Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh anh, chị giải thích rõ quy định thành viên hợp danh có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm thanh toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.19 KB, 4 trang )

Họ và tên: Trần Mạnh Hồng
Lớp:3724 . Nhóm: N01.TL3. 3
MSSV: 372461
BÀI TẬP CÁ NHÂN LUẬT THƯƠNG MẠI 1
Đề bài: Phân tích đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh. Anh, chị giải thích
rõ quy định thành viên hợp danh có nghĩa vụ: “Liên đới chịu trách nhiệm thanh
toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải
số nợ của công ty” (Điểm đ khoản 2 Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2005).
Bài làm
1. Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh:
Điều 130 Luật Doanh Nghiệp 2005 quy định:
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau
đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công
ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Như vậy, đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh đã được quy định cụ thể trong
Luật Doanh Nghiệp 2005 là:


Công ty phải có ít nhất hai thành viên trở lên tham gia thành lập bao gồm
thành viên hợp danh và thành viên góp vốn:

Hợp danh được hiểu là sự kết hợp của các cá nhân có chuyên môn sử dụng tên
tuổi, uy tín của mình làm nền tảng quyết định trong lĩnh vực họ kinh doanh vì vậy
phải có ít nhất hai người trở lên cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung mới có
thể gọi là công ty hợp danh. Từ định nghĩa về hợp danh, công ty hợp danh ban đầu


1


chỉ bao gồm các thành viên hợp danh vì đây là công ty sử dụng uy tín, tên tuổi để
thực hiện hoạt động kinh doanh, không cần nhiều vốn; tuy nhiên hiện nay ở pháp
luật một số nước cũng như Việt Nam đã quy định ngoài thành viên hợp danh thì
công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn để giúp công ty hợp danh có thể
huy động thêm vốn.


Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn với công ty:

Công ty hợp danh sử dụng tên tuổi, uy tín của các thành viên làm nền tảng trong
hoạt động kinh doanh, vì vậy thành viên hợp danh phải là các cá nhân và vì các
thành viên hợp tác với nhau dựa trên tên tuổi, uy tín của bên còn lại nên các thành
viên phải có mối quan hệ chặt chẽ, tin tưởng lẫn nhau, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu
nên hoạt động theo nguyên tắc “cùng làm cùng chịu”, các thành viên liên đới chịu
trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình trong công ty cũng như tài sản dân sự
của bản thân.


Thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn
với công ty trong phần vốn góp:

Thành viên góp vốn không phải là thành viên trực tiếp tham gia hoạt động kinh
doanh của công ty, họ không sử dụng tên tuổi, uy tín của mình để kinh doanh cùng
công ty nên họ có thể là cá nhân hoặc tổ chức bất kì muốn góp vốn vào công ty để
sinh lời, vì vậy họ cũng không có quyền điều hành hoạt động kinh doanh của công
ty và chỉ phải chịu trách nhiệm trong phần tài sản họ góp vào công ty chứ không
phải chịu trách nhiệm liên đới vô hạn như các thành viên hợp danh.



Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân:

Vấn đề công ty hợp danh có tư cách pháp nhân hay không hiện vẫn còn nhiều mâu
thuẫn vì việc thừa nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân là mâu thuẫn với
2


quy định của Bộ Luật dân sự hiện hành. Theo tờ trình chính phủ về dự thảo Luật
doanh nghiệp năm 2005 thì: “ Thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của loại hình doanh
nghiệp được coi là khá mới và chưa phổ biến ở Việt Nam ”. Trên thực tế, sau khi Luật

doanh nghiệp 2005 đi vào thực tế thì mô hình công ty hợp danh vẫn không hấp dẫn
được các nhà đâu tư.


Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào:

Công ty hợp danh không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào nguyên nhân từ
tính đối nhân và trách nhiệm vô hạn của mô hình này. Với tính đối nhân, các thành
viên trong công ty hợp tác với nhau trên sự tin tưởng lẫn nhau, yếu tố vốn là thứ
yếu, việc phát hành cổ phiếu sẽ khiến bất kì ai mua cổ phiếu cũng có thể là thành
viên mà các thành viên không hề biết gì về nhân thân của nhau. Về trách nhiệm vô
hạn, công ty hợp danh với chế độ trách nhiệm vô hạn nên có thể dễ dàng vay vốn
từ ngân hàng và yếu tố này cũng sẽ đem lại rủi ro cho các nhà đầu tư nếu nó phát
hành chứng khoán.
2. Quy định về trách nhiệm liên đới của thành viên hợp danh:
Điểm đ khoản 2 Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Liên đới chịu

trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để
trang trải số nợ của công ty”.

Để giái thích rõ điều này, tôi xin lấy một ví dụ minh họa cụ thể:
A, B, C là ba người bạn thân chơi với nhau, năm 2013 họ cùng nhau thành lập
công ty hợp danh ABC, cả ba cùng góp vốn 100 triệu đồng vào công ty, A góp vốn giá
trị là 50 triệu đồng, B góp vốn với giá trị là 20 triệu đồng, C góp vốn là 30 triệu đồng.

3


Đến năm 2016, do kinh doanh thua lỗ, công ty có nợ phải trả là 200 triệu đồng, sau
khi dùng tài sản công ty là 100 triệu đồng để trả nợ thì vẫn còn nợ 100 triệu đồng. Lúc
này, ba người có trách nhiệm liên đới thanh toán hết số nợ theo phần trăm góp vốn
vào công ty như sau: A phải trả 50 triệu đồng, B phải trả 20 triệu đồng, C phải trả 30
triệu đồng. Tuy nhiên, B và C hiện đang không có tiền mà A lại đang có sẵn 100 triệu
đồng, chủ nợ có quyền đòi A trả hết toàn bộ số nợ là 100 triệu đồng. Sau khi A trả hết
nợ, A có quyền yêu cầu B và C phải trả cho A phần nợ mà A đã trả thay cho họ.

4



×