Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách, liên hệ thực tiễn tâm lý học kỳ 8 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.76 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nhân cách con người được hình thành từ 5 yếu tố, mỗi y ếu tố đều có vai
trò quan trọng riêng không thể thay thế được . Nhân cách muốn được hình
thành và phát triển một cách toàn diện cần tới sự tác đ ộng của 5 y ếu t ố:
Yếu tố di truyền, hoàn cảnh sống, nhân tố giáo dục, nhân tố hoạt động và
yếu tố giao tiếp. Nhân cách con người là thước đo cho chuẩn m ực v ề m ột
con người, khi nhìn vào đó bạn có thể đánh giá đ ược bản ch ất c ủa h ọ ra
sao? Điều này rất quan trọng tới vấn đề nhìn nhận một con người. Do đó
để đi sâu và tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đầu tiên và cũng là then ch ốt này,
em xin được chọn đề tài: “Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình
thành, phát triển nhân cách, liên hệ thực tiễn”.
NỘI DUNG
I. Khái niệm nhân cách.
Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người đ ược đánh giá t ừ
mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập th ể, v ới xã
hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên su ốt
quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ đó ta có định nghĩa chung nhất về nhân cách đó là: “Nhân cách là t ổ
hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị
xã hội của người ấy”.
Nhân cách gồm có 4 đặc điểm, đó là tính ổn đ ịnh, tính th ống nh ất, tính
tích cực, tính giao tiếp.
II. Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát tri ển nhân cách,
liên hệ thực tiễn
2.1. Di truyền


Di truyền là hiện tượng chuyển những tính trạng của cha mẹ cho con cái
thông qua gen của bố mẹ. Trong sinh học, di truyền chuyển những đặc
trưng sinh học từ một sinh vật cha mẹ đến con cái và nó đồng nghĩa v ới di
chuyển gen, gen thừa nhận mang thông tin sinh học (hay thông tin di


truyền). Ngoài ra, các đặc điểm về tính cách, nhận thức và tư duy của con
cái có thể được tiếp nhận từ bố mẹ thông qua môi trường sinh hoạt gia
đình (các thói quen, quy định của gia đình)
Quan điểm Mác xít cho rằng: Di truyền không phải đóng vai trò quy ết
định đối với sự phát triển nhân cách song cũng không ph ủ nhận vai trò c ủa
di truyền. Nếu phủ nhận vai trò của di truyền thì dễ dẫn đến mê tín d ị
đoan. Ngược lại, quá coi trọng yếu tố di truy ền lại phủ định yếu tố xã h ội.
Dưới góc độ nghiên cứu của tâm lý học, di truy ền là ti ền đề, là c ơ s ở v ật
chất cho sự phát triển, tác động đến độ mạnh yếu của nhân cách. Chính nó
tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý – nh ững
đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có h ệ th ần kinh.
Ta có thể lấy ví dụ: “Trong một gia đình, một đứa trẻ được ra đời mà c ả
bố và mẹ đều rất cao, sở hữu một làn da trắng, mũi cao và đặc biệt c ả b ố
và mẹ đều có khả năng ca hát thì đứa trẻ sau này l ớn lên r ất có th ể sẽ cao
lớn, khỏe đẹp và tỉ lệ trở thành ca sĩ, có một giọng hát hay là r ất cao. T ất c ả
những ảnh hưởng này đều do yếu tố di truyền tác động”.
Một vấn đề cũng mang tính thực tiễn ở đây , đó là nhà giáo dục cần quan
tâm đúng mức đến vai trò của yếu tố di truyền để phát hi ện s ớm các tài
năng của học sinh, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng phát tri ển tài năng c ủa h ọc
sinh. Tuy nhiên không được quá đề cao hoặc quá xem nh ẹ vấn đ ề này vì:
Nếu tuyệt đối hoá hoặc quá đề cao ảnh hưởng của yếu tố di truyền sẽ dẫn
đến sai lầm về nhận thức luận, dẫn đến những chính sách giáo d ục ph ản


