức: hành vi sử dụng bạo lực hoặc đe
doa sử dụng bạo lực; hành vi phá hoại, phá huỷ hoặc đe doạ phá hoại, phá huỷ…
+ Tội phạm khủng bố gây ra những hậu quả nghiêm trọng với một quốc gia hoặc một chính
phủ.
2. Tình hình tội phạm khủng bô
2.1 Tình hình tội phạm khủng bố
Trong tình hình hiện nay, khủng bố quốc tế diễn ra phức tạp ở hầu hết các châu lục. Theo
thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2001 đến nay, trên thế giới đã xảy ra 5.774 vụ khủng bố, làm
48.173 người thiệt mạng và 86.045 người bị thương.
Tại Iraq, mặc dù liên quân đã và đang điều động lực lượng lớn tiến hành các cuộc truy
quét các phần tử nổi dậy nhưng tình hình tiếp tục căng thẳng và phức tạp, hoạt động bạo lực leo
thang, nhiều vụ nổ bom liên tiếp xảy ra với mức độ thiệt hại rất nghiêm trọng, mỗi ngày có hàng
trăm người chết và thiệt mạng, trong đó có nhiều quan chức cao cấp.
Tại các nước Trung Đông khác như Afganistan Liban, Israel, Palestine tình hình chưa có
dấu hiệu ổn định, vẫn tiếp tục diễn ra các hoạt động đánh bom cảm tử, bắt cóc con tin, sát hại
quan chức chính quyền. Cựu Thủ tướng Liban, ông Rafik Hariri cùng toàn bộ đoàn hộ tống bị
đánh bom thiệt mạng, đã gây tình hình căng thẳng khó kiểm soát tại Liban và Syria. Căng thẳng
giữa Israel và Palestine bùng phát tại khu vực Đông Jerusalem khi Israel kỷ niệm 38 năm chiếm
thành phố cổ này. Bên cạnh đó là chiến dịch càn quét chống Palestine của quân đội Israel và các
vụ tấn công trả đũa của các tay súng Palestine.
Tại khu vực Đông Nam Á, hoạt động khủng bố diễn biến phức tạp. Các nước Thái Lan,

Indonesia, Philippines, Campuchia... tiếp tục phát hiện nhiều vụ đặt bom mìn tại các nơi tập
trung đông người, các hoạt động bắt cóc con tin... do các phần tử Hồi giáo cực đoan thực hiện,
gây mất ổn định ở các nước này và ảnh hưởng đến an ninh khu vực. Tại Thái Lan, nỗ lực của
2


chính quyền giải quyết vấn đề miền Nam chưa có hiệu quả, các phần tử nổi loạn đã mở rộng
phạm vi hoạt động ra các tỉnh Songkhla và Satun.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm khủng bố trên thế giới, Liên Hiệp
Quốc đã thành lập Cơ quan An ninh bảo vệ nhân viên ở 150 nước trên thế giới, đã thông qua
“Công ước quốc tế về ngăn chặn hành động khủng bố bằng hạt nhân”, tuyên bố áp đặt lệnh
trừng phạt (cấm đi lại, cấm vận vũ khí và phong tỏa tài sản...) đối với nhóm Hồi giáo Jihad. Hơn
120 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ban hành luật và triển khai hoạt động chống khủng bố, hợp tác
chống khủng bố.
2.2 Xu hướng phát triển của tội phạm khủng bố
Hiện nay, chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã từng bước phát triển từ tổ chức hữu hình trước
kia trở thành một hình thái ý thức, đó là tư tưởng khủng bố. Có thể nói, chủ nghĩa khủng bố
quốc tế ngày nay chỉ lấy danh nghĩa là các tổ chức khủng bố địa phương, biến cái hữu hình
thành cái vô hình. Xu hướng phát triển của tội phạm khủng bố ngày nay là:
• Xu thế điều chỉnh sách lược hoạt động của tội phạm khủng bố quốc tế.
Các tổ chức chủ nghĩa khủng bố quốc tế ngày nay có xu thế thu nhỏ lại, huy động tiền
của nhiều người, nhiều tổ chức nhỏ, nhiều quốc gia đóng góp, tích tiểu thành đại, tích ít thành
nhiều. Điều này khiến việc theo dõi hoạt động gây quỹ của các thế lực khủng bố ngày càng gặp
nhiều khó khăn.
• Xu thế “địa phương hóa” các thế lực khủng bố quốc tế.
Xu thế “địa phương hóa” thế lực khủng bố quốc tế là một trong những thay đổi cơ bản của
sự phát triển chủ nghĩa khủng bố quốc tế trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy, ngoài các
tổ chức khủng bố truyền thống, hiện nay nhiều tổ chức khủng bố được “ địa phương hóa” đang
dần dần trở thành “ nhân vật” chính trên “ vũ đài khủng bố” quốc tế.
• Xu thế thay đổi cách thức tấn công của tội phạm khủng bố quốc tế.

