Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sưu tầm 2 vụ việc liên quan để phân tích về giới hạn quyền bí mật đời tư của cá nhân trong mối liên quan đến lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp phá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.85 KB, 12 trang )

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI HỌ TÊN
VÀ HÌNH ẢNH
I. QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI HỌ TÊN
1. Khái niệm họ - tên
Họ: mỗi cá nhân sinh ra, tồn tại và phát triển đều cần có họ tên. Đầu tiên đó là đấu
hiệu nhận biệt, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác, tiếp nữa mỗi cá nhân trong xã
hội phải có một cái tên kèm theo họ nhất định để đảm bảo hiệu quả trong quản lí xã hội
của nhà nước. họ và tên của cá nhân cũng mang một ý nghĩa sâu sắc, thông qua họ tên
đó ta biết nguồn gốc, lai lịch, giới tính của cá nhân.
Tên: được chia thành hai loại, đó là tên chính và tên đệm. Họ tên là yếu tố nhân thân
gắn liền với mỗi cá nhân. Quyền nhân thân của mỗi cá nhân liên quan tới họ - tên là
quyền mang tính tiên quyết, cơ sở để hình thành những quyền nhân thân khác của cá
nhân. Pháp luật điều chỉnh những quyền nhân thân liên quan đến họ tên cũng cần được
hoàn thiện để đảm bảo quyền lợi của cá nhân.
2. Nội dung Quyền đối với họ tên
Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền đối với họ tên:
“1.Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên
khai sinh của người đó
2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
3. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác”
a) Cá nhân có quyền có họ tên
Ngay từ khi sinh ra, pháp luật đã công nhận những quyền cơ bản của con người,
trong đó có quyền có họ, tên. Một cá nhân sinh ra, muốn tồn tại và phát triển đương
nhiên phải có những dấu hiệu cơ bản nhất để để cá biệt hóa cá nhân.
Cá nhân phải tồn tại dưới một cái tên nhất định và pháp luật phải công nhận cho họ
có quyền có họ tên. Một người có thể có nhiều tên gọi, tên gọi ở nhà, tên gọi khi còn nhỏ
Tuy nhiên chỉ có tên ghi nhận trong giấy khai sinh xác định là họ tên có giá trị pháp lý.
Hiện nay có hai luồng ý kiến trái chiều nhau về việc xác định họ. Thứ nhất là xác định


họ của trẻ theo họ của cha hoặc mẹ. Ở nước ta hiện nay, họ của con thường là theo họ
của bố ( chế độ phụ hệ); chỉ có một số ít dân tộc Ê Đê, Ba Na, Gia Lai và một số dân tộc
sống ở vùng Tây Bắc là theo chế độ mẫu hệ.
Cũng có trường hợp trẻ lấy họ theo họ của mẹ, hiện tại thì pháp luật chưa quy định cụ
thể vấn đề này. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, họ của đứa trẻ có thể là theo họ của cha,
của mẹ, hoặc không theo họ của ai cả. Không nhất thiết phải lấy họ của bố hay mẹ, khi
khai sinh cho trẻ có thể lấy bất cứ họ nào mà người đi khai sinh thích. Đây vẫn còn là
vấn đề gây nhiều tranh cãi, dẫn tới việc khó khăn cho việc xác định họ cho trẻ.
1


b) Sử dụng họ tên để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Hiện nay chúng ta phải tham gia vào rất nhiều các mối quan hệ xã hội, các giao dịch.
Việc sử dụng họ tên của mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng được quy định
rất rõ.
Việc sử dụng họ tên phải hợp pháp và được pháp luật công nhận. Công dân có thể
dùng họ tên của mình để tham gia các quan hệ, các giao dịch, ví dụ như tham gia kí kết
các hợp đồng làm việc, hợp đồng đầu tư
c) Sử dụng bút danh, bí danh.
Những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật như nhà văn, nhà thơ, họa sĩ
thường sử dụng bút danh. Một số nhà văn nổi tiếng cũng sử dụng bút danh như nhà văn
Nam Cao ( tên khai sinh là Trần Hữu Tri), nhà thơ Hàn Mặc Tử (tên khai sinh là Nguyễn
Trọng Trí) Bí danh thường sử dụng cho những người hoạt động trong những lĩnh vực
mang tính chất bí mật cao như hoạt động cách mạng trong thời chiến. Các cán bộ cách
mạng của ta đã sử dụng bí danh để hoạt động cách mạng, nhằm tránh bị lộ về thân phận.
Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong thời kì hoạt động cách mạng đã lấy bí danh là
Mười Cúc; Cố Tổng Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã lấy bí danh là Sáu Dân, Chín Dũng
Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “ Việc sử dụng bí danh, bút danh
không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Mặc dù đã có
quy định về sử dụng bút danh, bí danh nhưng quy định vẫn mang tính chung chung,