khoa học hoặc phủ nhận khả năng cải biến bản chất con ng ười, t ừ đó h ạ
thấp vai trò của giáo dục và tự giáo dục. Nếu quá xem nh ẹ, coi th ường ảnh
hưởng của yếu tố sinh học - yếu tố di truy ền thì vô hình chung chúng ta đã
bỏ qua yếu tố tư chất, yếu tố tiền đề thuận lợi của sự phát triển.
2.2. Hoàn cảnh sống.
Hoàn cảnh sống được chia làm 2 loại đó là hoàn c ảnh tự nhiên và hoàn

cảnh xã hội
a. Hoàn cảnh tự nhiên
Mỗi dân tộc đều sống trên một lãnh thổ nhất định, ch ịu ảnh h ưởng, tác
động của những hoàn cảnh địa lý nhất định. Chính nh ững điều ki ện ấy quy
định đặc điểm của các dạng, các nghành sản xuất, đặc tính c ủa nghề
nghiệp và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, quy
định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nh ất định. Cho nên có
thể nói rằng, tâm lí dân tộc mang dấu ấn của hoàn c ảnh tự nhiên thông qua
khâu trung gian là phương thức sống.
Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và
hoàn cảnh sống tự nhiên.
Ví dụ: “Do sống ở những vùng đồi núi cao do đó nh ững ng ười dân ở đó
thường tin tưởng vào các vị thần núi, vì thế thường có phong tục th ờ các v ị
thần núi mỗi dịp năm mới vào một ngày nào đó hoặc trước khi đi rừng.”
b. Hoàn cảnh xã hội
Xã hội có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối v ới sự phát tri ển tâm lý
nhân cách. Nếu không có sự tiếp xúc với con người thì cá th ể sẽ l ớn lên và
phát triển trong trạng thái động vật, nó sẽ không th ể trở thành m ột con
người, một nhân cách. Nhân cách đó là một sản phẩm của xã h ội. Nh ư th ế
có nghĩa là đứa trẻ muốn trở thành nhân cách thì ph ải có s ự ti ếp xúc v ới


người lớn để nắm giữ tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, đ ể đ ược chu ẩn
bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của th ời đ ại . Ví dụ: “Khi
đứa trẻ người Việt Nam do hoàn cảnh trắc trở dẫn đến việc được bán cho
một người Mỹ thì nó sẽ nói tiếng Mỹ, sống theo phong t ục t ập quán ng ười
Trung Quốc mà sẽ không nói tiếng Việt Nam.”
Điều kiện kinh tế, xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến s ự hình thành và
phát triển nhân cách của con người, nó tác động trực tiếp đ ến m ục tiêu và
định hướng giá trị cho sự hình thành và phát triển nhân cách c ủa con ng ười.

Khi kinh tế phát triển, xã hội thay đổi thì nhân cách muốn tồn t ại, phát
triển thì không thể là những người mà năng lực và sáng tạo còn y ếu kém,
đòi hỏi con người phải là những người có năng l ực th ực s ự đ ể có th ể làm
cho năng suất lao động cao hơn, ngày càng tiến kịp v ới nh ững n ước phát
triển trên thế giới.
Ngoài ra, tâm lý nhân cách còn phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp
luật. Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích c ực c ủa nó ở m ức đ ộ
này mức độ khác trong vai trò xã hội. Nhu cầu, hứng thú, lí tưởng ph ụ thu ộc
không ít vào vai trò ấy. Ví dụ: “Người có địa vị xã hội cao như các chính trị
gia, các nhà nghiên cứu, lãnh đạo… thì sẽ có tâm lý nhân cách, hay nói cách
khác là sẽ có nhu cầu, lí tưởng, sự hứng thú cá nhân…khác v ới nh ững ng ười
bình thường như nông dân, công nhân, học sinh, sinh viên”. Đ ồng th ời, Vi ệc
xem xét các ảnh hưởng của yếu tố xã hội tới nhân cách còn th ể hi ện trong
các đặc tính xã hội mà nhân cách tiếp thu được khi nó là thành viên c ủa m ột
nhóm xã hội, trong những mối quan hệ xã hội nhất định. Các thành viên c ủa
nhóm xã hội, thường mang một số đặc tính riêng trong hành vi và cách ứng
xử…đặc trưng cho nhóm của mình, mà nhiều khi chính h ọ không ý th ức
được điều đó. Đó là tính cách xã hội, hay tính cách dân t ộc, th ường đ ược