Nhiều vụ khủng bố gần đây đều cho thấy sự vận dụng tổng hợp nhiều phương thức tấn
công, áp dụng phương thức tổng hợp tấn công mục tiêu, có nhiều điểm khác biệt so với các vụ
khủng bố trước đó. Có thể thấy rằng, tính chất và trình độ của chúng đã đạt đến cấp độ xung đột
vũ trang.
• Xu thế thay đổi mục tiêu tấn công của bọn tội phạm khủng bố quốc tế.
Mục tiêu tấn công của các phần tử khủng bố không còn là những khu vực tập trung đông dân
cư, chùa chiền hay siêu thị như trước đây nữa. Mục tiêu tấn công của bọn khủng bố bây giờ
không còn là các đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan chính phủ hay mục tiêu quân sự mà đã
chuyển sang tấn công mục tiêu dân dụng, là những nơi có mức độ bảo đảm an toàn thấp, dễ ra
tay hành động.
• Xu thế thay đổi mục đích tấn công của bọn tội phạm khủng bố quốc tế.
Mục đích chính của các cuộc khủng bố không nằm ngoài mục đích chính trị. Các vụ khủng
bố không những gây xôn xao dư luận để đạt được mục đích chính trị mà mưu đồ quan trọng hơn
đó là thông qua việc tàn sát những người dân thường địa phương hoặc du khách nước ngoài, bọn
khủng bố muốn gây mất ổn định xã hội, tạo ra sự hoang mang cho người dân, chính phủ đánh
3


mất dần dộ tín nhiệm, đồng thời muốn thông qua các phương tiện truyền thông gây chấn động
dư luận, phá hoại những nỗ lực hòa bình, tuyên dương sự tồn tại các hành vi khủng bố và các
phần tử khủng bố.
• Xu thế thay đổi địa bàn hoạt động của tội phạm khủng bố quốc tế
Hàng loạt những vụ khủng bố gần đây ở các nước đang phát triển là minh chứng cụ thể
nhất cho sự thay đổi địa bàn tấn công của bọn khủng bố. Đặc điểm chung của những quốc gia
đang phát triển này là trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp, không đồng đều, trong đó sự mâu
thuẫn tôn giáo, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn xã hội diễn biến hết sức phức tạp.
3. Sự cần thiết của hợp tác quốc tế chống tội phạm khủng bố
Có thể thấy rằng, vấn đề về chống khủng bố luôn là chủ đề thời sự nóng bỏng không của
riêng quốc gia nào trên thế giới. Các hoạt động khủng bố đe dọa an ninh quốc gia, gây ra mất
mát, thiệt hại vô cùng lớn về người và của. Hầu như không có Hội nghị quốc tế lớn nào, không