không cụ thể.
d) Thay đổi họ tên.
Cá nhân có quyền thay đổi họ tên sao cho họ tên đó phù hợp nhất đối, không làm ảnh
hưởng tới cuộc sống, quyền và lợi ích của cá nhân; để có thể thay tên đổi họ phải đáp
ứng các điều kiện theo quy định của luật:
Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên:
“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay
đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây
nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp
của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi
người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại
họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của
e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2


2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người
đó.
3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự được xác lập theo họ, tên cũ”
2. Quyền đối với họ, tên trong mối liên hệ với các quyền nhân thân khác
a) Mối liên hệ giữa quyền đối với họ tên và quyền được khai sinh.
Từ khi mới được sinh ra, quyền đầu tiên đứa trẻ được pháp luật công nhận đó là

quyền khai sinh. Quyền được khai sinh là quyền đầu tiên để khẳng định mỗi trẻ em là
một công dân của một quốc gia, một công dân bình đẳng như một công dân khác. Quyền
được khai sinh là cơ sở, điều kiện để thực hiện các quyền nhân thân khác của trẻ em như
quyền có họ tên, quốc tịch, quyền xác định giới tính, dân tộc khi cá nhân được khẳng
định dấu hiệu riêng biệt bằng những thông tin trên giấy khai sinh thì đồng thời đứa trẻ có
thêm một quyền nhân thân quan trọng khác là quyền đối với họ tên. Quyền đối với họ
tên suất hiện ngay sau khi quyền được khai sinh được thực hiện.
b) Mối liên hệ giữa quyền đối với họ tên và quyền thay tên đổi họ.
Quyền có họ tên là quyền nhân thân, tuy nhiên quyền này lại phụ thuộc vào người đi
khai sinh. Khi đi khai sinh, người khai sinh sẽ đặt tên cho trẻ, vì vậy đứa trẻ không thể tự
quyết định họ tên cho chính mình. Nếu họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn,
ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó thì
họ được quyền thay tên đổi họ để phù hợp với cuộc
c) Mối liên hệ giữa quyền đối với họ tên và quyền được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm
Quyền đối với họ tên được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. khi quyền nay bị xâm
phạm, đồng thời cũng xâm phạm tới các quyền về đảm bảo về danh dự, nhân phẩm, uy
tín Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng có quy định về bảo vệ quyền nhân
Điều 25. Bảo vệ quyền nhân thân:
“Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người
vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người
vi phạm bồi thường thiệt hại”
Khoản 2, Điều 611 cũng quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm: “Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường
thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất
về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các
bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương

tối thiểu do Nhà nước quy định”.

3


II.
1.

QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH
Khái niệm hình ảnh cá nhân và quyền nhân thân đối với hình ảnh cá nhân

Khái niệm hình ảnh cá nhân bao gồm mọi hình thức tác phẩm ghi lại hình dáng
của con người cụ thể như chụp, ảnh vẽ, ảnh họa chép và rộng hơn có thể là tượng của
người đó. Đứng về mặt “ quyền sở hữu trí tuệ” thì bức ảnh, tấm hình, pho tượng đều llà
loại hình tác phẩm người sử dụng tác phẩm trước hết phải xin phép người chủ bản quyền
( chủ sở hữu quyền tác giả ) và trả cho họ một khoản lợi ích vất chất và trả thù lao nhuận
bút cho người sáng tác. Đứng về mặt quyền nhân thân thì ai muốn sử dụng hình ảnh của
cá nhân đều phải được sự đồng ý của người đó.
Hình ảnh của cá nhân có thể được hiểu là sự tái hiện vẻ bề ngoài của một
người bằng cách thức nào đó có thể ghi lại và gây ấn tượng thị giác cho những
người khác. Khi được mọi người nhìn vào hình ảnh tái hiện đó có thể nhận diện
được rằng đó là ai.
Hình ảnh cá nhân thuộc lĩnh vực riêng tư của mỗi người. Tuy nó không có gì bí
mật cần phải hạn chế sử dụng nhưng một khi muốn sử dụng những hình ảnh của cá nhân
nào đó, nhất là khi sử dụng vào mục đích kinh doanh thì cần phải hỏi ý kiến người chủ
hình ảnh đó. Bởi vì về nguyên tắc, mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình.
Mỗi người đều có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh cá nhân của
mình. Nếu chưa được đồng ý mà sử dụng đã là vi phạm quyền của ca nhân đối với hình
ảnh.
Trường hợp người trong ảnh đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, mất trí,