xem là tính cách của đại đa số các thành viên xã h ội, hay dân t ộc đó. Nhân
cách hình thành trong một nhóm, trong một xã hội hay trong một dân t ộc,
nhất định sẽ có những hành vi và những đặc tính r ập khuôn theo m ột s ố
chuẩn mực của nhóm, của xã hội hay dân tộc đó.
2.3. Nhân tố giáo dục
Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục gi ữ
vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách. Giáo d ục là m ột ho ạt đ ộng
chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con ng ười
theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nh ất đ ịnh. Vai
trò chủ đạo của giáo dục được thể hiện ở những điểm sau:

- Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát tri ển nhân cách
của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển của nhân cách c ủa h ọc
sinh theo chiều hướng đó. Ví dụ: “Để trẻ em trở thành một công dân tốt,
một người có ích cho gia đình và xã hội thì việc giáo d ục, h ọc t ập ngay t ừ
khi còn nhỏ là rất quan trọng”
- Giáo dục có thể mang lại những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truy ền hay
môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Ví dụ: “không phải trẻ em cứ
sinh ra là đã biết đọc, biết viết mà cần phải qua một quá trình giáo d ục,
học tập thì mới có thể xuất hiện những khả năng này”.
- Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem l ại cho con
người. Ví dụ: “Nhiều người khi sinh ra đã mất đi khả năng nói, nghe, nhìn.
Nhưng nhờ thông qua giáo dục, thông qua những khóa học đặc bi ệt nh ư
học chữ nổi, ngôn ngữ ký hiệu mà họ có thể phục hồi nh ững ch ức năng đã
mất, hoặc có thể phát triển tài năng và trí tuệ một cách bình th ường”.


- Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm ch ất tâm lý x ấu. Ví dụ: “Những
trẻ em hư, người phạm pháp nếu được cải tạo, giáo dục thì sẽ trở thành
một người có ích cho xã hội”.
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát c ủa xã h ội
chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. Ví dụ: “Mục tiêu giáo
dục của chúng ta là xây dựng con người mới xã h ội ch ủ nghĩa. Đây chính là
tính chất tiên tiến của giáo dục”.
Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và phát tri ển
theo hướng đó. Còn cá nhân học sinh có phát tri ển theo h ướng đó hay
không, phát triển đến mức độ nào – điều này giáo d ục không quy ết đ ịnh
trực tiếp được.
2.4. Nhân tố hoạt động
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quy ết đ ịnh

trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con
người là hoạt động có mục đích, mang tính xã h ội, cộng đồng, đ ược th ực
hiện bằng những thao tác nhất định, với những công c ụ nh ất định. Thông
qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân
cách được bộc lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghi ệm xã h ội l ịch
sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách. M ặt khác, cũng
thông qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản chất của mình vào
việc cải tạo thế giới khách quan. Chính vì thế hoạt động c ủa cá nhân có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, hoạt động chính là cơ sở, là nhân tố quy ết định
trực tiếp sự phát triển của nhân cách.
Như vậy, con người với tư cách là một sinh thể ở bậc thang cao nh ất c ủa
sự tiến hóa vật chất, lại là một thực thể xã hội, là chủ th ể lao động, nh ận