có cuộc gặp cấp cao nào mà chủ để này không được nhắc tới. Chủ nghĩa khủng bố chỉ có thể bị
đánh bại khi các quốc gia cùng nhau làm việc và hành động với một cam kết chung để thực hiện
Chiến lược chống khủng bố toàn cầu vì những lý do sau:
- Chủ nghĩa khủng bố đe dọa an ninh của không chỉ một quốc gia mà là cả cộng đồng quốc tế.
Các hoạt động khủng bố ngày càng biến tướng, tinh vi hơn, bất ngờ hơn, gây ra thiệt hại lớn hơn
và có quy mô toàn cầu. Do đó cần có sự hợp tác giữa các quốc gia để cùng đưa ra những sáng
kiến, chia sẻ thông tin, đóng góp kinh phí, tham gia vào việc đánh giá mối đe dọa chung và cung
cấp sự hỗ trợ cần thiết bất cứ khi nào cần.
- Rõ ràng, chống khủng bố là một cuộc chiến rất gian nan, khốc liệt và có thể nói là cuộc
chiến tốn kém nhất từ trước tới nay. Chỉ tính riêng số tiền nước Mỹ bỏ vào cuộc chiến này trong
năm 2009 đã lên tới 50,5 tỷ USD. Thế mà “pháo đài bất khả xâm phạm- nước Mỹ- vẫn chưa an
toàn. Chưa hết, 2 cuộc chiến mà Mỹ phát động dưới cái cớ “chống khủng bố và ngăn chặn nguy
cơ vũ khí hủy diệt” đã trở thành những “vũng lầy” chưa lối thoát. Các cuộc chiến đó chẳng
những không đưa các nước trên thế giới đoàn kết lại trong nỗ lực chung ngăn chặn khủng bố, mà
lại trở thành yếu tố gây chia rẽ sâu sắc. Sự đối đầu căng thẳng không chỉ giữa các đối thủ ở hai
bên bờ chiến tuyến khủng bố- chống khủng bố, mà còn ngay giữa các đồng minh trên cùng trận
tuyến chống khủng bố. Gần đây nhất, trong hoạt động tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin
Laden, Mỹ đã xâm phạm chủ quyền của Pakistan và đã nhận được lời cảnh cáo của quốc gia
này. Từ đây có thể thấy rằng, muốn loại bỏ khủng bố khỏi đời sống chính trị thế giới phải có nỗ
lực chung của cả cộng đồng quốc tế, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ, các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia các nước, bảo đảm hòa bình, ổn định và an
ninh thế giới, không gây thiệt hại cho dân thường vô tội, tôn trọng đầy đủ chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của các nước.
- Chống khủng bố cũng không thể chỉ dựa vào biện pháp quân sự. Ai cũng biết mầm mống bất
công có thể dẫn đến những hành động cực đoan, là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa khủng bố
ẩn náu. Chính vì thế, chủ nghĩa khủng bố chỉ có thể ngăn chặn khi loại bỏ được tận gốc cội
nguồn của nó là sự áp bức, bất công, xâm lược, kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, văn hóa. Điều
4



đó chỉ có thể đạt được bằng cách thế giới cùng hợp tác với nhau chặt chẽ hơn nữa vì một mục
đích chung là chống khủng bố.
4. Vai trò của Interpol trong hoạt động chống tội phạm khủng bố
Interpol - Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế với nhiệm vụ chính là hỗ trợ các cơ quan cảnh
sát trên thế giới bằng sự trao đổi thông tin tình báo, truy lùng bọn tội phạm lẩn trốn, và trợ giúp
về mặt ngôn ngữ cũng như pháp luật trong phòng chống tội phạm xuyên biên giới thì có thể nói
hoạt động chống khủng bố là một trong những hoạt động chính của tổ chức này. Interpol sở hữu
ngân hàng dữ liệu lớn nhất thế giới về bọn khủng bố với danh sách hơn 11.000 cái tên. Từ cơ sở
dữ liệu này, Interpol có thể cung cấp cho các cơ quan cảnh sát trên toàn thế giới trong việc truy
lung, tìm kiếm và phát hiện khủng bố khi có yêu cầu phối hợp, giúp đỡ; không những vậy ở đây
còn tiếp nhận các báo cáo hàng ngày về những sự kiện lớn trên thế giới từ đó phân tích, đánh giá
khả năng, nguy cơ có thể xảy ra khủng bố trong những sự kiện này; Interpol còn giám sát các
website của bọn khủng bố để phần nào nắm được tình hình khủng bố hiện nay. Ngoài ra,
Interpol còn hợp tác với các tổ chức khác trong hoạt động chống khủng bố như Liên hiệp quốc
(UN); Trung tâm chống khủng bố của SNG (ATC-CIS), Europol,…
II.
Hoạt động dẫn độ tội phạm trong hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm
1. Một sô vấn đề về dẫn độ tội phạm
Dẫn độ là một hình thức hợp tác tương trợ tư pháp giữa các quốc gia trong lĩnh vực đấu tranh
phòng, chống tội phạm, trên cơ sở pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, quốc gia được yêu
cầu sẽ chuyển giao người đã thực hiện hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền xét xử của quốc gia
yêu cầu hoặc người đã bị Tòa án của nước yêu cầu kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật
cho quốc gia yêu cầu, để quốc gia này truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc buộc người bị yêu cầu dẫn độ phải chấp hành hình phạt.
Đặc điểm của dẫn độ:
- Chủ thể và nội dung của quan hệ dẫn độ: Chủ thể của quan hệ dẫn độ là các quốc gia, nội dung
của dẫn độ là hành vi yêu cầu dẫn độ do nước yêu cầu thực hiện và hành vi xem xét, chuyển
giao người bị yêu cầu do nước được yêu cầu thực hiện.
- Đối tượng bị dẫn độ: Là người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị truy cứu trách
nhiệm hình sự hoặc là người đã thực hiện hành vi phạm tội và đã bị Tòa án có thẩm quyền của