không chủ động được quyết định được hoặc đối với hình ảnh của trẻ em dưới 15 tuổi thì
phải được sự đồng ý của người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên) hoặc người
đại diện của họ đồng ý.
Điều 24 BLDS quy định về quyền nhân thân thông qua hai đặc điểm cơ bản là:
gắn liền với cá nhân, không chuyển dịch. Qua đó có thể hiểu khái niệm quyền nhân thân
đối với hình ảnh cá nhân "là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân liên quan đến việc
tạo dựng, sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh theo ý chí của chính cá nhân đó".
2. Đặc điểm quyền nhân thân đối với hình ảnh
- Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Đặc tính không gắn với tài sản là một trong nhưng đặc tính cơ bản để phân biệt nhân
thân không gắn với tài sản với quyền nhân thân gắn với tài sản ( quyền đứng tên tác giả,
quyền đặt tên cho tác phẩm…) Vì quyền nhân thân đối với hình ảnh luôn gắn với chính
hình ảnh bản thân của người đó và mỗi một chủ thể có một hình ảnh riêng biệt. Mỗi chủ
thể được công nhận một cách vô điều kiện với quyền nhân thân gắn với hình ảnh. Hình
ảnh bên ngoài của cá nhân là yếu tố nhận dạng cá nhân đó, không phải là một loại tài sản
để đem ra giao dịch. Điều này hoàn toàn khác với quyền tài sản đối với hình ảnh, vì
quyền tài sản đối với hình ảnh nghĩa là hình ảh của cá nhân được sử dụng trong giao
dịch thương mại, quảng cáo. Quyền này được phép mang ra kinh doanh nhằm thu lại lợi
nhuận cho bản thân cá nhân. Do đó khi sử dụng hình ảnh của cá nhân vào mục đích
4


quảng cáo thì cần phải có sự đồng ý của cá nhân đó. Quyền nhân thân đối với hình ảnh
được công nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc
vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế , địa vị hay mức độ tài sản của người đó.
- Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân. Đặc tính
quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân. Đặc điểm này nhằm
phân biệt giữa quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh và quyền đối với hình ảnh
của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. - Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền cá
biệt hóa chủ thể. Cùng với quyền của cá nhân đối với họ tên và dân tộc, quyền nhân thân

đối với hình ảnh thuộc quyền cá biệt hóa cá nhân. Đây là những quyền nhân thân tuyệt
đối, gắn liền với bản thân cá nhân đó. Quyền nhân thân cá biệt hóa cá nhân là những
quyền nhân thân ghi nhận những đặc điểm của mỗi cá nhân trong quan hệ xã hội nói
chung và trong quan hệ dân sự nói riêng. Quyền cá biệt hóa chủ thể được thể hiện dưới
hình thức các công cụ cs biệt hóa khác nhau ở mỗi chủ thể như mỗi người có tên gọi,
hình ảnh và các yếu tố lý lịch khác nhau. Tập hợp các công cụ cá biệt hóa đó ở mỗi chủ
thể sẽ cho ra sự hình dung bên ngoài về chủ thể đó khác biệt với chủ thể khác.
- Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.
Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân được pháp luật ghi nhân và bảo hộ vĩnh
viễn. Khi chủ thể không còn nữa thì những người có liên quan được qyền yêu cầu bảo vệ
khi có hành vi xâm phạm. Cụ thể tại khoản 2 Điều 31 BLDS năm 2005 quy định như
sau: “ Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp
người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưanđủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ,
vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì
lợi ích của nhà nước, của công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.” Như vậy khi còn
sống nếu như việc công bố hình ảnh mà không được sự đồng ý của họ vì sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của bản thân cá nhân đó ( chủ sở hình ảnh ) thì khi cá
nhân chết, hình ảnh cá nhân vẫn được pháp luật bảo vệ bởi điều đó sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống sinh hoạt của những người thân thích của họ. Theo đó, thu thập công
bố hình ảnh của cá nhân khi cá nhân đã chết thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã
thành niên hoặc người đại diện của họ đồng ý.
- Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền được bảo vệ khi có yêu cầu. Khi
quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm thì cá nhân có hình ảnh bị
xâm phạm phải là người đánh giá xem quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình có bị
xâm phạm hay không? Nhà nước sẽ chỉ can thiệp và bảo vệ khi có yêu cầu.
- Quyền nhân thân đối với hình ảnh thuộc nhóm các hành vi xâm phạm tác động
vào vật phẩm liên quan đến quyền. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân gián tiếp đã xâm
phạm tới quyền nhân thân của cá nhân đỗi với hình ảnh. Khi quyền nhân thân của cá
nhân đới với hình ảnh bị xâm phạm dẫn tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị
xâm phạm. Đồng nghĩa với việc cá nhân đó phải gánh chịu những tổn thất trực tiếp do