thức và giao lưu được hình thành trong quá trình hoạt động. Hoạt động làm
cho con người nhận thức được hiện thực, kích thích h ứng thú, kích thích say
mê và sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu m ới, thuộc tính tâm lý m ới.
Nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển.
Ví dụ: “Trong hoạt động học tập, mỗi học sinh, sinh viên chỉ tiếp nh ận
kiến thức một cách thụ động từ sách vở, từ thầy cô; bản thân không tự thân
vận động, chủ động tìm kiếm tri thức, mày mò, học hỏi từ nhiều phía thì có
nghĩa rằng con đường tác động có mục đích là giáo d ục sẽ không hi ệu qu ả,
bản thân chúng ta cũng sẽ không năng động, việc áp dụng kiến th ức và phát
huy vai trò của yếu tố giáo dục cho quá trình hình thành và hoàn thiện nhân
cách sẽ chậm chạp đi rất nhiều. Thực tế cho thấy những ai học tập có y ếu
tố tích cực, sáng tạo, có độc lập nghiên cứu…thì tích lũy, lĩnh h ội đ ược
nhiều kinh nghiệm để phát triển tâm lý, hoàn thiện dần nhân cách. Đ ối v ới
sinh viên thì hoạt động học tập là chủ đạo và cũng đóng vai trò chủ đ ạo
trong việc hình thành nhân cách, nhưng để phát triển và hoàn thiện dần
nhân cách thì bản thân phải tham gia vào các hoạt động khác ngoài xã h ội

như: tình nguyện, thể dục thể thao, làm thêm, tham gia sinh hoạt ở các câu
lạc bộ…Đặc biệt, đối với sinh viên Đại học luật thì yếu tố hoạt động đóng
vai trò cực kỳ quan trọng trong việc trau dồi kĩ năng ngh ề nghiệp, tích lũy
kinh nghiệm, tính năng động, độc lập làm việc…ngay từ lúc còn trên ghế
nhà trường”.
2.5. Yếu tố giao tiếp.
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển sự tiếp xúc giữa các cá nhân
xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động.
Giao tiếp bao giờ cũng mang tính xã hội. Giao tiếp là hiện t ượng xã h ội.
Hoạt động này xác lập và vận hành các quan hệ người – ng ười. Giao ti ếp


làm nảy sinh quan hệ liên nhân cách và chỉ được thực hiện qua các quan h ệ
liên nhân cách. Nhờ giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan h ệ xã
hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội, đồng th ời thông qua
giao tiếp, con người đóng góp năng lực của mình vào kho tàng chung c ủa
nhân loại.
Qua tiếp xúc, con người nhận thức được về người khác t ừ hình dáng,
điệu bộ, nét mặt (bề ngoài) cho đến động cơ, tâm trạng, cảm xúc, tính cách,
năng lực, trình độ và các giá trị của họ. Đồng thời qua tiếp xúc, cá nhân sẽ
biết được nhận xét, đánh giá cuả đối tượng về mình, hi ểu bi ết thêm v ề
mình mà từ đó họ có những rung cảm, tâm trạng khác nhau, vui hay bu ồn,
khen hay chê với cả đối tượng và với bản thân mình. Và giao ti ếp t ất y ếu
làm cho mỗi người đều phải suy ngẫm về đối tượng, kiểm nghiệm l ại bản
thân mình, cuối cùng sẽ dẫn đến sự điều chỉnh thái độ, hành vi, cách ứng x ử
của bản thân. Rõ ràng giao tiếp là phương tiện biểu hi ện s ự tác đ ộng l ẫn
nhau giữa người với người (chủ thể và đối tượng) rất mạnh mẽ, tạo nên
những biến đổi về hình thức, thái độ, tình cảm và các biểu hiện c ủa xu
hướng nhân cách. Như vậy, giao tiếp đóng vai trò cơ bản trong qua trình
hình thành và phát triển nhân cách.