nước yêu cầu xét xử bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng đang lẩn trốn tại nước được
yêu cầu.
- Mục đích của dẫn độ: Là nhằm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với
người bị yêu cầu dẫn độ đang lẩn trốn trên lãnh thổ của quốc gia được yêu cầu dẫn độ.
- Cơ sở pháp lý để dẫn độ: Dẫn độ dựa trên hai cơ sở pháp lý quốc tế (các ĐƯQT về dẫn độ) và
pháp luật quốc gia về dẫn độ. Trong thực tiễn dẫn độ, áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, các
quốc gia cũng có thể dẫn độ cho nhau ngay cả khi giữa các quốc gia không có cơ sở pháp lý
quốc tế để dẫn độ.
- Nguyên tắc của dẫn độ: về phương diện khoa học pháp lý, nguyên tắc của dẫn độ là những quy
định cơ bản mang tính khuôn mẫu, thống nhất được ghi nhận phổ biến trong ĐƯQT, pháp luật
quốc gia về dẫn độ và được thừa nhận, áp dụng rộng rãi trong thực tiễn gồm năm nguyên tắc:
5


Nguyên tắc tội phạm kép (double criminality), nguyên tắc có đi có lại, nguyên tắc không dẫn độ
công dân, nguyên tắc không dẫn độ người phạm tội chính trị và nguyên tắc nhân đạo.
2. Hoạt động dẫn độ tội phạm trong hợp tác quôc tế phòng chông tội phạm ở Việt Nam
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc dẫn độ tội phạm trong hợp tác quốc tế, các quốc gia
đã tích cực tham gia kí kết các điều ước quốc tế song phương lẫn đa phương về dẫn độ, nhờ sự
hợp tác này mà nhiều tội phạm nguy hiểm lẩn trốn ở nước ngoài đã bị dẫn độ về quốc gia có
thẩm quyền tài phán để xét xử. Điển hình là vụ Sandra Avila Beltran có biệt danh “nữ hoàng ma
túy” hay “nữ hoàng Thái Bình Dương”, bị nhà chức trách Mexico dẫn độ sang Mỹ với các cáo
buộc lập nhiều tuyến buôn lậu ma túy từ bờ Thái Bình Dương vào California hay Tòa án nhân
quyền Châu Âu đã đưa ra chấp thuận chung cuộc, cho phép dẫn độ giáo sĩ Hồi Giáo quá khích
Abu Hamza và 4 nghi can khủng bố khác sang Hoa Kỳ, ngoài ra còn rất nhiều hoạt đông dẫn độ
tội phạm nguy hiểm khác được thực hiện như: Thái Lan phối hợp Malaysia dẫn độ tội phạm
đánh bom Bangkok là Masoud Sedaghatzadeh; Cơ quan phòng chống ma túy Mỹ (DEA) đã tiếp
nhận và dẫn độ sang Mỹ tên trùm tội phạm ma túy khét tiếng người Colombibia Diego Montoya
León, 47 tuổi, có biệt danh Quý ngài Don Diego; Tòa án tối cao Anh quốc ra lệnh dẫn độ Julian
Assange- ông chủ trang web wikileak về Thụy Điển; tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã phê chuẩn