hành vi xâm phạm đó gây ra. Khắc phục những hậu quả này chủ thể có hành vi xâm
phạm tác động tới quyền được yêu cầu buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc phải xin

5


lỗi, cải chính công khai và được bồi thường một khoản tiền nhằm bù đáp một phần nào
đó thiệt hại về tình thần của mình.
3. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
- Đối với chính chủ có hình ảnh, có thể thấy “ hình ảnh” là yếu tô tinh thần gắn liền
với bản thân chủ thể, nó có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của họ, mỗi hành vi
xâm phạm đến hình ảnh của cá nhân trên thực tế thường ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống
tinh thần của cá nhân đó, vì không chỉ xâm phạm hình ảnh thôi mà còn xâm phạm tới
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, bởi vậy việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của
cá nhân có ý nghĩa lớn trong việc ngăn chặn kịp thời hành vi xâm phạm đến hình ảnh
của cá nhân, giúp khắc phục được một phần hậu quả về vật chất cũng như tinh thần cho
chủ thể bị xâm hạm, tạo điều kiện cho cá nhân yên tâm lao động và sáng tạo.
- Về phía nhà nước việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh góp phần hiện
thực hóa nôi dung các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền
nhân thân của cá nhân, từ đó tăng cường lòng tin của nhân dân vào Nhà nước, vào quy
định của pháp luật, để mọi người sống và thực hiện theo hiến pháp và pháp luật.
- Việc bảo vệ hình ảnh của cá nhán còn có ý nghĩa to lớn đối với xã hội đó là bảo
đảm trật tự xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền đối
với hình ảnh của cá nhân.

B. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
I. TÌNH HUỐNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI HỌ TÊN
Tình huống:
Bà Trần Thị A thường trú phường Hải Đình – Đồng Hới đến yêu cầu hướng dẫn làm
thủ tục đổi lại tên cho con gái của bà là chị Mai Thị L, bà A trình bày chị L đã được làm

thủ tục đổi tên lần thứ nhất do UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định đổi tên, lý do là
trùng tên với kỵ nội ( đời thứ 4 ), sau này chị L lấy chồng và bên chồng phát hiện ra chị
lại trùng tên với họ bên ngoại nhà chồng. Sau khi xem xét hồ sơ chúng tôi yêu cầu cung
cấp các giấy tờ cần thiết để hoàn chỉnh hồ sơ trong đó có yêu cầu bà A xuất trình giấy tờ
để chứng minh chị L trùng tên với người họ bên ngoại nhà chồng chị L ( Gia phả, nhật
ký, lý lịch…) thì bà A không xuất trình được, bà trình bày do họ không lập gia phả,
không ghi nhật ký dòng họ. Lý do chính đáng để được thay đổi tên nhưng không xuất
trình được giấy tờ để chứng minh con gái bà trùng tên với bà họ bên ngoại nhà chồng.
Nếu chỉ có xác nhận của trưởng dòng họ cũng không đảm bảo, nên cán bộ tư pháp không
thể tiếp nhận hồ sơ.
1. Bình luận vụ việc trên:
Quyền thay đổi họ tên là quyền nhân thân của mỗi cá nhân đã được quy định trong
Bộ luật Dân sự. Về nguyên tắc, họ, tên chính thức của mỗi người cần phải được giữ ổn
định, tránh sự thay đổi tùy tiện gây khó khăn cho giao lưu dân sự, cho công tác quản lý

6


hộ tịch nói riêng và quản lý hành chính nói chung. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
đặc biệt, cá nhân có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho thay đổi họ tên của mình.
Theo quy định tại Điều 27 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
“ 1. Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ tên đó gây nhầm lẫn,
ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
2. Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ tên cho con nuôi hoặc
khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu
lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
3. Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
4. Thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ hoặc ngược lại.;
5. Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