Ví dụ: “Thông qua quá trình giao tiếp, tiếp xúc mà chúng ta có th ể trao đ ổi
thông tin, kiến thức. Và cũng qua đó mà ta có đ ược nh ững đánh giá, thái đ ộ
với những người bạn mình tiếp xúc (cảm thấy khâm phục và h ọc tập ở họ
hoặc là ngược lại…) đồng thời cũng hình thành sự đánh giá, xem xét lại bản
thân, còn những gì cần khắc phục ở bản thân, những gì cần hoàn thi ện...
Giao tiếp với thầy cô giáo, các anh chị khóa trước giúp ta h ọc t ập thêm
nhiều thứ như: kiến thức chuyên môn, thái độ làm việc, kinh nghiệm trong


nghiên cứu, học tập…từ đó vận dụng để phục vụ cho việc học tập của bản
thân”.
3. Liên hệ bản thân
Với bản thân mình em cảm thấy 5 yếu tố kia đang phát tri ển khá t ốt, xét
về yếu tố di truyền có lẽ do bố mẹ em đều là người có ý chí ph ấn đ ấu
tương đối nên em cũng được thừa hưởng một chút từ bố, m ẹ. Em luôn ý
thức được mình cần phải học hỏi và tìm hiểu kiến th ức nhi ều h ơn n ữa đ ể
có thể vận dụng những thứ được học vào trong cuộc sống. Ngay từ bé em
đã được rèn luyện trong một môi trường giáo dục lành mạnh do bố m ẹ xây
dựng, mặc dù gia đình còn một số chuyện không t ốt d ẫn đ ến vi ệc em có
một hoàn cảnh khá khó khăn khi liên tục phải chuy ển trườn, thay đ ổi môi
trường học tập cũng như nhiều việc khác khiến em đôi lúc cam th ấy h ụt
hẫng và muốn buông xuôi, nhưng với sự giáo dục của bố mẹ em luôn ý th ức
được mình là ai, mình cần phải làm gì và nhiệm v ụ ở tuổi mình là nh ư nào.
Thông qua những bài học về cuộc sống đã được nghe trên sách, báo, tivi em
càng thấy cuộc sống này bản thân mình phải nỗ lực hơn rất nhi ều. Em tin
rằng nhân cách của mình chưa thật sự hoàn thiện một cách tốt nhất nh ưng
với những gì đang được học hỏi từ xã hội thông qua việc giao tiếp, ho ạt
động ở dưới mái trường với rất nhiều người năng động và giỏi như trường
Đại Học Luật Hà Nội em đang thấy mình dần hoàn thiện h ơn c ả v ề s ự t ự
tin, kiến thức xã hội cũng như những kĩ năng cần thiết đ ể có th ể hoàn thiện

nhân cách một cách chững chạc và xứng đáng với niềm tin gia đình luôn
dành cho bản thân.
KẾT LUẬN
Thông qua việc phân tích trên chúng ta có thể thấy được rằng, 5 y ếu t ố
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách rất đáng quan tâm,


tìm hiểu để có thể giúp nhân cách phát triển một cách toàn diện. M ột con
người cần phải có nhân cách tốt để có thể sống một cuộc sống l ương
thiện, tốt đẹp. Nếu không chịu tu dưỡng nhân cách thì e rằng xã h ội sẽ
thêm những kẻ xấu và điều này chắc chắn là rất không tốt. Cho nên m ột
khi đã nhân thức được tầm quan trọng của nhân cách chúng ta ph ải bắt tay
vào việc giúp cho nhân cách của bản thân, gia đình và nh ững ng ười xung
quanh ta được nâng cao bằng mọi cách. Có thế xã hội mới phát tri ển đ ược.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2011.
2. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trìn tâm lí học đại cương , Nxb. Đại
học Sư phạm, Hà Nội, 2005.
3. Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lí học nhân cách, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001.
4.



×