việc dẫn độ Vladimir Milisavljevic, một trong những kẻ bị buộc tội tham gia ám sát Thủ tướng
Serbia Zoran Djindjic vào năm 2003 về Serbia; Tunisia đã dẫn độ ông Al Baghdadi Ali alMahmoudi, cựu Thủ tướng dưới thời nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi trở về Libya. Theo
tiết lộ của Cơ quan về tội phạm nguy hiểm có tổ chức (SOCA), trong số 3.526 người nước ngoài
tại Anh được các quốc gia trong EU yêu cầu dẫn độ trong năm 2008 đã có 683 người bị bắt giữ
và chỉ có 516 tên được giao trả về quê quán để xét xử. Tuy nhiên việc hợp tác quốc tế về dẫn độ
tội phạm lại gặp phải chính những vướng mắc từ hệ thống tương trợ tư pháp của các quốc gia.
Trong hơn 30 năm qua, khoảng 4.000-10.000 quan chức Trung Quốc phạm tội tham nhũng hàng
trăm tỷ NDT đang lẩn trốn ở nước ngoài, chủ yếu là các nước phương Tây như Mỹ, Úc và
Canada. Hãng Khó khăn lớn nhất của Trung Quốc trong việc dẫn độ tội phạm về nước chịu án là
nhiều nước chưa ký với Trung Quốc hiệp định dẫn độ tội phạm. Điển hình trong số tội phạm
Trung Quốc sống lẩn trốn ở nước ngoài là Lại Xương Tinh. Hắn đã chạy trốn sang Canada từ
năm 1999. Tên Lại bị buộc tội đứng đầu mạng lưới nhập lậu vào Trung Quốc một khối lượng
lớn hàng hóa trị giá nhiều tỷ USD nhờ mối liên hệ và hối lộ các quan chức trong nước. Trong 12
năm qua, Trung Quốc đã liên tục yêu cầu Canada dẫn độ tội phạm họ Lại. Quan hệ giữa Canada
và Trung Quốc từng căng thẳng xung quanh yêu cầu bắt dẫn độ Lại Xương Tinh. Đến nay 2 bên
đạt được thỏa thuận dẫn độ, với cam kết của phía Trung Quốc không kết án tử hình y.
Trong những năm qua, hiện nay Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn và gia nhập 34 ĐƯQT song
phương và đa phương có quy định về dẫn độ (13 HĐTTTP có nội dung dẫn độ hiện nay 11 Hiệp
định đang có hiệu lực thi hành, 04 Hiệp định dẫn độ, 16 ĐƯQT đa phương của Liên Hợp Quốc
về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và khủng bố quốc tế nói riêng và Công ước của
ASEAN về chống khủng bố năm 2007) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý tội
phạm có yếu tố nước ngoài. Interpol Việt Nam đã phối hợp các nước thành viên đạt được nhiều
kết quả đáng khích lệ, góp phần vào việc trấn áp các loại tội phạm có yếu tố nước ngoài liên
6


quan đến Việt Nam. Tuy nhiên, do số lượng các Hiệp định TTTP về dẫn độ còn khiêm tốn, và do
nhu cầu của từng nước, nên trên thực tế các yêu cầu về dẫn độ lại chủ yếu được thực hiện giữa
Việt Nam và các quốc gia chưa có Hiệp định quy định về vấn đề này. Việc thực hiện dẫn độ chủ
yếu được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại, đáp ứng các yêu cầu về chính trị, ngoại giao

giữa Việt Nam và các nước vì một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Một là, trong một thời gian dài (từ những năm 80 của thế kỷ XX đến năm 2007) mặc dù nước ta
đã ký kết 13 HĐTTTP có nội dung dẫn độ, Hiệp định dẫn độ với Đại Hàn Dân Quốc và gia nhập
hầu hết các ĐƯQT của Liên Hợp Quốc về đấu tranh phòng, chống tội phạm có quy định về dẫn
độ nhưng pháp luật Việt Nam về dẫn độ vừa thiếu lại không đồng bộ; Hai là, từ trước đến nay
Việt Nam vẫn thiếu cơ sở pháp lý quốc tế song phương và đa phương để hợp tác dẫn độ với các
nước; Ba là, trên thực tế, một số yêu cầu dẫn độ của Việt Nam không được nước ngoài đáp ứng
vì sự khác biệt giữa pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự của nước được yêu cầu
cũng như một số chính sách về cư trú của nước ngoài như chính sách cho định cư lâu dài, tị nạn
chính trị, không áp dụng án tử hình...;Bốn là, công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực
hiện các HĐTTTP, Hiệp định dẫn độ và Luật Tương Trợ Tư Pháp đến các cơ quan, tổ chức và
cán bộ thực hiện công tác tương trợ tư pháp nói chung và dẫn độ nói riêng chưa hiệu quả. Chính
vì vậy, mặc dù Luật TTTP đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008 nhưng thời gian qua “dẫn
độ tắt”, “dẫn độ trá hình” vẫn được thực hiện dưới các hình thức như đẩy trả, trục xuất, chuyển
giao người phạm tội; Năm là, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác
tương trợ tư pháp nói chung và dẫn độ nói riêng ở các ngành Công An, Tòa án, Kiểm sát vẫn còn
hạn chế, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và pháp luật quốc tế..
3. Vai trò của tổ chức Interpol trong hoạt động dẫn độ tội phạm trong hợp tác quôc tế
phòng chông tội phạm
Trong hoạt động dẫn độ tội phạm, INTERPOL luôn đảm bảo rằng các tổ chức cảnh sát trên
toàn thế giới đều có quyền truy cập vào các công cụ và dịch vụ cần thiết để thực công việc một
cách hiệu quả. INTERPOL cung cấp mục tiêu hỗ trợ điều tra đào tạo, chuyên gia, dữ liệu liên
quan và các kênh thông tin liên lạc an toàn để tìm hiểu cũng như theo dõi về đối tượng dẫn độ.
Cụ thể hơn là giúp phân tích thông tin, tiến hành các hoạt động và dẫn độ tội phạm. INTERPOL
luôn đặt mục đích tạo điều kiện hợp tác quốc tế trong hoạt động dẫn độ thậm chí cả đối với
những quốc gia không là thành viên. Hành động này được thực hiện trong giới hạn của pháp luật
hiện hành tại quốc gia khác nhau và tinh thần của tuyên ngôn nhân quyền phổ quát. Phòng ngừa
và chống tội phạm thông qua hợp tác tăng cường cảnh sát quốc tế. INTERPOL tạo điều kiện cho
sự hỗ trợ lẫn nhau rộng nhất có thể giữa tất cả các cơ quan thực thi pháp luật hình sự bằng cách
đảm bảo rằng các lực lượng cảnh sát có thể giao tiếp một cách an toàn với nhau trên khắp thế