6.Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
7. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.”
Như vậy pháp luật đã quy định khá rõ ràng về quyền được thay đổi tên gọi và
những trường hợp được thay đổi tên gọi. Ở Khoản 1 là quy định khá mở, tạo điều kiện
cho cơ quan đăng ký hộ tịch vận dụng trong những trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, từ vụ việc trên có thể thấy quy định về những trường hợp được thay đổi
họ, tên tại Bộ luật Dân sự đã rất rộng, nhưng để chứng minh được việc sử dụng tên hiện
tại đã gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền lợi ích hợp
pháp của mình theo quy định ở Khoản 1 để các cơ quan đăng ký hộ tịch chấp nhận giải
quyết thì không phải là chuyện đơn giản.
Tại khoản 1, Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch quy định: “Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong sổ
đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có
lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự” và khoản 1, Điều 37 quy định:
“UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh truớc đây có thẩm quyền giải quyết việc thay
đổi, cải chính hộ tịch cho nguời duới 14 tuổi va bổ sung hộ tịch cho mọi truờng hợp,
không phân biệt độ tuổi”.
Việc bà Trần Thị A yêu cầu đổi lại tên cho con gái của bà là chị Mai Thị L lần thứ
hai với lý do chị L lấy chồng và bên chồng phát hiện ra chị lại trùng tên với họ bên ngoại
nhà chồng, thì có thể thấy đây là lý do chính đáng để được thay đổi tên (tránh nhầm
lẫn). Tuy nhiên, bà A lại không xuất trình được giấy tờ để chứng minh con gái bà trùng
tên với bà họ bên ngoại nhà chồng như gia phả, nhật ký, lý lịch…, bà trình bày do họ
không lập gia phả, không ghi nhật ký dòng họ. Do cán bộ tư pháp đã từ chối tiếp nhận
hồ sơ.
Như vậy, mặc dù việc đổi họ, tên có lý do chính đáng, nhưng lại không nằm trong
các quy định tại Điều 27 Bộ luật Dân sự nên yêu cầu trên của bà A đã không được giải
quyết. Nếu có giấy tờ chứng minh như gia phả dòng họ thì Phòng Tư pháp vẫn phải tiếp
7



nhận hồ sơ. Nếu chỉ có xác nhận của trưởng dòng họ, Phòng Tư pháp không thể tiếp
nhận hồ sơ bởi phần lớn các trưởng dòng họ đều xác nhận là trùng tên (kể cả có trùng
hoặc không trùng nhưng vẫn xác nhận).
Từ vụ việc này có thể thấy có sự mâu thuẫn và vướng mắc giữa quy định của pháp
luật và thực tiễn. Bởi vậy, cần có sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể bằng các văn bản hướng
dẫn, đồng thời có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy định về quyền thay đổi họ tên, các
điều kiện, lý do,... trong BLDS để các cơ quan chức năng có thể thống nhất cách giải
quyết cũng như đảm bảo quyền nhân thân,quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
2. Kiến nghị và hướng hoàn thiện pháp luật
Quyền thay đổi họ tên là quyền nhân thân của mỗi cá nhân đã được quy định trong
Bộ luật Dân sự. Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2005 thì cá nhân có quyền yêu
cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường
hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ tên đó gây nhầm lẫn, ảnh
hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
2. Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ tên cho con nuôi hoặc
khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu
lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
3. Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
4. Thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ hoặc ngược lại.;
5. Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của
mình;
6.Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
7. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Như vậy pháp luật đã quy định khá rõ ràng về quyền được thay đổi tên gọi và
những trường hợp được thay đổi tên gọi. Ở Khoản 1 là quy định khá mở, tạo điều kiện
cho cơ quan đăng ký hộ tịch vận dụng trong những trường hợp cụ thể.
Như vậy, quy định về những trường hợp được thay đổi họ, tên tại Bộ luật Dân sự đã
rất rộng, nhưng để chứng minh được việc sử dụng tên hiện tại đã gây nhầm lẫn, ảnh
hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền lợi ích hợp pháp của mình theo quy

định ở Khoản 1 để các cơ quan đăng ký hộ tịch chấp nhận giải quyết thì không phải là
chuyện đơn giản. Vậy nên, nhóm xin đưa ra một vài kiến nghị về việc quy định về thay
đổi họ, tên:
Thứ nhất, nên đơn giản hóa thủ tục về việc thay đổi họ, tên; tạo điều kiện cho
những người muốn thay đổi họ, tên có lý do chính đáng dễ dàng thực hiện nguyện vọng
của mình. Đơn giản như trong trường hợp trên, mặc dù việc đổi họ, tên có lý do chính
đáng nhưng bà A vẫn không được giải quyết bởi bà A không xuất trình giấy tờ để chứng
minh chị L trùng tên với người họ bên ngoại nhà chồng chị L (Gia phả, nhật ký, lý
lịch…) do họ không lập gia phả, không ghi nhật ký dòng họ. Trong trường hợp này, nếu
8


bà A đã có xác nhận của trưởng dòng họ thì cũng có thể đảm bảo được, vì vậy cán bộ tư
pháp có thể linh động tiếp nhận hồ sơ để giải quyết cho bà A.
Thứ hai, cần bổ sung quy định tại Điều 27 Bộ Luật dân sự 2005 về lý do được thay
đổi họ tên. Bởi trên thực tế, không ít trường hợp lý do xin thay đổi tên gọi rất tế nhị,
nhưng lại không nằm trong các quy định tại Điều 27 Bộ luật Dân sự nên đã không được
giải quyết.
Thứ ba, cần xây dựng một khái niệm hoàn chỉnh về quyền đối với họ tên, bởi vì từ
khái niệm này sẽ giải thích rõ giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm pháp lý, bản chất
của vấn đề. Việc đưa ra khái niệm quyền đối với họ tên là hoàn toàn cần thiết, để hình
dung quyền này có những yếu tố pháp lý? Để từ những yếu tố pháp lý mang tính lý
thuyết này chúng ta có thể áp dụng, đối chiếu để đảm bảo việc bảo vệ quyền nhân thân
này có hiệu quả cao nhất.
Ngay bắt đầu khai sinh ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện quyền đối với họ tên
của cá nhân. Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định trách nhiệm khai sinh thuộc những
chủ thể nào, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, đó là những người chưa khai sinh hoặc
khai sinh không đúng thời hạn luật định. Cũng cần quy định rõ rằng, những chủ thể
không đi khai sinh cho trẻ mà gây ra hậu quả nghiêm trọng cần phải bồi thường theo
mức độ thiệt hại. Điều này làm cho các chủ thể có quyền khai sinh lưu ý và quan tâm

hơn, tránh để sảy ra những sự việc đáng tiếc.
Việc khai sinh gắn liền với quyền nhân thân của chủ thể được khai sinh, tuy nhiên
quyền này lại phụ thuộc vào người khác. Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã quy định thời
hạn đi khai sinh cho trẻ mới sinh ra là 60 ngày, tuy nhiên việc thực hiện quy định này
vẫn còn nhiều bất cập. Ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nhận thức
của người dân về quyền này vẫn chưa cao nên việc thực hiện vẫn chưa triệt để, một bộ
phận không nhỏ trẻ em khi tới tuổi đi học mới đi đăng ký khai sinh. Luật và những văn
bản liên quan cũng cần quy định thêm chủ thể có quyền đi khai sinh đó là người chưa
được khai sinh mà đã thành niên. Điều này nhằm cụ thể hóa quyền đối với họ tên của cá
nhân trong việc khai sinh.
Theo BLDS và Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì việc
xác định họ của cá nhân khi khai sinh không bị giới hạn bởi bất kỳ nguyên tắc nào, khi
đi khai sinh, người khai sinh có thể lấy họ của đứa trẻ là họ của người cha, hoặc người
mẹ, cũng có thể không theo họ của cả cha lẫn mẹ. Cần phải quy định cụ thể việc xác
định họ cho trẻ, BLDS 1995 quy định: “Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai
sinh, không phân biệt sinh trong giá thú hay ngoài giá thú. Họ của trẻ sơ sinh là họ của
người cha hoặc họ của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong
trường hợp không xác định được người cha thì họ của trẻ sơ sinh là họ của người
mẹ”. Đây là một quy định rất cụ thể, rõ ràng về việc xác định họ cho trẻ sơ sinh. Tuy
nhiên thực tế thực hiện lại rất khó khăn, gây nhiều phiền hà cho người muốn thay tên đổi
họ vì thủ tục của nó quá rườm rà. Thiết nghĩ, khi một cá nhân muốn thay tên đổi họ khi
họ tên đó gây ảnh hưởng, nhầm lẫn tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân mà đưa ra

9


được lý do hợp lý thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tạo điều kiện giúp đỡ họ, tạo
ra sự thông thoáng cho quy định này.
Bên cạnh đó đối với việc sử dụng, khai thác bút danh, bí danh, nghệ danh phải phù
hợp và không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Luật cũng cần