giới; cho phép các truy cập dữ liệu và thông tin toàn cầu. Bên cạnh đó, liên tục cải thiện năng
lực của cảnh sát, phát triển kiến thức, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cảnh sát để hoạt động dẫn
độ tội phạm quốc tế có hiệu quả.
Bảo mật hệ thống thông tin toàn cầu: INTERPOL tạo một hệ thống hỗ trợ, đảm bảo an toàn
thông tin liên lạc (I-24/7) kết nối tất cả 190 quốc gia, cùng với các cơ quan thực thi pháp luật ủy
7


quyền và đối tác, cho phép các quốc gia cần dẫn độ tội phạm truy cập ngay lập tức, yêu cầu và
gửi dữ liệu quan trọng khi cần thiết.
INTERPOL tăng cường các công cụ và dịch vụ cung cấp trong lĩnh vực luật thi hành đào tạo
và nâng cao tiêu chuẩn trong chính sách và bảo mật. Chúng tôi sẽ làm việc với đối tác và các
bên liên quan để xây dựng năng lực của cảnh sát dịch vụ quốc gia trong nhu cầu và trao quyền
cho họ để đáp ứng một cách hiệu quả với những thách thức của tội phạm xuyên quốc gia.
Các quốc gia thành viên luôn có vai trò hỗ trợ lẫn nhau trong việc xác định tội phạm và dẫn
độ tội phạm.
KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên ta thấy rõ ràng tội phạm quốc tế luôn là vấn đề mà tất cả các quốc gia
đang lo ngại. Hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm là một vấn đề quan trọng và mang tính cấp
thiết tại bất cứ nơi đâu và bất cứ thời điểm nào. Giải quyết triệt để tội phạm quốc tế luôn là mục
tiêu chung của toàn nhân lọai, nhằm hướng tới hòa bình với nền văn minh tri thức.

1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7
NAYx8nE_2CbEdFACIuvEM!/?
WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/songoaivu2/songoaivusite/tintucsukie
n/cauchuyenngoaigiao/tintuc
Nguyễn Việt Hồng, Luận văn thạc sĩ luật học - Dẫn độ Thực trạng và các giải pháp nâng
cao hiệu quả; Hà Nội, 2006.
Phùng Thanh Hà, Khoá luận tốt nghiệp: Vấn đề dẫn độ trong luật quốc tế hiện đại, Hà
Nội, 2010.
Vũ Ngọc Dương, Bàn về định nghĩa khủng bố trong các điều ước quốc tế, tạp chí luật học
số 11/2009.
Trần Minh Thu, Luận văn Thạc sĩ Pháp luật Quốc tế: vấn đề khủng bố quốc tế: một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Đại học quốc gia Hà Nội,2012.
Ngô Hữu Phước, Luận án Tiến sĩ: dẫn độ trong phápluật quốc tế và pháp luật Việt Nam,
Thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
Một số trang web:
- Vnexpress.net
- Baomoi.com
- Vietnamnet.vn
- Interpol.int

8



×