đưa ra những quy định cụ thể đối với quyền này của cá nhân.
II. TÌNH

HUỐNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH
Tình huống

Hiện nay dư luận đang rung động vì vụ Giám đốc Thẩm mỹ viện (TMV) Cát
Tường (45 đường Giải Phóng, Hà Nội) làm chết người rồi vứt xác xuống sông.
Cùng với sự việc này, siêu mẫu Lan Hương cũng bức xúc bởi thẩm mỹ viện này lợi dụng
hình ảnh của cô quảng cáo mà chưa hề xin phép hoặc được cô đồng ý.
Được biết, thẩm mỹ viện này đã sử dụng hình ảnh của Lan Hương cho dịch vụ 'siêu
giảm béo bằng phi thuyền ánh sáng' với mức giá khuyến mãi vô cùng hấp dẫn. Theo
đó, giá chính thức từ 1 triệu đồng đã được ông chủ thẩm mỹ viện Cát Tường 'chào mời'
giảm xuống chỉ còn 250.000 đồng.
Thẩm mỹ viện Cát Tường bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ đầu năm 2013.
Từ đó đến nay, thông tin về hoạt động cũng như các dịch vụ của thẩm mỹ viện được
đăng tải và quảng cáo rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là
Internet. Trong các quảng cáo đó có sử dụng hình ảnh của siêu mẫu Lan Hương để minh
họa. Sau khi vụ việc gây chết người của giám đốc thẩm mỹ viện này xảy ra gần đây thì
thông tin về thẩm mỹ viện được đăng tải nhiều hơn, khi đó siêu mẫu Lan Hương phát
hiện ra hình ảnh của mình đã bị thẩm mĩ viện này lợi dụng để quảng cáo cho dịch vụ của
mình mà không hề xin phép, cô cũng cho biết chưa từng hợp tác quảng cáo với thẩm mỹ
viện này.
Cụ thể, trên trang quảng cáo về thẩm mỹ viện mới gây ra vụ chết người này đã
cho đăng Voucher dịch vụ giảm béo, mà người mẫu quảng cáo là Lan Hương. Với giá
dịch vụ khá mềm, Voucher này bán khá đắt hàng. Theo đó, phiếu mua hàng hưởng tiết
kiệm 75% của thẩm mỹ viện Cát Tường có giá bán 250.000 đồng, được áp dụng tối đa 3
phiếu cho một khách hàng. Khách hàng mua gói 5 phiếu ngay lập tức được tặng thêm 1
lần, mua gói liệu trình 10 lần sẽ được tặng thêm 2 lần giảm béo nữa. Hạn sử dụng của
phiếu mua hàng này còn tới ngày 26.10, và hiện đã cháy hàng.

Kèm theo thông tin cụ thể chi tiết về gói dịch vụ cũng như giá cả hấp dẫn là hình
ảnh siêu mẫu Lan Hương được in rất nổi bật và rõ nét ngay bên cạnh để minh họa. Việc
thẩm mỹ viện Cát Tường sử dụng hình ảnh của siêu mẫu Lan Hương nhằm lấy niềm tin
từ khách hàng và tạo uy tín cho thương hiệu.
Siêu mẫu Lan Hương cho biết thẩm mỹ viện Cát Tường đã sử dụng hình ảnh của
cô trái phép nhằm mục đích kinh doanh khi chưa thông qua sự đồng ý. Cô cũng chưa
từng biết về thẩm mỹ viện Cát Tường cũng như là nhận lời làm quảng cáo cho dịch vụ

10


nào của thẩm mỹ viện. Sau khi sự việc xảy ra, siêu mẫu Lan Hương rất bức xúc và có
thể sẽ khởi kiện thẩm mỹ viện này vì đã sử dụng trái phép hình ảnh của mình để kinh
doanh mà không xin phép.
1.

Bình luận vụ việc

Trước hết, có thể khẳng định hành vi sử dụng hình ảnh siêu mẫu Lan Hương của
thẩm mỹ viện Cát Tường đã vi phạm vào quyền cá nhân đối với hình ảnh được quy định
trong luật dân sự. Điều 31 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền đối
với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý;
trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi
thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó
đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy
định khác. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”. Theo đó, siêu mẫu Lan Hương hoàn toàn có
quyền tạo dựng, sử dụng hay cho phép sử dụng hình ảnh của mình. Ở đây, thẩm mỹ viện
Cát Tường đã sử dụng hình ảnh của siêu mẫu Lan Hương để tiến hành quảng cáo cho
dịch vụ của mình (mục đích thương mại kiếm lời), mà không hề có sự đồng ý của Lan

hương. Do đó, thẩm mỹ viện này đã vi phạm vào quyền của cá nhân đối với hình ảnh
được pháp luật quy định.
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 25 Bộ luật Dân sự, khi quyền nhân
thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền: “Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu
cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin
lỗi, cải chính công khai; Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”. Hiện nay, việc bảo vệ quyền nhân thân
thông qua việc yêu cầu Tòa án bảo vệ được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng dân
sự, việc khởi kiện phải có căn cứ và đúng pháp luật. Người bị xâm hại hoàn toàn có thể
khởi kiện ra Tòa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng
dân sự hiện nay đòi hỏi người khởi kiện phải chứng minh được quyền nhân thân về hình
ảnh bị vi phạm và hành vi sử dụng hình ảnh trái pháp luật của người vi phạm. Ngoài việc
yêu cầu Tòa án buộc người đó phải chấm dứt hành vi vi phạm quyền về hình ảnh, công
khai xin lỗi, người khởi kiện có thể yêu cầu Tòa án buộc người có hành vi vi phạm phải
bồi thường tổn thất về tinh thần. Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự và quy định
tại khoản c, điểm 3.3 Mục 3, Phần II, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì mức bồi thường
khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thoả
thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về
tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Trên cơ sở đó, áp dụng vào vụ việc, siêu mẫu Lan Hương hoàn toàn có thể chứng
minh được Thẩm mỹ viện cát Tường đã sử dụng trái phép hình ảnh của cô thông qua các
biển hiệu quảng cảo, Voucher dịch vụ giảm béo,... mà thẩm mỹ viện đã in hình ảnh lên.
11


Như vậy, Siêu mẫu Lan Hương có quyền yêu cầu thẩm mỹ viện dừng ngay hành vi dùng
hình ảnh để quảng cáo đó đồng thời TMV Cát Tường cũng phải công khai xin lỗi trên

báo chí, truyền hình về việc sử dụng hình ảnh của Lan Hương , cũng như bồi thường về
tinh thần theo quy định của pháp luật cho mình.
Bên cạnh đó,tại khoản 8 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định hành vi cấm trong
hoạt động quảng cáo là: “Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân
khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép”. Theo quy
định tại điểm d, khoản 4 Điều 28 Nghị định số 75/2010 /NĐ – CP, quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Phạt tiền 3.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi: “d) Dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để
quảng cáo mà không được phép của tổ chức, cá nhân đó”. Như vậy, theo quy định trên
TMV còn có thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi của mình trong hoạt động quảng
cáo thương mại.
2. Ý kiến kiến nghị
Thực tế hiện nay về sử dụng và bảo vệ hình ảnh cá nhân đang rất báo động. Nhìn
nhận một vấn đề cụ thể, gây nhức nhối nhiều nhất trong thời gian vừa qua là vấn đề
QUẢNG CÁO. Không biết có phải là do ngẫu nhiên hay không mà rất nhiều người nói
rằng, một thước phim quảng cáo 30 giây ở nước ngoài còn tốn kém hơn cả một bộ phim
truyền hình dài tập ở Việt Nam. Và cũng không biết đây có phải là chính sách tiết kiệm,
cắt giảm chi tiêu hay không mà khi xem lại những đoạn quảng cáo trong nước, nhiều
người thấy…rùng mình. Có quá nhiều vấn đề phát sinh trong những đoạn quảng cáo đó:
phong cách ăn mặc hở hang không đúng với thuần phong mỹ tục người Việt, ngôn từ quá
“teen” khiến người lớn đôi khi còn đỏ mặt,… Nó làm xấu đi hình ảnh của chính những
cá nhân đóng quảng cáo – những người còn chưa nhận thức được tác động tiêu cực từ
những thước phim quảng cáo, qua đó phản ánh sự lỏng lẻo trong công tác quản lý trong
việc sử dụng hình ảnh các nhân để làm dịch vụ thương mại.
Thiết nghĩ, thời gian tới, BLDS nên có những điều chỉnh, để ít nhất sẽ không có
những nạn nhân như siêu mẫu Lan Hương trong tình huống trên, và để quảng cáo trở
thành một phương tiện quảng bá hiệu quả chứ không phải để làm xấu đi hình ảnh vốn rất
đẹp của đất nước – con người Việt Nam.

12




×